Không có tài liệu nào lưu giữ về ngày tháng năm sinh, chỉ biết ngài được phúc tử đạo năm 177 sau Công nguyên. Cecilia là một thiếu nữ rất mỹ miều và nết na, đạo hạnh thuộc một gia đình quý tộc. Từ nhỏ ngài đã yêu mến đức đồng trinh Kitô giáo và đã quyết
giữ mình đồng trinh để tận hiến cho Chúa. Nhưng để đạt được ý nguyện
đó, ngài đã phải chiến đấu cam go, cộng với sự can thiệp của Thiên Chúa,
ngài mới bảo toàn được trinh khiết.
Khi gia đình hứa gả ngài cho Valerian, một nhà quý tộc trẻ tuổi, Cecilia, vì sợ làm buồn lòng cha mẹ và vị hôn phu, nên ngài chưa thể tỏ bày rằng, ngài chỉ yêu mến và phục sự một mình Chúa Giêsu. Ngài liên lỷ nguyện xin Chúa, Đức Trinh Nữ Maria cùng các thánh cầu bầu và gìn giữ, bảo hộ đức trinh khiết của mình.
Đến ngày hôn lễ, trong tiếng đàn phong cầm êm dịu, Cecilia càng tha thiết cầu nguyện với Thiên Chúa trong nước mắt:
“Xin cho hồn xác con được sự trinh khiết để con khỏi bẽ bàng” (TV 118).
Lời nguyện cầu của Thánh Cecilia đã được đáp lại.
Không
biết bằng cách nào Cecilia hoán cải được lòng Valerian, chỉ biết rằng
anh đã nhận lãnh phép rửa Kitô giáo từ tay Đức Giáo Hoàng Urbanus, và cả
người em là Tiburcius cũng trở lại đạo. Từ
đó hai anh em Valerian và Tiburcius chuyên cần phụng sự Thiên Chúa và
anh em đồng loại. Họ chia một phần gia sản cho người nghèo, săn sóc
những người bịnh tật và khi các kitô hữu bị giết chết vì đạo, bị cấm
không được chôn cất, chính hai anh em lấy trộm xác rồi an táng.
Sự
việc đó bị bại lộ, hai anh em bị Tổng đốc Ammachus bắt và buộc phải tế
thần nếu không muốn bị phạt đánh đòn và xử tử. Nhưng hai anh em kiên
cường trong đức tin và không gì có thể làm họ sợ hãi. Sợ việc hành quyết
hai anh em dòng dõi trâm anh tại Roma gây ra bất ổn, Ammachus sai một
đội lính, đứng đầu là Maximus áp giải hai anh em ra ngoài thành để hành
hình. Maximus rất ngạc nhiên khi thấy hai người lại vui vẻ chịu chết vì
đạo. Sau khi hỏi lý do và được nghe giải thích, Maximus đưa hai anh em
về nhà và yêu cầu họ dạy giáo lý cho ông. Tại đây, hai người giảng dạy
giáo lý rất rành mạch và sốt sắng, đến nỗi những người có mặt trong nhà
đều xin theo đạo.
Hay
tin, Ammachus hay tin liền sai người bắt tất cả và ra lịnh xử trảm. Khi
Valêrianô và Tiburciô bị chém đầu, bỗng Maximô hô lên rằng mình thấy
thiên thần đến đón linh hồn các ngài. Vì vậy ông bị đánh đòn tới chết.
Xác ba vị được chôn cất gần nhau.
Ammachus
ra lịnh tịch thu tài sản của họ, nhưng được biết Cecilia đã phân phát
tất cả cho người nghèo và còn được biết hơn 400 người tin vào Chúa do
lời giảng của Cecilia, ông cho bắt Cecilia và bị ép buộc phải dâng hương
tế thần, nhưng ngài cương quyết giữ vững đức tin. Ba ngày, Cecilia bị
xông khói mịt mù trong một phòng tắm kín, nhưng không giết được ngài.
Nên họ đã xử trảm ngài.
Đao phủ độc ác không chém chết ngay, mà chỉ chém nhẹ vào gáy. Những tín hữu lấy áo thấm máu của Cecilia, còn ngài,
dù trong đau đớn, đã tận dụng thời gian còn lại để khích lệ đức tin
những người xung quanh và sau ba ngày, ngài lìa đời với nụ cười trên
môi.
Người
ta tin rằng Cecilia được chôn tại Catacomb ở Callistus. Bảy thế kỷ sau,
Đức Giáo Hoàng Pascal I (817-824) cho xây dựng Nhà thờ kính Thánh
Cecilia trên quảng trường Trastevere ở Rome, và muốn chuyển di thể ngài
về đó. Tuy nhiên lúc đầu, người ta không tìm thấy mộ ngài và nghĩ tin
rằng nó đã bị đánh cắp. Trong một giấc mơ, Đức Giáo Hoàng Pascal thấy
Cecilia hối thúc ông tiếp tục cuộc tìm kiếm, và cho biết đã gần có kết
quả.
Huyệt mộ Cecilia được tìm thấy. Thân thể ngài được quấn trong một tấm vải quý thêu vàng, với những miếng vải thấm máu đặt dưới chân. Đức Giáo Hoàng Pascal cho cải tháng Cecilia, Valerian, Tiburtius và Maximus, cũng như các Giáo hoàng Urbanus và Lucius được cải táng dưới bàn thờ kính Thánh Cecilia ở Trastevere.
Huyệt mộ Cecilia được tìm thấy. Thân thể ngài được quấn trong một tấm vải quý thêu vàng, với những miếng vải thấm máu đặt dưới chân. Đức Giáo Hoàng Pascal cho cải tháng Cecilia, Valerian, Tiburtius và Maximus, cũng như các Giáo hoàng Urbanus và Lucius được cải táng dưới bàn thờ kính Thánh Cecilia ở Trastevere.
Gần
800 năm sau, năm 1599, vì yêu cầu trùng tu ngôi thánh đường, Đức Hồng Y
Sfondrato cho khai quật bên dưới bàn thờ chính. Ngày 20 tháng 10 năm
1599, những người thợ đã đào được quan tài bằng đá cẩm thạch của
Cecilia. Trước sự chứng kiến của một số nhân chứng, Đức Hồng y đã mở
chiếc quan tài bằng gỗ bách bên trong, và thấy thân thể nguyên vẹn của
Cecilia nằm nghiêng một bên. Phía trên cổ còn vết chém. Hay tin, Đức
Giáo Hoàng Clement đã cho ngưng việc khám xét thi thể vị thánh tử vì đạo
này, và đặt làm một chiếc quan tài bằng bạc tinh xảo bọc vàng để chứa
chiếc quan tài bằng gỗ bách của Cecilia, và ở ngoài cùng là chiếc quan
tài lớn hơn bằng cẩm thạch.
Sự
kiện thân thể bất hoại của thánh Cecilia đã gây ra một sự cuồng nhiệt
đối với công chúng thành Rome. Đức Giáo hoàng Clement phải cử đội bảo vệ
Thụy Sĩ đến khôi phục trật tự. Ngày 22 tháng 11 năm 1599, Clement tới
đây dâng lễ để tôn vinh Cecilia, sau đó, thi hài ngài được mai táng trở
lại bên dưới bàn thờ, nơi ban đầu được tìm thấy.
Khi
ngôi mộ của thánh Cecilia được khai quật, có sự hiện diện của nhà điêu
khắc Stefano Maderno (1566-1636), lúc đó đang xây dựng đài phun nước ở
quảng trường Thánh Phêrô. Ông được giao nhiệm vụ tạc lại thân thể thánh Cecilia mà ông thấy. Khi tác phẩm hoàn thành, ông khắc thêm lời đề tặng: “Hãy
nhìn ngắm di hài của trinh nữ vĩ đại nhất, Cecilia, người mà tôi đã
thấy nằm bất hoại trong ngôi mộ. Tôi để tác phẩm cẩm thạch này biểu lộ
vị Thánh trong một tư thế tương tự.”
Tác giả bài viết: khango
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét