Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

HỘI DÒNG ẢNH PHÉP LẠ MỪNG BỔN MẠNG & KHẤN DÒNG 27.11.2013

Ban mục vụ Truyền thông xin đăng trình bài ghi nhanh “ MỪNG BỔN MẠNG & KHẤN DÒNG  ngày 27.11.2013″  của Hội Dòng Ảnh Phép Lạ với một số hình ảnh. Chúng tôi xin sẽ đưa lên trang mạng Giáo phận một số đoạn Video Clip  về Thánh Lễ đặc biệt của Hội Dòng Ảnh Phép Lạ.
.
XIN KÍNH MỜI


HỘI DÒNG ẢNH PHÉP LẠ
MỪNG BỔN MẠNG & KHẤN DÒNG
27.11.2013
 IMG_5663
          Trong niềm vui thánh thiện và thẳm sâu của một tuần Tĩnh Tâm trôi qua, hôm nay các Yă Dòng Ảnh Phép Lạ hân hoan  mừng đón Đức Giám Mục Giáo Phận,(theo Hiến Pháp của Hội Dòng  thì Ngài là Bề Trên Tổng Quyền), cùng Quý Linh Mục trong Giáo Phận và quý khách mời về dâng Thánh Lễ và chung vui với Hội Dòng nhân ngày mừng Bổn Mạng và lặp lại Lời Khấn của 103 Yă, (có một số Yă đã Khấn trước hồi tháng 8 để đi học hoặc bận công chyện gì ở xa rồi!)  và 22 Thiếu  Nữ  gia nhập Tập Viện và Thỉnh Viện.  Hôm nay cũng có 6 Yă  nhận “Lúp” xanh.
           Dịp mừng Bổn Mạng năm nay, Hội Dòng cũng chứa chan niềm vui vì có Bề Trên mới.Thật ra thì không phải mới,vì Mẹ Marie Reine Y Lanh đã hai lần lãnh nhận chức vụ này rồi, và lần này là lần thứ ba; nhưng với một Hội Dòng còn quá trẻ trung như thế này, thì những ai mà Chúa muốn trao phó những công việc đặc biệt, dẫu có phải vất vả đến thế nào đi nữa, thì vì lòng yêu mến Chúa và Hội Dòng (là công trình của Chúa ), vẫn luôn phải hết lòng hết sức hầu việc Ngài!
          Chúc mừng Yă Mẹ Marie Reine!
          Chúc mừng Hội Dòng Ảnh Phép Lạ!
          Trong sợi dây xích 165 năm Hạt Giống tin Mừng được gieo vãi trên Giáo Phận Kon Tum,thì Hội Dòng Ảnh Phép Lạ đã có măt trên cả  hơn một phần ba lịch sử. Hạt giống Tin Mừng ngày càng được gieo vãi rộng khắp các buôn làng nhờ những bàn tay lành nghề của các Yă. Các Yă đã dùng chính ngôn ngữ và đời sống phục vụ của mình để “cảm hoá” chính những anh chị em cùng sắc tộc với mình.
           Quả thật Thiên Chúa Quan Phòng đã nhờ tay các vị Thừa Sai mà lập nên Hội Dòng  Ảnh Phép Lạ để phụ giúp với Ngài lo cho những người con yêu dấu trên miền đất cao nguyên rộng lớn.
Vâng, kể từ  ngày ấy đến nay,  những người con trong các sắc tộc Jrai, Bahnar, Xê đăng, Rơngao, Jră, Jơlơng, H’Lăng…đã được hưởng nhận ơn Chúa qua  những Nữ Tu Người Dân Tộc  phục vụ  cho Anh Em Dân Tộc! Các Yă quả là những khí cụ vô cùng cần thiết và đắc dụng  để Thiên Chúa thực hiện công việc của Ngài.
 Đây thật là một hồng ân cao trọng và là niềm vinh dự cho những người con của núi rừng!
Cũng chính vì quý trọng như thế, mà từ chiều và tối hôm qua, sân Nhà Thờ và Nhà Dòng đã trở nên tấp nập, rộn rã! Thân nhân cũng như bà con dân làng của các Yă đã dập dìu tuôn về, bất kể làng gần hay làng  xa  để canh thức và chung vui với Hội Dòng. Việc canh thức này hoàn toàn là tự phát do tập tục của bà con;cứ từng nhóm, từng gia đình trải chiếu, trải mền trên nền đất, hoặc trên bãi cỏ, hoặc dưới gốc cây… rồi những con cái, anh chị em đang trọ học, hoặc đang làm việc tại  đâu đó trong thành phố cũng được nhắn gọi về để  sum họp . Họ chia nhau những ống cơm lam, cơm nếp kèm với muối é, với măng chua, với rau rừng là những thức ăn hoàn toàn “sạch” mà Thiên Chúa nhân lành đã trao tặng cho họ qua thiên nhiên!  Vừa ăn họ vừa chia sẻ, thông tin cho nhau hết mọi biến cố, mọi sinh hoạt của gia đình… Rồi khi hết chuyện thì thầm thĩ đọc kinh và nằm ngay trên những tấm chiếu ấy nghỉ qua đêm, chờ đến sáng để mừng lễ!

           Và  hôm nay, 27.11.2013, Ngày Lễ của Hội Dòng đã khai mạc.
           Từ 6, 7 giờ sáng, người ta đã thấy bóng dáng các Nữ Tu Ảnh Phép Lạ trang trọng trong  những chiếc áo dòng đặc biệt có “hoa văn dân tộc” trên cổ và tay! 
Mọi  Yă đều hân hoan , người thì có bổn phận chào đón khách, người thì lo dọn Bàn Thờ, người thì lo ôn lại các bài hát  sẽ hát trong Thánh Lễ…
Đến 8 giờ sáng thì trong và ngoài nhà thờ đã chật ních những người! Người cao tuổi, người tráng niên, người  thanh niên và thậm chí cả các bạn trẻ nít mới 2, 3 tháng tuổi… đêm qua cũng được bố mẹ địu đi canh thức!

          Đúng 8h45’, Thánh Lễ được bắt đầu.
          Đoàn Đồng Tế từ trong Nhà Xứ được rước ra giữa tiếng cồng, tiếng chiêng và những điệu hát, múa. Cùng đồng tế với Đức Cha Micae, có Đức Cha Phêrô và quý Cha trong Giáo Phận.
01
Thánh Lễ được cử hành trong sự trang nghiêm và thánh thiện.
Ca đoàn của Nhà Dòng, với những giọng hát “ Trời ban đặc biệt cho người dân tộc” đã đưa mọi người đến thật gần Chúa và  thật thêm lòng yêu mến Đời Sống Tu trì!
 Nghi thức lặp lại Lời Khấn của toàn thể Chị Em trong Dòng, nghi thức được thay lúp cũ và nhận lúp mới của các Yă trẻ; nghi thức gia nhập Tập Viện và Thỉnh Viện,với những lần được xướng danh, được thẩm vấn từng cá nhân của các em hôm nay thực thụ bước vào đời Dâng hiến đã làm nhiều  người cảm động  đến rơi nước mắt.
DSC00248 [1600x1200]
DSC00259 [1600x1200]
 Vâng, chấp nhận bước vào Đời tu là chấp nhận lội ngược dòng!
DSC00283 [1600x1200]
DSC00284 [1600x1200]
DSC00288 [1600x1200]
Thế nhưng, với những ngày tháng đã được học hỏi, đã được chuẩn bị, chắc chắn các bạn trẻ này đã hiểu được rằng bước theo Chúa Kitô trong đời sống tu trì thật sự là một con đường hạnh phúc mang lại ý nghĩa cho tất cả cuộc sống của các em.
 Phần Các Chị lớn, những người đã đi trước và hôm nay lặp lại Lời Khấn; với những kinh nghiệm của quãng thời gian dài, ngắn trong đời sống tu trì, và đặc biệt hơn nữa là nhờ ơn Chúa, chắc chắn các Chị  đã  hiểu được rất rõ rằng việc bước theo Chúa Kitô trong đời sống tu trì của các chị vừa là một sự sai đi cá nhân vừa là một sư sai đi tập thể.
Qua Hội Dòng và trong Giáo Hội, mỗi lần lặp lại Lời Khấn là mỗi lần các Chị làm mới lại Ơn Gọi của mình để  được sai đi cùng nhau vào trong  cánh đồng của Chúa là các buôn làng, là bất cứ nơi nào trong thế giới mà Hội Dòng sai các chị tới.
           Thánh Lễ kết thúc, cả các giáo dân, cả các Nữ Tu…ai cũng  hân hoan vây quanh “Cha Tổng Quyền” của Hội Dòng (Đức Giám Mục) để xin Đức Cha chúc lành riêng và để  được chụp hình chung  với Ngài.
DSC00310 [1600x1200]
          Sau đó Yă Bề Trên và các Yă trong Nhà Dòng đã tha thiết kính mời Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ và quý khách mời cùng tất cả các thân nhân của chị em về khuôn viên Nhà Dòng để khai mạc tiệc mừng tạ ơn.
DSC00317 [1600x1200]
DSC00319 [1600x1200]
           Ngày Lễ Mừng Bổn Mạng đã chấm dứt, nhưng khởi đầu của những Lời Khấn Hứa lại được mở ra vừa nồng nàn, vừa thúc bách!
          Xin Chúa ban dư tràn ơn phúc cho các Yă.
          Cầu chúc các Yă được ơn can đảm và được ơn trung tín.
                                    Ghi nhanh, 27.11.2013                                          
 Ban Truyền Thông Giáo Phận Kon Tum.


Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông Đồ

Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông Đồ

THÁNH ANRÊ
Tông Đồ
(Thế kỷ I)
Anrê, tiếng Hy lạp có nghĩa là mạnh mẽ can đảm. Thánh Anrê được vinh dự làm một trong số 12 tông đồ của Chúa Giêsu. Thánh nhân là con của Gioana. Như anh mình là Phêrô, Ngài làm người đánh cá và tài sản không có gì khác ngoài chiếc thuyền. Như thế Ngài thuộc lớp người nghèo được Chúa Giêsu yêu thương đặc biệt. Ngài vẫn sống tại làng Bethsaida nhỏ bé bên bờ biển Galilêa cũng gọi là hồ Giênezareth. Ngày ấy đang khi cùng với Phêrô đi thả lưới, Chúa Giêsu đã đi ngang qua và cất tiếng mời gọi họ, một lời mời gọi sẽ quyết định cuộc đời các Ngài:
- Hãy theo tôi, tôi sẽ làm các anh thành các ngư phủ lưới người ta.
Đây không phải lần đầu Anrê đã gặp Đấng Cứu thế. Thỉnh thoảng Ngài có tới nghe Gioan Tẩy giả rao giảng trong sa mạc. Khi ấy Chúa Giêsu xuống Galilea và Gioan Tẩy giả đã nói:
- Đây là Chiên Thiên Chúa.
Và Anrê có mặt ở đó với Gioan, đã biết được Người là Đấng Thiên sai mà toàn dân mong chờ. Gioan và Anrê lên đường theo Người xa xa vì họ cảm động và không dám tới gần. Nhưng Chúa Giêsu quay lại và nói với họ:
- Các anh tìm chi vậy?
Họ, những người chỉ tìm, chỉ muốn Chúa thôi đã thưa lại:
- Thưa Thầy, Thầy ở đâu?
Chúa Giêsu nói:
- Hãy đến mà xem.
Và cả hai đã ở với Chúa hôm ấy.
Khi trở về nhà, Anrê đã nói với anh mình:
- Chúng tôi đã gặp được Đấng Thiên sai.
Từ đó hai anh em đã bỏ chài lưới để tới gần Chúa Giêsu. Họ nghe Người và thần tính của Người dần dần rọi sáng tâm hồn họ. Họ đã tôn thờ Đấng Cứu thế ở trong lòng rồi.
Ở tiệc cưới Cana, Anrê đã thấy Chúa Giêsu biến nước thành rượu và lần đầu tiên thấy vinh quang thần linh của Ngài tỏ lộ. Thế là sau biến cố ấy Chúa Giêsu đã gọi hai anh em bên bờ biển Galilea và họ đã bỏ mọi sự mà theo Chúa.
Khi theo Thầy Giêsu, Anrê đã được tham dự vào cuộc chữa lành các bệnh nhân mà Thầy trò gặp thấy trên đường đi, việc phục sinh những kẻ chết, việc Chúa hóa bánh ra nhiều để nuôi đoàn người đói lả. Chính Anrê đã nói:
- Có một bé trai có năm chiếc bánh và hai con cá, nhưng bằng ấy thì thấm vào đâu đối với ngần này người (Ga 6,8 -9).
Và Ngài được thấy Chúa Giêsu làm tăng gấp nhiều lần số thực phẩm đó đủ cho đám đông nhiều ngàn người no nê. Ở Giêrusalem, Ngài còn cho Chúa biết rằng: lương dân đã xin với Philipphê cho được gặp Người. Ngài đã nghe loan báo các chân phúc, các dụ ngôn. Ngài đã có mặt trong bữa tiệc ly. Sau khi Chúa phục sinh, Ngài đã sung sướng gặp lại Thầy chí thánh. Ngày Chúa lên trời, Ngài thấy Người ngự lên trong đám mây. Ngày Lễ Hiện xuống, Ngài đón nhận Chúa Thánh Thần.
Sau những tường thuật trên của Phúc Âm, người ta không biết gì chắc chắn nữa về Anrê. Tương truyền sau khi Chúa về trời, thánh nhân đã loan báo Tin Mừng ở Giêrusalem, Giuđê và Galilê. Sau đó, ngài đến giảng đạo ở vùng Biển Đen và Hy Lạp rồi chịu tử đạo tại đây.
Một số bản văn ngụy thư nói rằng: Ngài đã góp phần Phúc Âm hóa dân chúng miền Bithynia, Bontê và Galitia. Ngài bị bắt bên bờ Hắc Hải và kết thúc cuộc đời tại Achaia. Lửa đức ái rực cháy trong lòng vị tông đồ. Người ta nói rằng: để cải hóa một tâm hồn, ngài ăn chay 5 ngày.
Đây là tục truyền kể lại cuộc tử đạo của thánh Anrê ở Taurida: Êgêa, tổng trấn tỉnh đó cho biết vị tông đồ có mặt ở Patras, thủ phủ của ông, ông liền vội vã tới nơi: “Kẻ ngoại lai” này muốn phá hủy đền thờ các thần minh ư?
Nhưng Anrê không sợ gì Êgêa. Ngài đã nắm vững được chân lý, ngài nói: Tôn thờ loài người chỉ là dị đoan điên khùng. Ông đã lãnh quyền xét xử người ta, trước hết, ông phải biết đến Vị Thẩm phán xét xử mọi người ở trên trời và ông phải tôn kính ca ngợi Người.”
Êgêa vặn lại: “Vị Thẩm phán anh nói là Chúa Giêsu mà lời ông ta thường giảng dạy đã làm cho ông ta phải chết trên thập giá chứ gì? Vậy nếu anh không dâng hương tế thần, anh cũng sẽ phải chết trên thập giá như vậy.” Không hề sợ sệt, Anrê như rạng rỡ vì hạnh phúc, làm sao ngài để mất danh dự được đóng đinh và cùng chịu nỗi đau khổ giá như Thầy mình được? Khi bắt đầu những tra tấn đầu tiên, lòng dũng cảm còn tăng thêm, ngài nói với Êgêa: “Cực hình cuối cùng ông đe dọa sẽ được tiếp liền bằng vinh quang bất diệt.”
Thánh nhân chẳng những không sợ mà còn vui mừng nói: “Chết treo trên khổ giá, đó là hạnh phúc lớn nhất của tôi, vì được chết giống Thầy Chí Thánh của tôi”. Viên tổng trấn nổi giận truyền đem treo ngài lên thập giá cho chết.
Khi thấy thập giá mình sẽ phải chết trên đó, thánh nhân hớn hở chào kính và nói: “Ôi thánh giá tốt lành, thánh giá bấy lâu ta mong chờ, thánh giá nhiệt tình yêu mến, hãy đưa ta tới Thầy Chí Thánh là Đấng đã dùng ngươi mà cứu chuộc ta.” Dịu dàng, Anrê giang tay ra, ngài bị cột bằng dây để cái chết tới chậm hơn. Hình phạt kéo dài hai ngày và người ta còn nghe ngài tiếp tục rao truyền đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Dân chúng vây quanh ngài với niềm thán phục đã xin quan tổng trấn tháo dây cho ngài. Họ nói: “Hãy trả con người thánh thiện cho chúng tôi. Đã hai ngày bị treo, ngài không ngừng nói những lời tốt lành, đừng giết con người yêu quý của Thiên Chúa.”
Nhưng Anrê không muốn được trả về cuộc sống khốn cực trần gian này, ngài cầu nguyện: “Lạy Chúa Kitô hãy đón nhận con, ôi Thầy con yêu, con biết con ước ao được gặp Thầy, trong Thầy mà con được thế này. Hãy nhận lấy hồn con, lạy Chúa Giêsu Kitô.” Và những người tham dự thấy linh hồn vị tông đồ trong hào quang đã bay về với Chúa tạo thành và cứu chuộc của mình.
Tương truyền rằng việc thánh Anrê đã bị cột vào thánh giá đã có từ thế kỷ XII và chỉ vào thế kỷ XIV, người ta mới tưởng tượng thánh giá đó hình chữ X. Dụng cụ cực hình ấy được mệnh danh là thánh giá thánh Anrê.
Lý hình cột treo ngài lên thập giá. Từ trên cao, ngài kêu gọi mọi người hãy tin thờ Chúa rồi gục đầu tắt thở.
Thánh Gioan Kim Khẩu đã khen ngợi thánh Anrê tông đồ: “Sau khi ở lại với Đức Giêsu và học cùng Người được nhiều rồi, Anrê đã không giấu kho tàng quý báu nơi mình, nhưng vội vàng chạy đến anh em mình và chia sẻ với họ…
“Những điều ông đã học trong thời gian rất vắn kia, ta có thấy ông đã nói lên thế nào? Ông vừa tuyên xưng uy thế của Thầy, một uy thế hấp dẫn các môn đệ, vừa nói lên sự siêng năng chăm chỉ của môn đệ đã chuyên chú ngay từ đầu. Đó là tiếng nói của một tâm hồn hết sức ao ước Đấng Mêsia đến, và của linh hồn mong đợi Người tự trời đến, họ nhảy mừng khi thấy Người hiện ra, rồi vội vàng đi báo tin đặc biệt đó cho kẻ khác. Đặc điểm của tình anh em, của nghĩa bạn bè và của tấm lòng chân thật là thông đạt cho nhau những điều thiêng liêng.”
Thánh Anrê là mẫu gương người công chính mới này. Quả vậy, Anrê nghe theo lời giới thiệu của Thầy mình là thánh Gioan Tẩy giả đến gặp Chúa Giêsu (Ga 1, 29-35). Trong cuộc gặp gỡ này, ngài đã tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu thế. Nhờ niềm tin này mà ngài đã bỏ mọi sự để đi theo Chúa và làm tông đồ của Chúa trong nhóm Mười Hai (Ga 1, 35-42).
Trong lễ kính thánh Anrê, bài Tin Mừng (Mt 4, 18-22) thuật lại ơn gọi như sau: Chúa Giêsu “thấy” những người này: Người kêu gọi, họ bỏ tất cả và đi theo Người. Họ cũng không tìm lý do và cũng không sợ khó khăn. Thực ra, họ cảm nghiệm bằng tình yêu nhanh hơn lý trí: Đức Giêsu là ai và đi theo Người có nghĩa là gì.
Đặt bài Tin Mừng này trong ngày lễ mừng kính thánh Anrê tông đồ, phụng vụ muốn chúng ta nhận thức rằng: “Thánh Anrê là một trong nhóm Mười Hai tông đồ của Chúa, ngài đã nghe nói, được giới thiệu về Chúa Giêsu là Đấng Cứu thế, nên ngài đã hoàn toàn dấn thân và dâng trọn cuộc đời cho Chúa trong đời sống và sứ vụ Tông đồ.”
Thánh Anrê quả là vị Tông đồ giàu tình bạn và ngài đã quảng đại và vị tha chia sẻ Chúa Giêsu cho người khác, chứng tỏ Anrê là người khiêm nhường, người làm công cho kẻ khác, là người ẩn mình để kẻ khác lớn lên, là người giữ vai phụ cho người khác và ông sẵn sàng bị quên lãng. Trong cánh đồng truyền giáo để mở rộng Nước Chúa, Chúa Giêsu cần những người như Anrê. Bạn có sẵn lòng làm công việc như Anrê để rao giảng Tin Mừng không?
Qua con người và công việc của thánh Anrê, chúng ta cảm nhận rằng Chúa cần những người giàu tình bạn chân thành. Những người tuy tài năng chỉ “một nén” nhưng sống làm chứng và ra đi kể lại câu chuyện “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia”.
Những cuộc gặp gỡ nhau để chia sẻ kinh nghiệm sống Lời Chúa, những hoạt động Tông đồ truyền giáo khắp nơi đang diễn ra trên thế giới… phải chăng là những công việc của thánh Anrê mà chúng ta mừng kính hôm nay?
Ước gì lời chúng ta tung hô trong mỗi thánh lễ: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến” được thực hiện nơi cuộc sống của mỗi người chúng ta theo tinh thần của thánh Anrê: vị Tông đồ giàu tình bạn.
nguồn: Copyright@2009 Tổng Giáo Phận Tp. HCM
Email: saigongiaophan@gmail.com

THÁNH ANRÊ tông đồ 30/11


THÁNH ANRÊ tông đồ

(St. Andrew)
Ngày 30/11

Mt 4,18-22

Chúa đã chọn các tông đồ để tiếp nối sứ mạng rao giảng Tin Mừng và góp tay vào công trình cứu độ của Thiên Chúa.Chúa tuyển chọn các tông đồ thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội.Chúa chọn các tông đồ với ơn huệ nhưng không của Ngài.Chúa muốn chọn ai tùy ý Chúa.

THÁNH ANRÊ

Theo tiếng Hy Lạp,Anrê có nghĩa là trượng phu và thanh nhã.Thánh Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Anrê và một tông đồ khác với Chúa Giêsu.Thánh nhân đã đáp trả lại lời mời gọi của Chúa Giêsu:"Hãy theo Ta,Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành ngư phủ lưới người ta".Anrê và Phêrô đã bỏ mọi sự mà theo Chúa Giêsu.Thánh Anrê đã được nhắc nhớ nhiều lần trong các sách Tin Mừng của Chúa Giêsu.Chúa Giêsu đã nói tiên tri về thành thánh Giêrusalem,Anrê đã thắc mắc hỏi Chúa Giêsu khi nào thì sẽ xẩy ra như lời Chúa nói.Sau khi Chúa sống lại,các tông đồ nghe lời Chúa ở lại Giêrusalem để lãnh nhận Chúa Thánh Thần và sau đó ra đi loan báo Tin Mừng.Sử liệu ít ghi lại về công cuộc truyền giáo của các ngài nơi nhiều vùng đất,nơi nhiều nước trên thế giới.Nhưng có đoạn viết đã tường thuật về cuộc tử đạo của thánh Anrê tông đồ.Thánh nhân đã dứt khoát không chịu để cho người ta thương ngài xin quan tha chết cho ngài.Ngài đã dứt khoát chịu chết để được nên giống Chúa Giêsu.Chúa đã chấp nhận lời ngài kêu xin,Ngài đã không chịu khuất phục quan lãnh sự Akai và chấp nhận cái chết như lời Chúa Giêsu đã nói:"Khi nào Ta được giương cao khỏi đất,Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta".Thánh nhân đã được Chúa cho đội mũ triều thiên công chính.Giáo chủ thành Alexandrie năm 357 đã đem hài cốt Ngài về Constantinople.

LỜI CẦU NGUYỆN

Vì muốn nên giống Chúa Giêsu,thánh nhân đã liều mình,hy sinh chịu chết:"Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng vì người mình yêu"(Ga 15,13).Thánh nhân đã cảm nghiệm sâu xa lời:" vì Người mà tôi chịu đau khổ,tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi"( 2Tm 2,9 ).Và như thế,Ngài cảm nghiệm:Ðức Giêsu,Ðấng"chúng ta sẽ cùng hiển trị với Người,nếu Ta kiên tâm chịu đựng"( 2Tm 2,12 ).

Lạy Chúa,hôm nay chúng con mừng kính thánh Anrê,người ngư phủ đã tin Ðức Giêsu là Ðấng Mêsia và mau mắn giới thiệu cho em mình.Xin nhận lời thánh nhân cầu thay nguyện giúp mà củng cố niềm tin của chúng con để chúng con cũnng chia sẻ niềm tin của mình cho những người chúng con gặp gỡ.( Lời nguyện nhập lễ,lễ thánh Anrê,tông đồ).

Linhmục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Thánh nữ Bibiana kính ngày 2/12

Ngày 02 tháng 12

St. Bibiana (Viviana)
(tk.4-361)

Vào thế kỷ thứ IV, Julian Apronianus, một tên bỏ đạo đưọc đặt làm Tổng trấn thành Roma. Gia đình Thánh Bibiana là một gia dình Công giáo công chính nên bị tên Tổng trấn này thù ghét và tìm mọi cách để bách hại. Cha của thánh nhân, ông Favian, là một Hiệp sĩ Roma và mẹ là bà Dafrosa, một người đàn bà hiền thục và thánh thiện. Hiệp sĩ Flavian bị tra tấn hành hạ dã man và chết vì thương tích khi bị đi đày. Diafrosa thì bị chém đầu, còn hai người con gái Bibiana và Demetria bị tướt đoạt hết tất cả tài sản và để cho nghèo đói.

Tên tổng trấn thấy hành hạ như vậy nhưng hai cô vẫn hăng say và an vui trong việc cầu nguyện cùng tin cậy vào Thiên Chúa. Tức giân hắn ra lệnh bắt hai cô đem đến pháp trường. Demetria công khai tuyên xưng Ðức Tin nên bị giết ngay tại chỗ, còn Bibiana thì hắn muốn hành hạ làm đau khổ nhục nhã thật nhiều hắn mới thỏa lòng. Hắn bèn giao Thánh nữ cho mụ tú bà tên là Rufina, mụ này tìm mọi cách dụ dỗ để đưa thánh nữ vào con đường trụy lạc tội lỗi. Nhưng thánh nữ cương quyết cầu Chúa gìn giữ trinh tiết của mình dù bị đánh đập tàn nhẫn.

Cuối cùng tên phản giáo này ra lệnh cột Thánh Bibiana vào một cột trụ và đánh bằng roi với đầu dây buộc chì cho đến chết năm 361. Dù bị đánh đập tàn nhẩn Thánh nữ vẫn vui tươi nhận những roi đòn vì nghĩ đến những roi đòn Chúa Giêsu đã cam chịu khổ nhục vì mình và vì nhân loại. Thi hài của thánh nữ bị vất ra ngoài cho muôn thú nhưng không gì đụng đến nên sau hai ngày mới được chôn cất.
Vào thế kỷ thứ V, một ngôi thánh đường được xây dựng trên mộ thánh nữ để kính người và lưu giữ thánh tích trong một ngôi vườn có mọc lên một thứ cây thuốc có thể trị được bệnh nhức đầu và trúng phong. Năm 1624, kiến trúc sư La Bernin trùng tu lại thánh đường và tìm thấy dưới bàn thờ thánh tích của vị tử đạo chứa đựng trong hai bình thủy tinh trên mặt có ghi danh tánh thánh nữ.
(Nhóm Tinh Thần trích "Điển Ngữ Các Thánh" của cố linh mục Hồng Phúc, CSsR và nhuận chính lại theo Patron Saints & Santi-Beati-Testimoni)
  
Thánh nữ Bibiana kính ngày 2/12

Thân phụ của thánh nữ Bibiana, ông Flavianô, là một mẫu người lý tưởng của thành Rôma thời Giáo hội sơ khai. Flavianô và người vợ của ông nổi tiếng là những Kitô hữu nhiệt thành. Khi hoàng đế Julianô chối bỏ đức tin Công giáo, ông liền bắt bớ các Kitô hữu. Và khi đó, Flavianô bị bắt. Flavianô bị trát lên mặt với một thỏi sắt nung đỏ; và sau đó ông bị trục xuất khỏi thành phố.
Sau khi ông Flavianô qua đời, vợ ông, bà Đafrôsa, một Kitô hữu ngoan đạo, cũng bị quản chế tại nhà riêng của bà. Rồi bà cũng bị lên án tử. Sống một mình với người chị gái Đêmêtria, Bibiana cố gắng hết sức để tin vào Thiên Chúa qua lời cầu nguyện. Những gì Bibiana có thì đều đã bị lấy đi! Rồi cả hai chị em cũng lần lượt bị đưa ra tòa. Chị Đêmêtria tội nghiệp đã hoảng sợ đến nỗi suýt chết dưới chân một vị quan tòa. Phần Bibiana, thánh nữ bị trao cho một đàn bà tội lỗi để bà làm cho cô bé ra xấu xa như bà. Bà đã dùng những lời đường mật và cả những mánh khóe tinh ranh để làm cho Bibiana phạm tội nghịch đức trinh khiết. Tuy nhiên, bà đã không thể lay chuyển được thánh nữ. Bibiana lại bị dẫn về tòa và bị đánh đòn. Tuy vậy, thánh nữ Bibiana đã giữ vững đức tin và sự trinh khiết cách quả cảm hơn bao giờ hết.
Thánh nữ Bibiana bị đánh chết bằng roi chì. Một linh mục đã chôn xác thánh nữ ban đêm bên cạnh thân mẫu và người chị gái của ngài.
Đôi khi chúng ta không hiểu được lý do tại sao người tốt lại phải chịu đau khổ, còn người xấu thì dường như lại tránh được nó. Khi cảm thấy ngờ vực hoặc bực tức về chuyện này, chúng ta hãy nài xin thánh nữ Bibiana giúp đỡ. Từ trời cao, nơi Bibiana đang hoan hưởng phần thưởng dành cho lòng trung tín của mình, thánh nữ sẽ giúp chúng ta nhận biết rằng công bằng không luôn luôn tồn tại trên thế gian này, mà chỉ có được ở đời sau.
Nguồn thanhcavietnam.net

Thánh Catharina Alexandria, trinh nữ, tử đạo

Thánh Catharina Alexandria, trinh nữ, tử đạo

Lễ ngày 25 tháng 11

Thánh Catarina Alexandria

Thánh nữ Catarina sống vào thời Giáo Hội sơ khai. Ngài là con gái của một gia đình dân ngoại giàu có ở thành Alêxandria, Ai Cập. Thánh nữ là một cô gái rất đẹp và rất ham thích việc học hành. Catarina Alêxandria say mê nghiên cứu những vấn nạn sâu xa của triết học và tôn giáo. Một ngày kia, Thánh nữ Catarina Alêxandria bắt đầu đọc các sách viết về Kitô giáo. Và chẳng bao lâu, Catarina Alêxandria trở thành Kitô hữu.      

Thánh nữ Catarina Alêxanđria được 18 tuổi khi hoàng đế Maxentiô bắt đầu bách hại các Kitô hữu. Rất mực can đảm, thánh nữ đáng yêu này đã đến nói cho nhà vua biết về sự độc ác của ông. Khi ông vua này bàn về các tà thần, Catarina đã minh nhiên chỉ cho ông thấy các thần ấy là giả tạo. Maxentiô không thể lý giải được các vấn nạn của Catarina; và vì thế, ông đã triệu vời 50 triết gia ngoại giáo hảo hạng nhất đến để đối phó với Catarina. Một lần nữa, Catarina lại làm sáng tỏ chân lý của đạo Công giáo. Tất cả 50 triết gia này đều phải công nhận rằng Catarina có lý. Hết sức tức giận, Maxentiô đã cho lính giết chết từng người trong họ. Sau đó, ông cố gắng chinh phục Catarina bằng cách tặng cho thánh nữ chiếc vương miện hoàng hậu. Khi biết Catarina Alexanđria nhất mực từ chối, ông liền sai quân lính đánh đòn và tống giam Catarina vào ngục.

Đang lúc Maxentiô cắm trại ở nơi xa, vợ ông và một viên sĩ quan đã tò mò đến nghe cô bé Kitô hữu lạ lùng này thuyết giảng. Họ đã tới bên phòng giam của Catarina Alexandria. Kết quả là họ cùng 200 lính canh khác đã được ơn trở lại. Vì chuyện này, hết thảy cả bọn đã bị Maxentiô lên án tử. Bản thân Catarina thì bị đặt trên một bánh xe đầy đinh nhọn để chịu hành hình. Thế nhưng khi bánh xe bắt đầu quay, thì lạ lùng thay, nó cứ bị bật ra. Sau cùng, Catarina Alexandria bị trảm quyết. Thánh nữ được tôn tặng danh hiệu là thánh bổn mạng của các triết gia Công giáo.

Thánh nữ Catarina Alexandria đã trân quý vẻ đẹp của niềm tin Kitô giáo. Đó là lý do thánh nữ có thể thuyết phục cách hiệu quả những người khác tôn giáo cùng tin theo đạo. Chúng ta hãy nài xin Thánh nữ Catarina Alexandria giúp chúng ta tăng triển lòng yêu mến đối với các chân lý đức tin như ngài.

Trích trong Theo Vết Chân Người (Chân dung các thánh nhân)

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

MÙA VỌNG

Mùa Vọng là khoảng thời gian 4 tuần trước lễ Giáng sinh. Chủ đề chính của mùa Vọng là chuẩn bị để kỷ niệm Sự giáng sinh của Chúa Giê-su, người sáng lập ra đạo Kitô giáo. Mùa Vọng bắt đầu từ ngày Chủ nhật thứ tư trước Giáng sinh và chấm dứt vào đêm trước lễ Giáng sinh (đêm 24 tháng 12, lễ vọng Giáng sinh), thường kéo dài từ 22 đến 28 ngày và có 4 ngày Chủ nhật.[1] Chủ nhật đầu tiên của Mùa Vọng (chủ nhật thứ tư trước Giáng sinh) cũng là thời điểm bắt đầu của Lịch phụng vụ Công giáo thường niên, thường rơi vào các ngày sớm nhất là ngày 27 tháng 11 và trễ nhất là 03 tháng 12.
Bàn thờ phụng vụ Mùa Vọng, với màu tím chủ đạo
Theo quan điểm của Kitô giáo, Mùa Vọng (tiếng Việt nghĩa là “sự trông chờ”, “hy vọng”; tiếng Latinh: adventus nghĩa là “đến”) là mùa đầu tiên của năm phụng vụ bao gồm khoảng thời gian phủ kín bốn Chủ nhật trước Lễ Giáng sinh (khoảng một tháng) và kết thúc vào Đêm Giáng Sinh. Chủ đề chính của Mùa Vọng là sự chuẩn bị mừng ngày Giáng sinh của Chúa Giêsu năm xưa, tuy nhiên, học thuyết thánh kinh hiện đại cho rằng đây là sự chuẩn bị tâm linh nhằm hướng đến cuộc trở lại để phán xét thế gian của Chúa Giêsu trong tương lai. Bầu không khí của mùa này tuy không buồn bã như Mùa Chay nhưng được liệu sao để không đi trước niềm vui tột độ của Lễ Giáng Sinh sau đó. Bằng nhiều hình thức, có thể là bốn vòng hoa hay bốn ngọn nến, nhiều nơi sử dụng nó để đánh dấu thời gian cho bốn tuần của Mùa Vọng với ý nghĩa tượng trưng: “Hy vọng”, “Tin tưởng”, “Niềm vui” và “Tình yêu”.[1] Màu lễ phục truyền thống trong mùa này là màu tím nhưng vào Chủ nhật thứ ba (Chúa nhật Vui mừng), có thể sử dụng màu hồng và được gọi là “Chủ nhật Hồng”. [2]

LỊCH SỬ

Nguyên thủy mùa Vọng kéo dài 6 tuần, cho đến khi Giáo hoàng Grêgôriô I của Công giáo La Mã trong thế kỷ 7 ấn định là 4 tuần, tượng trưng cho 4 ngàn năm loài người phải chờ đợi Đấng cứu thế, kể từ khi AdamEva phạm tội ăn trái cấm.[3] Trước đây, thời kỳ này cũng là Mùa Chay, kéo dài từ ngày 11 tháng 11 đến ngày 6 tháng 1 (Lễ Hiển linh, cũng là ngày cuối trước khi Chúa Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo Lịch Julius cũ), trong thời gian này tín hữu Công giáo phải tránh những cuộc vui, khiêu vũ và đám cưới náo nhiệt.[3]
Chính Thống giáo Đông phương cho đến nay vẫn gọi mùa này là mùa Chay, bắt đầu từ ngày 15 tháng 11 cho đến 24 tháng 12 (thường là theo Lịch Julius), họ gọi thời gian này là Mùa chay Giáng sinh hay là Mùa Chay Philip (theo tên vị Thánh tông đồ Philippus).[4] Lịch Phụng vụ Chính thống giáo cũng không bắt đầu từ Chủ nhật đầu tiên của Mùa Vọng, mà từ ngày 1

VÒNG LÁ MÙA VỌNG

Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí - dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Giáo hội Luther ở Đức vào năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng, cứ mỗi ngày gần Giáng sinh được đốt thêm một cây nến.[5]
Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người.[1][6] 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ ba của mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa nhật Vui mừng (Gaudete Sunday). Hoặc 4 cây nến đỏ, cứ mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây nến.

 LỊCH MÙA VỌNG

Tại phương Tây, một lịch Mùa Vọng là một lịch đặc biệt được sử dụng để đếm hoặc kỷ niệm những ngày chờ đợi đến lễ Giáng sinh. Lịch Mùa Vọng hiện nay thường bắt đầu từ ngày 01 tháng 12 cho đến ngày 24 tháng 12, đôi khi có loại lịch có thể bắt đầu khác đi, bắt đầu từ Chủ nhật Mùa Vọng đầu tiên, sớm nhất là ngày 27 tháng 11 và trễ nhất là 03 tháng 12.[7]
Lịch thường mang hình thức của một thẻ hay tấm bảng hình chữ nhật lớn với "cửa sổ" trong đó thường là 24 cửa sổ, một cửa sổ cho mỗi ngày của tháng 12 dẫn đến ngày Giáng sinh. Các cửa sổ thường có đánh số và sắp đặt không theo thứ tự (cho người phải tìm chút ít), khi mở để lộ phía trong là một hình ảnh, bài thơ, một phần của một câu chuyện (chẳng hạn như câu chuyện về Giáng sinh của Chúa Giêsu) hoặc một món quà nhỏ, chẳng hạn như một đồ chơi hoặc sô-cô-la (có thể lịch là một hộp sô cô la, với 24 ô khoét sẵn).[8]
Phong tục này được xem là bắt đầu của Giáo hội Luther Đức, từ đầu thế kỷ 19. Thời đó, nhiều gia đình thường gạch 24 gạch phấn trắng lên cửa, và mỗi ngày xóa đi 1 gạch, hay là thắp 1 hàng nến, hay là mỗi ngày dán những tranh ảnh tôn giáo lên tường. Theo Viện Bảo tàng Bang Niederösterreich, lịch mùa Vọng làm bằng tay đầu tiên có từ năm 1851, lịch in đầu tiên được phát hành tại Hamburg vào năm 1902 hay là 1903.[7]

Ý Nghĩa Mùa Vọng

Mùa Vọng
Lm. Nguyễn Hồng Giáo OFM
Năm Phụng vụ bắt đầu với Mùa Vọng, chuẩn bị chúng ta mừng đại lễ Giáng sinh, một lễ tưng bừng nhất trong năm, xét về mặt xã hội, không những trong đạo mà cả "ngoài đời" nữa. Tôi luôn luôn biết ơn và cảm phục Giáo Hội, người mẹ hiền của chúng ta. Giáo Hội thật khôn ngoan, biết rõ lòng người. Con người có nhu cầu vui chơi và mừng lễ. Trong đời sống xã hội có biết bao nhiêu là ngày lễ, biết bao nhiêu mùa lễ và cao điểm.
Và ai cũng biết : các ngày lễ, các mùa lễ như thế không chỉ có mục đích giải trí, vui chơi mà thôi. Trong năm Phụng Vụ, Giáo Hội cũng cho ta sống nhiều mùa đại lễ, nhiều cao điểm Phụng vụ, để bồi dưỡng tinh thần chúng ta, giúp ta sống bởi sự sống của Thiên Chúa cách dồi dào, phong phú hơn. Đức Kitô tự ví mình như cây nho và chúng ta là cành. Cây nho này lại phải nẩy sinh thêm những cành mới, lại phải trở nên xanh tươi và sinh hoa kết quả qua các mùa Phụg vụ: Mùa Vọng và Giáng sinh, Mùa Chay và Phục sinh, rồi đến Mùa Thường niên.
Năm Phụng Vụ nhắc lại lịch sử Dân Chúa trong Cựu ước hoặc làm sống lại những biến cố lớn trong cuộc đời Chúa Giêsu, hoặc gợi lại gương sáng của Đức Mẹ và các thánh, nhưng đó không phải là do lòng sùng bái quá khứ, thích thú những chuyện đã qua rồi. Điều Phụng Vụ nhắm tới không phải là quá khứ nhưng là hiện tại, là đời sống ân sủng của chúng ta hôm nay. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nối tiếp nhau không phải chỉ là lặp lại y nguyên một vòng tròn, song là điều kiện cho con người trưởng thành và sung mãn. Cũng vậy, người Kitô hữu phải chờ đợi nơi năm Phụng Vụ sự sống của Chúa ngày càng dồi dào hơn trong mình, sự sống mà họ đã nhận lãnh như một mầm mống trong Bí tích Thánh Tẩy.
Các mùa Phụng Vụ đều nhắm cùng một mục đích như nhau nhưng theo những cách thức khác nhau, cũng như tứ thời bát tiết đều là những mùa của trời đất xoay vần song không giống nhau. Vậy Mùa Vọng có gì đặc trưng ? Chúng ta cử hành gì trong mùa này ?
Một Chút Lịch Sử.
Cho đến thế kỷ thứ IV, Giáo Hội Tây phương mừng một đại lễ duy nhất là lễ Phục Sinh. Tất nhiên là có một số lễ khác song tất cả đều qui về Phục Sinh và không bao giờ long trọng bằng Phục Sinh. Đến thế kỷ thứ IV, Tây phương mới bắt đầu mừng lễ Chúa Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12. Theo thời tiết, thì đó là kỳ đông chí, lúc mà đêm ngắn lại và ngày bắt đầu dài thêm. Vào dịp này, người ngoại giáo cử hành lễ mừng Ánh sáng. Giáo Hội đã đặt lễ Giáng sinh vào đúng ngày đó để công bố rằng chính Đức Giêsu Kitô mới thực là Ánh sáng, là Mặt trời soi sáng thế gian.
Nhưng lúc đầu Giáng sinh cũng chỉ là lễ thường thôi. Mãi đến thế kỷ thứ VI mới trở thành một đại lễ, và cũng kể từ đó, người ta mới tổ chức một thời gian chuẩn bị tương đương với Mùa Chay trước Phục sinh, và được gọi là mùa Adventô tức là Mùa Vọng như ta quen gọi ngày nay. Năm Phụng Vụ được tổ chức thành 2 chu kỳ xoay quanh 2 trung tâm là Phục sinh và Giáng sinh. Chu kỳ Giáng Sinh vươn lên từ đêm tối đến ánh sáng (như mùa đông qua mùa xuân) còn Phục Sinh thì đầm đìa trong ánh sáng chan hòa.
Tinh thần và Ý Nghĩa của Mùa Vọng.
Vọng là trông mong. Trong thời gian Mùa Vọng, Giáo Hội muốn chúng ta sống mãnh liệt hơn tâm tình khát mong Chúa đến. Nhưng Chúa đến lúc nào ? Ta biết Chúa đã đến cách nay 2000 năm, trong thận phận làm người. Mùa Vọng có mục đích đầu tiên là chuẩn bị tâm hồn ta mừng lễ Giáng sinh, tức là kỷ niệm biến cố Ngôi Hai xuống thế làm người tại Bêlem xưa. Nhưng ta cũng tuyên xưng Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét thế gian và hoàn thành công cuộc cứu độ không những đối với loài người mà còn đối vơi toàn thể vũ trụ nữa.
Mùa Vọng mời gọi chúng ta sống tích cực hướng về ngày đó mà giáo lý quen gọi là ngày cánh chung. Giữa hai lần Chúa đến ấy, còn có thể nói tới một lần nưã, đó là cuộc Chúa ngự đến cách nhiệm mầu trong tâm hồn chúng ta bằng ân sủng, như lới Kinh thánh : "Ai yêu mến Ta, thì Cha Ta sẽ yêu mến người ấy và chúng ta sẽ cư ngụ trong người ấy". Như vậy Mùa Vọng cử hành ba cuộc ngự đến. Cần nhớ tới cả ba nếu chúng ta muốn hiểu rõ nội dung của các bản văn Kinh thánh và Phụng vụ của mùa này và có được những tâm tình thích hợp. Hồng Y Newman đã viết : "Trong linh đạo Mùa Vọng, Đức Kitô xuất hiện như một người đã có mặt đó rồi, và đồng thời vẫn không ngừng được chờ mong. Và Kitô hữu sống linh đạo này như một người chờ đợi Đức Kitô."
Có thể nói chúng ta sống càng về phía trưóc. Mùa Vọng đến nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời ta còn dang dở và quê hương thật của ta ở trên trời. Mùa Vọng mời gọi ta nhổ trại lên đường tiến về Ngày của Chúa, ngày Chúa đến làm cho cuộc đời chúng ta cũng như toàn thể lịch sử nên sung mãn. Chính ngày đó đem lại cho cuộc sống hiện tại một hướng đi và một ý nghĩa cao cả. Vì thế nỗi chờ mong của ta cũng là một niềm hy vọng. Chúng ta chờ đợi với sự tin tưởng và nôn nóng như người vợ hiền chờ đợi người chồng mà bà đã biết, mà bà yêu mến và được yêu mến. "Đức Kitô về trời mang theo trái tim của Hội thánh. Tất cả đời sống của Hội thánh chỉ là một hành vi khao khát, hy vọng, cầu nguyện và đợi chờ" (Jean Daniélou). Lời cầu nguyện kết thúc toàn bộ Kinh thánh mà thánh Gioan Tông đồ đã đặt vào miệng Giáo Hội đang bị bách hại là : Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến !
Ba Thái Độ Sống Cụ Thể.
Theo tinh thần Mùa Vọng, sống hướng về ngày Chúa đến có thể được diễn tả trong ba thái độ cụ thể. Trước tiên là tương đối hóa hiện tại. Mọi giá trị ở đời này như của cải, danh vọng, tình yêu, gia đình, khoa học, kỹ thuật, văn hóa v.v. là những điều tốt lành mà chúng ta phải ra sức thực hiện theo thánh ý của Chúa trong hoàn cảnh sống cụ thể của mình, nhưng đó chưa phải là những cái tuyệt đối đáng cho ta coi là mục đích phải gắn bó và đeo đuổi với bất cứ giá nào. Trái lại, chúng chỉ tìm được trọn vẹn giá trị khi đối chiếu với cùng đích tối hậu, đích thực của đời ta.
Thái độ sống này làm cho ta nên khôn ngoan, sáng suốt, chừng mực và tự do. Sống hướng về ngày Chúa đến còn đòi hỏi nơi ta một thái độ thứ hai là phải cương quyết chống lại tội lỗi và sự ác nơi mình và chung quanh mình, nơi gia đình và trong xã hội. Đó là dọn đường cho Chúa ngự đến, như chúng ta thường hát trong Mùa Vọng theo lời Kinh Thánh : "Quanh co uốn cho ngay, Gồ ghề san cho phẳng, Hố sâu lấp cho đầy, Nơi cao phải bạt xuống".
Sau hết, sống hướng về ngày Chúa đến buộc ta phải tỉnh thức và luôn luôn sẵn sàng như người tôi trung: hết lòng với nhiệm vụ được trao phó, tận dụng mọi khả năng của mình để hoàn thành mọi việc theo ý chủ nhà hiện đang vắng mặt và mau mắn mở cửa đón chủ về bất cứ lúc nào.
(Viết theo J. Daniélou:
Le Mystère de l'Avent, Paris 1948)

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

KHAI TRƯƠNG TRIỀU ĐẠI MỚI (Lm Lu-y Nguyen Quang Vinh)

CN 34C Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Ngày 24.11. 2007. 2Sm 5,1-3; Cl 1,12-20; Lc  23, 35-43
 .
KHAI TRƯƠNG TRIỀU ĐẠI MỚI
Bài suy niệm
Phụng vụ lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ minh chứng cách đáng ngạc nhiên sự hoàn tất Kinh thánh! Một khoảng cách chừng 900 năm giữa sách Samuen và Tin Mừng Luca, cho chúng ta thấy hai cuộc phong vương: một của vua Đavít tại Khép-rôn, được xức dầu làm vua Ítraen (Bài đọc 1.  2Sm 5,1-3) và một của Chúa Giêsu thành Nadarét thuộc dòng tộc Đavít, được thực hiện ở Núi Sọ xảy ra quanh Thập giá, một cuộc lên ngôi vô tiền khoáng hậu, mang tính ứng biến của Vị Tân Vương đầu đội mũ gai ( Lc 23, 35-43).  Một cuộc lên ngôi được nhại theo cách thức của triều đình mà những yếu tố chính yếu được giữ lại: trên đầu tử tội có ghi rõ rệt phẩm hàm danh phận vị tân vương: Giêsu Vua Dân Do Thái (INRI).  Việc lên ngôi theo luật Môsê được thực hiện giữa hai nhân chứng.  Thật diễu cợt ! đó là hai tên vô lại trộm cướp.  Cuối cùng sự chế nhạo diễu cợt gây cớ vấp phạm thay cho những tràng pháo tay cổ vũ tân vương lên ngôi.
 Tân vương bị cột chặt bất động vào thập giá.  Còn dân chúng, các thủ lãnh, và binh lính được dịp phun ra những lời thô tục chửi rủa và ném vào mặt vị tân vương, những lời thách thức: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa”.  “Nếu ông là vua dân Do thái thì cứu lấy mình đi”.  Không trả lời những thách thức đó, Ngài cũng không làm gì để giải thoát mình.  Chúa Giêsu rút lui vào bóng tối một thời gian, như hạt lúa mì chấp nhận thối nát để sinh bông hạt.  Ngài đang vượt qua để cứu chuộc, để khai trương một triều đại mới.  Chết là cái giá phải trả để đổi lấy ơn cứu chuộc.  Ngài âm thầm chấp nhận đi đến cùng vì yêu thương, trở nên đuốc sáng soi chiếu vương quốc mà Ngài mới khai sinh.  Không phải vương quốc thống trị kiểu Xêda quyền lực và độc tài.  Nhưng là lắng nghe và cảm thông người tử tội cùng chịu khổ hình: “Xin hãy nhớ đến tôi, khi ông vào Nước của ông”.  Người trộm lành chấp nhận đức tin.  Ông trở nên nhà thần học mà không hay biết điều mình làm.  Tức thì ông được bảo chứng: “Tôi bảo thật anh, hôm nay , anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng”.  Chúa Giêsu đã khai ân cho người trộm lành, Ngài khai trương vương quốc của Ngài, không phải vương quốc trần gian, nhưng trong một trật tự siêu nhiên.  Lời khai ân nầy không phải của hôm qua mà rất thời sự cho hôm nay và cho đến khi Ngài lại đến lần thứ hai trong thế gian.  Tất cả mọi người đều được mời gọi nhìn lên Thập giá Chúa Giêsu để đón nhận hồng ân cứu chuộc, nơi đó đặt ngai của Ngài.  Ngài lên ngôi chính khi Ngài lên thập giá, nơi mà không một vị vua nào ở trần gian đã nghĩ ra.
 Giáo Hội ngày nay mang sứ vụ của Chúa Giêsu đến khắp mọi nơi trên thế giới, Giáo Hội cắm Thập giá Chúa Giêsu vào những miền xa xăm hẻo lánh, mời gọi con người làm thần dân của Thập giá Chúa Giêsu, suy tôn Chúa làm vua, mà ách thì êm ái và gánh thì nhẹ nhàng.  Từ cạnh sườn Chúa Giêsu, Giáo Hội được khai sinh như một Dân Mới có sứ mệnh chuyển thông cho muôn dân ơn cứu độ được chính Chúa Giêsu thiết lập trên Thập giá.  Thánh Phaolô khẳng định chân lý cứu độ: “Người giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi” (Bài đọc 2. Cl 1, 12-20).  Đem ơn cứu độ đến cho muôn dân là mục đích của sứ mạng Truyền giáo mà Giáo hội luôn trung thành thi hành trong mọi hoàn cảnh.  Điển hình những ngy thng qua, Gio hội địa phương liên tục gửi các thừa sai trẻ vào cánh đồng truyền giáo, đặc biệt vo phía Bắc Ty Nguyn.  Việc ra đi có khi rất âm thầm, không tống tiễn, không tiệc tùng chào đón, tựa như sự lên ngôi thập giá của Vua Ki-tô.  Người thừa sai đến đâu là khai trương triều đại mới đến đó, triều đại của tình yêu.
 Lạy Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, chúng con thờ lạy và tôn vinh Chúa vì Chúa đã đổ máu châu báu mình ra mà chuộc tội chúng con.  Xin cho con biết yêu mến và thi hành trọn vẹn thập giá là bổn phận của mình  hằng ngày . Amen

Lu-y Nguyễn Quang Vinh, Lm chánh xứ Phương Hòa Kontum
GPKONTUM (20.11.2013) KONTUM

Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ: Những điều lạ lùng của Vua Tình Yêu Giêsu

Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ: Những điều lạ lùng của Vua Tình Yêu Giêsu

. Jos. Vinc. Ngọc Biển
Ngày nay, trên thế giới, chúng ta nhận thấy: cứ chuẩn bị đến dịp bầu cử là các ứng viên thường vận động cử chi bầu cho mình, và muốn được trúng cử thì đương sự phải đưa ra những kế hoạch mình sẽ làm trong nhiệm kỳ tới. Nếu lòng dân thấy thuận thì họ bầu cho. Rồi đến khi đắc cử, thường họ hay mở tiệc ăn mừng. Đến ngày ra mắt công chúng, đương sự phải có một bài diễn văn rất hay… như là một cách thức cám ơn dân chúng đã bầu cho mình. Và khi thi hành, người ta dùng quyền để cai trị con dân và giữ gìn an ninh quốc gia.
Hôm nay, kết thúc năm Phụng vụ với lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, Giáo Hội nhắc nhớ chúng ta có một vị Vua là Vua các vua, Chúa các chúa, nhưng lại không theo kiểu người đời, vị Vua ấy lại chọn cho mình một đời sống từ bỏ, khiêm hạ, yêu thương, khước từ vinh hoa phú quý, lợi lộc trần gian. Vị Vua ấy không cai quản và điều hành bằng quyền lực, mà bằng tình yêu. Rồi cuối cùng trở nên Đấng xóa tội trền gian qua cái chết (x. Ga 1,29). Vị Vua ấy chính là Đức Giêsu Kitô.
  1. 1.      Đức Giêsu là vua cách lạ lùng
Nếu một vị vua theo kiểu trần gian, ngày đăng quang và xưng vương phải là một ngày trọng đại, có các lễ nghi trang trọng, có dân chúng reo hò chúc tụng, thì Đức Giêsu làm vua, lại là vị vua âm thầm, khiêm hạ, cả cuộc đời, không hề có kiểu “diễu sĩ dương oai” không kèn không trống.
Vương quyền của Ngài được tỏ lộ không phải qua một nghi thức trọng thể, mà lại qua một tấm bảng bêu xấu mà Philatô truyền lệnh đóng trên thập giá, phía đầu Ngài: “Ðây là Vua dân Do Thái”.  Ngai vàng không phải là một cái nghế được sơn son thiếp vàng lộng lẫy cao sang, mà là hai thanh gỗ được ghép lại với nhau thành hình thập tự để làm ngai cho Vua trời ngự giá. Đây là một hình khổ mà người Do thái thời bấy giờ dành cho những kẻ bị kết án tử.
Vương niệm của Ngài không phải là mũ làm bằng kim loại quý (thường là bằng Vàng) và được khảm những châu báu, ngọc ngàđá quý, kim cương. Còn Đức Giêsu lại có một vương niệm đặc biệt, đó là một vòng gai được đội trên đầu. Vương trượng là cây sậy yếu ớt, được người ta đưa cho để nhằm chế giễu, chọc ghẹo. Các quan hầu cận là 12 tông đồ, ít học, kém hiểu biết và hoàn toàn không mảy may am tường về chuyện binh đao, họ còn là kẻ bán Chúa, trối Thầy, những kẻ khác thì chạy trốn,… Áo cẩm bào thì lại là thân hình ô nhục. Người thân dự lễ phong vương lại là kẻ thù, chỉ có một vài người vỏn vẹn là Mẹ Ngài, Gioan, mấy phụ nữ và 2 tên gian phi cùng chịu đóng đinh với Ngài. Lẽ ra thần dân tung hô “chúc tụng vạn tuế đức vua” thì lại là: “đóng đinh nói đi”, “đóng đinh nó vào thập giá”, đến nỗi ngay cả kẻ cùng chịu đóng đinh với Ngài cũng cất lên những lời nguyền rủa, nhục mạ, thách thức: “Nếu ông là Ðấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa”. Khung cảnh phong vương thì lại ở trên núi sọ, thay vì ở trong thành phố… Diễn từ khai mạc là: “Lạy Cha xin hãy tha cho họ” và sau cùng: “Mọi sự đã hoàn tất”.
Khi lập pháp thì lại hoàn toàn “Vâng theo ý Cha”. Khi truyền lệnh hành pháp thì lại chỉ có vỏn vẹn trong giới luật Yêu thương: “Đây là giới răn của Thầy là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”. Và “Người đã bị đối xử tàn tệ, nhưng đã khiêm tốn chịu đựng, như một con chiên sắp bị đưa tới lò sát sinh. Người không hề thốt ra một lời. Người bị bắt, bị tuyên án, và vị dẫn tới chỗ chết… Người đã phải chết vì tội lỗi chúng ta”(Is 53,7-8). Suốt cả hành trình loan báo về Nước Trời, Ngài đã không ngồi yên, mà nay đây mai đó, miễn sao Tin Mừng cứu độ được loan báo và không hề có một dinh thự, lâu đài, mà là: “con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng con người không có chỗ dựa đầu”.
Như thế, triều đại của Đức Giêsu được kết thúc qua cái chết ô nhục trên thập giá.
  1. 2.      Đức Giêsu là vua của Tình Yêu
Thế nhưng, đường lối của Thiên Chúa thì vượt xa trí hiểu của con người. Thật vậy, Người đã dùng hành động tưởng chừng như bêu xấu này để mặc khải một lần nữa về bản chất Tình Yêu của Thiên Chúa qua người Con Một của Người là Đức Giê su Kitô.
Ngài là Vua, nhưng lại là một vị vua khiêm nhường, nhân hậu, Ngài là Vua của Hoà bình, Vua Tình yêu. Một vị vua thiếu thốn đủ điều: “Con Người không có nơi tựa đầu”, một vị Vua chết cho thần dân được sống. Ngài là một vị vua của lòng người, của nhân tâm. Ngài xử dụng quyền lực, nhưng là thứ quyền lực “mềm” chứ không phải là quyền lực “cứng” như các nhà lãnh đạo vẫn thường xử dụng.
Vị Vua ấy được ví như người mục tử nhân lành, biết và hiểu rõ từng con chiên trong đàn. Người Mục Tử ấy sẵn sàng bảo vệ đoàn chiên khi gặp sói dữ và chấp nhận hy sinh mạng sống vì đoàn chiên của mình (x. Ed 34,11-12.15-17). Thật vậy, người mực tử chân chính là người còn yêu thương cả những con chiên hư hỏng, đi lạc và tìm cách đưa nó về ràn: vị Vua ấy đến trần gian để cứu vớt những gì đã hư mất (x. Lc 19,1-10). Và vì yêu, Ngài đã “đền bù tội lỗi cả thế gian” (1 Ga 2,2), cũng vì yêu mà: “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21). Đức Vua ấy đã trở nên:  “Người Tôi Tớ khổ đau của Giavê Thiên Chúa”, Đấng gánh lấy mọi tội lỗi của trần gian, và dùng chính cái chết của mình để mưu cầu ơn tha tội cho nhân loại. Ngài “đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân; nhưng thực ra Ngài đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi” (x. Is 53,2-12). Vì yêu, Ngài đã chấp nhận làm bạn với những ai bé nhỏ nghèo hèn, những kẻ tội lỗi, thu thuế, gái điếm, những người ốm đau, bệnh tật, thấp cổ bé họng… Vì thế, Ngài đã lên tiếng bênh vực những người cô thế cô thân. Và mời gọi mọi người hãy Yêu như Thầy là hy sinh mạng sống cho người mình yêu: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu” (Ga 15,13).
Và như một quy luật: sự sống, niềm vui và hạnh phúc nơi con người chính là vinh quang của Thiên Chúa. Vì thế, mới nghe người trộm lành cất tiếng kêu xin: “Lạy Ngài, khi vào Nước Ngài, xin nhớ đến tôi!” thì ngay lập tức, Ngài đã đưa anh ta vào vương quốc của mình qua lời tuyên bố: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng “.
  1. 3.      Người Kitô hữu tham dự vào sứ vụ Vương Đế của Đức Giêsu
Mỗi người Kitô hữu đều được tham dự vào sứ vụ Vương Đế của Đức Kitô ngày ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Qua Bí tích này, chúng ta được dìm vào trong một khuôn đúc mới, để xuất hiện một hình ảnh mới, hình ảnh của chính Đức Kitô, Đấng đã yêu mến, vâng phục Cha hết lòng và, cuối cùng đã chết vì yêu để làm vinh danh Đấng đã sai mình đến trần gian hầu biểu lộ tấm lòng từ ái của Thiên Chúa cho nhân loại.
Khi thông chia và được thừa tự sứ vụ đó của Đức Giêsu qua Giáo Hội, nơi Bí tích Rửa Tội, mỗi chúng ta đều có bổn phận thi hành sứ vụ đó trong cuộc đời Kitô hữu của mình.
Là người kitô hữu, chúng ta chỉ có thể chu toàn bổn phận này với một cách tốt đẹp khi noi gương và trở nên giống Đức Giêsu là dám chấp nhận khước từ những vinh hoa lợi lộc thuần túy trần thế. Ở điểm này, thánh Phaolô đã diễn tả: “Đức Kitô, Đấng vốn dĩ giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta trở nên giàu có nhờ cái nghèo của Người (x. 2 Cr 8,9).
Thật vậy, muốn được cứu độ, ta phải sống thực sự với tinh thần nghèo như Chúa, vì nghèo  thì mới dễ yêu và khi yêu mới mong được trọn vẹn. Nếu chúng ta là con người đúng nghĩa thì phải có cả hồn và xác trong một thân thể, thì nghèo và yêu được ví như hai mặt của cùng một tấm mề đai.
Lời mời gọi của Đức Giêsu: “Hãy đến với tôi, hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học cùng tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11: 28-29). “Mang lấy ách” của Chúa là gì nếu không phải là: “Hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em”. Ách này không thể mang vác được, nếu ta kiêu căng, ngạo mạn và tự mãn, nhưng chỉ với sự hiền lành, khiêm nhường và tình yêu phát xuất từ con tim chân thành.
Thật vậy, chúng ta không thể cùng lúc vừa là Kitô hữu vừa mang tinh thần thế tục. Nếu để hai yếu tố đó thường trực trong con người chúng ta cùng một thời điểm, thì mọi việc chúng ta làm và suy nghĩ sẽ rơi vào tình trạng hư ảo, ngạo mạn, tự đắc.
Ước gì sống tinh thần nghèo và đến với người nghèo bằng một trái tim yêu thương rộng mở sẽ là hướng đích của mỗi chúng ta khi noi gương của vị Vua tình yêu, đã sống và chết vì yêu.
Sống được như thế, chúng ta mới có hy vọng được hưởng lời chúc phúc của Chúa: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi” (Mt 25,34), nơi đó có Vua Tình Yêu ngự trị (x. Pl 2,6-11).
Lạy Đức Giêsu là Vua vũ trụ, xin cho danh Cha được cả sáng, Nước Cha được hiển trị đến tận cùng bờ cõi trái đất. Xin Chúa hãy thống trị lòng trí chúng con bằng tinh thần của Chúa. Xin cho chúng con được sống trong quỹ đạo của tình yêu, để sau cuộc đời này, chúng con được vào Vương Quốc của Chúa trên trời là nơi dành cho những người yêu và được yêu. Amen.

Chúa Kitô Vua Tình Yêu

Phút Cầu Nguyện Cuối Ngày (1)
(Những Bài Suy Niệm và Cầu Nguyện Hằng Ngày
của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu
Radio Veritas Asia)

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

- 01 -
Chúa Kitô Vua Tình Yêu

Giáo hội Kitô giáo luôn luôn kết thúc năm phụng vụ với lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ.
Lễ Chúa Kitô Vua chỉ mới được thiết lập vào năm 1925 mà thôi. Trong cuộc đời Chúa Giêsu, biến cố thể hiện vương quyền của Chúa Giêsu là biến cố Chúa lên trời, ngự bên hữu Thiên Chúa Cha trong vinh quang. "Mọi quyền hành trên trời dưới đất đã được trao ban cho Ta". Ðó là lời quả quyết của Chúa Kitô Phục Sinh trước khi sai các Tông Ðồ ra đi rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Như vậy, ngày lễ Chúa Thăng Thiên có thể nói là ngày mừng kính vương quyền của Chúa Giêsu Kitô một cách phù hợp hơn cả. Thế nhưng tại sao Giáo Hội lại mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vào Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ?
Năm phụng vụ tượng trưng cho chu kỳ thời gian bắt đầu từ Thiên Chúa và cuối cùng trở về với Ngài. Thiên Chúa là khởi đầu và là cuối cùng của lịch sử. Kết thúc năm phụng vụ, Giáo Hội nhắc lại giây phút chấm dứt, giây phút vũ trụ đạt đến cùng đích tột cùng là Thiên Chúa, giây phút Chúa Giêsu Kitô trở lại trong vinh quang. Trong viễn cảnh này thật là điều thích hợp cho việc Giáo Hội mời gọi con cái mình chiêm ngắm Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ. Ngài đã nhập thể làm người trong một lịch sử dân tộc, cụ thể để thiết lập Nước Thiên Chúa trong lịch sử con người, và kể từ giây phút đó, Nước Thiên Chúa luôn luôn được phát triển, được lan rộng, cho đến mức thành toàn cuối cùng khi Chúa Giêsu Kitô ngự đến và đưa tất cả về cùng Thiên Chúa Cha.
Chúa Giêsu Kitô là Vua không những vì Ngài đã sinh ra làm người, thuộc dòng dõi vua Ðavid, mà hơn nữa vì Ngài là Con Thiên Chúa, mọi sự nhờ Ngài mà được hiện hữu sinh động. Nhưng trớ trêu thay, Chúa Giêsu Kitô không thiết lập vương quốc của Ngài như một vương quốc phàm trần và bằng những phương tiện phàm trần như chiến tranh, chiếm đoạt bằng sức mạnh bạo lực. Không, nước Thiên Chúa được Chúa Giêsu thiết lập một cách kỳ diệu bằng một hành động hy sinh cao cả trên thập giá, tột đỉnh của cuộc đời của Chúa trên trần gian để chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với con người.
Chúa Giêsu Kitô là vua khi Người bị treo lên thập giá. Thiên Chúa đã dùng hành động bêu xấu của quan Philatô khi quan này cho khắc ghi trên thập giá Chúa dòng chữ: "Ðây là Vua dân Do Thái". Thiên Chúa đã muốn dùng hành động bêu xấu này như muốn nhắc nhở con người, để mạc khải cho con người một sự thật không thể chối bỏ được rằng: Chúa Giêsu Kitô là Vua. Ngài trổi vượt lên trên mọi người không những vì Ngài là Con Thiên Chúa làm người, mà vì Ngài đã thực hiện một hành động cao cả tuyệt vời: hy sinh mạng sống mình vì yêu thương con người để cứu rỗi con người.
Truyện cổ tích Ai-len có kể lại một nhà vua không có con nối dòng. Muốn đi tìm hoàng tử để truyền ngôi lại cho, và chỉ có một điều kiện duy nhất mà vị hoàng tử phải có là chứng tỏ tình yêu của mình đối với Thiên Chúa và đối với con người ở mức độ cao nhất. Nhiều người đã đến trình diện với nhiều cách, nhiều bằng chứng về tình yêu của mình đối với Thiên Chúa và đối với anh  chị em xung quanh, nhưng những bằng chứng đó không có sức thuyết phục nhà vua. Cuối cùng, có một chàng thanh niên đến trình diện với một bộ đồ cũ rách. Chàng thanh niên này được nhận. Chàng không cần phải dài dòng thuyết phục nhà vua vì chàng thanh niên này chính là người mà nhà vua đã gặp chiều hôm trước:
Số là vì nhà vua đã cải trang làm một người hành khất để thử lòng những vị hoàng tử tương lai của mình. Nhiều chàng thanh niên đã đi qua, nhìn thấy người ăn xin rách rưới, và xa tránh, chỉ có người thanh niên này dám dừng lại, hy sinh luôn cả chiếc áo mới của mình và dám mặc lại chiếc áo cũ để vào trình diện nhà vua. Tình yêu nằm trong con tim con người chứ không nằm trong chiếc áo bên ngoài.
*
* *
Quí vị và các bạn thân mến,
Chúa Giêsu đã chứng tỏ tình yêu của mình bằng cái chết trên thập giá. Ngài đáng làm vua nêu gương cho chúng ta sống theo Ngài. Phúc Âm (Lc 23,35-43) ghi lại cảnh Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá làm căn bản cho những suy niệm cho chúng ta trong ngày lễ Chúa Giêsu Kitô Vua.
Ðọc lại đoạn Tin Mừng trên, chúng ta có thể lưu ý rằng giữa bao người lăng mạ, nhạo báng Chúa và vương quyền của Ngài thì có một người nhìn nhận vương quyền của Chúa, và người đó lại chính là kẻ tội phạm cùng chịu đóng đinh với Chúa. Anh ta đã khám phá ra tình thương bao la của Chúa: Một kẻ vô tội mà bị nguyền rủa nhưng lại tha thứ cho những kẻ xúc phạm đến mình. Anh ta đã khám phá nơi hành động của Chúa như một dấu chỉ mạc khải tình thương của Ngài, và từ đó nhìn Chúa là vua và bày tỏ ước muốn được sống trong Nước Tình Thương này. "Lạy Chúa, khi nào về Nước Ngài, thì xin nhớ đến tôi cùng".
Chúa Giêsu đã mạc khải vương quyền của Ngài bằng hành động cao cả nhất của tình thương là hy sinh chính mình. Không ái có tình yêu thương hơn kẻ hiến mạng sống mình cho người mình thương và chỉ những ai khám phá ra tình thương của Chúa thì mới tin nhận Chúa làm vua và đáng bước vào trong Nước Chúa.
Xưa cũng như nay, luôn có những người không hiểu xuyên tạc, và cười nhạo vương quyền của Chúa Kitô: Nếu Chúa là vua tại sao không dùng quyền của mình để thoát chết, để trả thù, để thống trị, để hưởng lợi. Nhưng trớ trêu thay, con người đã dùng thập giá để bêu xấu, để loại trừ Chúa Giêsu Kitô, nhưng lại chính đó là dấu chỉ Thiên Chúa dùng để thiết lập và mạc khải vương quyền của Chúa trên cả mọi sự. Chúa Giêsu Kitô là vua, Ngài làm vua bằng tình yêu thương và để gieo rắc khắp nơi tình yêu thương đó.
Lạy Chúa Kitô Vua, trước sự xấu xa và ngoan cố của con người. Xin cho chúng con được can đảm bước vào trong nước yêu thương của Chúa bằng con đường thập giá mà Chúa đã đi qua. Amen.

Mot so cac Thanh (nguon Nguoi Tin Huu)

Thánh Augustine Hippo

(354-430)

L
à Kitô Hữu lúc 33 tuổi, làm linh mục lúc 36 tuổi, được tấn phong giám mục lúc 41 tuổi: ai ai cũng quen thuộc với tiểu sử tóm lược của Thánh Augustine Hippo, một tội nhân-trở thành-thánh-nhân. Nhưng có thực sự biết về cuộc đời thánh nhân thì điều đó mới có giá trị.

Trong cuộc đời ngài, dù khi xa cách Thiên Chúa hay hướng về Thiên Chúa, cường độ mãnh liệt của đời sống mau chóng xuất hiện. Nước mắt của mẹ ngài, những lời huấn đức của Thánh Ambrôsiô và, trên hết mọi sự, chính Thiên Chúa nói với ngài qua Kinh Thánh đã thay đổi sự ưa chuộng thế gian của Augustine thành một cuộc đời đầy bác ái.

Từng đắm chìm trong sự cao ngạo trần tục trong thời niên thiếu và từng say sưa cặn bã cay đắng của cuộc đời, nên người ta không ngạc nhiên khi thấy Augustine quay trở về với sự thánh thiện mãnh liệt, để chống trả những tấn công của ma quỷ trong cuộc đời ngài. Thời đại của ngài thực sự sa sút -- về chính trị, xã hội và luân lý. Người ta vừa sợ và vừa quý mến ngài, giống như Thầy Giêsu. Ngài bị chỉ trích không bao giờ cùng, và đó là bản tính khắt khe của loài người.

Cuộc đời ngài, do ý trời ngài đã chu toàn nhiệm vụ của một tiên tri. Như tiên tri Giêrêmia và các vị đại tiên tri khác, ngài bị chèn ép nhưng không thể giữ im lặng. "Tôi tự nhủ, tôi sẽ không nhắc đến Ngài, tôi sẽ không nhân danh Ngài mà lên tiếng nữa. Nhưng rồi như lửa bừng cháy trong tim, giam hãm thân thể tôi; và tôi cầm hãm không nổi, chịu đựng không thấu" (Giêrêmia 20:9).

Thanh Monica & AugustineThánh Monica

(322?-387)

H
oàn cảnh cuộc đời Thánh Monica đã có thể biến ngài thành một người vợ hay mè nheo, một nàng dâu nhiều cay đắng và một người mẹ tuyệt vọng, tuy nhiên ngài đã không chịu thua bất cứ cám dỗ nào. Mặc dù ngài là một Kitô Hữu, cha mẹ ngài đã gả ngài cho một người ngoại giáo, ông Patricius, là người sống trong cùng tỉnh Tagaste ở Bắc Phi Châu. Patricius là người tốt nhưng ông vô cùng nóng nẩy và phóng túng. Ngoài ra Thánh Monica còn phải chịu đựng bà mẹ chồng hay gắt gỏng. Ông Patricius thường rầy la vợ vì bà hay thương người. Nhưng sự cầu nguyện và gương mẫu đời sống của Thánh Monica sau cùng đã chinh phục được người chồng cũng như mẹ chồng, ngài đã đưa họ trở về đạo Công Giáo. Ông Patricius chết năm 371, sau khi rửa tội được một năm để lại người vợ goá và ba con nhỏ.

Người con cả, Augustine Hippo, nổi tiếng nhất (sau này là thánh). Vào lúc cha chết, Augustine mới 17 tuổi và là sinh viên trường hùng biện ở Carthage. Thánh Monica thật đau buồn khi thấy con mình đi theo tà thuyết Manikê và sống cuộc đời phóng đãng. Có những lúc Thánh Monica không cho con được ăn ngủ ở trong nhà. Và rồi một đêm kia, ngài được thị kiến và được đảm bảo là Augustine sẽ trở về với đức tin. Từ đó trở đi ngài sống gần với con hơn để ăn chay và cầu nguyện cho con. Quả vậy, ngài ở gần đến nỗi Augustine cũng phải bực mình.

Khi 29 tuổi, Augustine quyết định đi Rôma để dạy về hùng biện. Một tối kia, Augustine nói với mẹ là anh ra bến tầu để từ giã bạn bè. Nhưng, anh lại lên tầu đi Rôma. Thánh Monica thật đau lòng khi biết mình bị lừa, nhưng ngài nhất định đi theo. Vừa đến Rôma thì ngài lại biết là Augustine đã đi Milan. Mặc dù việc di chuyển khó khăn, Thánh Monica vẫn nhất định bám sát.

Ở đây, Augustine bị ảnh hưởng bởi một giám mục, Ðức Ambrôsiô, là vị linh hướng sau này của Thánh Monica. Augustine chấp nhận mọi lời khuyên của đức giám mục và tập được đức khiêm tốn đến độ ngài có thể từ bỏ được nhiều tật xấu. Thánh Monica trở thành người lãnh đạo của nhóm phụ nữ đạo đức ở Milan cũng như khi ở Tagaste.

Ngài tiếp tục cầu nguyện cho Augustine trong những năm anh theo học với đức giám mục. Vào Phục Sinh năm 387, Ðức Ambrôsiô rửa tội cho Augustine và một vài người bạn của anh. Không lâu sau đó, cả nhóm đi Phi Châu. Lúc ấy, Thánh Monica biết cuộc đời ngài sắp chấm dứt, ngài nói với Augustine, "Con ơi, không có gì trên trần gian này làm mẹ vui lòng cả. Mẹ không biết có còn gì phải thi hành và tại sao mẹ lại ở đây, vì mọi hy vọng của mẹ ở trần gian này đều đã được hoàn tất." Sau đó không lâu ngài bị bệnh và chịu đau đớn trong chín ngày trước khi từ trần.

Tất cả những gì chúng ta biết về Thánh Monica là trong tác phẩm Tự Thú của Thánh Augustine.

Thanh AmbrosioThánh Ambrôsiô

(340?-397)

M
ột trong các người viết tiểu sử về Thánh Ambrôsiô nói rằng: vào ngày Phán Xét Chung sẽ vẫn còn sự tách biệt giữa những người thích thánh nhân và những người cực kỳ ghét bỏ ngài. Thánh Ambrôsiô nổi tiếng là một người có những quyết định táo bạo ảnh hưởng đến đời sống của những người cùng thời.

Vào năm 33 tuổi, Thánh Ambrôsiô đã có tất cả mọi sự - một sự nghiệp đầy hứa hẹn là luật sư, một vị thế quan trọng trong chính trường là tổng trấn Milan, ngoài ra ngài còn là người bạn và đồng chí với hoàng đế, cùng với một gia tài kếch sù.

Và rồi vị giám mục của Milan từ trần. Vào lúc ấy, khoảng năm 374, nhiều tà giáo muốn tiêu diệt Giáo Hội. Vị cố giám mục Milan từng hậu thuẫn cho lạc giáo Arian chống lại giáo huấn về thiên tính của Ðức Kitô. Vậy ai sẽ là người kế vị - người Công Giáo hay người của phe Arian? Cả hai phe đụng độ nhau ở vương cung thánh đường và một cuộc bạo động xảy ra.

Duy trì trật tự công cộng là trách nhiệm của quan tổng trấn Ambrôsiô, nên ngài vội vã chạy đến nhà thờ và hùng hồn lên tiếng, không ủng hộ phe phái nào cả, nhưng ủng hộ sự hoà bình. Ngài xin dân chúng hãy bình tĩnh, kềm chế sự nóng nẩy và chọn lựa giám mục mà không cần phải xô xát.

Trong khi ngài đang nói, bỗng dưng có người hô to, "Bầu Ambrôsiô làm giám mục!" Thế là tất cả mọi người đều đồng thanh, "Ambrôsiô là giám mục!"

Các vị giám mục khác của tỉnh thì quá vui mừng khi được phủi tay trước vấn đề khó khăn này. Nhưng Ambrôsiô không dễ hy sinh một sự nghiệp đầy hứa hẹn để chấp nhận công việc của một giám mục đầy nguy hiểm - một công việc ảnh hưởng đến tính mạng trong thời lạc giáo. Bởi thế Ambrôsiô bỏ trốn. Khi ngài cầu viện đến hoàng đế để thay đổi quyết định nói trên với lý do là ngài chưa rửa tội, vị hoàng đế lại tuyên bố rằng ông rất vui mừng khi chọn được quan tổng trấn thích hợp với chức giám mục. Ambrôsiô trốn tránh trong nhà của một nghị sĩ, nhưng ông này đã đem nộp Ambrôsiô khi ông biết quyết định của hoàng đế.

Không còn biết trốn vào đâu nữa, Ambrôsiô ra đầu hàng. Vì ngài bị ép buộc phải chấp nhận chức giám mục, nên sẽ không ai ngạc nhiên nếu ngài vẫn tiếp tục lối sống cũ, như trước khi được tấn phong. Tuy nhiên, ngay sau đó Ambrôsiô đã phân phát tài sản cho người nghèo và tự đặt mình dưới sự chỉ dẫn của Thánh Simplician để học thần học và Kinh Thánh.

Phe Arian tưởng rằng Ambrôsiô sẽ là giám mục "của họ" vì ngài từng là một viên chức của triều đình, và nhiều người trong chính quyền đều thuộc phe Arian. Nhưng Ambrôsiô đã dùng sở trường của một luật sư và tài hùng biện để chống lại phe Arian bất cứ nơi nào, dù ở nhà thờ, triều đình, thượng viện, hay ngay cả trong hoàng tộc. Tính ngoan cố của ngài khi không chấp nhận chức giám mục lúc đầu, nay lại trở thành vũ khí trong cuộc chiến chống lại lạc giáo và giúp ngài quyết tâm theo đuổi sự thánh thiện.

Khi người Goth xâm chiếm đế quốc và bắt nhiều người làm con tin, Ðức GM Ambrôsiô đã phải dùng chính tài sản của mình để chuộc. Ngài nói sự bác ái có giá trị nhất là chuộc kẻ tù đầy. Ngay cả các bình vàng của Giáo Hội, ngài cũng đem bán để lấy tiền chuộc. Ngài nói, "Cứu vớt các linh hồn cho Chúa thì tốt hơn là duy trì tài sản. Ðức Kitô đã sai các tông đồ đi rao giảng mà không có vàng bạc, và cũng không cần vàng bạc để thành lập Giáo Hội của Ngài. Giáo Hội làm chủ vàng bạc, không phải để tích trữ, nhưng để phân phối và giúp đỡ những người kém may mắn."

"Chắc chắn Chúa sẽ hỏi chúng ta: 'Tại sao con lại để quá nhiều người nghèo đói? Vì con có vàng bạc, con phải cấp dưỡng cho họ' - Có thể nào chúng ta trả lời rằng: 'Vì con không muốn để đền thờ của Chúa không được trang hoàng.' Nhưng những gì không mua được bởi vàng bạc thì cũng không có giá trị bởi vàng bạc. Phương cách tốt nhất để sử dụng vàng bạc của Ðấng Cứu Thế và hãy cứu vớt những người lâm cảnh hoạn nạn."

Ðức GM Ambrôsiô luôn luôn lưu tâm đến người nghèo hơn là quyền lực. Ngài thường khiển trách người giầu khi lãng quên người nghèo: "Thiên Chúa tạo nên vũ trụ trong một phương cách để tất cả những gì là của chung sẽ đem lại no ấm cho con người, và trái đất là sở hữu chung của tất cả mọi người. Tại sao bạn lại từ chối một người cũng có quyền đối với thiên nhiên như bạn? Của cải bạn cho người ăn xin không phải của chính bạn, nhưng đó là phần của người ấy mà bạn phải hoàn trả cho họ. Trái đất thuộc về tất cả mọi người. Bởi thế, bạn đang trả nợ mà lại nghĩ đang ban bố một ơn huệ."

Khi hoàng đế từ trần, Hoàng Hậu Justina, một người phe Arian, trở thành nhiếp chính cho đứa con trai bốn tuổi. Maximus, một cựu sĩ quan Rôma, biết rằng cái chết của hoàng đế sẽ làm suy yếu đế quốc nên dự định tấn công. Justina xin Ambrôsiô thương lượng với tên này. Mặc dù Justina là một kẻ thù, Ambrôsiô đã lên đường thi hành nhiệm vụ và đã thuyết phục được Maxima ngừng xâm lăng.

Thay vì biết ơn Ambrôsiô, Hoàng Hậu Justina lại yêu cầu Ðức GM Ambrôsiô trao lại vương cung thánh đường cho phe Arian. Thánh nhân trả lời rằng ngài không bao giờ nhường đền thờ của Thiên Chúa.

Dân chúng đứng về phe Ðức GM Ambrôsiô. Ngài thừa khả năng để thực hiện cuộc đảo chánh lật đổ Justina. Nhưng ngài thận trọng không dùng bất cứ lời nói hay hành động nào để khích động dân chúng.

Khi một số người Công Giáo bắt giữ một linh mục phe Arian và kết án tử hình, nhân danh hòa bình Ðức GM Ambrôsiô đã xin tha cho vị linh mục và nói rằng: Thiên Chúa sẽ phải đau khổ khi thấy cảnh máu chảy thịt rơi. Ngài gửi các linh mục và phó tế của ngài đến giải thoát cho vị linh mục Arian này.

Sau đó Hoàng Hậu Justina thuyết phục con mình ban bố luật lệ để hợp pháp hóa lạc giáo Arian và cấm người Công Giáo không được chống đối người Arian. Không ai có thể đệ trình một thỉnh cầu chống với một tổ chức tôn giáo đang có thế lực.

Vào Chúa Nhật Lễ Lá, trong bài giảng, Ðức GM Ambrôsiô tuyên bố không nhường lại các nhà thờ. Cả giáo đoàn, vì lo sợ cho tính mạng, đã phòng thủ trong nhà thờ với vị chủ chăn là Ðức GM Ambrôsiô. Quân triều đình bao vây chung quanh ngăn chặn mọi đường tiếp tế, để dân chúng vì đói mà phải ra đầu hàng. Cho đến ngày Chúa Nhật Phục Sinh, tất cả mọi người vẫn kiên trì phòng thủ.

Khi chạm trán với lực lượng bao vây, Ðức GM Ambrôsiô nói, "Vũ khí của tôi chỉ là nước mắt. Tôi không muốn từ bỏ nơi đây, nhưng tôi cũng không chống cự bằng võ lực."

Ðể trấn an dân chúng đang khiếp sợ, Ðức GM Ambrôsiô dạy họ hát thánh vịnh do chính ngài sáng tác. Ngài chia cộng đoàn làm hai bên để đối đáp. Ðây là lần đầu tiên việc hát đáp ca được ghi nhận trong lịch sử Giáo Hội.

Tiếng nhạc và lời kinh vượt ra ngoài bốn bức tường của thánh đường và làm rúng động tâm hồn các binh lính. Không bao lâu, chính họ cũng cất tiếng phụ họa. Sự vây hãm chấm dứt.

Vì biết quân triều đình đang tập trung vào việc chống đối người Công Giáo, Maximus một lần nữa lại quyết định tấn công Rôma. Justina và hoàng tộc thật kinh hãi. Không biết trông vào ai, sau cùng họ lại quay về với người mà họ từng tấn công và đe dọa. Họ xin Ðức GM Ambrôsiô đến gặp Maximus và ngăn chặn sự tấn công.

Trong một hành động tha thứ có thể nói lạ lùng, Ðức GM Ambrôsiô lại thi hành nhiệm vụ cho kẻ thù. Khi Maximus từ chối thoả hiệp, ngài vội vã trở về để chuẩn bị. Justina và hoàng tộc trốn sang Hy Lạp, trong khi Ðức GM Ambrôsiô ở lại chống đỡ. May mắn thay, vị hoàng đế đông phương là Theodosius đã can thiệp và đánh bại Maximus. Tuy nhiên, sau đó Theodosius đã chiếm quyền kiểm soát toàn thể đế quốc Rôma. Theodosius là người Công Giáo và sau này trở thành người bạn chí thiết của Ðức GM Ambrôsiô.

Ðức GM Ambrôsiô từ trần năm 397, khoảng 57 tuổi. Lễ kính được đặt vào ngày 7 tháng Mười Hai, là ngày ngài "bị" tấn phong giám mục.

Thánh Cyril ở Giêrusalem

(315? - 386)
N
hững khó khăn trong Giáo Hội ngày nay chỉ là thiểu số so với các chấn động của lạc giáo Arian thời ấy khi từ chối thiên tính của Ðức Kitô. Thánh Cyril bị vướng vào vòng tranh luận, bị Thánh Giêrôme kết án là người theo tà thuyết Arian và sau cùng ngài đã được thanh minh bởi những người của thời ấy và được tuyên xưng là Tiến Sĩ Hội Thánh năm 1822.

Chúng ta không biết nhiều về cuộc đời thơ ấu của Thánh Cyril. Các sử gia ước đoán ngài sinh trong khoảng năm 315, và lớn lên ở Giêrusalem. Về gia đình ngài, có lẽ cha mẹ ngài là Kitô Hữu và dường như ngài rất thảo kính cha mẹ. Ngài thúc giục các dự tòng kính trọng các bậc sinh thành "vì dù chúng ta có đền đáp thế nào đi nữa, cũng không thể nào bù đắp được công ơn sinh thành của cha mẹ." Chúng ta còn được biết ngài có một em gái và một cháu trai, Gelasius, sau này là giám mục và là thánh.

Qua các văn bút ngài để lại, dường như ngài thuộc về nhóm gọi là Solitary (Ðộc Thân). Họ là những người sống tại gia nhưng giữ đức khiết tịnh, khổ hạnh và phục vụ.

Sau khi được tấn phong là phó tế và sau đó là linh mục, đức giám mục Maximus đã giao cho ngài trách nhiệm dạy giáo lý cho dự tòng và tân tòng. Sách Giáo Lý ngài viết vẫn có giá trị như một thí dụ điển hình cho nền tảng thần học và phụng tự của Giáo Hội vào giữa thế kỷ thứ tư.

Khi Ðức Maximus từ trần, Cha Cyril được tấn phong làm giám mục của Giêrusalem. Vì ngài được sự hỗ trợ của giám mục Caesarea là Acacius, người theo lạc thuyết Arian, nên phe chính giáo chỉ trích việc bổ nhiệm này, và phe Arian lại nghĩ rằng họ có thêm một đồng minh. Cả hai phe đều sai lầm, và Ðức Cyril thì kẹt ở giữa.

Khi nạn đói càn quét Giêrusalem, dân chúng chạy đến Ðức Cyril xin giúp đỡ. Vì không có tiền, ngài phải bán một số đồ dùng của nhà thờ để giúp đỡ người đói. Nhưng có những lời dèm pha rằng một số áo lễ được dùng làm y phục cho kép hát.

Sự bất hòa giữa Acacius và Ðức Giám Mục Cyril bắt đầu là về vấn đề quản hạt chứ không phải vấn đề tín lý. Là giám mục của Caesarea, Acacius nghĩ rằng mình có toàn quyền trên các giám mục Palestine. Nhưng Ðức GM Cyril lý luận rằng thẩm quyền của Acacius không bao gồm Giêrusalem vì Giêrusalem là một "tông tòa" - là ngai toà do các tông đồ thiết lập. Khi Ðức Cyril không hiện diện trong các công đồng mà Acacius triệu tập, Acacius và phe cánh đã kết án ngài là đã bán vật dụng của nhà thờ để kiếm tiền và trục xuất ngài.

Ðức Cyril phải lưu đầy ở Tarsus trong khi chờ đợi việc kháng cáo. Sau đó, ngài xuất hiện trong Công Ðồng Seleucia, trong đó phe bán-Arian chiến thắng. Kết quả là Acacius bị truất phế và Ðức Cyril được trở về ngai toà cũ. Tuy nhiên, hoàng đế không hài lòng về kết quả này, và một lần nữa, Ðức GM Cyril lại bị trục xuất và chỉ trở về khi hoàng đế Julian lên ngôi. Ðược vài năm sau, một sắc lệnh của tân hoàng đế Valens trục xuất tất cả các giám mục được Julian hồi phục, và Ðức Cyril lại phải lưu đầy cho tới khi Valens qua đời.

Có thể nói một nửa nhiệm kỳ giám mục của Ðức Cyril là bị đầy ải. Sau cùng, ngài trở về Giêrusalem, lúc ấy đã tan nát vì lạc giáo, ly giáo và tranh giành, tàn lụi vì tội lỗi. Năm 381, ngài đến tham dự Công Ðồng Constantinople, là công đồng hoàn tất bản kinh Tin Kính Nicene và phe Arian bị kết án. Ðức Cyril được thanh minh và được tẩy sạch mọi tiếng xấu trước đây, các giám mục tham dự Công Ðồng đã ca ngợi ngài như vị quán quân chính thống chống với bè phái Arian.

Ðức Cyril sống an bình tám năm ở Giêrusalem và từ trần năm 386, khi ngài khoảng bảy mươi tuổi.

Thánh Cyril ở Alexandria

(376?-444)

T
hánh Cyril sinh ở Alexandria, Ai Cập. Ngài là cháu của Ðức Theophilus, thượng phụ của Alexandria. Sau khi học xong kinh điển và thần học, ngài được chính bác của mình tấn phong linh mục và tháp tùng Ðức Theophilus đến Constantinople để tham dự Thượng Hội Ðồng Oak nhằm truất phế Ðức Gioan Kim Khẩu (sau này mới biết là bị kết tội oan).

Khi Ðức Theophilus từ trần vào năm 412, ngài lên kế vị bác của mình sau cuộc tranh đấu với phe ủng hộ người đối thủ là Timotheus. Ngay sau khi lên ngôi, Ðức Cyril bắt đầu tấn công lạc thuyết Novatianô với việc đóng cửa các nhà thờ; đuổi những người Do Thái ra khỏi thành phố; và phản bác một số hành động của quan đầu tỉnh Orestes là người theo phe Novatianô.

Vào năm 430, Ðức Cyril lại xung đột với Nestorius, thượng phụ của Constantinople, là người cho rằng Ðức Maria không phải là Mẹ Thiên Chúa vì Ðức Kitô là Thiên Chúa chứ không phải con người, hậu quả là không thể dùng chữ theotokos (người-mang-Thiên-Chúa) áp dụng cho Ðức Maria. Ðức Cyril thuyết phục được Ðức Giáo Hoàng Celestine I triệu tập một công đồng ở Rôma nhằm lên án Nestorius, và chính ngài cũng hành động tương tự trong công đồng Alexandria.

Vào năm 431, Ðức Giáo Hoàng Celestine ra lệnh cho Ðức Cyril truất phế Nestorius. Trong Ðại Công Ðồng Ephêsô lần thứ ba, với sự tham dự của hai trăm giám mục và dưới sự chủ tọa của Ðức Cyril, công đồng đã lên án mọi giáo thuyết của Nestorius là sai lầm trước khi Ðức TGM Gioan ở Antiôkia và bốn mươi hai môn đệ ủng hộ giáo thuyết của Nestorius kịp đến tham dự. Khi thấy mọi sự đã lỡ, họ tổ chức một công đồng riêng để truất phế Ðức Cyril. Hoàng Ðế Theodosius II bắt giữ cả hai người, Ðức Cyril và Nestorius nhưng sau đó đã trả tự do cho Ðức Cyril khi các đại diện của đức giáo hoàng xác nhận các quyết định của công đồng.

Hai năm sau, Ðức TGM Gioan, đại diện cho các giám mục ôn hòa ở Antiôkia, đã ký kết một thỏa ước với Ðức Cyril và cùng lên án Nestorius. Trong quãng đời còn lại, Ðức Cyril đã viết nhiều luận án làm sáng tỏ học thuyết về Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Nhập Thể nhằm ngăn chặn lạc thuyết Nestorius và Pelagian khỏi ăn sâu vào cộng đồng Kitô Hữu.

Ngài là thần học gia sáng chói nhất của truyền thống Alexandria. Văn bút của ngài có đặc tính chính xác về tư tưởng, lập trường rõ ràng, và lý luận sắc bén. Các văn bản của ngài gồm các nhận định về Thánh Gioan, Thánh Luca, và ngày lễ Ngũ Tuần, các luận thuyết về thần học tín lý, cũng như các thư từ và bài giảng. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII tuyên xưng là tiến sĩ Giáo Hội vào năm 1882.

Thanh Bien DucThánh Bênêđích (Biển Ðức)

(480?-543)
T
hật đáng tiếc là không ai viết nhiều về một vị đã thể hiện biết bao kỳ công ảnh hưởng đến nếp sống đan viện Tây Phương. Thánh Bênêđích được đề cập đến nhiều trong các Ðối Thoại của Thánh Grêgôriô Cả sau khi ngài chết khoảng năm mươi năm, nhưng đó chỉ là các sơ thảo của biết bao điều lạ lùng trong đời thánh nhân.

Ngài sinh trong một gia đình lỗi lạc ở Nursia, thuộc miền trung nước Ý, theo học tại Rôma và ngay từ khi còn trẻ, ngài đã thích đời sống đan viện. Lúc đầu, ngài là một vị ẩn tu sống trong một cái hang ở Subiaco, xa lánh thế giới nhiều chán nản mà lúc bấy giờ giặc ngoại giáo đang lan tràn, Giáo Hội bị phân chia bởi ly giáo, dân chúng đau khổ vì chiến tranh, đạo lý ở mức độ thấp nhất.

Sau đó không lâu, ngài thấy không thể sống cuộc đời ẩn dật ở gần thành phố, dù lớn hay nhỏ, do đó ngài đi lên núi cao, sống trong một cái hang và ở đó ba năm. Trong một thời gian, một số đan sĩ chọn ngài làm vị lãnh đạo, nhưng họ cảm thấy không thể theo được sự nghiêm nhặt của ngài. Tuy nhiên, đó cũng là lúc ngài chuyển từ đời sống ẩn tu sang đời sống cộng đoàn. Ngài có sáng kiến quy tụ các nhánh đan sĩ khác nhau thành một "Ðại Ðan Viện", đem lại cho họ lợi ích của sự hợp quần, tình huynh đệ, và luôn luôn thờ phượng dưới một mái nhà. Sau cùng, ngài khởi công xây dựng một đan viện nổi tiếng nhất thế giới ở núi Cassino, cũng là nơi phát sinh dòng Bênêđích.

Cũng từ đó, một quy luật từ từ được hình thành nói lên đời sống cầu nguyện phụng vụ, học hỏi, lao động chân tay và sống với nhau trong một cộng đoàn dưới một cha chung là đan viện trưởng. Sự khổ hạnh của Thánh Bênêđích được coi là chừng mực, và đời sống bác ái của ngài được thể hiện qua sự lưu tâm đến những người chung quanh. Trong thời Trung Cổ, tất cả các đan viện ở Tây Phương dần dà đều sống theo Quy Luật Thánh Bênêđích.

Thanh PatrickThánh Patrick

(389?-461?)

T
ruyền thuyết về Thánh Patrick thì quá nhiều; nhưng khi nhìn đến hai đức tính chắc chắn của ngài: khiêm tốn và dũng cảm thì điều đó có ích lợi cho chúng ta. Chính thái độ cương quyết khi chấp nhận đau khổ cũng như thành công đã hướng dẫn cuộc đời của Thánh Patrick, một khí cụ của Thiên Chúa, để chiến thắng cho Ðức Kitô hầu như tất cả tâm hồn người Ái Nhĩ Lan.

Chi tiết về đời ngài thì không chắc chắn. Về nơi sinh trưởng của Thánh Patrick, có người cho là ở Kilpatrick, Tô Cách Lan, có người nói ở Cumberland, Anh Quốc. Cha mẹ ngài là người Rôma sống ở Anh Quốc với nhiệm vụ cai quản các bán đảo.

Khoảng 14 tuổi, chính ngài và phần lớn các nô lệ cũng như các quần thần của cha ngài bị hải tặc Ái Nhĩ Lan bắt và bán làm nô lệ để chăn cừu. Trong thời gian này, Ái Nhĩ Lan là đất của người Druid và ngoại giáo. Ở đây, ngài học ngôn ngữ và phong tục của dân tộc đang bắt giữ ngài.

Sáu năm sau, Patrick vượt thoát, có lẽ đến nước Pháp, và sau đó trở về Anh đoàn tụ với gia đình. Trong thời gian bị bắt tinh thần ngài thay đổi hoàn toàn. Ngài bắt đầu học làm linh mục, và được chịu chức bởi Thánh Germanus, Ðức Giám Mục của Auxerre.

Sau đó, khi 43 tuổi ngài được tấn phong giám mục. Trong một thị kiến, dường như "mọi trẻ con ở Ái Nhĩ Lan từ trong lòng mẹ vươn cánh tay" đến ngài. Ngài hiểu thị kiến này là một lời mời gọi đi rao giảng Tin Mừng cho người ngoại giáo Ái Nhĩ Lan. Ngài đến phía tây và phía bắc, là nơi chưa bao giờ đức tin được rao giảng ở đây, và ngài đã được sự bảo vệ của các vua chúa trong vùng và đã hoán cải rất nhiều người.

Ngài tấn phong nhiều linh mục, chia quốc gia này thành các giáo phận, tổ chức các công đồng, thành lập vài đan viện và tiếp tục thúc giục dân chúng sống thánh thiện hơn.

Ngài chịu đau khổ vì bị các tăng sĩ ngoại giáo chống đối, và bị chỉ trích cả ở Anh và Ái Nhĩ Lan vì đường lối truyền giáo của ngài.

Trong 40 năm rao giảng và hoán cải, ngài đã làm nhiều phép lạ và đã viết Confessio nói về tình yêu của ngài dành cho Thiên Chúa. Ngài từ trần năm 461 ở Saul, là nơi ngài xây dựng nhà thờ đầu tiên.

Thánh Columba

(543? - 615)

T
hánh Columba là nhà truyền giáo nổi tiếng người Ái Nhĩ Lan, hoạt động ở Âu Châu. Khi còn là thanh niên, ngài bị đau khổ dữ dội vì sự cám dỗ của xác thịt, ngài phải xin sự cố vấn của một bà đạo đức sống ẩn tu lâu năm. Qua lời khuyên bảo của bà, ngài nhìn thấy ơn gọi của mình. Ðầu tiên ngài là một tu sĩ trên đảo Lough Erne, sau đó ngài theo học tại tu viện Bangor.

Sau nhiều năm sống tách biệt để cầu nguyện, ngài đến xứ Gaul (nước Pháp bây giờ) để truyền giáo cùng với 12 người bạn. Các ngài được dân chúng quý trọng vì sự hăng say rao giảng, làm việc tông đồ, và luôn tuân giữ lời khấn bác ái, trong khi tu sĩ thời ấy thì lười biếng và dân chúng luôn luôn xung đột. Thánh Columba thiết lập vài tu viện ở Âu Châu mà sau này trở thành các trung tâm tôn giáo và văn hóa.

Như mọi vị thánh khác, ngài cũng bị chống đối. Cuối cùng ngài phải cầu khẩn đến đức giáo hoàng để chống với cáo buộc của các giám mục người Pháp, nhằm minh xác điều ngài giảng dạy là chân thật và chấp thuận các tục lệ của Ái Nhĩ Lan. Ngài khiển trách vị vua về đời sống dâm loạn của ông dù đã thành hôn. Do đó, thánh nhân đã bị trục xuất trở về Ái Nhĩ Lan. Vì bão lớn, tầu của ngài bị mắc cạn, và ngài lại tiếp tục công việc truyền giáo ở Âu Châu, sau cùng ngài đến nước Ý, là nơi ngài được tiếp đón ân cần bởi ông vua của người Lombard. Trong những năm cuối đời, ngài thiết lập một tu viện nổi tiếng ở Iona, và cũng là nơi ngài từ trần. Các văn tự ngài để lại gồm một luận án về sự ăn năn sám hối và các văn bản chống với bè rối Arian, các bài giảng, thi ca và quy luật tu viện.

Thánh Grêgôriô Cả

(540?-604)
Thanh Gregorio Ca
T
rong cuộc đời Thánh Grêgôriô Cả, sự nghiệp sau nổi tiếng hơn sự nghiệp trước. Ngài là trưởng thánh bộ Rôma trước khi 30 tuổi. Năm năm sau đó, ngài từ chức, sáng lập sáu đan viện trên các phần đất của ngài ở Sicilia và chính ngài là một tu sĩ dòng Biển Ðức (Benedictine) ở Rôma.

Sau khi thụ phong linh mục, ngài là một trong bảy phó tế của đức giáo hoàng, và ngài còn giữ chức vụ sứ thần tòa thánh ở Constantinople, Ðông Phương. Sau đó ngài được gọi về làm đan viện trưởng, và vào lúc 50 tuổi, ngài được chọn làm giáo hoàng bởi hàng giáo sĩ và giáo dân Rôma.

Ngài thẳng tính và kiên quyết. Ngài cách chức các linh mục bất xứng, cấm không được lấy tiền khi phục vụ, và ngài lấy tất cả quỹ riêng của đức giáo hoàng để chuộc các tù nhân bị phe Lombard bắt và săn sóc những người Do Thái bị bách hại và các nạn nhân của nạn dịch tễ cũng như nạn đói kém. Ngài rất lưu tâm đến việc trở lại của nước Anh nên đã sai 40 đan sĩ của ngài đến hoạt động ở đây. Ngài nổi tiếng vì những cải cách phụng vụ, và củng cố sự tôn trọng học thuyết. Người ta đang tranh luận xem có phải chính ngài là người chịu trách nhiệm phần lớn nhạc bình ca (Gregorian) hay không.

Thánh Grêgôriô sống trong giai đoạn luôn luôn có bất hòa vì sự xâm lăng của phe Lombard và vì những tương giao khó khăn với Giáo Hội Ðông Phương. Khi Rôma bị tấn công, chính ngài là người đến chất vấn vua Lombard.

Một sử gia Anh Giáo đã viết: "Không thể nào tưởng tượng được những gì sẽ xảy ra trong thời Trung Cổ--thật lộn xộn, vô trật tự--nếu không có triều đại giáo hoàng; và nói về giáo hoàng của thời trung cổ, vị cha chung đích thực là Ðức Grêgôriô Cả."

Cuốn sách của ngài, Cách Chăm Sóc Mục Vụ, nói về nhiệm vụ và đặc tính của môät giám mục, đã được đọc trong bao thế kỷ sau khi ngài chết. Ngài diễn tả vị giám mục chính yếu như một y sĩ mà nhiệm vụ chính là rao giảng và duy trì kỷ luật. Trong các bài giảng thực tế của ngài, Thánh Grêgôriô có tài áp dụng phúc âm hàng ngày vào nhu cầu đời sống của giáo dân. Ðược gọi là "Cả", Thánh Grêgôriô được nâng lên một vị trí ngang hàng với Thánh Augustine, Thánh Ambrôsiô và Thánh Giêrôme như một trong bốn vị tiến sĩ nòng cốt của Giáo Hội Tây Phương.

Thánh Augustine ở Canterbury

(c. 605?)

Thanh Augustine Canterbury
V
ào năm 596, một nhóm đan sĩ 30 người khởi hành từ Rôma đi truyền giáo cho người Anglo-Saxon ở Anh. Dẫn đầu là Augustine, bề trên đan viện Thánh Anrê ở Rôma. Nhưng khi đến Gaul (Pháp) họ nghe những câu chuyện dã man về người Anglo-Saxon cũng như sự nguy hiểm của các luồng nước ở eo biển, họ quay trở về Rôma và gặp vị giáo hoàng đã sai họ đi - Thánh Grêgôriô Cả - và đức giáo hoàng cho biết sự lo sợ của họ thì vô căn cứ.

Một lần nữa Thánh Augustine lại ra đi, và lần này cả nhóm đã vượt qua eo biển và cập bến đất Kent thuộc về Vua Ethelbert, là người ngoại giáo kết hôn với một Kitô Hữu, bà Bertha, công chúa nước Pháp. Vua Ethelbert tiếp đón họ nồng hậu, thiết lập cho họ nơi cư trú ở Canterbury và trong năm ấy, vào Chúa Nhật Hiện Xuống năm 597, chính nhà vua đã được rửa tội.

Sau khi được tấn phong làm giám mục ở Pháp, Thánh Augustine trở lại Canterbury, là nơi ngài thiết lập giáo phận và khởi công xây dựng vương cung thánh đường. Khi số tín hữu ngày càng gia tăng, các giáo phận khác được ngài mở thêm ở Luân Ðôn và Rochester.

Cuộc đời Thánh Augustine cũng gặp nhiều thất bại. Những cố gắng hòa giải giữa Kitô Hữu Anglo-Saxon và Kitô Hữu Briton bản xứ đã kết thúc trong thất bại đau buồn. Thánh Augustine cũng không thuyết phục được người Briton từ bỏ một số phong tục khác biệt với Rôma và quên đi những cay đắng để giúp ngài phúc âm hóa người Anglo-Saxon, là kẻ xâm lăng đã dồn người Briton về miền tây.

Sau những thất bại, Thánh Augustine đã khôn ngoan hơn để ý đến các nguyên tắc truyền giáo - đối với thời bấy giờ thật sáng suốt mà Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả đề nghị: Hãy thanh tẩy thay vì tàn phá các đền thờ và các phong tục ngoại giáo; hãy du nhập các nghi thức và ngày lễ của người ngoại giáo vào ngày lễ Kitô Giáo; duy trì các truyền thống địa phương càng nhiều càng tốt.

Sau tám năm đến Anh, sự thành công của Thánh Augustine tuy hạn hẹp nhưng sau này đã đem lại kết quả tốt đẹp là cả nước Anh đã tòng giáo. Quả thật, Thánh Augustine đáng được gọi là "Tông Ðồ của Anh Quốc".


© Copyright by Nguoi Tin Huu