Tháng Các Linh Hồn - Tìm Hiểu
LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒNRev. Anthony Nguyễn Tin, SDD
Cứ
mỗi độ tháng các linh hồn tôi lại nhớ đến câu chuyện “xin lễ” cười ra
nước mắt của một linh mục kể lại năm nao. Câu chuyện kể về một bà góa
nghèo ở một giáo xứ nọ, một hôm bà lão chống gậy khập khiễng đến gặp cha
chánh xứ để xin lễ. Bước vào văn phòng giáo xứ, bà cụ mở lời: Xin cha
cho con “xin lễ đời đời.”
Vừa nghe hết câu, cha xứ trợn mắt nhìn bà cụ đang đứng trước mặt mình, ăn mặc sơ sài, dáng dấp già yếu làm cha xứ thoạt nhớ đến hình ảnh bà góa nghèo ở trong Tin Mừng của Thánh Mácô, có điều bà cụ này không đến với vài đồng xu, mà trên tay cầm cả một phong thư dầy cộm và chắc có lẽ đây cũng là cả gia tài mà bà cụ gom góp được bấy lâu nay.
Sau một thoáng xúc động, cha chánh xứ hỏi: “Cụ à, cụ xin lễ đời đời là ý gì vậy?”
Bà cụ thật thà trả lời: “Là khi nào con qua đời, cha làm lễ cho con, bây giờ xin cha giữ tiền trước giùm con”
Cha xứ cũng thành thật nói: “Sao vậy cụ! Cụ có dư giả gì đâu, xin cụ cứ mang tiền về đi để lo mua thức ăn, thuốc men bổ dưỡng cho cụ.”
Bà cụ mở mắt tròn xoe, và nói: “Thế còn lễ cho con?”.
Cha xứ lại phải cố gắng để trấn an bà: “Lo gì bà! Con cháu sẽ lo cho bà. Bà yên tâm đi.” Bà cụ vẫn cố nài nỉ: “Nhưng lỡ nếu con cháu không lo xin lễ cho con thì thật là khốn khổ cho thân con.”
Lần này cha xứ phải giải thích cặn kẽ hơn: “Bà yên tâm, nếu nhỡ con cháu có quên thì còn có Chúa. Chúa là Cha của chúng ta mà. Nếu con cháu có quên bà cụ thì Chúa sẽ không quên bà đâu. Không ai thương bà bằng Chúa. Chúa thương lo cho bà còn hơn cả bà lo cho chính mình nữa đó. Chúa đã nói rồi mà: có bà mẹ nào nỡ lòng bỏ rơi con mình đã cưu mang đâu, nhưng giả như có bà mẹ nào như thế thì Chúa cũng không bao giờ bỏ rơi bà đâu.”
Bà cụ mở mắt tròn xoe, tay nắm chặt, gật gật đầu như bắt đầu thấm ý.
Cha quản xứ nói tiếp: “Bà cứ nghe tôi đi, bà cụ cầm cái gói tiền này đem về đi. Nhớ để cho Chúa lo. Tôi cũng không bảo đảm đâu. Nếu lỡ tôi cũng quên, cũng sơ sót thì sao? Chỉ có Chúa thương bà cụ là bảo đảm nhất thôi.”
Bà cụ đứng tần ngần một hồi lâu rồi mới chịu cầm lại gói tiền, không quên cám ơn cha rồi ra về. Cha chánh xứ nhìn theo dáng đi tiều tụy của bà cụ mà thấy thương, chợt nghĩ trong lòng: “Không khéo bà cụ lại đem gói tiền tới một nhà thờ khác để “xin lễ đời đời” thì thật là thương cho bà cụ.”
Nghĩ đến cái chết của mình, lắm lúc chúng ta chỉ nghĩ đến Luyện Ngục mà vì thế chúng ta thường quên đi Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Chúng ta thường biến Thiên Chúa thành ông chủ nợ khắt khe lo đòi cho tới đồng xu cuối cùng mới chịu buông tha cho con nợ của mình. Vì thế, thay vì sống phó thác trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa thì lại tính toán, muốn sòng phẳng, đôi khi ỷ lại vào chính mình và tìm những bảo đảm cho đời sau của mình nơi chính những khả năng của mình từ những việc lành phúc đức, cho đến việc đầu tư xin lễ v.v và v.v.
Thánh Teresa đã nói “Luyện Ngục là nơi của tình yêu” và Ngài bảo “Nếu tôi vào luyện ngục tôi rất bằng lòng. Tôi sẽ làm như 3 trẻ Do Thái ở trong lò lửa, tôi vừa đi dạo trong lửa cháy vừa hát thánh ca của tình yêu.” Nếu hiểu luyện ngục là nơi “thanh luyện của tình yêu”, là nơi để con cái Thiên Chúa cởi bỏ hết những gì là tham lam bất chính, những gì là tội lỗi trần tục còn xót lại trước khi nhắm mắt lìa đời để mặc lấy áo vinh quang trong ngày ra trình diện Thiên Chúa là Cha yêu thương là Đấng tốt lành thì chúng ta có lý do để hy vọng rằng Thiên Chúa hằng yêu thương chúng và “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” cho dù chúng ta ở nơi dương thế hay ở trong chốn luyện hình.
Vì thế, lòng tin của chúng ta đối với Thiên Chúa và lòng tin thương nhớ những người đã ra đi trước chúng ta phải là lòng tin yêu cảm tạ và hy vọng. Nói như lời Thánh Phaolô tông đồ, chúng ta không được buồn sầu như những người không có đức tin, những kẻ không có hy vọng. Bởi vì nếu chúng ta chết là chết trong Đức Kitô, là “Được an nghỉ trong Đức Kitô” và trước sau gì “Thiên Chúa cũng đem họ đi làm một với Ngài” (1 Tx 4:13). Chính niềm tin này mang đến cho ta niềm hy vọng rằng cho dù những người thân yêu quá cố của chúng ta còn hay hết thời gian thanh luyện nơi chốn luyện hình thì họ cũng đã thuộc về Đức Kitô, và họ chỉ có một con đường để đi về: đó là con đường về cùng Thiên Chúa là Cha yêu thương của họ và của tất cả chúng ta.
Bởi vậy, lòng thương nhớ của chúng ta phải dẫn đưa chúng ta đến những việc làm cụ thể để tỏ lòng quan tâm và cũng để tỏ lòng bác ái đối với những người đã khuất. Thánh Teresa Thành Avila đã nói: “Không có việc bác ái nào lớn hơn việc bác ái dành cho những người đã chết.” Và không có lời cầu nguyện nào tha thiết và cao quí hơn cho bằng lời cầu nguyện chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha nhờ Đức Giêsu Kitô, qua hy tế Thập Giá của Ngài được tái diễn trên bàn thờ mỗi ngày. Qua Thánh Lễ và Thánh Thể chúng ta được liên kết với Chúa Kitô, và được hiệp thông với nhau, những người còn sống cũng như những kẻ đã qua đời nhờ mầu nhiệm các thánh cùng thông công, qua đó chúng ta chia sẻ cho nhau những ân huệ trong kho tàng Ân Sủng của Hội Thánh.
Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết:
“Người Kitô hữu không đơn độc khi cố gắng tinh luyện mình khỏi tội lỗi và thánh hóa mình nhờ ơn Thiên Chúa.” Cuộc sống của mỗi con cái Thiên Chúa được nối kết một cách kỳ diệu, trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô, với cuộc sống của tất cả các anh em Kitô hữu khác, trong sự duy nhất siêu nhiên của Thân Mình mầu nhiệm Chúa Kitô ...” Vì vậy trong sự hiệp thông của các Thánh, “có một mối liên kết yêu mến và một cuộc trao đổi dồi dào mọi ơn ích giữa chư vị đang hưởng phúc quê trời , những kẻ đã được nhận vào chốn luyện tội và những người còn đang tiếp bước hành trình trần gian...” (Phaolô VI, Tông Huấn Indulgentiarum doctrina, 5)
Trong cuộc trao đổi kỳ diệu này, “mọi người được hưởng nhờ sự thánh thiện của nhau còn hơn là bị thiệt thòi vì tội lụy của nhau. Như vậy, sự hiệp thông của Dân Thánh giúp cho hối nhân được thanh luyện nhanh chóng và hữu hiệu hơn.” (GLGHCG, 1475)
Nhớ đến những người đã ra đi trước chúng ta, những kẻ đã an giấc trong Đức Kitô cũng là dịp để nhắc nhở chúng ta, những người đang sống rằng hễ những ai tin vào Đức Kitô, những ai trung thành với Ngài thì Ngài sẽ không bỏ rơi bao giờ. Vậy thì đối với chúng ta, những người đang sống, những người mang trong mình niềm tin và niềm hy vọng vào Chúa Kitô Phục Sinh, chúng ta hãy sống trung thành với Chúa với hết lòng yêu mến của mình để khi giờ chết đến, cho dù chúng ta không biết thế giới bên kia ra sao, chúng ta vẫn có thể vui vẻ nhắm mắt xuôi tay, phó thác mọi sự cho chúa, và với tất cả niềm tin yêu trông cậy chúng ta yên hàn ra đi trong Chúa. Ước gì giờ phút chúng ta nhắm mắt lìa đời cũng là giây phút chúng ta nghe được lời Chúa nói với chúng ta như Người đã nói với người trộm lành trên Thánh Giá: “Quả thật, Ta bảo ngươi: hôm nay ngươi sẽ ở trên Thiên Đàng với Ta.” (Lc. 23,43)
Vừa nghe hết câu, cha xứ trợn mắt nhìn bà cụ đang đứng trước mặt mình, ăn mặc sơ sài, dáng dấp già yếu làm cha xứ thoạt nhớ đến hình ảnh bà góa nghèo ở trong Tin Mừng của Thánh Mácô, có điều bà cụ này không đến với vài đồng xu, mà trên tay cầm cả một phong thư dầy cộm và chắc có lẽ đây cũng là cả gia tài mà bà cụ gom góp được bấy lâu nay.
Sau một thoáng xúc động, cha chánh xứ hỏi: “Cụ à, cụ xin lễ đời đời là ý gì vậy?”
Bà cụ thật thà trả lời: “Là khi nào con qua đời, cha làm lễ cho con, bây giờ xin cha giữ tiền trước giùm con”
Cha xứ cũng thành thật nói: “Sao vậy cụ! Cụ có dư giả gì đâu, xin cụ cứ mang tiền về đi để lo mua thức ăn, thuốc men bổ dưỡng cho cụ.”
Bà cụ mở mắt tròn xoe, và nói: “Thế còn lễ cho con?”.
Cha xứ lại phải cố gắng để trấn an bà: “Lo gì bà! Con cháu sẽ lo cho bà. Bà yên tâm đi.” Bà cụ vẫn cố nài nỉ: “Nhưng lỡ nếu con cháu không lo xin lễ cho con thì thật là khốn khổ cho thân con.”
Lần này cha xứ phải giải thích cặn kẽ hơn: “Bà yên tâm, nếu nhỡ con cháu có quên thì còn có Chúa. Chúa là Cha của chúng ta mà. Nếu con cháu có quên bà cụ thì Chúa sẽ không quên bà đâu. Không ai thương bà bằng Chúa. Chúa thương lo cho bà còn hơn cả bà lo cho chính mình nữa đó. Chúa đã nói rồi mà: có bà mẹ nào nỡ lòng bỏ rơi con mình đã cưu mang đâu, nhưng giả như có bà mẹ nào như thế thì Chúa cũng không bao giờ bỏ rơi bà đâu.”
Bà cụ mở mắt tròn xoe, tay nắm chặt, gật gật đầu như bắt đầu thấm ý.
Cha quản xứ nói tiếp: “Bà cứ nghe tôi đi, bà cụ cầm cái gói tiền này đem về đi. Nhớ để cho Chúa lo. Tôi cũng không bảo đảm đâu. Nếu lỡ tôi cũng quên, cũng sơ sót thì sao? Chỉ có Chúa thương bà cụ là bảo đảm nhất thôi.”
Bà cụ đứng tần ngần một hồi lâu rồi mới chịu cầm lại gói tiền, không quên cám ơn cha rồi ra về. Cha chánh xứ nhìn theo dáng đi tiều tụy của bà cụ mà thấy thương, chợt nghĩ trong lòng: “Không khéo bà cụ lại đem gói tiền tới một nhà thờ khác để “xin lễ đời đời” thì thật là thương cho bà cụ.”
Nghĩ đến cái chết của mình, lắm lúc chúng ta chỉ nghĩ đến Luyện Ngục mà vì thế chúng ta thường quên đi Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Chúng ta thường biến Thiên Chúa thành ông chủ nợ khắt khe lo đòi cho tới đồng xu cuối cùng mới chịu buông tha cho con nợ của mình. Vì thế, thay vì sống phó thác trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa thì lại tính toán, muốn sòng phẳng, đôi khi ỷ lại vào chính mình và tìm những bảo đảm cho đời sau của mình nơi chính những khả năng của mình từ những việc lành phúc đức, cho đến việc đầu tư xin lễ v.v và v.v.
Thánh Teresa đã nói “Luyện Ngục là nơi của tình yêu” và Ngài bảo “Nếu tôi vào luyện ngục tôi rất bằng lòng. Tôi sẽ làm như 3 trẻ Do Thái ở trong lò lửa, tôi vừa đi dạo trong lửa cháy vừa hát thánh ca của tình yêu.” Nếu hiểu luyện ngục là nơi “thanh luyện của tình yêu”, là nơi để con cái Thiên Chúa cởi bỏ hết những gì là tham lam bất chính, những gì là tội lỗi trần tục còn xót lại trước khi nhắm mắt lìa đời để mặc lấy áo vinh quang trong ngày ra trình diện Thiên Chúa là Cha yêu thương là Đấng tốt lành thì chúng ta có lý do để hy vọng rằng Thiên Chúa hằng yêu thương chúng và “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” cho dù chúng ta ở nơi dương thế hay ở trong chốn luyện hình.
Vì thế, lòng tin của chúng ta đối với Thiên Chúa và lòng tin thương nhớ những người đã ra đi trước chúng ta phải là lòng tin yêu cảm tạ và hy vọng. Nói như lời Thánh Phaolô tông đồ, chúng ta không được buồn sầu như những người không có đức tin, những kẻ không có hy vọng. Bởi vì nếu chúng ta chết là chết trong Đức Kitô, là “Được an nghỉ trong Đức Kitô” và trước sau gì “Thiên Chúa cũng đem họ đi làm một với Ngài” (1 Tx 4:13). Chính niềm tin này mang đến cho ta niềm hy vọng rằng cho dù những người thân yêu quá cố của chúng ta còn hay hết thời gian thanh luyện nơi chốn luyện hình thì họ cũng đã thuộc về Đức Kitô, và họ chỉ có một con đường để đi về: đó là con đường về cùng Thiên Chúa là Cha yêu thương của họ và của tất cả chúng ta.
Bởi vậy, lòng thương nhớ của chúng ta phải dẫn đưa chúng ta đến những việc làm cụ thể để tỏ lòng quan tâm và cũng để tỏ lòng bác ái đối với những người đã khuất. Thánh Teresa Thành Avila đã nói: “Không có việc bác ái nào lớn hơn việc bác ái dành cho những người đã chết.” Và không có lời cầu nguyện nào tha thiết và cao quí hơn cho bằng lời cầu nguyện chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha nhờ Đức Giêsu Kitô, qua hy tế Thập Giá của Ngài được tái diễn trên bàn thờ mỗi ngày. Qua Thánh Lễ và Thánh Thể chúng ta được liên kết với Chúa Kitô, và được hiệp thông với nhau, những người còn sống cũng như những kẻ đã qua đời nhờ mầu nhiệm các thánh cùng thông công, qua đó chúng ta chia sẻ cho nhau những ân huệ trong kho tàng Ân Sủng của Hội Thánh.
Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết:
“Người Kitô hữu không đơn độc khi cố gắng tinh luyện mình khỏi tội lỗi và thánh hóa mình nhờ ơn Thiên Chúa.” Cuộc sống của mỗi con cái Thiên Chúa được nối kết một cách kỳ diệu, trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô, với cuộc sống của tất cả các anh em Kitô hữu khác, trong sự duy nhất siêu nhiên của Thân Mình mầu nhiệm Chúa Kitô ...” Vì vậy trong sự hiệp thông của các Thánh, “có một mối liên kết yêu mến và một cuộc trao đổi dồi dào mọi ơn ích giữa chư vị đang hưởng phúc quê trời , những kẻ đã được nhận vào chốn luyện tội và những người còn đang tiếp bước hành trình trần gian...” (Phaolô VI, Tông Huấn Indulgentiarum doctrina, 5)
Trong cuộc trao đổi kỳ diệu này, “mọi người được hưởng nhờ sự thánh thiện của nhau còn hơn là bị thiệt thòi vì tội lụy của nhau. Như vậy, sự hiệp thông của Dân Thánh giúp cho hối nhân được thanh luyện nhanh chóng và hữu hiệu hơn.” (GLGHCG, 1475)
Nhớ đến những người đã ra đi trước chúng ta, những kẻ đã an giấc trong Đức Kitô cũng là dịp để nhắc nhở chúng ta, những người đang sống rằng hễ những ai tin vào Đức Kitô, những ai trung thành với Ngài thì Ngài sẽ không bỏ rơi bao giờ. Vậy thì đối với chúng ta, những người đang sống, những người mang trong mình niềm tin và niềm hy vọng vào Chúa Kitô Phục Sinh, chúng ta hãy sống trung thành với Chúa với hết lòng yêu mến của mình để khi giờ chết đến, cho dù chúng ta không biết thế giới bên kia ra sao, chúng ta vẫn có thể vui vẻ nhắm mắt xuôi tay, phó thác mọi sự cho chúa, và với tất cả niềm tin yêu trông cậy chúng ta yên hàn ra đi trong Chúa. Ước gì giờ phút chúng ta nhắm mắt lìa đời cũng là giây phút chúng ta nghe được lời Chúa nói với chúng ta như Người đã nói với người trộm lành trên Thánh Giá: “Quả thật, Ta bảo ngươi: hôm nay ngươi sẽ ở trên Thiên Đàng với Ta.” (Lc. 23,43)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét