Ngày 07-01: Thánh Raymundo Penyafort, linh mục
Thánh
Raymundo chào đời năm 1175 trong một gia đình hiệp sĩ tại lâu đài
Penyafort ở California. Không chiều theo cuộc sống dễ dãi, Ngài đã dành
trọn nỗ lực tuổi trẻ vào việc học hành và thực tập các nhân đức. Mới 20
tuổi, Ngài đã giữ ghế triết tại đại học Barcelona. Nhưng vì tinh thần
hiếu học và muốn giúp ích cho Giáo Hội đắc lực hơn, năm 30 tuổi, Ngài
qua Italia để tiếp tục học luật tại Bologna. Tại đây Ngài đã tốt nghiệp
tiến sĩ và thành công trong nghề luật sư, lại còn giảng dạy tại chính
đại học Bologna trong ba năm. Nhiều nhà quí phái và bậc thứ giả tìm đến
với Ngài. Tận tụy hướng dẫn họ, Ngài chỉ mong cho họ tiến bộ. Nếu có bị
ép để nhận một ít thù lao nào, Ngài cũng đem phân phát cho người nghèo.
Năm 1249, Đức Giám mục địa phận
Bacelona mời Ngài về giúp việc địa phận. Nhưng lúc 48 tuổi, thánh nhân
đã trốn mọi danh vọng và xin gia nhập dòng Đa Minh, Ngài chỉ ao ước được
trao phó cho những công việc thấp hèn nhất. Nếu được tán thưởng, Ngài
liền xin bề trên cho được làm việc đền tội. Tuy nhiên việc đền tội Ngài
không mong mỏi chút nào, là việc nhà dòng trao cho Ngài trách nhiệm viết
một tác phẩm về các vấn đề lương tâm để hướng dẫn các cha giải tội. Tác
phẩm này cho tới ngày nay vẫn còn danh tiếng.
Năm 1230, Đức Giáo Hoàng
Gregorio IX cảm kích những thành quả do thánh Raymundo mang lại, đã mời
làm cha giải tội cho mình, đồng thời chọn Ngài làm Tổng Giám mục thành
Tarragona. Nhưng danh dự này đã khiến thánh nhân, khi nghe tin, lên cơn
sốt liền trong vòng ba ngày, Ngài đã xin các Đức Hồng y can thiệp cho
mình khỏi lãnh nhận danh dự và gánh nặng này. Cuối cùng Đức Giáo Hoàng
đành chấp thuận. Năm năm làm việc tại giáo triều, Đức Giáo Hoàng đã ủy
thác cho thánh nhân thu thập các sắc lệnh của các Đức Giáo Hoàng và các
công đồng thánh nhân đã gom góp vào năm cuốn sách và được phê chuẩn năm
1234. Ngoài việc chu toàn các nghĩa vụ được trao phó, Ngài còn theo đuổi
một nếp sống nhiệm nhặt, khiến Ngài lâm trọng bệnh. Thánh nhân liền
khẩn nài cho mình được trở về với nếp sống tu sĩ bình thường.
Từ khước mọi đặc ân thánh nhân
rời khỏi Roma trở về Barcelona. Trên chuyến tàu Ngài gặp một người lâm
bệnh nặng không còn nói năng gì được. Cầu nguyện và xin mọi người cầu
nguyện cho ông, thánh nhân hỏi ông có muốn xưng tội không? Bệnh nhân
bỗng nói được. Ông ta đã xưng tội rồi tắt thở.
Tại Barcelona, thánh nhân trở lại đời sống sám hối rất gương mẫu. Hàng ngày Ngài vẫn xưng tội rước khi dâng lễ. Ngài nói:
- “Những ngày bị ngăn trở không xưng tội được, đối với tôi là những tang chế u sầu”.
- “Những ngày bị ngăn trở không xưng tội được, đối với tôi là những tang chế u sầu”.
Năm 1238, Ngài được bầu làm bề
trên tổng quyền thứ ba của dòng Đa Minh. Suốt hai năm làm bề trên, Ngài
đã đi bộ đến thăm viếng mỗi tỉnh dòng để hun nóng lòng nhiệt thành của
các tu sĩ. Hai năm sau Ngài xin từ chức vì tuổi già sức yếu.
Tuy nhiên trong tuổi già yếu,
Ngài vẫn góp phần xây dựng cho tổ quốc. Ngài đã viết thư yêu cầu thánh
Tôma viết một bộ sách để chống lại bọn lạc giáo, như vua Giacôbê yêu
cầu. Thánh Tôma đã nhận lời và viết bộ sách “Summa Contra Ghentiles” Dù
được nhà vua quí mến chiều chuộng, nhưng thánh nhân không ngại cảnh cáo
ông ta. Một lần kia, trong cuộc chinh phục đảo Maiorqua. Vua mời thánh
nhân cùng đi. Thánh nhân nhận lời với ước vọng giảng thuyết để phá đổ
những sai lầm tại đó. Nhưng tới nơi, Ngài khá phá ra rằng nhà vua đang
phá hoại tổ chức bằng cuộc sống tội lỗi của mình. Ngài can ngăn nhưng
nhà vua không giữ lời hứa. Thánh nhân liền tuyên cáo:
- Vì Ngài không bỏ đường tội lỗi nên tôi sẽ bỏ đi.
- Vì Ngài không bỏ đường tội lỗi nên tôi sẽ bỏ đi.
Hoảng hốt, nhà vua ra lệnh mọi
tàu thuyền không được phép chở Ngài. Tương truyên rằng: thánh nhân đã
nói với một tu sĩ đi theo Ngài rằng:
- Một vua trần thế cản đường, thì vua trên trời sẽ mở lối cho chúng ta đi.
- Một vua trần thế cản đường, thì vua trên trời sẽ mở lối cho chúng ta đi.
Nói rồi, Ngài cởi áo ngoài trải
ra trên mặt biển, cắm cây gậy làm cột và cuốn một góc làm buồm. Ngài
mời thầy dòng lên “Tàu” nhưng ông không dám. Thế là một mình Ngài đáp
“tàu” hồi hương. Vài giờ sau thánh nhân tới bến và Ngài vội vàng cuốn áo
thẳng về nhà dòng để tránh tiếng hoan hô của dân chúng. Phép lạ này đã
trở thành sức mạnh cải hóa nhà vua, đưa ông trở lại với lương tâm và quê
hương mình.
Về già, thánh Raymundo đã chịu
nhiều cơn đau yếu, nhưng lòng nhiệt thành của Ngài vẫn bốc cháy không
ngừng. Ngày 6 tháng giêng năm 1275, Ngài đã từ giã cõi thế là nơi mà
Ngài đã hiến trọn đời phụng vụ Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét