Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

Trích sách GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN CỦA CHIẾN TRANH VN

 Trích sách GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN CỦA CHIẾN TRANH VN

tác giả : Bùi Anh Trinh
Năm 1965, ngày 14-11, lúc 8 giờ sáng, Tiểu đoàn 5/2 thuộc Lữ đoàn 3 Không vận HK đổ 2 đại đội xuống một vị trí phía Nam sông Ia Drang và ở phía Đông của ngọn núi Chư Pong để thiết lập căn cứ pháo binh gồm 1 pháo đội (6 khẩu đại bác 105 ly) yểm trợ cho CUỘC HÀNH QUÂN TẤN CÔNG 3 trung đoàn CSVN tại khu vực 2 bên bờ sông Ia Drang. ( Phía HK đặt tên cho vị trí này là Albany, trong khi phía CSVN gọi theo tên địa phương là làng Quynh Kla )
Lúc 12 giờ trưa, 2 đại đội của Tiểu đoàn 1/7 thuộc Lữ đoàn 3 Khinh kỵ HK đổ quân xuống một bãi đáp được đặt tên là bãi X Ray ( Phía CSVN gọi là làng Mùi ); ngay dưới chân núi Chư Pong, phía Nam sông Ia Drang.
-Một đại đội trụ lại bãi đáp
-một đại đội bung ra lục soát xung quanh bãi đổ quân.
HỌ KHÔNG NGỜ cách bãi X Ray 1 Km là khu vực trú quân của Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 66, tức là Trung đoàn mới từ ngoài Bắc vào.
Lúc 12giờ 45, quân HK bắt đầu chạm súng với Tiểu đoàn 9 CSVN. Trận chiến trở nên mãnh liệt vào lúc 13 giờ 30.
Thêm 2 đại đội còn lại của Tiểu đoàn 1/7 Không vận HK được đổ xuống bãi đáp X Ray. Tiểu đoàn do Trung tá Harold G.Moore chỉ huy.
Lúc 17 giờ 40, Tiểu đoàn 9 CSVN hoàn toàn tan rã, quân HK thu lại xung quanh bãi X Ray để phòng thủ qua đêm.
Lúc 18 giờ, đổ bộ thêm 1 đại đội của Tiểu đoàn 2/7 Khinh kỵ HK.
Khi nghe tiếng súng giao tranh của quân HK với Tiểu đoàn 9 CSVN, chính ủy của Trung đoàn 66 là Lã Ngọc Châu dẫn người từ Bộ chỉ huy Trung đoàn đến quan sát nơi chạm súng, nhưng khi đến nơi chỉ thấy tàn quân của Tiểu đoàn 9 đang chạy tán loạn.
Chiều tối, CHÍNH ỦY LÃ NGỌC CHÂU tập họp Tiểu đoàn 7 của Trung đoàn 66 ra lệnh chuẩn bị tấn công vào vị trí đóng quân của quân HK, hẹn nhau sẽ tấn công vào lúc 2 giờ sáng. Lúc này Tiểu đoàn chỉ có 2 đại đội, còn Đại đội 3 bận đi vác gạo chưa về.
Tuy nhiên CHÍNH ỦY LÃ NGỌC CHÂU vẫn mạnh dạn dẫn quân đi vì ông được các binh sĩ của Tiểu đoàn 9 tản lạc trong trận chiến ban trưa cho biết địch chỉ có khoảng 2 đại đội.
CHÍNH ỦY LÃ NGỌC CHÂU KHÔNG NGỜ là lúc đó, lực lượng HK có tới 5 đại đội, và đã hoàn thành xong công sự chiến đấu.
❤️Ngày 15-11,
Lúc 5 giờ sáng, 2 đại đội quân CSVN mới tập trung đầy đủ trước phòng tuyến của quân HK.
Vì ỷ y quân HK chỉ có 2 đại đội, mà 1 đại đội đã bị Tiểu đoàn 9 tiêu diệt ngày hôm qua cho nên Trung đoàn trưởng 66 CSVN RA LỆNH TẤN CÔNG.
-Lúc 7 giờ 30, quân CSVN tiến sát các vị trí phòng ngự của quân HK và ĐÁNH CẬN CHIẾN ( Đánh bằng báng súng và lưỡi lê. Phía CSVN gọi là “đánh gần”).
-Lúc 8 giờ 15, sau 45 phút giao tranh, quân CSVN tháo giản vòng vây, để lại xác chết và vũ khí la liệt trên chiến trường. ( THEO HỒI KÝ của THƯỢNG TƯỚNG CSVN ĐẶNG VŨ HIỆP, trang 89, thì sau 45 phút giao tranh, Trung đoàn trưởng 66 ra lệnh lui quân để chuẩn bị cho trận đánh khác. Nhưng thực ra là cả 2 đại đội CSVN tan tành vì quân HK có tới 5 đại đội và họ đang ở vị thế phòng thủ, bố trí hầm hố cá nhân với đội hình chiến đấu. Nếu muốn tấn công được họ thì ít nhất cần phải có quân số gấp 3, nghĩa là 15 đại đội ).
-Lúc 9 giờ 10, HK ĐỔ THÊM 1 đại đội thuộc Tiểu đoàn 2/7 Không vận.
-Lúc 3 giờ 10, hai đại đội thuộc Tiểu đoàn 2/5 HK từ bãi đáp Victor DI CHUYỂN BỘ sang bãi X Ray và GIẢI TỎA cho 1 trung đội tiền tiêu của Tiểu đoàn 1/7 HK đang BỊ CÔ LẬP. Tối hôm đó cả 8 đại đội HK gom lại phòng thủ đêm chung quanh bãi X Ray.
-Lúc 5 giờ 30 chiều, Bộ chỉ huy tiền phương của Mặt trận Tây Nguyên CSVN cho gom thành phần còn lại của Tiểu đoàn 7, gồm có Đại đội 3 trên đường đi vác gạo trở về và 1 trung đội còn lại của Đại đội 1 đang bám chiến trường. Sau đó Bộ chỉ huy tiền phương của CSVN quyết định sử dụng thành phần này để tái tấn công quân HK trong đêm (sic).
* Chú giải : Theo hồi ký của THƯỢNG TƯỚNG CSVN ĐẶNG VŨ HIỆP các binh sĩ thuộc Đại đội 3 rất náo nức đánh Mỹ sau khi nghe chính trị viên đại đội thuyết phục : “Chính trị viên Chẩn nói : – Đại đội 2 và Đại đội 1 của Tiểu đoàn ta sáng nay đã đánh một trận xuất sắc, diệt gọn 1 đại đội, đánh thiệt hại 1 đại đội khác. Nhiều đồng chí diệt được 5 tới 7 tên Mỹ, đạt danh hiệu DŨNG SĨ DIỆT MỸ Quân Mỹ không có gì đáng sợ, đại đội ta quyết tâm thi đua với Đại đội 2 và Đại đội 1, diệt gọn đại đội Mỹ trong trận này. Nghe chính trị viên thông báo tình hình chiến đấu của đơn vị bạn, cán bộ, chiến sĩ Đại đội 3 rất náo nức lập công”.(trang 90-91).
THƯỢNG TƯỚNG CSVN ĐẶNG VŨ HIỆP đã VÔ TÌNH THÚ NHẬN trước lịch sử rằng CÁC ÔNG ĐÃ BỊP người chiến sĩ CSVN để xô họ vào chỗ chết. Trong khi quân Mỹ có tới 8 đại đội, đã tiêu diệt Tiểu đoàn 9 và Tiểu đoàn 7 CSVN trong vòng 24 giờ qua. Thế mà nay CÁC ÔNG GIẤU CHUYỆN 2 tiểu đoàn đã chết hết mà đi nói xạo với binh lính của đại đội duy nhất còn lại rằng các đơn vị khác đã thành công vẻ vang và đã được đưa về tuyến sau nghỉ ngơi, NAY THÌ TỚI PHIÊN HỌ Quả là vô nhân đạo đến như thế là cùng.
❤️Ngày 16-11,
-Lúc 4 giờ sáng, 1 trung đội CSVN xung phong tấn công hướng Đông Nam khu vực phòng thủ của quân HK nhưng bị tiêu diệt. Pháo binh và trực thăng võ trang rải đạn xung quanh các đơn vị HK.
-Lúc 4 giờ 32, 1 trung đội khác tấn công ở hướng khác nhưng cũng bị tiêu diệt.
-Lúc 5 giờ, 1 trung đội CSVN tấn công ở hướng Tây Nam nhưng bị đẩy lui.
-Lúc 6 giờ 27, trung đội CSVN cuối cùng tấn công vào bộ chỉ huy quân HK nhưng bị tiêu diệt.
-Lúc 8 giờ 10, chiến trường im tiếng súng, quân HK bung ra lục soát chiến địa, đếm được 634 xác CSVN trong khu vực giao tranh 48 giờ qua, bắt sống 6.
TỔNG KẾT 2 NGÀY GIAO CHIẾN
Tiểu đoàn 1/7 Khinh kỵ HK :
-bị chết 79 người
-bị thương 125.
Đây là trận chiến nhiều thương vong nhất của quân đội HK trong suốt cuộc chiến Việt Nam. Riêng đại đội pháo binh Hoa Kỳ tại bãi Albany đã bắn 4.000 quả đạn 105 ly để yểm trợ cho Tiểu đoàn 1/7.
-Lúc 10 giờ 40, Tiểu đoàn 1/7 HK rút khỏi bãi X Ray, Hai tiểu đoàn 2/7 và 2/5 thay thế, tiếp tục cuộc hành quân.
-Buổi chiều, một trực thăng HK bị bắn rơi tại bãi đáp Albany.
-Cũng trong buổi chiều, Bộ chỉ huy tiền phương của Mặt trận B.3 CSVN ra lệnh cho Tiểu đoàn 8 là tiểu đoàn còn lại của Trung đoàn 66 di chuyển đến khu vực bãi X Ray mà Chủ nhiệm chính trị Đặng Vũ Hiệp và các sĩ quan tham mưu của ông đinh ninh rằng chỉ có 1 tiểu đoàn HK sau khi bị đánh tơi tả đang co cụm ở đó.
NGUYÊN VĂN của lệnh điều động Tiểu đoàn 8 CSVN do CHÍNH ỦY LÃ NGỌC CHÂU viết tay : “Gửi đồng chí Lê Xuân Phôi. Hai ngày qua Tiểu đoàn 9 và Tiểu đoàn 7 đã chiến đấu rất giỏi diệt gọn 2 đại đội, đánh thiệt hại 2 đại đội tinh nhuệ nhất của Mỹ. Hiện nay quân Mỹ đang hoang mang giao động mạnh. Đồng chí cho tiểu đoàn hành quân gấp về trung đoàn. Trong quá trình hành quân tiểu đoàn phải sẵn sàng đánh địch, vì các đồng chí rất có thể gặp Mỹ.” ( Đặng Vũ Hiệp, Ký ức Tây Nguyên, trang 94 ).
TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG LÊ XUÂN PHÔI
nhận được lệnh cứ tưởng tiểu đoàn 7 và tiều đoàn 9 đang nghỉ ngơi ăn mừng chiến thắng ở tuyến sau. Ông không ngờ là 2 tiểu đoàn đã bị diệt sạch. Còn quân Mỹ thì không phải là 2 đại đội đang hoang mang mà là 2 tiểu đoàn với quân số và vũ khí đầy đủ (sic).
Tiểu đoàn 8 CSVN di quân trong đêm với đội hình chân vạc: Đại đội 7 và Đại đội 6 đi bên cánh phải của bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Đại đội 5 đi sau BCH/Tiểu đoàn. Đại đội 8 là đại đội súng nặng (đại liên và súng cối) cùng với Đại đội phòng không đi sau chót.
❤️Ngày 17-11,
-Lúc 4 giờ sáng, hai tiểu đoàn Hoa Kỳ được lệnh rời bãi X Ray để cho B.52 THẢ BOM. Tiểu đoàn 2/7 di chuyển về hướng Bắc và Tiểu đoàn 2/5 di chuyển về hướng Tây Bắc để cùng về bãi đáp Albany. Các cánh quân của Hoa Kỳ di chuyển dưới sự hướng dẫn của máy bay quan sát L.19
-Lúc 4giờ 30, trong đêm, toán quân đi đầu của Tiểu đoàn 8 CSVN phát hiện một toán thám báo của Tiểu đoàn 2/7 HK đang di chuyển ngược chiều. TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG LÊ XUÂN PHÔI cho lệnh dừng quân bố trí tại một suối cạn để chờ địch. Tại đây có thêm 1 đại đội của Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 33 CSVN đang đóng quân. ( Trung đoàn 33 đã bị tổn thất 40% quân số sau trận bao vây Pleime, chỉ có Tiểu đoàn 1 là còn nguyên vẹn ).
-Lúc 10 giờ, máy bay B.52 thả bom khu vực bãi X Ray. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 CSVN là Lê Xuân Phôi cho lệnh tiếp tục di chuyển về phía bãi X Ray.
-Lúc 12 giờ, máy bay L.19 hướng dẫn lộ trình cho Tiểu đoàn 2/7 không vận HK phát hiện Tiểu đoàn 8 CSVN đang di chuyển ngược chiều. Tiểu đoàn 2/7 HK dừng quân bố trí, pháo binh và phi cơ của HK rải bom đạn phía trước mặt Tiểu đoàn 2/7 HK. Sau khi dứt bom, Tiểu đoàn 2/7 HK xung phong thanh toán chiến trường.
-Đến 3 giờ chiều ngớt tiếng súng, quân HK đếm được 406 xác CSVN, thu 112 vũ khí cá nhân. Tài liệu của HK không nói rõ số thương vong của phía HK. Còn theo hồi ký của Tướng Đặng Vũ Hiệp thì lúc đó quân Hoa Kỳ (Tiểu đoàn 1/7) có khoảng 400 người nhưng chỉ còn vài chục người thoát chết. Đây là ước đoán của Đặng Vũ Hiệp SAU NHIỀU LẦN PHÓNG ĐẠI qua lời kể của các binh sĩ CSVN sống sót. Thực ra lúc đó Tiểu đoàn 1/7 đã được trực thăng bốc về hậu cứ và đổ tiểu đoàn 2/7 xuống thay thế, sau đó lại thêm Tiểu đoàn 2/5. Cả hai tiểu đoàn còn nguyên vẹn, khoảng 1.500 người. Trong khi đó các chiến sĩ của Tiểu đoàn 8 CSVN vẫn đinh ninh rằng quân HK chỉ còn 400 tàn quân đang mất tinh thần ( Theo như lời nói phỉnh của chính ủy Lã Ngọc Châu trong lệnh điều quân ).
-Lúc 10 giờ đêm, chiến trường hoàn toàn ngưng tiếng súng, hai tiểu đoàn HK về tới bãi đáp Albany. Sau đó B.52 thả bom tiêu hủy một khu vực 20 dặm vuông quanh vùng núi Chư Pong và sông Ia Drang.
-Trong buổi chiều ngày 17-11, Bộ tư lệnh Quân khu 2 VNCH và Sư đoàn 1 Không vận HK quyết định đưa lực lượng trừ bị là 5 tiểu đoàn Nhảy dù VNCH vào vòng chiến THAY THẾ cho lực lượng hành quân của HK. Không quân HK trực thăng vận súng đại bác xuống bãi đáp Crooks để chuẩn bị yểm trợ cho cuộc hành quân của LỮ ĐOÀN DÙ VNCH.
SỰ THẬT về trận Ia Drang 2 với quân đội VNCH
❤️ Ngày 18-11,
lúc sáng sớm, 5 tiểu đoàn Nhảy dù của VNCH được đổ xuống phi trường Pleiku, do TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG chỉ huy. Trung tá Trưởng đang là Tham mưu trưởng của Lữ đoàn Nhảy dù VNCH. 5 tiểu đoàn được chia thành 2 chiến đoàn: Chiến đoàn 1 gồm các tiểu đoàn 3,5,6; và Chiến đoàn 2 gồm các tiểu đoàn 7,8.
💚 Buổi sáng, Đại tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Quân khu 2 VNCH, thuyết trình hành quân cho ban tham mưu của TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG về cuộc hành quân mang tên Thần Phong 7; mục đích của cuộc hành quân là truy kích 2 tiểu đoàn CSVN thuộc Trung đoàn 32 còn lẩn quẩn trong vùng thung lũng Ia Drang. TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG chọn Thiếu tá Schwarzkopf làm cố vấn cho Lữ đoàn Dù trong cuộc hành quân Thần phong 7.
Thiếu tá Schwarzkopf đang phục vụ trong đoàn cố vấn của Quân khu 2 VNCH, đã từng “đụng chạm” với Tướng Vĩnh Lộc trong trận Đức Cơ .
(Sau này Schwarzkopft là Đại tướng Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại chiến trường Vùng Vịnh năm 1990 ).
💚 Lúc 3 giờ chiều
-Chiến đoàn 1 Nhảy dù được trực thăng vận đến một bãi đáp ở phía Bắc sông Ia Drang.
-Tiều đoàn 3 Dù tiến về hướng Tây để đến làng Plei The.
-Tiểu đoàn 6 Dù tiến song song với Tiểu đoàn 3 nhưng hơi chếch về hướng Nam để đến làng Plei Leo.
💚 Lúc chiều tối, TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG được báo cáo rằng có 1 tiểu đoàn CSVN đang bám theo Tiểu đoàn 3 Dù.
Đây là lối lẫn trốn hay nhất của quân CSVN, cứ bám theo sau lưng địch để không bao giờ bị địch bắt gặp mà cũng không bị phi pháo ( Thường thì phi pháo dọn đường phía trước trục tiến quân chứ không bao giờ bắn sau đuôi đoàn quân. Cho tới khi nào địch bắt đầu vòng trở về thì đơn vị CSVN sẽ rời hướng tiến của địch mà thoát khỏi khu vực hành quân ).
❤️Ngày 19-11
lúc 11 giờ, TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG ra lệnh cho
-Tiểu đoàn 3 Dù đi chậm lại
-trong khi Tiểu đoàn 6 Dù vựợt lên trước để chuẩn bị bãi phục kích tiểu đoàn CSVN đang bám theo Tiểu đoàn 3 Dù.
❤️Ngày 20-11,
-Lúc 2 giờ 40 trưa, tiểu đoàn CSVN lọt vào trận địa phục kích của Tiểu đoàn 6 Dù. Tiểu đoàn 3 quay trở lại tấn công chính diện trong khi Tiểu đoàn 6 tấn công ngang hông. Gần 200 quân CSVN bị giết, đây là Tiểu đoàn 365 thuộc Trung đoàn 32 CSVN.
-Buổi chiều, hai tiểu đoàn Dù tiếp tục lục soát, khám phá 3 trung tâm huấn luyện của CSVN, 1 kho quân cụ và 75 căn lán trại.
--Lúc 5 giờ 45 chiều, Tiểu đoàn 8 Dù được trực thăng vận đến một bãi đáp bên bờ Bắc sông Ia Drang, đối diện với ngọn núi Chư Pong ở bờ phía Nam. Chiến đoàn 1 Dù được lệnh di chuyển về hướng Nam để gặp Tiểu đoàn 8 Dù.
❤️Ngày 21-11,
Tiều đoàn 8 Dù vựợt sông Ia Drang để lập đầu cầu phía Nam sông Ia Drang.
❤️Ngày 22-11,
-Lúc 11 giờ sáng, Ban chỉ huy chiến đoàn 2 Dù và Tiểu đoàn 7 Dù được trực thăng vận đến địa điểm của Tiểu đoàn 8 bên bờ sông Ia Drang.
-Lúc 1giờ 50 trưa, Chiến đoàn 1 Dù gồm 3 tiểu đoàn đến bờ sông Ia Drang gặp Chiến đoàn 2.
-Buổi chiều 2 chiến đoàn Dù vượt sông, chiếm lĩnh đỉnh núi Chư Pong.
❤️ Ngày 23-11,
Toàn bộ 5 tiểu đoàn Dù chiếm lĩnh các cao điểm dưới triền núi Chư Pong, rải theo hướng từ Tây sang Đông, trên đoạn mặt núi hướng xuống sông Ia Drang. Tiểu đoàn 3 Dù đóng quân ở bìa phía Tây, và Tiều đoàn 5 Dù đóng quân ở bìa phía Đông
❤️Ngày 24-11,
-Lúc mờ sáng, TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG cho lệnh tiến quân từ triền núi đổ xuống sông Ia Drang, hai cánh quân bìa là Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 5 tiến xuống trước để hoàn thành hai nút chận hai đầu tại bờ sông phía Nam của sông Ia Drang. Trong khi đó Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 8 dàn hàng ngang từ Tây sang Đông tiến xuống đoạn giữa hai nút chận.
-Lúc 8 giờ 45 sáng, Tiểu đoàn 3 chạm địch ngay tại bờ sông, chiếm lĩnh trận địa, làm thành nút chận phía Tây của sông Ia Drang.
-Lúc 10 giờ 50 sáng, Tiểu đoàn 5 chạm địch tại bờ sông, chiếm lĩnh trận địa, làm thành nút chận phía Đông của sông Ia Drang.
Trung tá Lưỡng cho PHÁO BINH bắn dọn dọc theo bờ sông, khoảng giữa hai nút chận. Sau đó cho lệnh Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 8 tiến xuống bờ sông.
-Kết quả đếm được 65 xác CSVN, bắt sống 10, thu 58 súng. Cuộc hành quân chấm dứt chiều hôm đó.
Quân Dù vựợt sông trở về nghỉ đêm tại bờ phía Bắc sông Ia Drang và ra khỏi vùng hành quân vào sáng hôm sau.
* Chú giải :
TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG
Có thể nói trận Ia Drang 1 với Tiểu đoàn 1/7 Không vận Hoa Kỳ là trận đánh lớn nhất của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam
Bởi vì bị thương vong cao nhất :
(chết 79, bị thương 125 ).
Sau này người cựu chỉ huy Tiểu đoàn 1/7 là
Trung tướng Harold Moore đã viết một cuốn sách kể lại trận này với tựa đề “ We Were Soldiers Once.. and Young”. Và được dựng thành phim với tựa đề “We Were Soldiers” rất nổi tiếng.
Còn trận Ia Drang 2 với LỮ ĐOÀN DÙ VNCH cũng nổi tiếng sau khi Tướng Schwarzkopf viết hồi ký kể lại cuộc hành quân Ia Drang với một nhân vật mà ông RẤT KHÂM PHỤC là TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG người sau này trở thành Vị TƯỚNG TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 1 VNCH.
Cuốn sách phát hành năm 2002 với tựa đề “It Doesn’t Take a Hero”. Tướng Shwarzkopf viết :
"Chúng tôi đã đáp xuống phiá Bắc, và TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG ra lệnh cho các tiểu đoàn băng qua sông Ia Drang và đóng chốt dọc theo rặng núi Chu Prong với những sườn núi cao chạy hướng về phiá Nam.
Thật là HẤP DẪN quan sát cách hành quân. Đang khi chúng tôi lần bước, ông bỗng ngừng lại nghiên cứu bản đồ, và thĩnh thoảng ông lại chỉ ngón tay trên bản đồ và nói :
-"Tôi muốn anh cho nã pháo vào đây”.
Thoạt tiên tôi ngờ vực, nhưng vẫn cứ kêu gọi pháo binh bắn theo lời yêu cầu. Khi chúng tôi tới vùng đó, chúng tôi thấy xác địch nằm ngổn ngang.
Chỉ bằng cách hình dung địa thế và dựa vào 15 năm kinh nghiệm đánh giặc, ông chứng tỏ khả năng đặc biệt tiên đoán ý đồ địch.
Khi bộ chỉ huy lập trại đóng quân đêm đó. TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG mở bản đồ ra, châm một điếu thuốc, và phác họa kế hoạch chiến trận của mình. Khoảng rừng giữa vị trí chúng tôi đang đóng quân tại các sườn núi và con sông, Trưởng giải thích TẠO NÊN một hành lang thiên nhiên – con đường Bắc Quân thể nào cũng chui đầu vào. TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG nói :
-"Tảng sáng, chúng ta sẽ phái một tiểu đoàn tới địa điểm này, VỀ PHÍA PHẢI làm lực lượng nút chận giữa sườn núi và con sông. Vào khoảng 8 giờ sáng ngày mai, tiểu đoàn này sẽ đụng độ mạnh với địch quân. Tiếp đó tôi sẽ gửi một tiểu đoàn khác tới địa điểm này, VỀ PHÍA PHẢI Tiểu đoàn này sẽ chạm địch vào khoảng 11 giờ. Tôi muốn anh ra lệnh pháo binh sẵn sàng nã vào vùng này, về phiá trước mặt chúng ta, và rồi chúng ta sẽ TẤN CÔNG với tiểu đoàn THỨ BA và THỨ TƯ của chúng ta đánh xuống mạn sông”.
“Tôi chưa từng nghe thấy điều lạ lùng như vậy tại West Point. Tôi nghĩ bụng, “Cái gì mà 8 giờ rồi 11 giờ? Làm sao mà có thể hoạch định thời khóa biểu cho trận đánh như vậy được?”…
“Sau khi ban bố các lệnh tấn công, Trưởng ngồi nghiên cứu bản đồ với điếu thuốc lá trên môi. Chúng tôi duyệt đi duyệt lại kế hoạch thâu đêm, mường tượng mọi diễn tiến của trận đánh.
Khi trời hừng sáng, chúng tôi phái Tiểu Đoàn 3 tiến quân. Họ tới vị trí và, y như là, đúng 8 giờ sáng, họ gọi điện về báo cáo đụng địch mạnh.
TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG phái Tiểu Đoàn 5 tiến về hướng phải. Vào 11 giờ, họ báo cáo chạm địch mạnh. Đúng như Trưởng tiên đoán, trong khu rừng phía dưới chúng tôi, địch đụng đầu với Tiểu Đoàn 3 tại ven bờ và quyết định, “Tụi mình không thể thoát ngã này. Tụi mình sẽ lộn trở lui.” Quyết định này TRÁI NGUYÊN TẮC của thế tháo lui và lẩn tránh, tức là chọn con đường bất tiện nhất để giảm thiểu nguy cơ chạm trán với địch quân đang nằm chờ. Nếu chúng chọn leo rặng núi Chu Prong ra khỏi thung lũng thì có lẽ chúng thoát được nạn.
Trái lại, chúng đã lần theo thung lũng, đúng như TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG tiên đoán, và do đó bị chúng tôi đóng vào hộp. TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG nhìn tôi và nói, “Hãy cho nã pháo của anh.” Chúng tôi pháo nửa tiếng.
Tiếp đó Trưởng ra lệnh hai tiểu đoàn còn lại đánh xuống sườn đồi; súng ống khai hỏa rất nhiều trong khi chúng tôi theo đoàn quân tiến xuống.
Vào khoảng 1 giờ trưa TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG tuyên bố
-"Ô-kê, chúng ta dừng chân tại đây.”
TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG chọn một bãi quang xinh xắn, và chúng tôi ngồi xuống ăn trưa cùng với ban tham mưu! Đang ăn nửa chừng , Trưởng bỗng đặt bát đũa xuống và ra lệnh vào máy phát thanh.
-"Trung Tá làm gì vậy?” tôi hỏi.
TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG ra lệnh cho binh sĩ lục lạo chiến trường để thu lượm súng ống:
-"Chúng ta triệt hạ nhiều địch quân, những đứa thoát chết vứt bỏ lại súng ống khi tháo chạy.” -"Lạ nhỉ, Trưởng có nhìn thấy cái quái gì đâu! Mọi điều đều bị rừng cây che đậy."
Nhưng chúng tôi ở nán lại bãi quang trọn ngày còn lại, và quân lính ôm về từng bó súng ống chất thành đống trước mặt chúng tôi. Tôi khoái quá – chúng ta đã gặt hái một chiến công hiển hách! Nhưng TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG lại ngồi yên, thản nhiên hút thuốc”( Do Nguyễn Văn Tín trích dịch ).
Năm 2008, ông Nguyễn Văn Tín là em trai của Tướng Nguyễn Văn Hiếu đã đăng BÀI VIẾT: NÉT NGÂY NGÔ CỦA TƯỚNG SCHWARZ KOPF trong trận đánh LA Drang”.
Trong đó ÔNG TÍN cho rằng:
(1). TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG được các toán thám báo của Lực lượng đặc biệt VNCH chỉ điểm vị trí của CSVN cho nên ông Trưởng kêu pháo binh trúng ngay chóc chứ ông không thể nào “tiên tri” được vị trí có quân CSVN.
(2). TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG cũng được các toán thám báo của LLĐB/ VNCH báo cáo tình hình các đơn vị CSVN tại bờ sông cho nên TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG mới CHẶN ĐẦU CHẶN ĐUÔI, chứ ông không thể tiên tri họ ở đâu, tiến về hướng nào để mà chặn.
(3). TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG được thám báo của LLĐB cho biết có một tiểu đoàn CSVN bám theo Tiều đoàn 3 Dù, cho nên ông mới ra lệnh phục kích chứ ông không thể nào đánh hơi ra tiểu đoàn CSVN được.
(4). TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG được các toán thám báo LLĐB chỉ cho biết chỗ giấu vũ khí chứ làm sao ông ta đang ngồi ăn mà “đoán” ra ở đâu có vũ khí đựơc.
(5). TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG được Đại tá Nguyễn Văn Hiếu Tham mưu trưởng Quân Khu 2 ( Anh ông Tín ) chỉ huy phía sau, cho các thông tin cần thiết và cho các mệnh lệnh cần thiết chứ TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG mới từ Sài Gòn lên không thể “đánh hơi” thấy địch quân mà tiên đoán hay tính toán được.
RẤT TIẾC ÔNG NGUYỄN VĂN TÍN
-Không phải là một quân nhân
-Và cũng không phải là một sĩ quan tham mưu cho nên những suy đoán của ÔNG TÍN hoàn toàn sai trật so với tập quán hành quân trong quân đội.
Một định nghĩa đầu môi của sinh viên sĩ quan VNCH, và cả các nước khác trên thế giới, là: CHỈ HUY LÀ TIÊN LIỆU
Tất cả những hành động của Trung tá Ngô Quang Trưởng mà Schwarzkopf trông thấy được đều là do TIÊN LIỆU:
TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG từ Sài Gòn nhận được lệnh sẽ chỉ huy hành quân tại Tây Nguyên. Lẽ dĩ nhiên lúc nhận lệnh ông chẳng hề được biết ông sẽ chỉ huy hành quân ở khu vực nào trong thời gian nào và tình hình ra sao. Vì thế việc trước tiên sau khi ông bước chân xuống phi trường Pleiku là phải nhận được VĂN BẢN LỆNH HÀNH QUÂN do Quân Khu 2 thiết lập. Trong đó phải nói rõ
-khu vực hành quân nào
-tình hình giữa ta và địch ra sao
-nhiệm vụ của Lữ đoàn dù do TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG chỉ huy là gì.
-Đơn vị yểm trợ cho ông về truyền tin
-tiếp vận là đơn vị nào
-đơn vị yểm trợ pháo binh
-và không quân là đơn vị nào.
Và cuối cùng là mục Trung tá Trưởng sẽ CHỈ HUY TRỰC TIẾP các đơn vị tham dự hành quân, trong khu vực hành quân.
Kề từ khi ông nhận trong tay lệnh hành quân
Thì ông là ÔNG VUA của cuộc hành quân
không có một chỉ thị nào của cấp trên hay từ đằng sau được can thiệp vào các quyết định tại mặt trận do ông chỉ huy.
Do đó, nếu có một đơn vị tình báo của Lực lượng đặc biệt cùa VNCH hay Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ có mặt trong khu vực hành quân thì bắt buộc đơn vị đó phải được ghi rõ trong lệnh hành quân và đặt dưới quyền điều động của người chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân là TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG
ĐIỀU NẦY LÀ BẮT BUỘC bởi vì có thể các toán quân của ông Trưởng sẽ kêu pháo binh và máy bay oanh kích vào nơi nào mà họ nghi ngờ có địch, cho nên rất có thể họ sẽ bắn lầm vào vị trí của các TOÁN THÁM BÁO nếu các toán này không được ghi trong lệnh hành quân. Ngoài ra các đơn vị hành quân cũng có thể gặp và nổ súng vào các toán thám báo vì thám báo thường mặc áo quần và mang vũ khí của CSVN.
Một khi TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG nắm được lệnh hành quân bằng tiếng Việt với đầy đủ các tin tức cần thiết thì Thiếu tá cố vấn Schwarzkopf cũng nhận được một lệnh hành quân y như vậy nhưng bằng tiếng Anh. Các đơn vị pháo binh, không quân Hoa Kỳ cũng nhận được 1 lệnh hành quân, y như vậy. Và tất cả các đơn vị trưởng VNCH tham gia hành quân cũng nhận được lệnh hành quân đó.
Vì vậy nếu có một tin tức tình báo nào trong vùng hành quân đều phải báo về cho Bộ chỉ huy hành quân của TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG chứ không thể báo cho nơi nào khác, ngay cả tin tình báo có giá trị bậc nhất là tin của PHI CƠ QUAN SÁT cũng được báo thẳng xuống đất cho Trung tá Trưởng bằng máy vô tuyến. Và khi máy vô tuyến của TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG nhận được thì máy vô tuyến của Thiếu tá cố vấn Schwarzkopf cũng nhận được.
Do đó Thiếu tá Schwarzkopf biết hết mọi thông tin và mọi tính toán của TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG và TỪ ĐÓ ông mới suy ra tài năng điều quân của TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG.
Chính vì vậy mà ông khâm phục Trung tá Trưởng và viết vào sách.
Khi viết sách (năm 2002) thì Tướng Schwarzkopf đã nổi danh với cương vị Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1990. Năm đó ông đã đủ kinh nghiệm để tính toán suy nghĩ như Trung tá Trưởng, hoặc có thể còn hơn Trung tá Trưởng; nhưng ông ghi lại chỉ ĐỂ NÓI LÊN kinh nghiệm của ông đã được thu thập như thế nào. Chính tấm gương chỉ huy của TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG đã kích thích ông quyết tâm tìm hiểu và học hỏi để trở thành một người chỉ huy tài năng.
Những lời nhận xét không được đẹp của ông Tín về Tướng Schwarzkopf đã bị giới nghiên cứu quân sự chê trách bởi vì ông Tín đưa ra một phán đoán về vấn đề hành quân trong khi ông Tín chẳng biết gì về quân đội..
Thực ra những tính toán giống như ảo thuật của TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG không có gì thần bí cả. Mà có thể mọi sĩ quan chỉ huy xuất sắc đều làm được như Ngô Quang Trưởng :
💚 1.Bất cứ một tiểu đoàn quân chiến đấu nào cũng có :
-một trung đội thám báo
-và một tiểu đội tình báo.
Mỗi khi di chuyển trong vùng có địch thì :
-trung đội thám báo đi đầu và cách xa tiểu đoàn để MỞ ĐƯỜNG
-và tiểu đội tình báo đi chót, cũng cách xa tiểu đoàn để ĐỀ PHÒNG ĐỊCH BÁM THEO.
Trong trường hợp TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG gọi pháo binh bắn đúng vào nơi có địch có thể là do hai nguồn:
-Thứ nhất là thám báo của Tiểu đoàn đi đầu báo có địch xuất hiện hoặc nghi ngờ có địch.
-Và thứ hai là viên tiểu đoàn trưởng của Tiểu đoàn đi đầu nhìn vào địa thế mà nghi ngờ có địch nên xin tác xạ pháo binh ĐỂ DỌN ĐƯỜNG
Nhưng Thiếu tá Schwarzkop đi bên cạnh TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG mà không thấy máy truyền tin của ông báo một tin tức gì, chỉ thấy ông Trưởng nhìn bản đồ, nhìn địa thế, rồi gọi pháo binh. Như vậy cũng là rơi vào trường hợp thứ hai, nghĩa là thay vì ông tiểu đoàn trưởng nhìn địa thế mà xin pháo binh thì chính TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG nhìn địa thế mà gọi pháo binh.
Trường hợp này thì 50 ăn, 50 thua bởi vì có thể là có địch mà cũng có thể là không có địch. Nhưng người chỉ huy càng kinh nghiệm thì xác xuất “ăn” càng cao, có thể lên đến 75 hoặc 90%.
💚 2. Trong ngày 23-11-1965 TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG đứng trên sườn phía Bắc của núi Chư Pong mà nhìn về phía Bắc thì sông Ia Drang chảy ngang trước mặt TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG từ Đông sang Tây.
Trong khi đó tại chỗ Trung tá Trưởng đang đứng, đội quân của Lữ đoàn Dù đang dàn hàng ngang bên sườn Bắc của núi Chư Pong song song với sông Ia Drang, cũng từ Đông sang Tây, kéo dài 2 cây số.
Lúc đó Trung tá Trưởng biết rằng nếu đội quân của ông dàn hàng ngang tiến xuống thì các đơn vị CSVN sẽ bị lùa tới bờ sông, và khi đụng phải bờ sông thì họ sẽ chạy vẹt sang hai bên để thoát khỏi tầm truy kích của đoàn quân. Do đó ông dự tính sẽ cho hai cánh quân đi bìa tiến nhanh xuống trước rồi các cánh quân đi giữa mới từ từ tiến sau. Hai cánh quân bìa sẽ chiếm bờ sông trước và làm nút chận ở hai đầu để cho quân CSVN ở giữa không thế men theo sông mà thoát ra ở hai đầu.
Với ý đồ như vậy TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG nhìn địa hình và ước lượng :
-thời gian đội quân “bìa phía Tây” tới bờ sông là bao lâu
-và đội quân “bìa phía Đông” tời bờ sông là bao lâu
-sau đó ông cho lệnh khởi hành lúc mờ sáng, canh làm sao cho hai cánh quân đến bờ sông lúc trời sáng tỏ để có thể phát hiện các toán quân CSVN đang chạy trốn.
-Cánh quân bìa phía Tây là Tiểu đoàn 3 chạm bờ sông lúc 8 giờ 45 trong khi TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG phỏng chừng là 8 giờ.
-Và cánh quân bìa phía Tây là Tiểu đoàn 6 phải đi xa hơn cho nên tới bờ sông lúc 10 giờ 50 trong khi TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG phỏng chừng là 11 giờ.
Lúc 2 Tiểu đoàn Dù đến bờ sông là lúc quân CSVN hết đường chạy cho nên họ phải quay mặt lại mà nổ súng. Thời điểm chạm súng gần như hoàn toàn đúng với dự đoán của ông Trưởng, tức là dự đoán mỗi cánh quân đi bao lâu thì tới nơi. Đó là kinh nghiệm của người sĩ quan chỉ huy
Ngay trong trường võ bị, người sinh viên sĩ quan phải biết một tiểu đoàn, với 1 cấp số đạn và 3 ngày lương khô mà đi trong rừng rậm thì di chuyển trung bình bao nhiêu cây số một giờ, trên đồng bằng là bao nhiêu, trên đường lộ là bao nhiêu,…. Do đó tính toán thời điểm chạm địch của TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG chỉ đơn giản là tính toán thời gian di chuyển từ trên sườn núi đến bờ sông của mỗi cánh quân, không có gì là “quỷ khốc thần sầu” như ông Nguyễn Văn Tín đã nghĩ.
💚 3. Chuyện TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG dụ cho Tiểu đoàn CSVN lọt ổ phục kích cũng không có gì là lạ.
-Toán tình báo của Tiểu đoàn 3 phát hiện có địch bám theo phía sau lưng tiểu đoàn cho nên thông báo về Bộ chỉ huy hành quân của TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG Lúc đó Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 6 cùng tiến quân song song cho nên
TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG ra lệnh cho :
-Tiểu đoàn 3 đi chậm lại
-để Tiểu đoàn 6 vượt lên trước chuẩn bị trận địa phục kích.
-Sau đó tiểu đoàn 6 chờ cho Tiểu đoàn 3 qua khỏi thì nổ súng vào đoàn quân CSVN BÁM THEO SAU
-Đồng thời Tiểu đoàn 3 cũng quay lại trực diện với địch.
Cách điều quân như vậy không có gì là bí hiểm hay thần kỳ, bất cứ một sĩ quan chỉ huy nào cũng xử trí y như vậy bởi vì đây là BÀI HỌC CĂN BẢN của môn chiến thuật.
Chẳng qua là vì ông Tín đọc sách WHY PLEIME của Đại tá Nguyễn Văn Hiếu mà trong đó nói rõ Tiểu đoàn 3 ND phát hiện có địch bám theo như thế nào, rồi Tiểu đoàn 6 ND phục kích ra sao, kết quả bao nhiêu quân CSVN bị giết.
Vì thế ông Tín cho rằng Đại tá Hiếu đã biết được mọi sự diễn ra trên chiến trường từng chi tiết nhỏ, chứng tỏ ông Hiếu đã được thám báo của LLĐB thông tin và ông đã cấp thời ra lệnh cho Trung tá Trưởng bố trí phục kích.
Ông Tín đã suy luận NGƯỢC QUY TRÌNH nên mới nói như vậy. Ông cho rằng những gì Schwarzkopf thấy và viết ra đã giống y như những gì Đại tá Hiếu đã viết trong sách Why Pleime, chứng tỏ :
Đại tá Hiếu tuy ngồi ở nhà nhưng ông biết hết mọi diển biến trên chiến trường QUA CÁC BÁO CÁO của các toán thám báo thuộc Lực lượng đặc biệt.
Nghĩ như vậy là hoàn toàn lầm lẫn. Thực ra, sau mỗi cuộc hành quân, người chỉ huy cuộc hành quân, bắt buộc PHẢI LẬP một bản “báo cáo kết quả hành quân” để gởi lên giới chức đã ra lệnh hành quân. Trong trường hợp này thì TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG phải gởi “báo cáo kết quả hành quân” cho BTL/Quân khu 2, trong đó tường trình đầy đủ mọi diễn tiến của cuộc hành quân. Ví dụ như :
-xuất phát lúc mấy giờ, di chuyển theo đội hình nào, lúc mấy giờ thì phát hiện địch, lúc mấy giờ thì ra lệnh tấn công, lúc mấy giờ ra lệnh thu quân, v.v…
-Rồi cũng nói rõ đã xử trí ra sao khi tình huống nào đã xảy ra, v.v…
Chính nhờ đọc báo cáo của TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG mà Đại tá Hiếu mới có đủ mọi chi tiết diễn biến của cuộc hành quân mà viết vào sách WHY PLEIME chứ không phải ông Hiếu ngồi ở nhà nghe báo cáo của các toán thám sát LLĐB cho ông, mà biết hết mọi chuyện rồi viết thành sách.
(4) Lúc TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG dừng quân giữa rừng đề ăn trưa, ông và Thiếu tá Schwarzkopf không trông thấy gì nhưng binh sĩ của ông PHÁT HIỆN DẤU VẾT chứng tỏ đó là nơi đóng quân của CSVN trước khi xảy ra trận đánh với quân Hoa Kỳ trước đó 10 ngày ( Hầm tránh bom, hố chiến đấu, lò đất nấu bếp…).
Vì vậy TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỜNG cho lệnh lục soát kỹ
Bởi vì thường thường các binh sĩ CSVN bị thua trận, ưa vác súng của bạn bè đã chết chạy trở về nơi đóng quân của đơn vị ĐỂ TẬP TRUNG tàn quân, sau đó họ sẽ giấu bớt các súng thừa tại nơi đó để rảnh tay mà chạy tiếp, sau này có muốn trở về tìm lại cũng dễ tìm vì nơi đó quá quen thuộc và đã có sẵn hầm hố.
Thiếu tá Schwarzkof ngạc nhiên chẳng qua là vì Schwarzkopf không có kinh nghiệm về thói quen hoạt động của quân CSVN chứ không phải Trung tá Trưởng có tài tiên tri.
(5) Ông NGUYỄN VĂN TÍN căn cứ vào một tài liệu kinh nghiệm chiến trường của CSVN, trong đó nói rằng các cánh quân Việt-Mỹ luôn luôn phối hợp với các toán thám báo của Lực lượng đặc biệt VNCH trong các cuộc hành quân tấn công cũng như hành quân lục soát.
Vì thế ông Tín kết luận rằng trận đó chắc chắn phải có sự tham gia của các toán Biệt kích thuộc Lực lượng đặc biệt VNCH.
Tuy nhiên theo sách “Lực Lượng Đặc Biệt” của Trung tá Phan Bá Kỳ cho thấy trong cuộc hành quân đó không có toán thám báo nào của Lực lượng đặc biệt. Hơn nữa, Trung tá Kỳ cũng cho biết trong trận Pleime trước đó 1 tháng thì Tư lệnh Lực lượng đặc biệt là Đại tá Đoàn Văn Quảng có điều động 4 toán thám báo Delta và 2 đại đội Biệt kích tiếp ứng LÊN PLEIKU ĐỂ GIẢI VÂY cho căn cứ Pleime bởi vì đây là một trại Biệt kích của Lực lượng đặc biệt (Việt Nam và Hoa Kỳ). Đoàn quân do Thiếu tá Phạm Duy Tất chỉ huy đã vào được đồn và cùng với quân trong đồn tiếp tục chống trả để CHỜ VIỆN BINH của Quân khu 2 phái tới. Suốt thời gian chờ viện binh, đoàn quân của Thiếu tá Tất đã lập công rất lớn, giữ vững cho căn cứ Pleime không bị tràn ngập, tịch thu 4 súng đại liên 7 ly 62; 2 đại liên 12 ly 7; 1 súng cối 82 ly và nhiều súng AK.47.
Sau khi trận chiến kết thúc đích thân Đại tá Đoàn Văn Quảng đáp trực thăng xuống Trại Pleime để quan sát và khen thưởng quân Biệt kích phòng thủ căn cứ cũng như lực lượng Biệt kích tiếp ứng. Ông làm phiếu trình đề nghị thăng thưởng cho các quân nhân có công và gởi về Bộ Tổng tham mưu bởi vì Lực lượng đặc biệt trực thuộc Bộ Tổng tham mưu.
Nhưng không ngờ Tướng Tư lệnh quân Khu 2 là Chuẩn tướng Vĩnh Lộc đã báo cho Bộ TTM hủy bỏ đề nghị của Đại tá Quảng với lý do ông ta là Tư lệnh của cuộc hành quân giải tỏa Pleime cho nên ai đáng được thưởng ai đáng bị phạt phải do ông ta. Vì thế không có một quân nhân nào thuộc Lực lượng đặc biệt VNCH được tưởng thưởng mặc dầu họ có công rất lớn.
Chuyện này đưa đến :
-Sự gay cấn giữa ông Tướng Vĩnh Lộc và Đại tá Quảng
-cũng như đưa tới sự bất mãn của sĩ quan, binh sĩ thuộc LLĐB bởi vì sau đó Tướng Vĩnh Lộc được thăng Thiếu tướng và nổi danh là người đã chỉ huy tiêu diệt 3 trung đoàn quân CSVN.
-Trong khi đó các sĩ quan và binh sĩ thuộc Lực lượng đặc biệt đã bị tước công một cách oan uổng.
Rồi cũng vì chuyện bất mãn đó mà 1 tháng sau -Tướng Vĩnh Lộc ký lệnh hành quân cho Lữ đoàn Dù nhưng không có sự phối hợp của Lực lượng đặc biệt bởi vì Lực lượng đặc biệt HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP trực thuộc Bộ Tổng tham mưu KHÔNG DƯỚI QUYỀN điều động của các Tư lệnh Quân Khu hay các Tiểu khu trưởng. Ngay cả BTTM cũng chỉ có thể chỉ thị Bộ tư lệnh/LLĐB tăng phái một vài toán thám báo cho một cuộc hành quân lớn nào đó, và dĩ nhiên các toán phải dưới quyền điều động của ông chỉ huy trưởng của cuộc hành quân.
Thực ra trước trận Mậu Thân 1968, mọi sự điều động các đơn vị trực thuộc Lực lượng Đặc biệt VNCH đều do sự phối hợp giữa Bộ chỉ huy Liên đoàn 5 LLĐB/HK tại Nha Trang và Bộ tư lệnh LLĐB/VNCH tại Nha Trang.
-Theo tài liệu của LLĐB do Trung tá Phan Bá Kỳ biên soạn thì các toán thám sát của LLĐB KHÔNG CÓ THAM GIA trận Ia Drang.
-Và sách Why Pleime của Đại tá Hiếu cũng cho thấy cuộc hành quân Pleime và Ia Drang là do Bộ tư lệnh Quân khu 2 tổ chức chứ không có sự chỉ đạo của BTTM.
Như vậy có thể kết luận rằng mọi chứng minh của ông Nguyễn Văn Tín về tài năng của Tướng Ngô Quang Trưởng hoàn toàn sai trật do vì ông Tín không rành về hệ thống làm việc của quân đội.
Trong khi đó thì Đại tướng Schwarzkopf rất rành về quân đội, cho nên những gì ông viết ra không hề “ngớ ngẩn” như ông Tín đã nghĩ.
HẬU QUẢ CỦA TRẬN PLEIME Ia Drang 1 và Ia Drang 2
Hồi ký của THƯỢNG TƯỚNG CSVN ĐẶNG VŨ HIỆP ghi lại rất rõ mọi chi tiết cụ thể sau trận đó, những chi tiết này đã được ông ghi lại trong 40 quyển sổ ghi chép của ông để rồi sau này viết thành sách KÝ ỨC TÂY NGUYÊN Trong ghi chép của THƯỢNG TƯỚNG CSVN ĐẶNG VŨ HIỆP :
-chỉ nói tới trận Pleime và trận Ia Drang 1 của quân đội Hoa Kỳ
-chứ không có trận Ia Drang 2 của Lữ đoàn Dù bởi vì thực ra cuộc hành quân của Lữ đoàn Dù chỉ là THANH TOÁN NỐT ĐÁM TÀN QUÂN của 3 Trung đoàn CSVN bị tan tác sau khi đụng độ với các đơn vị VNCH và Hoa Kỳ.
Theo ghi chép của THƯỢNG TƯỚNG CSVN ĐẶNG VŨ HIỆP thì :
"Từ 19 tháng 10 đến 26 tháng 11 năm 1965, -trung đoàn 320 (tức là trung đoàn 32) hy sinh 166, bị thương 197
-Trung đoàn 33 hy sinh 170, bị thương 232, mất tích 121
-Trung đoàn 66 hy sinh 208, bị thương 146” (trang 115).
Như vậy tổng cộng đã có ít nhất 1.240 chiến sĩ CSVN thực sự bị loại khỏi vòng chiến đấu mà phía CSVN ghi nhận được.
Đặc biệt THƯỢNG TƯỚNG CSVN ĐẶNG VŨ HIỆP chỉ nêu
-con số mất tích của Trung đoàn 33
-mà không nêu con số mất tích của Trung đoàn 320
-và Trung đoàn 66.
Chứng tỏ ngoài số bị chết và bị thương thì 2 trung đoàn này không còn quân, nghĩa là toàn bộ số còn lại đã mất tích hết, nghĩa là hoàn toàn tan rã.
MẤT TÍCH có nghĩa là chết không tìm được xác do bị bỏ lại trận địa hay bị bom B.52 vùi lấp, hoặc là bị bắt làm tù binh, hoặc bỏ ra hồi chánh với quân đội VNCH hoặc là đào ngũ chạy ngược về Bắc ( Thuật ngữ CSVN gọi những người này là “B quay”, tức là những người vào Nam chiến đấu nhưng đào ngũ quay ngược về Bắc. Một bài viết của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh trên báo Quân đội Nhân dân năm 2005 cho thấy các binh sĩ B quay đã xúi các binh sĩ đang trên đường vào Nam hãy tháo các lưỡi lê trên súng AK.47 và vứt đi để khi vào Nam không bị lệnh bắt buộc phải chiến đấu với quân Mỹ chỉ bằng lưỡi lê của súng AK ).
Trong số MẤT TÍCH của 2 trung đoàn CSVN gồm có những xác đã bỏ lại chiến trường mà quân VNCH và quân Hoa Kỳ đã đếm đựơc:
-Trận Đức Cơ ngày 9-8-1965, quân VNCH đếm được 556 xác và bắt 27.
-Trận Pleime, ngày 24, 26 -10-1965, quân VNCH đếm được 400 xác, bắt 5.
-Trận Ia Drang 1:
ngày 1,3,6-11-1965, quân HK đếm được 209 xác, bắt 19
ngày 14,15,16, quân HK đếm được 634 xác, bắt 6
ngày 17-11-1965, quân HK đếm được 406 xác. -Trận Ia Drang 2
ngày 20,24, quân VNCH đếm được 265 xác, bắt 10.
Tổng cộng trong số mất tích của 2 trung đoàn CSVN có 2.470 bỏ xác tại chiến trường, 40 bị bắt. Số còn lại là bỏ xác trong rừng do bị thương, bị chết đói hoặc bị bom B.52; và sau hết là số rã ngũ.
Cộng con số chết và bị thương 1.240 người do CSVN đếm được với con số 2.510 người do VNCH và HK đếm được thì ít nhất 3 trung đoàn CSVN đã bị mất 3.750 người.
Hồi ký của THƯỢNG TƯỚNG CSVN ĐẶNG VŨ HIỆP ghi lại thực trạng của quân đội CSVN tại Tây Nguyên sau trận Ia Drang:
“Sau chiến thắng Pleime – Ia Drang (sic, chiến thắng!), một phần do tính chất ác liệt của cuộc chiến, thương vong của quân ta cao, một phần do sau một thời gian hành quân liên tục dài ngày đến chiến trường bước vào chiến đấu ngay nên bộ đội xuống sức rất nhanh, thêm vào đó ăn uống kham khổ, thuốc men thiếu thốn bộ đội bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, bệnh tật phát triển, nhất là bệnh tê phù và sốt rét ác tính. Quân số chiến đấu của các đơn vị chỉ còn một nửa. Có trung đoàn số anh em sốt rét, tê phù lên đến 400 người. Cá biệt có đại đội 115 người chỉ còn 33 người tương đối khỏe mạnh…”
-Mọi người tỏ ra mệt mỏi, ngán ngẩm.
-Khi ăn cơm thấy bộ đội vợi hẳn, nhiều anh em khóc.
-Một số đơn vị có đến hai phần ba số quân suốt ngày nằm võng, bàn tán đủ chuyện tiêu cực.
-Có người mặt mũi bẩn thỉu, ở gần suối cũng không chịu rửa.
-Có những lá thư gửi về gia đình khẳng định trước sau gì mình cũng thương vong, không vì đạn thẳng thì cũng vì pháo và bom địch, không vì đói thì cũng vì sốt rét ác tính…”
“Anh em nói với nhau:
-Có mà không ăn là có tội với dạ dày”, nên cơm tiêu chuẩn 2 ngày họ ăn có 1 bữa”. ( Khẩu phần của 6 bữa mà họ ăn có 1 bữa, chứng tỏ tiêu chuẩn cơm của họ chỉ bằng 1/6 tiêu chuẩn cơm bình thường phải có để sống ).
“Trong khi đó một số cán bộ có hành động quân phiệt gây nên trạng thái tâm lý căng thẳng giữa cán bộ và chiến sĩ… …Do đấu tranh KÉM, ý thức tự tôn, tự trọng KÉM dẫn đến một số làm ngơ và đồng tình trước những vi phạm phẩm chất, khí tiết : ăn cắp của nhau, lấy chuối, bắt gà của dân, đi lại, bắn súng bừa bãi…”
Diễn biến tâm lý của chiến sĩ xoay quanh :
-Ba lo : Lo bom giặc, lo đạn giặc, lo ốm bệnh.
-Hai ngán : Ngán chiến trường Tây Nguyên, ngán lâu dài.
-Một bực : Bực cán bộ ăn ở bạc bẻo, quân phiệt.(trang 116-117).
Những điều ghi nhận của THƯỢNG TƯỚNG CSVN ĐẶNG VŨ HIỆP chứng tỏ các chiến sĩ CSVN cũng là những con người, biết lo lắng, biết buồn bực và cũng biết suy nghĩ, chứ không phải là những con chó săn lúc nào cũng hừng hực khí thế sẵn sàng nhảy vô gai để cắn xé con mồi theo lệnh của chủ.
Không phải sau khi thất trận các chiến sĩ CSVN mới có biểu hiện phản kháng trước nghịch cảnh do lãnh đạo ĐCSVN đưa tới. Ghi nhận của THƯỢNG TƯỚNG CSVN ĐẶNG VŨ HIỆP trong buổi họp kiểm thảo chiến dịch Pleime :
"Công tác giáo dục và tổ chức cho bộ đội ý thức thu hồi chiến lợi phẩm, nhất là vũ khí trang bị chưa đầy đủ. Chưa tận dụng lấy vũ khí địch để diệt địch, còn nặng về lấy thức ăn. Có đồng chí đang đánh nhau vẫn ngồi ăn Lại có anh em diệt địch xong, lấy thuốc lá vừa hút vừa xông lên đánh tiếp” (trang 110).
Cám ơn THƯỢNG TƯỚNG CSVN ĐẶNG VŨ HIỆP đã để lại cho đời những hình ảnh chứng minh rằng các chiến sĩ CSVN cũng là những con người với những suy nghĩ rất đời thường. Và hành động của họ rất đáng yêu, rất chân thực; khác hẳn với những hình ảnh kỳ dị mà hệ thống tuyên truyền CSVN đã vẽ ra để lừa bịp thanh niên Việt Nam ( Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng ).
( Hết trích )
ĐÔI LỜI của Bùi Anh Trinh :
Chắc quý vị nào từng xem phim WE WERE SOLDIERS cũng bực mình vì đạo diễn cho thấy toàn là hình ảnh quân CSVN trợn mắt xông vào phía quân Mỹ mà không bắn phát nào. Những ai đã từng đánh nhau ngoài chiến trường đều cho rằng đạo diễn quá dốt, không thể nào có chuyện cầm súng chạy đuổi theo quân địch mà không bắn, trong khi địch có súng đạn đầy đủ.
Thực ra đạo diễn đã nghiên cứu rất nhiều báo chí thuật lại lời kể của các chiến binh HK đã từng tham dự trận La Drang; nhưng tất cả đều nói y như vậy, cho nên đạo diễn đã dựng thành phim với những hình ảnh giống như hoang đường… Và rồi giờ đây chỉ có hồi ký của THƯỢNG TƯỚNG CSVN ĐẶNG VŨ HIỆP mới cho thấy sự thực rất thực nhưng vô cùng đau xót.
Tôi trích ra đoạn này là để nói với người Việt Nam rằng : Những chiến binh CSVN là những nạn nhân vô cùng chua xót của chế độ CSVN. Suy ra nhân dân Miền Bắc cũng vậy. Do đó nhân dân Miền Bắc và nhân dân Miền Nam đều là anh em một lòng, cùng chịu chung một hoàn cảnh bất hạnh của đất nước; chẳng qua là Miền Bắc bị nạn trước Miền Nam mà thôi.
Người Miền Bắc đã bị mất hết đất đai tài sản và mất quyền làm con người từ năm 1954. Còn người Miền Nam chỉ bị sau tháng 4 năm 1975. So ra người Miền Bắc đáng thương hơn.
Nguồn bài viết: Quí Nguyen.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Tất cả cảm 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét