Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

 KTS LỪNG DANH NGÔ VIẾT THỤ

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã trở thành một cây cao bóng cả của giới kiến trúc sư Việt Nam với nhiều công trình nổi tiếng và đồ sộ để lại như:
1. Dinh Độc Lập (nay là Hội trườngThống Nhất)
2. Viện Hạt nhân Đà Lạt
3. Viện ĐH Huế
4. Đại chủng viện Đà Lạt
5. Chợ Đà Lạt
5. Thánh đường Kẻ Sặt thuộc điạ phận Biên Hòa …
6. Viện nguyên tử Đà Lạt (Nay thuộc viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam)
7. Nhà thờ chính tòa Phủ Cam
8. Nhà thờ Bảo Lộc
9. Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn
10. Trường Đại học Y khoa Sài Gòn
11. Khu công nghiệp An Hòa Nông Sơn
12. Nhà máy dệt Phong Phú
13. Khách sạn Hương Giang 1 tại Huế (1962)
14. Xây dựng mở rộng Khu Hội nghị Quốc tế tầng trên cùng của Khách sạn Majestic
15. Thương xá Tam Đa (Crystal Palace)
16. Biệt thự góc Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch (trước là tư gia của ông bà Ưng Thi, nay là Tòa Lãnh Sự Trung Quốc)
17. Chung cư Pháp góc đường Điện Biên Phủ và Trần Quốc Thảo
18. Tháp Tiêu Năng Khu cửa ngõ vào Trung tâm TP HCM từ đường Điện Biên Phủ
19. Trung tâm Innotech (1975)
20. Quần thể Việt Nam Quốc Tự (chỉ xây dựng được khoảng 1/8 vì lý do thời cuộc)
21. Quy hoạch Kiến trúc Khu Thánh địa La Vang (với điêu khắc của điêu khắc sư Nguyễn Văn Thế)
22. Câu lạc bộ Thủy Thủ Quảng Ninh.
23.Nhà thờ chính tòa Vĩnh Long (1963)
24.Trụ sở Hàng không Việt Nam (1972),
25.Ty Thủy lợi Đắc Lắc (1976),
26.Bệnh viện Sông Bé 500 Giường (1985),
27. Khách sạn Century Huế (1990),
...còn vô số các công tạo của ông ai cũng ngỡ ngàng và khâm phục.
Ngô Viết Thụ không chỉ đơn giản là một kiến trúc sư thiết kế những công trình để lại dấu ấn sâu sắc mà ông còn là một họa sĩ, nhà điêu khắc.
Những công trình kiến trúc của ông là sự tổng hòa giữa nét đẹp Á Đông và nét cổ điển của kiến trúc phương Tây.
Ngoài ra ông còn sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, và là một nhà thơ có tài, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.
Khi còn là sinh viên kiến trúc Paris, ông Ngô Viết Thụ đã ĐOẠT GIẢI PAUL BIGOT do VIỆN HÀN LÂM tổ chức.
Nhờ đó, năm 1955 ông được ưu tiên mời tham dự giải Khôi nguyên La Mã mà KHÔNG PHẢI THI VÒNG LOẠI SƠ TUYỂN chỉ dự thi ở ba vòng trong.
Đây là MỘT CUỘC THI DANH GIÁ nên phải ganh đua với hàng trăm thí sinh xuất sắc của Âu châu.
ÔNG ĐÃ CHIẾN THẮNG ĐOẠT GIẢI KHÔI NGUYÊN LA MÃ và là người châu Á đầu tiên và duy nhất cho đến nay
Sau khi ông đoạt giải Khôi nguyên La Mã và kết thúc thời gian sống, làm việc ở cung điện Medicis tại Rome theo học bổng của giải thưởng, rất nhiều văn phòng KTS danh tiếng ở Pháp, Ý và một số nước khác đã đánh tiếng mời ông về làm việc với mức lương hậu hĩnh. Tương lai rộng mở, ông có thể cùng vợ con định cư tại châu Âu để chung sống và tạo dựng sự nghiệp, tên tuổi.
Từ năm 1960, THEO LỜI MỜI CỦA TT NGÔ ĐÌNH DIỆM, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về Việt Nam Cộng Hòa làm việc. Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Chính quyền và dư luận lúc ấy rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu trung tâm hành chính quốc gia mới. Rất tiếc là vì lý do thời cuộc và kinh phí eo hẹp, dự án này không thực hiện được.
-Năm 1955 Ông là thành viên Hội Kiến trúc Sư Pháp SADG (Société des Architectes Diplômés par le Gouvernement).
-Năm 1958. Thành viên Kiến trúc sư Đoàn Việt Nam -Năm 1962, Ông là NGƯỜI CHÂU Á ĐẦU TIÊN
trở thành VIỆN SĨ DANH DỰ của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) đồng lúc với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin.
SAU NĂM 1975
Ông là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, và cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư TP HCM các nhiệm kỳ I, II, III, và IV. Ông là thành viên tổ chuyên gia tư vấn kiến trúc cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thời gian đương nhiệm của ông Kiệt.
Năm 1993 ông được CQ thành phố Đà Lạt mời về thăm nhân kỷ niệm ĐÀ LẠT 100 năm. Ông Ngô Viết Thụ rất giỏi nhưng phong cách sống rất giản dị.
Tôi chở ông bằng chiếc Honda cúp 80, xuống hồ ở Thung lũng Tình yêu với phong thái nhẹ nhàng, ông vẫn mặc bộ vest với chiếc quần tây màu xám nhạt, quần ống nhỏ thuộc model thập kỷ 60
Ông không đồng ý việc CQ Tp DaLat nối thêm một phần khách sạn Mộng Đẹp kéo dài để thành KS Hải Sơn (bây giờ). Theo ông việc nối thêm một dãy công trình vào KS cũ của ông đã thiết kế trước đây làm che khuất tầm nhìn chợ DaLat hướng đi từ dốc Lê Đại Hành, nếu làm được thì ông đã làm từ trước ngày giải phóng rồi.
Vì thế khi bố trí ông nghỉ tại KS Anh Đào phải hủy bỏ để bố trí ông nghỉ ở khách sạn khác kẻo ông sẽ ngứa mắt khi nhìn đứa con tinh thần mình bị chắp vá làm mất vẻ đẹp mỹ quan công trình chợ DaLat vốn có ban đầu.
KIẾN TRÚC SƯ NGÔ VIẾT THỤ: MỘT NHÀ TRÍ THỨC TÀI NĂNG VÀ ĐỨC ĐỘ
✪ Khôi nguyên La Mã từ đất Việt:
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ sinh năm 1926 trong một gia đình nghèo ở Lang Xá, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Cha ông là Ngô Viết Quang, một giáo sư Trường Kỹ thuật Huế và là một nhà Nho học uyên thâm. Ông cũng là người thiết kế kiến trúc và trang trí cho một số công trình của dòng họ nhà vua tại Huế. Lớn lên trong môi trường đó, Ngô Viết Thụ rất giỏi về Hán Nôm và cũng là một thợ TIỆN có tay nghề cao.
Hết trung học, ông thi đậu Cao đẳng kiến trúc Đà Lạt (một campus của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) và khăn gói lên đường. Lạ đường lạ xá, ông thấy một thiếu nữ bên đường bèn hỏi thăm. Mà người đó chính là Võ Thị Cơ, mối nhân duyên tiền định sau này thành phu nhân của ông.
Sau này cha của Võ Thị Cơ muốn tìm một sinh viên thật giỏi và có đạo đức, để làm gia sư dạy kèm cho cô con gái cùng mấy đứa em trong nhà. Và chàng sinh viên mà ông ưng ý lại chính là Ngô Viết Thụ.
Ngày đó, Ngô Viết Thụ nổi tiếng là một chàng sinh viên kiến trúc học giỏi và đẹp trai. Lúc đầu anh chỉ mới xem cô gái Võ Thị Cơ như người em, cho nên dù quen và đi chơi với cô gái nào, cũng về kể lại hết cho cô nghe. Nhưng với thời gian, anh nhận ra cô là người có phẩm hạnh đáng quý hơn hết, vì vậy mà tình cảm giữa hai người dần dần nảy nở, phát triển và làm đám cưới vào năm 1948.
Đám cưới với chàng sinh viên nghèo được cha cô Cơ hết sức ủng hộ vì yêu quý người tài. Và vì nhà có điều kiện nên giúp con rể tiền bạc đi qua Pháp du học. Người vợ trẻ vì không muốn chồng áy náy vì phải nhờ vả nhà mình nên đã xin nghỉ học ở nhà phụ giúp cha mẹ buôn bán.
Kiến trúc sư Thụ cảm ân tình của vợ, không dám ham chơi như các bạn đồng học tại Paris, mà dành hết thời gian vào việc học mong có ngày thành tài. Sau này ông kể có nhiều buổi dạ vũ tại đại học xá, âm nhạc vang vọng, các bạn sinh viên cử các cô đầm lên gõ cửa phòng để trêu ghẹo người nhưng ông vẫn lặng lẽ ngồi trong phòng miệt mài vẽ các đồ án, bên cạnh tấm hình vợ bồng con gái đầu lòng.
TẠI PHÁP
Ngô Viết Thụ miệt mài học tập ở trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Trong quá trình đó, ông xuất sắc đoạt giải PAUL BIGOT do Viện Hàn lâm tổ chức. Năm 1955, ông bảo vệ đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư xuất sắc D.P.L.G.
Cũng năm 1955, Học viện Hội họa và Điêu khắc tổ chức GIẢI THƯỞNG LỚN ROMA ( Premier Grand Prix de Rome), thường được gọi là giải KHÔI NGUYÊN LA MÃ.
Đây là giải thường có truyền thống lâu đời từ năm 1663 ở Pháp dưới thời vua Louis XIV, dành cho những tài năng trẻ trong lĩnh vực âm nhạc, hội họa, điêu khắc và kiến trúc. Vì là giải thưởng rất danh giá và lâu đời nên cuộc thi quy tụ được hàng trăm thí sinh xuất sắc nhất châu Âu.
Một tình tiết đặc biệt ít người biết, là thí sinh muốn tham dự kỳ thi phải có một số điều kiện:
-quốc tịch Pháp
-tuổi dưới 25
-độc thân
-theo Thiên chúa giáo.
Trong khi đó thì Ngô Viết Thụ không có quốc tịch Pháp, tuổi 28, đã có vợ và lại là Phật tử.
Nhưng TÀI NĂNG đã cứu giúp ông: ban tổ chức cuộc thi đã PHÁ LỆ TẠM THỜI, và cho ông tham dự.
Ngô Viết Thụ ĐƯỢC ƯU TIÊN MỜI tham gia cuộc thi này. Vì trước đó ông đã đoạt giải Paul Bigot do Viện Hàn lâm tổ chức nên không cần tham gia vòng ngoài mà trực tiếp vào thi 3 vòng sau cùng.
Ngô Viết Thụ đã xuất sắc vượt qua 2 vòng liền để lọt vào vòng chung kết với 10 thí sinh còn lại.
Để chuẩn bị cho bài thi của mình, Ngô Viết Thụ đã miệt mài vẽ kiến trúc công trình Ngôi thánh đường trên Địa Trung Hải. Đến lúc chỉ còn 1 tuần nữa là hết hạn thì ông mới nhận ra rằng mình đã mắc sai lầm khi chọn phương án thiết kế theo phong cách cổ điển. Ông quyết định bỏ hết phương án đã vẽ trong thời gian trước đó, để thay bằng một phương án hoàn toàn mới.
Ông đã tự thiết kế một thiết bị nhỏ giúp ông một mình vẽ nhanh một đồ án trên một diện tích giấy rộng trên 10 thước vuông mà chỉ mất chưa đầy 1 tuần.
Đồ án tuyệt vời này đã giúp ông thành người Vệt Nam ĐOẠT GIẢI KHÔI NGUYÊN LA MÃ với số phiếu 28/29. Cánh nhà báo lúc đó còn điều tra và giải thích rằng 1 phiếu nghịch mà Ngô Viết Thụ nhận được là do trong số 29 vị giám khảo có 1 vị có học trò cùng tranh tài, nên ông ta chỉ bỏ phiếu thuận duy nhất cho học trò của ông ta.
Khi kết quả được công bố, bạn bè của Ngô Viết Thụ, chủ yếu là người Pháp, đã sung sướng công kênh ông lên vai trên những con phố ở Paris trong niềm vui sướng vô hạn.Cho đến tận hôm nay, Ngô Viết Thụ là người châu Á duy nhất đoạt được giải thưởng “Khôi nguyên La Mã” này.
Năm 1955, ngay sau khi biết tin đoạt giải, Ngô Viết Thụ chạy ra bưu điện gửi hai điện tín về Huế cho cha mẹ và về Đà Lạt cho vợ con. Gia đình ông rất hãnh diện và nhận được nhiều lời khen tặng và chúc mừng của người thân, bạn bè và chính quyền thời đó.
Lúc này danh tiếng của Ngô Viết Thụ đã bay xa. Rất nhiều công ty ở Pháp, Ý và châu Âu mời ông về làm việc với mức thu nhập rất cao. Ông cũng hoàn toàn có thể cùng vợ và gia đình đến định cư ở châu Âu.Nhưng khi Giáo sư Nguyễn Phúc Bửu Hội đến thăm cha của ông ở Huế và nhắn lời của lãnh đạo chính quyền Sài Gòn lúc đó muốn mời ông về Việt Nam giúp đất nước
Cha của ông viết một bài thơ và nhờ Giáo sư Hội mang giúp sang cho con trai kèm theo hai trái xoài trong vườn nhà. Nhận thơ cha, Ngô Viết Thụ hiểu ý và họa lại bằng bài thơ Cá gáy hóa long, đại ý nói mình KHÔNG QUÊN NGUỒN GỐC VÀ SẼ VỀ GIÚP ĐẤT NƯỚC.
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã mời ông về nhận chức Bộ trưởng bộ Xây Dựng vào năm 1960, khi ông mới 34 tuổi.
Bộ này vào thời ấy nắm luôn cả Xổ số Kiến thiết vốn đang hái ra tiền.Vốn không quen với việc làm quan, Ngô Viết Thụ rất băn khoăn và chia sẻ điều này với vợ. Vợ khuyên ông không nên nhận vì ông vốn là người giỏi nghệ thuật sáng tạo chứ không phải là chính khách.
Ông liền từ chối vị trí này, nhưng trước thịnh tình của Tổng thống, ông nhận làm cố vấn và sẽ mở “Văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ” cho phủ tổng thống.
Từ đó Việt Nam Cộng Hòa không có Bộ Xây dựng, việc quy hoạch do ông Ngô Viết Thụ cùng văn phòng của ông nghiên cứu phát triển, rồi Tổng nha Kiến Thiết nghiên cứu thực hiện.
“Văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ” của Ngô Viết Thụ được mở tại 104 Nguyễn Du và số 8 Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Ông đã thiết kế nhiều công trình lớn như:
-Dinh Độc Lập (1961-1966)
-Viện Đại học Huế (1961-1963)
-Viện Nguyên tử Đà Lạt nay thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (1962-1965)
-Làng Đại học Thủ Đức (1962)
-Công trường Mê Linh (1961)
cùng một số công trình lớn không nhưng không thể xây dựng do thời cuộc. Ngoài ra ông còn thiết kế hàng chục công trình cho các tỉnh thành khác.
Ngô Viết Thụ cũng là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F.A.I.A.) cùng thời với một số kiến trúc sư danh tiếng như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin.
SAU THÁNG 4/1975,
Ngô Viết Thụ PHẢI ĐI TÙ CẢI TẠO 1 NĂM. Cuộc sống đột nhiên lâm cảnh khốn khó, bà Võ Thị Cơ phải tần tảo một mình vất vả nuôi con.
Đến lúc Ngô Viết Thụ hết hạn cải tạo về nhà thì vợ ông đã rất yếu vì vất vả, bà ra đi năm 1977 trong sự thương tiếc vô hạn của ông cùng gia đình. Năm đó ông Thụ mới 51 tuổi. Bạn bè có giới thiệu cho ông nhiều người khác nhưng ông vẫn quyết ở vậy.
Trong những năm tháng này, ông thiết kế :
-Ty Thủy lợi Đắc Lắc (1976)
-Bệnh viện Sông Bé 512 Giường (1985)
-Khách sạn Century Huế (1990)
-phác thảo chùa Trúc Lâm Đà Lạt (sau này do một nhóm KTS Lâm Đồng tiếp tục thực hiện phần khai triển chi tiết và thi công).
Trên quy mô rộng hơn, ông cộng tác trong Quy hoạch Tổng Mặt Bằng của Hà Nội (đến năm 2000), và Quy hoạch Hải Phòng. Ông là thành viên ban giám khảo quốc tế trong cuộc thi thiết kế quy hoạch Nam Sài Gòn (1993).
Ngô Viết Thụ không chỉ là một kiến trúc sư, ông còn là một nghệ sỹ đa tài. Ông từng có các bức tranh nổi tiếng như Thần tốc, Hội chợ, Bến Thuyền, và bộ tranh Sơn hà cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong Dinh Độc Lập, gồm có 7 bức, mỗi bức dài 2 m và rộng 1 m. Ông tổ chức nhiều triển lãm cá nhân về quy hoạch, kiến trúc, điêu khắc, và hội họa, trong đó có :
-triển lãm tại Tòa Đô chính (1960)
-tại Nhà Triển lãm Công viên Tao Đàn (1963)
-và tại Viện Kiến trúc Philippines ở Manila (1963)
-triển lãm lưu động tại Viện Smithsonian và một số thành phố khác tại châu Âu (hàn lâm viện Pháp tại Rome và Paris 1956, 1957, 1958)
-và tại Mỹ (1963).
-Ông cũng là một nghệ sĩ điêu khắc (tác phẩm điêu khắc kim loại đặt trước toà đô chánh, nay không còn), -và sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo
-và là một nhà thơ có tài, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.
Ông qua đời ngày 9 tháng 3 năm 2000 tại nhà riêng số 22 Trương Định, Quận 3, TP. HCM do tai biến mạch máu não. Ban tổ chức đám tang KTS Ngô Viết Thụ đã cho phép DỪNG LINH CỮU XE TANG TRƯỚC CỖNG DINH ĐỘC LẬP để vong hồn ông được nhìn lại lần cuối tác phẩm ông đắc ý nhất trong số các tác phẩm kiến trúc mà ông đã thực hiện trong suốt cuộc đời.
Ông bà có tám người con nhưng chỉ có một người con theo nghề kiến trúc sư là KTS NGÔ VIẾT NAM SƠN. Anh tốt nghiệp Tiến sĩ Quy hoạch và Kiến trúc tại :
-Đại học Washington (Mỹ)
-Thạc sĩ Quy hoạch & Kiến trúc ở Đại học California tại Berkeley (UC Berkeley, Mỹ).
Anh từng thành công với nhiều dự án lớn ở Mỹ như :
-ĐẠI HỌC Washington tại Seattle.
-ĐẠI HỌC California tại San Francisco
-Dự án quy hoạch khu nhà ở thương mại cao cấp Lachine ở Montreal (Canada)
-Quy hoạch xây dựng Phố Đông và hai bờ sông Hoàng Phố (Thượng Hải - Trung Quốc)
-Quy hoạch đô thị mới Filinvest (Philippines)
-Almaden Plaza, San Jose (Mỹ)...
-Thành viên nhóm thiết kế khu đô thị Nam Sài Gòn, -Quy hoạch khu đô thị Hà Nội Mới
-Quy hoạch lại Đà Nẵng, Phú Quốc…
KTS Ngô Viết Thụ thật là một trí thức lớn, TINH HOA CỦA DÂN TỘC vô cùng tài ba, đức độ, sống trọn tình, vẹn nghĩa với gia đình, đất nước và được công nhận trên trường quốc tế.
Chuyện về ông là câu chuyện về một con người tài năng, yêu nước, một gia đình tử tế trung hậu, chuộng nghĩa tình và không coi trọng bạc tiền. Những người như ông, tiếc thay giờ đây hiếm hoi vô cùng.
Tên ông rất xứng đáng được đặt tên cho ít nhất một trong các công trình để lại cho mai sau tại các thành phố Đà Lạt, Sài Gòn, Huế như:
-tên đường phố
-tên trường học phổ thông
-tên Trung tâm KHCN lớn
-tên trường Cao Đẳng hay Đại Học đào tạo về Kiến trúc và Xây dựng.
-Cũng nên chọn một địa điểm văn hóa phù hợp để dựng tượng tôn vinh ông.
Đông đảo người dân VN MONG ƯỚC như vậy.
Mặc dù tên ông cũng đã được dùng để đặt tên cho một con phố nhỏ ở phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
CON GÁI ÔNG NGÔ VIẾT THỤ
Ái nữ của KTS Ngô Viết Thụ- Khôi nguyên La Mã, tác giả Dinh Độc Lập và nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Việt Nam-, ĐÃ QUA ĐỜI tại nhà riêng sau nhiều giờ kêu cứu mà không được cho đi bệnh viện.
Chuyện ngành y tế quá tải, do CHIẾN LƯỢC SAI LẦM dốc sức tìm diệt cách ly, phong tỏa F0 dẫn tới người bệnh thông thường sẽ bị chết oan đã được các nhà khoa h ngay từ tháng 6 năm 2020
Chiều 27-7, dư luận dậy sóng trước thông tin trên Facebook của ông Đoàn Ngọc Hải
nguyên Phó Chủ Tịch UBND quận 1, TP. HCM, nghỉ việc đi lái xe cấp cứu người bị nạn.
Đó là hai thư ngỏ gởi anh Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
Kêu cứu từ sáng đến chiều VẪN BỊ PHONG TÕA
THƯ ĐẦU TIÊN
đăng lúc 15 giờ 30 phút chiều 27-7-2021. Nội dung chính là: “Tôi đang đứng chờ hàng giờ đồng hồ ở trước số nhà 22 Trương Định, phường 6, quận 3 để chở một người phụ nữ 54 tuổi đi bệnh viện cấp cứu do sốt và khó thở, khả năng không qua khỏi ( nghi đã nhiễm COVID).
Tôi cần các lực lượng chức năng có mặt tại đây để xét nghiệm nhanh và đồng ý về pháp lý cho tôi chở họ đi bệnh viện.
Gia đình đã gọi y tế phường từ sáng đến giờ không ai đến….”
THƯ THỨ HAI
đăng lúc 16 giờ 12 phút chiều nay 27-7-2021. Nội dung chính như sau:
“Đúng như tôi dự đoán: CÔ ẤY VỪA QUA ĐỜI
….Người phụ nữ 54 tuổi vừa qua đời là em ruột của kiến trúc sư tài năng Ngô Viết Nam Sơn, người đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển đô thị của thành phố ta.
Một điều tôi rất trăn trở là các cơ quan của phường, quận không một ai xuống xét nghiệm và đưa họ đi bệnh viện từ lúc sáng nay mặc dù HỌ ĐÃ KÊU GÀO TRONG ĐIỆN THOẠI TRƯỚC MẶT TÔI.
Đây là một gia đình rất trí thức và hiền lành, những gì họ nói với tôi, tôi tin là chính xác.
Rất mong anh chỉ đạo gấp.
Trân trọng cảm ơn anh!” (1)
Vài giờ sau đó báo Tuổi Trẻ ĐĂNG PHẢN BÁC của Bí thư Quận ủy quận 3 - Phạm Thành Kiên cho rằng :
-"Thông tin trên Facebook ông Đoàn Ngọc Hải gây hiểu nhầm có người mất liên quan dịch bệnh và địa phương không đưa đi cấp cứu.”
Ông Bí thư Quận ủy, phân trần “bà Châu mất do viêm phổi, hoàn toàn không liên quan đến dịch bệnh COVID-19”.
Về việc cho rằng địa phương nhận được cuộc gọi kêu cứu từ gia đình mà không đến đưa đi bệnh viện cấp cứu thì ông Bí thư cho rằng :
-"Gia đình có cuộc gọi đến phường (phường Võ Thị Sáu vào lúc 15h36 và lực lượng y tế phường có mặt tại nhà người quá cố lúc 15h45….Còn gia đình gọi đi những nơi nào trước thời điểm gọi cho phường THÌ ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG BIẾT"
Tuổi Trẻ Online xác nhận “gia đình bà Châu cho hay bà bị mệt từ sáng 27-7, gia đình đã gọi đến trung tâm cấp cứu, nhiều bệnh viện, y tế phường và quận nhưng
-Có nơi thì không bắt máy
-Có một số nơi hứa đến nhưng không đến.
Đến trưa thì người nhà mới gọi nhờ ông Hải
-(ông Hải có xe chở bệnh nhân cấp cứu làm từ thiện - PV), nhưng theo gia đình, VÌ NGƯỜI BỆNH KHÔNG CÓ XÉT NGHIỆM ÂM TÍNH COVID -19 NÊN KHÔNG ĐƯA ĐI bệnh viện cấp cứu được” (2)
Với y học thời nay, viêm phổi không phải là loại nan y, cấp tính. Bà Châu hoàn toàn có thể được cứu sống nếu được điều trị kịp thời. Thông tin của ông Hải và báo Tuổi Trẻ trùng khớp nhau cho thấy gia đình bà Châu đã kêu cứu vô vọng từ sáng đến chiều và không được đưa đi điều trị.
Qua nội dung nói đi nói lại giữa các bên cho thấy, ông Bí thư quận 3 chỉ phản bác điều mà ông Hải không hề nói là “bà Châu mất do liên quan đến dịch bệnh COVID-19”.
Ngược lại, thư cầu cứu của ông Hải đã bộc lộ thảm họa đáng trách về chiến lược chống dịch sai lầm của Nhà nước Việt Nam:
-phong tỏa
-cách ly máy móc tràn lan vô tội vạ dẫn tới hệ quả càng chống số người bị nhiễm càng tăng
-ngành y tế bị quá tải
-và người bệnh thông thường bị chết oan do không được điều trị.
Trường hợp tử vong của bà Châu đã bộc lộ hai khuyết nhược nghiêm trọng :
-phi nhân
-và phi khoa học
chiến lược này đó là :
-phong tỏa như ngục tù
-và giấy thông hành âm tính.
-Chết vì bị bị “y tế giăng dây”
- nỗi ám ảnh của người dân là đây
Một quan niệm hết sức khắc nghiệt và sai lầm của y tế Việt Nam là :
-xem tất cả những người dương tính với COVID -19 là bệnh nhân và đưa đi cách ly
-đồng thời địa bàn khu vực nơi người ấy sinh sống, làm việc sẽ bị giăng dây phong tỏa không loại trừ các cơ sở y tế. Điển hình là thông tin báo chí ngày 1-7: ”thành phố đã có 459 ca F0 được phát hiện khi đến khám, chữa bệnh ở 55/130 bệnh viện. …
Thời gian qua, nhiều bệnh viện tại thành phố phải phong tỏa:
-Bệnh viên quận Tân Phú
-Bệnh viện Nam Sài Gòn
-Bệnh viện Bệnh nhiệt Đới
-Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
-và Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn…” (3)
Ở địa bàn dân cư số điểm bị phong tỏa tăng lên vùn vụt.
Ngày 27-7 báo chí đưa tin “Trong vòng một tuần qua, các điểm phong tỏa liên quan dịch COVID-19 trên địa bàn TP HCM đã tăng thêm 541 điểm, từ 3.057 điểm lên 3.598 điểm.” (3a)
Việc tiếp tế cứu trợ cho các điểm phong tỏa hầu như CHỈ CÓ TRÊN LÝ THUYẾT
TRÊN Thực tế, người dân trong khu vực phong tỏa gần như BỊ PHONG TÕA thành nỗi ám ảnh đáng sợ đến mức người dân đã truyền nhau câu thơ trào phúng xót xa :
CÁM ƠN ĐỜI MỖI SỚM MAI THỨC DẬY
Y TẾ PHƯỜNG KHÔNG ĐẾN ĐỂ GIĂNG DÂY!!!
thực tế trái khoáy, vô nhân đạo là muốn ra khỏi khu phong tỏa dù là đi cấp cứu (như trường hợp của bà Châu) THÌ PHẢI CÓ giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với COVID. Người đang bệnh, đang bị phong tỏa thì làm sao có được giấy này?
Cách làm này không khác gì :
XỬ TỬ CON NGƯỜI MÀ KHÔNG CẦN BẢN ÁN!!!
Tình trạng bệnh tật thông thường phải chịu chết trong khu phong tỏa như bà Châu không phải là ÍT nhưng hầu hết bị bưng bít thông tin.
Sở dĩ Bí thư quận 3 phải lên tiếng trả lời, được đăng lên báo do thông tin phát ra từ Facebook đình đám của ông Đoàn Ngọc Hải có đến gần 369.000 người theo dõi.
Hơn thế nữa, gia thế bà Châu cũng quá đình đám, thân phụ là cố KTS Ngô Viết Thụ, em bà là KTS tài năng Ngô Viết Nam Sơn cũng rất nổi tiếng trên thế giới và đang có nhiều quan hệ, tương tác với nhà nước Việt Nam.
Điển hình là ngày 6-7, một cái chết tương tự như bà Châu là vợ của một nhà báo, được nhà báo Trương Hiệu, BÁO KINH TẾ ĐÔ THỊ viết trên Facebook:
-"Anh Thanh là phóng viên báo Nhân Đạo. Khu nhà anh ở trong quận 4, TP.HCM bị phong tỏa. Khi vợ anh sốt, ho, tức ngực thì gia đình báo cán bộ y tế phường, quận nhưng KHÔNG AI XUỐNG vì khu vực đang phong tỏa KHÔNG CHO AI RA VÀO.
Hôm qua khi vợ anh yếu hẳn thì lực lượng y tế xuống chở đi bệnh viện, nhưng không cứu kịp. Khám nghiệm tử thi, thông báo vợ anh không bị mắc COVID-19”. (4)
KHÔNG NHẬN BỆNH NHÂN VÌ QUÁ TẢI
Báo Tuổi trẻ đã đưa thông tin đáng chú ý là:
"Gia đình đã gọi đến trung tâm cấp cứu, nhiều bệnh viện, y tế phường và quận nhưng nơi thì không bắt máy, có một số nơi hứa đến nhưng không đến”
Cái chết thương tâm của bà Châu còn bộc lộ hậu quả tai hại thứ hai mà nhiều bác sĩ trong và ngoài nước đã cảnh báo là tình trạng bệnh viện quá tải
Ngành y tế bị tổn thương kiệt sức do các quyết sách chống dịch sai lầm là phong tỏa bệnh viện tràn lan và cách ly quá nhiều F0, F1 dồn nguồn nhân lực y tế cả giường bệnh lẫn nhân lực cho những người bệnh mà không có bệnh.
Ngày 17-7-2021 Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu y khoa Garvan) đã kiến nghị chống dịch phải theo ba mục tiêu
bảo toàn hệ thống y tế
• tối thiểu hóa số ca nhập viện và ICU và giảm nguy cơ tử vong;
• giúp cho người dân tự quản lý nguy cơ.”(5)
Trong nước, các bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phan Xuân Trung, Phạm Ngọc Thắng, … cũng nhiều lần đề xuất, kiến nghị tương tự. Điều lo ngại nhất chính là hệ thống bệnh viện việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng vốn đã quá tải nay phải tổn thất vì phong tỏa
Căng sức cho những công việc chống dịch vô bổ như chăm sóc người F0 KHÔNG TRIỆU CHỨNG hoặc triệu chứng nhẹ, xét nghiệm truy vế F0…
Bệnh viện đã quá tải không thể tiếp nhận bệnh nhân đã xảy ra, chính ông Nguyễn Thành Phong đã chứng kiến và kể lại :
-"Tối 14.7, khoảng gần 8h, tôi nhận được đề nghị của Chủ tịch UBND quận 7 nhờ giúp vì một ca F0 đang rất nguy cấp mà gọi không có bệnh viện nào tiếp nhận. Sau đó, tôi phải gọi cho anh Bỉnh (Giám đốc Sở Y tế TPHCM - PV) là giải quyết xong".
Trong đô thị là trung tâm kinh tế, khoa học lớn nhất nước :
-Chủ tịch Quận không thể đưa bệnh nhân nhập viện
-Phải cầu cứu đến chủ tịch Thành Phố giúp đỡ
Tình hình nghiêm trọng đến mức nào!!!
Rất tiếc, trong cơn say tìm diệt F0 và sự ngạo nghễ TP. HCM sẽ có bệnh viện 50.000 giường ông Phong không thấy hoặc không chịu thừa nhận sự quá tải ấy mà cho rằng “quy trình thực hiện điều trị cho F0 còn rất lúng túng và bất cập”. (6)
Ông Nên đã thấy, liệu có thể thay đổi kịp trước khi quá muộn?
Thông tin báo chí và mạng xã hội cho thấy trong số các lãnh đạo hiện nay, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM ít ồn ào khoa trương và có thái độ cầu thị lắng nghe.
Ông đã có cuộc gặp mặt các chuyên gia để nghe ý kiến. Sau cuộc gặp TP.HCM có nước chuyển biến cho F1 cách ly tại nhà và dự kiến sẽ cho thí điểm F0 không triệu chứng cách ly tại nhà, tại địa phương.
Sơ kết chỉ thị 16 của TP HCM ông cũng có lời cầu thị hiếm thấy trong các quan chức cộng sản là :
MONG NGƯỜI DÂN LƯỢNG THỨ CHO NHỮNG LÚNG CỦA TP.HCM”.
Ngày 27-7, bác sĩ Võ Xuân Sơn có viết trên Facebook cá nhân status: “THÔNG BÁO VỀ ĐỀ XUẤT CỦA TÔI” có đoạn sau
“Khuya hôm qua, một số bạn nhắn cho tôi, rằng Bí thư Nên đã đọc đề xuất của tôi. Một bạn còn cho biết cụ thể, thư ký của Bí thứ Nên có nói, những đề xuất của tôi thuộc nhóm 1 (tập trung giảm tử vong) một số đã làm, một số đã chỉ đạo, còn nhóm 2 (bảo đảm an sinh cho người dân) thì một số đã làm, một số chưa làm được vì còn vướng thủ tục.
Sáng nay, Bí thư Nên đã trực tiếp gọi điện cho tôi. Ông cám ơn tôi đã gởi đề xuất. Ông cho biết đã đọc các đề xuất của tôi, đã chuyển cho các bộ phận chức năng nghiên cứu, và khi có kết quả ông sẽ trả lời lại cho tôi. Ông cũng đề nghị tôi, nếu có thêm đề nghị gì thì có thể nhắn tin qua điện thoại hoặc gởi email trực tiếp cho ông.” (7)
Những thông tin này là TÍN HIỆU ĐÁNG MỪNG không thể chống dịch một cách CHỦ QUAN DUY Ý CHÍ như đã từng cải tạo công thương, cải tạo nông nghiệp đi lên XHCN nghĩa trước đây.
Nhưng điều đáng lo là cấp trên ông Nên, những địa phương khác trong cả nước vẫn đang trong cơn say thành tích truy tìm F0, F1
-THẲNG TAY CÁCH LY PHONG TỎA NGĂN SÔNG CẤM CHỢ. Mỗi cán bộ, mỗi anh dân phòng LÀ MỘT SỨ QUÂN, Không chỉ bánh mì mà tiền, sửa, gạo, … đều có thể bị xem là hàng không cần thiết.
Thảm họa vẫn lơ lửng trên đầu người dân Việt. Thảm họa không phải do COVID-19 mà từ :
CÁCH CHỐNG COVID CỦA CHÍNH QUYỀN.
Nguồn bài viết : Quí Nguyễn.

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

RU CON

 RU CON

Chim bay về núi tối rồi,
Không cây chim đậu không mồi chim ăn.
Hát ru con xuất phát từ cuộc sống nông thôn nên những hình ảnh thiên nhiên đồng ruộng, đã đưa vào câu hát, thể hiện tình cảm chất phát giản dị cuộc sóng dân dã của xã hội nông nghiệp cổ truyền.
Chiều chiều bắt két nhổ lông
Két kêu bớ chị xin đừng bất nhơn.
Chiều chiều én liệng cò bay
Khoan khoan bớ bạn, bạn rày nhớ ai
Nhớ thời nhớ củ nhớ khoai
Nhớ cây ớt chín nhớ xoài cà lăm.
Chiều chiều quạ nói với diều
Kiếm nơi đống trấu cho nhiều gà con
Gà con bươi rác bươi rơm
Con anh chèo chẹo đòi cơm cả ngày.
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Chiều chiều ra đứng cổng sau
Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai
Áo vắt vai quần hai ống ướt
Chữ nghĩa chi chàng lấn lướt vô thi.
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Tai nghe chim gọi tấc lòng nhớ ai.
Chiều chiều gió thổi bờ lau
Hai tay xủ xuống như tàu chuối te
Tiếc công vun xới đám mè
Thì nay bỗng có con cu què đến ăn.
Chiều chiều ngắt đọt rau tươi
Lần này mới biết con người vong ân.
Chiều chiều én liệng cò bay
Khoan khoan bớ bạn bạn rày chờ tôi.
Chiều chiều mây phủ về tây
Cảm thương chú Lía bị vây trong rừng.
Chiều chiều con quạ lợp nhà
Con cu chẻ lạt con gà đánh tranh.
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn kiều ông Phủ đưa cô về nhà.
Chiều chiều ra ngõ đứng trông
Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Chiều chiều vịt lội bàu Sen
Để anh lội xuống làm quen với nàng
Chặt tre lựa lóng đương sàng
Chờ ba năm nữa cho nàng lớn khôn.
Ngó lên vườn chuối đãi đưa
Vườn cau khô hạn vườn dừa nước ươm
Ngó lên nhà ngói sẫm sờ
Ngói thời mược (mặc) ngói, cũng chò nhà tranh.
Ngó lên đám bắp thai thai
Bầy khỉ ních hết chị hai gặm cùi.
Ngó lên nóc đĩ nhà cao
Thấy vườn cau rậm muốn vào làm dâu
Làm dâu coi trước coi sau
Coi nhà mấy cột coi cau mấy hàng.
Chim quyên ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát lên cành nghỉ ngơi.
Chim quyên xuống đất ăn sùng
Anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than.
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Cá kia quen cậu vợ chồng quen hơi.
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Chim quyên ăn trái khổ qua
Nuốt vô thời đắng nhả ra bạn cười.
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Đã theo con chị đeo bòng con em.
Con mèo con chuột có lông
Cây tre có mắt nồi đồng có quai.
Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng.
Một mình lo bảy lo ba
Lo cau trổ muộn lo già hết duyên.
Một mai mai một dè chừng
Ngó truông truông rậm, ngó rừng rừng sâu.
Một mình mình một bơ thờ
Dựa cây cây ngã dựa bờ bờ xiêu.
Một mai trống lủng khó hàn
Dây dùn khó dứt, người khôn khó tìm.
Một mai ông Đội về Tàu
Bà Đội ở lại xuống bàu bắt cua
Bắt cua làm mắm cho chua
Gởi về oog Đội khỏi mua tốn tiền.
Con mèo đập bể nồi rang
Con chó chạy lại nó mang trận đòn.
Con mèo con chuột lom thom
Vợ tao nằm ngủ mày dòm làm chi?
Chuồn chuồn bay thấp bay cao
Mẹ đặt nơi nào con cũng ngủ yên.
Cây mù u ra trái mù u
Lấy chồng be bét đi tu cho rồi.
Ai làm bầu bí đứt dây
Chồng nam thiếp bắc ngọn gió tây lạnh lùng.
Anh về cuốc đất trồng rau
Cho em trồng ké dây trầu một bên
Mai kia cau nọ lớn lên
Trầu kia ra lá mới nên vợ chồng.
Cầm cần câu cá liệt xuôi
Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già.
Chim chuyền lựa nhánh nó chuyền
Làm dâu lựa chỗ mẹ hiền gởi thân.
Con cu con cuốc con cò
Ba con dụm lại hẹn hò đi ăn.
Con mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Cho mau tới tết dựng nêu ăn chè.
Chè gì chè đậu chè khoai
Bắt tôi giã nếp canh hai chưa rồi.
Một mai cúc ngã lan quì
Bậu lo cho bậu, bậu lo gì cho tôi.
Một mai thiếp có xa chàng
Đôi bông thiếp trả con chàng thiếp xin.
(Chép từ FB Minh Hồ)