Thánh
Lêô Cả, Giáo Hoàng Tiến Sĩ Hội Thánh (400-461)
Thánh
Lêô cả có lẽ sinh tại Etrurie nước Ý khoảng năm 400. Ngài là phụ
tá của giáo đoàn Rôma. Ðó là một chức vụ quan trọng đại diện Ðức
Thánh Cha trong các công việc tài chính... Tháng 8 năm 440, ngài
được cử lên ngôi Giáo Hoàng lấy hiệu là Lêô I.
Công
việc chính của ngài là lo tẩy trừ các đồi phong bại tục trong
Giáo Hội. Ngài để ý đến việc gìn giữ Giáo Hội khi những lầm lạc
do các bè rối đem lại, nhất là lạc giáo Nestoriô và Eutyches có
khuynh hướng muốn tách biệt nhân tính ra khỏi Thiên tính của Chúa
Giêsu và gán cho Ngài hai ngôi vị. Ðể chấm dứt các hậu quả tai
hại do các bè rối gây nên, ngài đã triệu tập công đồng năm 451
tại Chalcédoine với sự tham dự của hơn 630 Giám Mục. Nhờ đức khôn
ngoan, tài ngoại giao và ảnh hưởng lớn lao của ngài đối với các
hoàng đế, công đồng đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Ngài
có tài hùng biện và ngoại giao đặc biệt, có thể thuyết phục được
những người hung dữ. Ðiển hình là tháng 8 năm 452, Attila chúa
rợ Hung (Huns) dẫn quân xâm chiếm Âu Châu, gieo rắc kinh hoàng
cho mọi người. Attila kéo quân về Rôma, cả kinh thành run sợ.
Nhưng nhờ có Chúa và nhờ tài đức, ngài đã khắc phục được vị tướng
đó rút quân trở lại theo đường cũ. Năm 455, lại có Gensérie nổi
lên đốt phá, hãm hiếp và tàn sát dân lành, chính nhờ ngài mà loạn
quân không còn gieo tai họa nữa.
Thêm
vào đó, ngài còn lo chấn hưng tinh thần đạo đức của giáo dân đã
sa sút. Các bài giảng của ngài tuy đơn sơ, nhưng luôn bao hàm
nhiều tính chất thần học. Ngài cũng đã viết nhiều sách vở để bênh
vực Giáo Hội, chống lại tà thuyết.
Ngài
chết ngày 10/11/461, sau gần 22 năm điều khiển Giáo Hội.
Nhóm
Châu Kiên Long, Ðà Lạt
Vietnamese Missionaries in Asia
Vietnamese Missionaries in Asia
Ngày 10
Thánh Leo I (Leo Cả) Giáo hoàng, tiến sĩ
Người Ý, làm giáo hoàng (440 - 461)
Theo cuốn Liber Pontificalis, Đức Leo sinh tại Tuscany, không rõ ngày tháng chào đời.
Ngài là Phó tế Roma thời Đức GH Celestine (422-32).
Đời Đức Sixto 3, phó tế Leo được cử sang Gaul (sau là Pháp) để giải hòa giữa người Albinô. Điều này tỏ ra sự khôn ngoan của Leo nên được cử làm đại sứ Tòa thánh.
Giáo hoàng Hòa bình: Khi Đức Sixto 3 qua đời vào năm 440, Leo đang ở bên Gaul, liền đó, thầy được giáo sĩ và dân chúng, theo thói quen thời đó, bầu làm giáo hoàng mới.
Vì thời này, các nước phương Tây có nhiều bè rối (Pelagio, Manicheo) mà nhiều linh mục, phó tế dính kết. Phương Đông lại xao động về Tín lí Công giáo, nên mục tiêu chính của Đức Leo Cả là : "Hợp nhất Giáo hội", giữ vững niềm tin.
Nhờ sự khôn ngoan, ngài thường giải hoà giữa các thủ lãnh quốc gia. Ngài được coi là "giáo hoàng hòa bình".
Năm 452, quân Hunts tiến vào thành Roma nhắm thiêu huỷ thành. Đức Leo ra gặp tướng lãnh Attila, ngăn quân của ông tàn phá, ngài đồng ý nộp tiền cống cho họ hàng năm.
3 năm sau, quân Vandals lại tiến vào thành, đức Leo lại ra gặp thủ lãnh chúng, nhưng lần này chỉ tránh được thành bị đốt.
Ngài giúp tiền bạc xây lại thành Roma, sau khi địch quân rút lui,
Ngài gửi các thừa sai qua Phi châu giúp đỡ những người bị bắt cầm tù.
Ngài soạn rất nhiều bài giảng hay. Ngài đóng góp nhiều tài liệu cho công đồng Chalcedon vào năm 451.
Cai trị được 21 năm. Ngài qua đời ngày 10 tháng 11 năm 461.
Năm 1754, Đức Giáo hoàng Benedictô 14 nâng Đức Leo lên hàng Tiến sĩ Giáo hội.
(theo Xuanha.net)
Thánh Leo I (Leo Cả) Giáo hoàng, tiến sĩ
Người Ý, làm giáo hoàng (440 - 461)
Theo cuốn Liber Pontificalis, Đức Leo sinh tại Tuscany, không rõ ngày tháng chào đời.
Ngài là Phó tế Roma thời Đức GH Celestine (422-32).
Đời Đức Sixto 3, phó tế Leo được cử sang Gaul (sau là Pháp) để giải hòa giữa người Albinô. Điều này tỏ ra sự khôn ngoan của Leo nên được cử làm đại sứ Tòa thánh.
Giáo hoàng Hòa bình: Khi Đức Sixto 3 qua đời vào năm 440, Leo đang ở bên Gaul, liền đó, thầy được giáo sĩ và dân chúng, theo thói quen thời đó, bầu làm giáo hoàng mới.
Vì thời này, các nước phương Tây có nhiều bè rối (Pelagio, Manicheo) mà nhiều linh mục, phó tế dính kết. Phương Đông lại xao động về Tín lí Công giáo, nên mục tiêu chính của Đức Leo Cả là : "Hợp nhất Giáo hội", giữ vững niềm tin.
Nhờ sự khôn ngoan, ngài thường giải hoà giữa các thủ lãnh quốc gia. Ngài được coi là "giáo hoàng hòa bình".
Năm 452, quân Hunts tiến vào thành Roma nhắm thiêu huỷ thành. Đức Leo ra gặp tướng lãnh Attila, ngăn quân của ông tàn phá, ngài đồng ý nộp tiền cống cho họ hàng năm.
3 năm sau, quân Vandals lại tiến vào thành, đức Leo lại ra gặp thủ lãnh chúng, nhưng lần này chỉ tránh được thành bị đốt.
Ngài giúp tiền bạc xây lại thành Roma, sau khi địch quân rút lui,
Ngài gửi các thừa sai qua Phi châu giúp đỡ những người bị bắt cầm tù.
Ngài soạn rất nhiều bài giảng hay. Ngài đóng góp nhiều tài liệu cho công đồng Chalcedon vào năm 451.
Cai trị được 21 năm. Ngài qua đời ngày 10 tháng 11 năm 461.
Năm 1754, Đức Giáo hoàng Benedictô 14 nâng Đức Leo lên hàng Tiến sĩ Giáo hội.
(theo Xuanha.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét