THÁNH GIUSE THỢ (1.5)
THÁNH GIUSE THỢ (1.5)
(Mt 13, 54-58)
Một cha giáo lớn tuổi có lần chia sẻ với anh em chúng tôi trong lớp thế này: “Các thầy bây giờ sung sướng hơn chúng tôi ngày xưa rất nhiều; thay vì phải chạy đến chiếc tivi, chiếc đầu máy để bật tắt hay chuyển kênh, thì bây giờ chỉ cần ngồi một chỗ với chiếc remote; thay vì phải đi đến với người khác thì giờ đây chỉ cần alô; thay vì phải vào thư viện, vào nhà sách để tra cứu tìm tòi, thì chỉ cần ngồi tại chỗ với chiếc máy tính, gõ mấy chữ vào trang google,…”; rồi ngài nói vui: “Nhìn thấy những sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tôi khám phá ra một nhân đức mới; nhờ nhân đức này mà các thầy có được những tiện nghi như hôm nay, đó là NHÂN ĐỨC LƯỜI”. Thế là cả lớp có một trận cười.
Tôi nhận thấy lời cha giáo cũng phần nào có lý. Lẽ dĩ nhiên, những tiến bộ, phát minh mới của khoa học kỹ thuật chỉ nhằm mục đích chính là phục vụ cho đời sống con người; nhưng rồi con người lại lạm dụng quá mức, chỉ đi tìm một cuộc sống dễ dãi, một cuộc sống hưởng thụ, mà không biết trân trọng công lao khó nhọc của những bàn tay con người; và thế là họ đánh mất hết ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. Tệ hại hơn, có khi họ trở thành nô lệ cho những phương tiện, những máy móc.
(Mt 13, 54-58)
Một cha giáo lớn tuổi có lần chia sẻ với anh em chúng tôi trong lớp thế này: “Các thầy bây giờ sung sướng hơn chúng tôi ngày xưa rất nhiều; thay vì phải chạy đến chiếc tivi, chiếc đầu máy để bật tắt hay chuyển kênh, thì bây giờ chỉ cần ngồi một chỗ với chiếc remote; thay vì phải đi đến với người khác thì giờ đây chỉ cần alô; thay vì phải vào thư viện, vào nhà sách để tra cứu tìm tòi, thì chỉ cần ngồi tại chỗ với chiếc máy tính, gõ mấy chữ vào trang google,…”; rồi ngài nói vui: “Nhìn thấy những sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tôi khám phá ra một nhân đức mới; nhờ nhân đức này mà các thầy có được những tiện nghi như hôm nay, đó là NHÂN ĐỨC LƯỜI”. Thế là cả lớp có một trận cười.
Tôi nhận thấy lời cha giáo cũng phần nào có lý. Lẽ dĩ nhiên, những tiến bộ, phát minh mới của khoa học kỹ thuật chỉ nhằm mục đích chính là phục vụ cho đời sống con người; nhưng rồi con người lại lạm dụng quá mức, chỉ đi tìm một cuộc sống dễ dãi, một cuộc sống hưởng thụ, mà không biết trân trọng công lao khó nhọc của những bàn tay con người; và thế là họ đánh mất hết ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. Tệ hại hơn, có khi họ trở thành nô lệ cho những phương tiện, những máy móc.
Trong thời Khổng Tử – khoảng ba ngàn năm trước – một lần Khổng Tử đến thăm ngôi làng nọ. Trong vườn, ông gặp một lão già cùng cậu con trai đang lấy nước dưới giếng lên. Đối với ông già, việc lấy nước rất là mệt nhọc dù đã có người con giúp đỡ. Mà ông thì đã quá già. Khổng Tử lấy làm lạ vì ông già này không biết rằng giờ đây người ta dùng trâu hoặc ngựa để kéo nước thay cho người. Ông già vẫn đang tự kéo nước lấy. Ông vẫn còn dùng cách cũ!
Vì thế Không Tử đến gần ông già và nói: “Ông bạn! Ông không biết có một sáng kiến mới ư? Người ta dùng trâu hoặc ngựa để mà kéo nước. Tại sao ông vẫn tự mình làm?”.
Ông già trả lời: “Hãy nói nhỏ thôi, nói nhỏ thôi! Đối với tôi, dù bạn nói gì cũng không thành vấn đề, nhưng tôi sợ con trai tôi nghe thấy”.
Khổng Tử hỏi: “Thế nghĩa là gì?”
Ông già trả lời: “Tôi biết những sáng kiến ấy, nhưng mọi người sáng kiến như thế sẽ đưa con người tách biệt khỏi lao động. Tôi không muốn con tôi tách khỏi lao động; bởi ngày mà nó bị tách biệt khỏi lao động, nó sẽ bị tách biệt khỏi chính cuộc sống”.
Cuộc sống và lao động là đồng nghĩa. Cuộc sống và lao động có cùng một ý nghĩa. Nhưng dần dần, con người bắt đầu cho rằng ai mà không phải lao động thể lực nhiều là người may mắn, còn những ai phải lao động nhiều là kém may mắn. Vì lẽ đó mà có những người suốt ngày chỉ ăn rồi ở không trong khi những người khác phải lao động vất vả suốt cả ngày.
Lao động dù là chân tay hay trí óc thì cũng mang cùng một ý nghĩa; khi con người sử dụng thân xác và trí óc của mình để lao động, họ hiện thực chính cuộc sống của mình, phát triển nhân vị và làm cho cuộc sống có giá trị ở giữa trần gian. Thánh Giuse là một con người bình thường được nhắc tới với một chút khinh thường là “bác thợ mộc” lại là gương mẫu cho mọi Kitô hữu và cách riêng cho những người sống nghề lao động chân tay. Đức Giáo Hoàng Piô XII đã xác định lễ thánh Giuse Thợ vào ngày 1.5. 1955 như là một nhắc nhở cho chúng ta ý thức về giá trị của lao động và những người lao động. Chính Thánh Giuse đã lao động bằng đôi tay mình để nuôi sống gia đình Thánh Gia. Hơn nữa, Đức Giáo Hoàng cũng muốn cho chúng ta ý thức rằng, bất cứ một sự lao động chân chính nào cũng là một cộng tác đáng quý vào công việc sáng tạo của Thiên Chúa.
Đức Hồng Y Carlos Martini nói: “Chúng ta là thành quả của việc lao công của Thiên Chúa. Thiên Chúa làm việc vì chúng ta, và tiếp tục làm như vậy. Chúng ta được trao cho trách nhiệm để làm y như thế. Bổn phận của chúng ta là hãy làm như Thiên Chúa đã làm, làm việc trong tình yêu và niềm vui”.
Lời của Đức Hồng Y cũng là lời nhắc nhớ cho mỗi người chúng ta. Cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta ý thức hơn trong mọi công việc mình làm, để qua mọi việc chúng ta làm dù là chân tay hay là trí óc, chúng ta đều làm vì sáng danh Chúa. Amen!.
Lời của Đức Hồng Y cũng là lời nhắc nhớ cho mỗi người chúng ta. Cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta ý thức hơn trong mọi công việc mình làm, để qua mọi việc chúng ta làm dù là chân tay hay là trí óc, chúng ta đều làm vì sáng danh Chúa. Amen!.
*Bài viết của thầy Lovely Priest
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét