Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Thuốc quý trái nhàu

Thuốc quý trái nhàu


Cây nhàu còn có tên là: Nhàu núi, Nhàu rừng, Cây Ngao, Nhàu lớn, Giầu. Tên khoa học: Mokindaciteifolia L Thuộc họ Cà phê: Rubiaceac Cây cao chừng 6 - 8m, thân nhaün, thường mọc hoang, những nơi ẩm thấp, góc vườn, bờ rào, dọc bờ sông suối, cũng thường được trồng dễ dàng bằng cách ươm hạt, cây con lên cao được 20cm có thể trồng được, sau một năm sẽ cho quả. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 - 15cm, mùa hoa nở tháng 1 - 2, quả chín tháng 7 - 8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5 - 6cm, khi non có màu xanh nhạt, chín có màu trắng hoặc hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng, nhân dài 6 - 7mm, ngang 4 - 5mm, có 2 ngăn chứa một hạt nhỏ mềm. THÀNH PHẦN Có 150 chất được tìm thấy trong quả nhàu, trong đó có: beta-carotence, canxi, axit linoleic, magiê, kali, protein, các vitamin nhóm B và những chất chống oxy hóa như vitamin C… Ngoài những chất này, quả nhàu đặc biệt có chứa hợp chất prexonine. Hợp chất này khi kết hợp với enzym prexoronase (có trong dạ dày) sẽ tạo thành chất xeronine. Khi protein kết hợp với xeronine tạo thành những khối có khả năng sản xuất năng lượng và giúp những tế bào khỏe mạnh phát triển hoàn hảo. TÁC DỤNG CHÍNH Loại bỏ độc tố: Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do. • Giảm đau: Chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu. • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Kích thích việc sản xuất những tế bào T - tế bào đóng vai trò chủ chốt trong việc chống lại bệnh tật. Giúp đai thực bào và tế bào bạch huyết họat động mạnh. Có thể tấn công nhiều loại vi khuẩn, kiềm chế khả năng tiền ung thư và sự phát triển của khối ung thư bằng cách cho phép những tế bào khác thường hoạt động bình thường trở lại. • Chống viêm: Có tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay. Giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Hiệu quả trong việc chữa trị vết loét, ngừa phát ban. • Chữa bệnh: Nhiều tài liệu khoa học đã cho thấy hữu ích của quả nhàu đối với dạ dày (bệnh tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn, viêm ruột kết, loét dạ dày), cơ quan sinh dục (những vần đề về kinh nguyệt, nhiễm nấm men), gan và lá lách (bệnh đái đường, tuyến tụy), hệ hô hấp (hen suyễn, viêm xoang, bệnh khí thủng), hệ thống nội tiết (bệnh tuyến giáp và tuyến thượng thân), hệ tim mạch (bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ), hệ thần kinh (stress, suy nhược cơ thể, trí nhớ, năng lượng),… CÁCH DÙNG Uống nước ép từ quả nhàu ngay khi bụng còn đói. Uống từng ngụm nhỏ, giữ trong lưỡi và ở cuống họng - điều này đặc biệt tốt đối với những người bị trầm cảm, stress, bị chấn thương… Dùng nước ép thoa lên da đầu để cải thiện tình trạng của tóc và da đầu. Chà xát quả tươi lên da để chữa bệnh nấm da và những bệnh liên quan đến da hoặc những vết bầm tím hay những vùng da, xương bị đau. Cũng có thể ngâm 1 lượng nhàu tươi giã nhuyễn vào nước ép quả nhàu và nước ấm, tạo thành một miếng đắp và đắp lên vùng da bạn muốn giảm đau. Nếu không có nhiều thời gian có thể dùng quả khô hoặc chế phẩm trà túi lọc, pha uống như trà bình thường. UỐNG BAO NHIÊU THÌ ĐỦ Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thì: • Những người khỏe và trẻ tuổi nên uống mỗi ngày khoảng 30ml. • Đối với người lớn tuổi hơn, uống 60ml mỗi ngày, buổi sáng và cuối chiều. • Nếu bắt đầu chữa bệnh bằng nước ép từ quả nhàu, tháng đầu tiên nên uống khoảng 160ml/ngày. • Người bị chấn thương đột ngột hoặc bị giải phẫu nên uống 180-240ml/ngày, sau đó uống đều đặn từ 90-120ml/ngày. • Những người mắc những bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường nên uống thường xuyên từ 18-240ml/ngày. • Đối với những trường hợp bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nên uống từ 480-600ml/ngày chia thành từng phần nhỏ uống theo giờ, nếu khó uống hết lượng này. Có thể nhỏ từng giọt nhỏ vào mắt. ---------------------------------------- Tạp chí Đông y của Hội đông y Việt nam số 338 năm 2002 ---------------------------------------- TRẢ LỜI THƯ BẠN ĐỌC Hỏi: Những bộ phận nào của cây nhàu được dùng làm thuốc chữa bệnh? Cách chế biến và sử dụng như thế nào? Trả lời: Cây nhàu còn được gọi là nhàu núi, nhàu rừng, nhàu lớn, tên khoa học là Morinda citrifolia L., thuộc họ cà phê (Rubiaceae).Nhàu là loại cây nhỡ hay gỗ, thân nhẵn. Lá hình bầu dục rộng, có góc ở gốc, mũi nhọn ngắn, nhọn hoặc tù ở chóp, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, bóng láng, dạng màng. Hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính 2-4cm. Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ, màu vàng lục nhạt, bóng, dính với nhau, chứa mỗi cái 2 hạch có hạt. Hạt có phôi nhũ cứng. Theo các nhà nghiên cứu, nhàu là loài của châu Á nhiệt đới và châu Đại Dương, có phân phối ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam . Thường mọc hoang ở nhiều nơi hoặc được trồng để làm thuốc. Các bộ phận của cây nhàu được dùng làm thuốc là rễ, quả, lá và vỏ cây. Trong đó, rễ nhàu thường được sử dụng nhiều hơn cả. Người ta đào một phần rễ của cây nhàu, rửa sạch đất cát, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Các bộ phận khác thường được dùng tươi. Thu hái quanh năm (lá tốt nhất vào mùa xuân, quả vào mùa hạ). Phân tích trong rễ nhàu có chứa glucosid anthraquinonic gọi là moridin, có tinh thể màu vàng cam tan trong nước sôi. Ngoài ra còn có các chất moridon, moridadiol, acid rubichloric, soranjidiol, alizarinmethyl ether và rubiadin 1-methyl ether. Lá nhàu cũng có chứa chất moridin. Theo Đông y, rễ nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp. Thường dùng chữa cao huyết áp, nhức mỏi tay chân do phong thấp, đau lưng. Ngày dùng 20-40g rễ khô sắc uống. Có thể nấu thành cao 1:3, hoặc sao vàng rồi ngâm rượu.Quả nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trừ thấp nhiệt, điều kinh. Thường dùng để trợ tiêu hóa, chống táo bón, điều hòa kinh nguyệt, chữa bạch đới, băng huyết, phụ trợ chữa đái tháo đường, cao huyết áp. Ngoài ra còn chữa đau gân, ho cảm, lỵ. Người ta dùng quả nhàu chín chấm muối để ăn hoặc nướng chín để ăn. Quả nhàu non thái lát mỏng ngâm rượu, uống chữa phong thấp, đau lưng. Quả nhàu chín còn được ướp đường để lấy nước cốt. Cách làm như sau: quả nhàu 1kg, đường cát trắng 300g. Cho quả nhàu đã rửa thật sạch vào lọ thủy tinh, ủ thật chín, sau đó trôn đều với đường cát rồi đậy kín, để lâu khoảng 3 tuần. Lấy ra tán nhuyễn trên rây để lọc lấy nước cốt, đựng trong lọ sạch, bảo quản cẩn thận để dùng dần. Nếu bảo quản ở tủ lạnh càng tốt, phòng được nấm mốc làm hỏng nước thuốc. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng (thìa) canh, trước bữa ăn.Quả nhàu non (hoặc rễ nhàu) 600g, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, ngâm với 1 lít rượu tốt, sau 2-3 tuần là dùng được. Ngày uống 30-50ml trước bữa ăn. Chữa phong thấp, đau lưng, nhức mỏi tay chân.Lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, làm êm dịu và điều kinh. Thường dùng chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt, nấu canh để ăn bổ dưỡng. Dùng ngoài, rửa lá thật sạch, giã nát đắp giúp vết thương mau lành, vết loét, làm mau lên da non. Hoặc lấy dịch lá thấm vào vải gạc đắp chữa viêm khớp đau nhức. Ngày dùng 12-20g sắc uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.Vỏ cây nhàu có tác dụng trợ tiêu hóa, bổ khí huyết cho sản phụ. Liều dùng 8-12g/ngày, sắc uống. Lương y ĐINH CÔNG BẢY






NƯỚC CỐT TRÁI NHÀU MẬT ONG CÓ TÍNH NĂNG ĐỘC ĐÁO
QUỲNH DUNG
. Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều loại sản phẩm mới về mặt hàng nước giải khát, nào là sâm dứa, trà sâm, sirô. Thế nhưng cần có một thức uống bổ dưỡng dùng để giải khát, mang nhiều tính năng tác dụng tăng cường sức khỏe nhưng vẫn giữ được khả năng hữu hiệu của phương thuốc dân gian mà không làm mất đi tính năng của nó.
Mới đây cơ sở Hương Thanh vừa nghiên cứu sản xuất thành công một thể loại thức uống giải khát mới: Nước cốt trái nhàu mật ong.
Nguyên liệu chính để sản xuất là: Nước cốt trái nhàu phối hợp với mật ong nguyên chất.
Đã từ lâu, cây nhàu đã được người dân Việt Nam biết đến và coi đó như là một phương thuốc dân gian dùng để cha các chứng bệnh đau mỏi, nhức lưng. Đến năm 1994 khi Viện đại học Hawai công bố công dụng của trái nhàu, thì ở Mỹ cây nhàu đã được trồng thành những đồn điền và khai thác triệt để và nó được coi như là một thần dược ở Mỹ. Theo tài liệu cho biết nước cốt trái nhàu chứa chất đường (Polysaccharide-rich-subtance) và một số hoạt chất khác, có hoạt tính ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh ung thư, chống ung thư phổi; chống khối u mẫu màng bụng; trị đau nhức; tiểu đường; huyết áp cao; trị táo bón; trị nghẽn ruột. Rễ cây nhàu sắc uống trị đau lưng, trị các vết thương lở loét, nhiễm trùng; sốt kiết lî, trị bệnh gan v.v. ngoài ra còn là thần dược của phái nữ, làm tăng sắc đẹp cho da, chống lão hóa da và tăng tuổi thọ.
Tháng 8 vừa qua, tại hội chợ triển lãm chất lượng hội nhập lần I do Tổng cục đo lường chất lượng phối hợp tổ chức, sau khi tham gia dự thi chất lượng sản phẩm, nước cốt trái nhàu đã được trao cúp vàng chất lượng về sản phẩm.
Trong một thời gian ngắn sau khi sản phẩm được bán ra thị trường đã được người tiêu dùng chấp nhận và nhiều ý kiến cho biết nước cốt trái nhàu - mật ong có tác dụng giải khát, tăng cường sức khỏe, an toàn cho người sử dụng. Qua thử nghiệm sử dụng ở nhiều người thấy: hương vị phù hợp, không gây mất ngủ, đặc biệt thích hợp cho những người làm việc ở ngoài trời nắng gắt, và làm việc căng thẳng quá sức, ngoài ra nó còn có tác dụng ngăn chặn sự lão hóa da, phục hồi những làn da bị sạm nắng một cách nhanh chóng, hạn chế ngăn chặn quá trình phát triển bệnh ung thư, kích thích miễn dịch để bảo vệ cơ thể.
Sản phẩm độc đáo này đã có mặt trên thị trường mang tên nước cốt trái nhàu - mật ong do cơ sở Hương Thanh sản xuất, địa chỉ liên hệ: 441/19/28 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường 1, Quận Gò Vấp, TPHCM.



Giới thiệu một số đơn thuốc từ nhàu:[/B]
1. Chữa huyết áp cao: rễ nhàu 30-40g/ngày, sắc uống thay nước chè, sau 2 tuần là có kết quả, sau đó giảm bớt liều, uống liên tục 2,3 tháng.[/B]
[/align]2. Nhức mỏi tay chân, đau lưng: quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml.
[/align]3. Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: lá nhàu tươi 3-6 lá tươi rửa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày.


SƯU TẦM


 

 

 

 

Thuốc quý trái nhàu

13/04/09 02:02 | Chủ đề: Chăm Sóc Sức Khoẻ | _PRINT | _CLOSEWIN


Trái nhàu.
Nhàu là cây được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta. Nhàu có tác dụng dược lý như: nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp...
Dân gian có kinh nghiệm dùng quả nhàu ăn với muối để giúp dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen suyễn, đau gân, đái đường. Các nghiên cứu còn phát hiện trong nhàu có nhiều chất selenium là một nguyên tố vi lượng có tác dụng kháng ung thư.
Ăn quả nhàu ngâm đường còn có tác dụng chữa bệnh đau nhức cơ. Bởi vì, bản thân quả nhàu có tác dụng làm êm dịu thần kinh giao cảm, chữa được đau gân, với người đau nhức cơ ăn quả nhàu ngâm đường là tốt và an toàn. Người bị đau bao tử (hang vị) ăn quả nhàu ngâm đường không có gì hại cả vì quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, sẽ giúp bạn lợi đại tiện nên có lợi cho người bệnh.
Chưa có nghiên cứu về lượng dùng quả nhàu cụ thể để chữa bệnh, song các nghiên cứu cho thấy nhàu không độc khi ăn, nên nếu có ăn nhiều cũng không sợ ngộ độc. Quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ, vì thế nên ăn sau bữa ăn (lúc no), không nên dùng khi còn đói có thể gây cồn cào ruột. Nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày trung bình 20 - 40g cho 2 lần. {-BM-}




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét