Thứ Năm, 20 tháng 3, 2025

Chúa Nhật 3 Mùa Chay năm C

 Chúa Nhật 3 Mùa Chay năm C

Xh 3,1-8.13-15: Ta là Đấng Hiện Hữu – “Ego eimi hoôn”
Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em. Đó là Danh Ta, các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu đến muôn đời
1Co 10,1-6.10-12: Đời sống của dân Israen trong sa mạc được chép lại để dạy ta
Phần đông họ sống không đẹp lòng Chúa, và họ đã quỵ ngã. Chúng ta đừng chiều theo dục vọng, đừng lẩm bẩm kêu ca. Ai tưởng mình đứng vũng, coi chừng kẻ ngã
Lc 13,1-9: Nếu các ông không chịu sám hối, các ông sẽ chết như vậy
Người kia có cây vả trong vườn nho. Ông tìm trái mà không thấy…và muốn chặt đi. Người làm vườn nói: Xin để một năm nữa, tôi vun xới, may ra có trái. Nếu không, ông sẽ chặt đi
1/ Báo chí, truyền thông đưa tin kinh hoàng:
+Sóng thần làm chết nhiều ngàn người: ngày 11.03.2011, sóng thần Nhật chết 15.892 người
+Động đất, lũ lụt chết cả ngàn người: ngày 27.12.2010, động đất ở Chile 700 người chết
+Covid chết cả mấy triệu người +Chiến tranh ở Ukraine chết cả chục ngàn người, nhà cửa đổ nát
2/ Một câu hỏi đặt ra: Vì sao Chúa để cho như vậy? Hoặc do Chúa phạt? Tai họa bởi đâu? Luật nhân quả?
+Hôm nay, có 2 bản tin trong Tin Mừng: Philato hạ sát nhóm người Galile nổi loạn; tháp Siloe đổ, chôn sống 18 người. Có người bảo: họa đâu tội đó. Kẻ khác bảo: Chúa phạt. Dân chúng qui tội cho nạn nhân.
+Nhân dịp này, Chúa nói với chúng ta: “Nếu chúng ta không ăn năn trở lại thì chúng ta cũng sẽ chết tất cả, không phải chết đất đè, không phải chết đụng xe…nhưng chết đời đời.
3/ Việc HOÁN CẢI, việc trở lại là vấn đề sinh tử của mỗi người. Chúa còn nhấn mạnh trong dụ ngôn cây vả: lá nhiều đẹp mắt mà không quả. Thánh Phaolo cũng kêu gọi sự hoán cải và sống gương mẫu. Ngài còn cảnh báo: “Ai tưởng mình đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã…đừng chiều theo dục vọng, đừng lẩm bẩm kêu ca”(1Co10,6). Và “luôn lấy Danh Chúa mà kêu cầu từ đời nọ đến đời kia” (Xh 3,15)
+Ba năm rồi, thậm chí nhiều năm có đạo rồi mà ta chẳng có quả sự sống, quả bác ái, quả yêu thương!
+Ba năm rồi, nhiều năm rồi…cuộc đời vẫn chỉ toàn có lá, chỉ có bề ngoài mà không có bề trong
+Lẽ thường là bị chặt đi, quăng vào lửa…nhưng lòng khoan dung của Chúa trì hoãn… may ra có trái
+Chúa cho chúng ta sống thêm chuỗi ngày năm tháng…để MAY RA có trái, nếu không thì ném vào lửa
4/ Bạn và tôi thường có suy nghĩ như thế này: Tai họa, tai nạn, xui xẻo là hình phạt do tội mà ra…và nếu tôi “may mắn” như thế này là vì tôi không phạm tội gì ghê gớm, thậm chí tôi “vô tội”.Kẻ gặp tai họa là do trời phạt. Nếu “họa đâu tội đó” thì giải thích thế nào khi một em bé trong trắng lại gặp nạn, hoặc “ở hiền ra cóc, ở độc ra tiên”? Chúa nói: “KHÔNG PHẢI NHƯ THẾ ĐÂU”. Không phải ại bị chết vì tháp đè, xe cán, động đất, sóng thần...là “họ mắc tội đâu”, NHƯNG nếu các ông, các bà KHÔNG CHỊU SÁM HỐI thì cũng chết như vây. Không phải cái chết đời này, mà cái CHẾT ĐỜI ĐỜI. Chuyện mình không lo, lo chuyện người!
5/ Quan niệm một Thiên Chúa “báo thù”, nguyên nhân sự dữ, là một sai lầm nghiêm trọng về thần học. Thiên Chúa không trừng phạt ai, vì Thiên Chúa là Tình Yêu, Thiên Chúa là Sự Sống. Tội không phải đơn thuần là phạm một quy định về luân lý, nhưng tội là chống lại sự sống, chống lại tình yêu, tức là chống lại chính Thiên Chúa. Đừng thấy một người chết vì điện giật rồi nguyền rủa người phát minh ra điện. Mọi sự tốt lành đều bởi Chúa. Chúa bao dung và chờ đợi ta hoán cải “cứ để nó lại năm nay nữa...may ra sang năm có trái”
+Thiên Chúa là “Đấng Tự Hữu”, tự mình hiện hữu và làm cho muôn vật hiện hữu (Xh 3,14)
6/ Nếu cây vả là chính tôi, thì cây vả đó có trái không? Hay chỉ toàn có lá? “Cây vả đời ta” chỉ toàn có lá, tức là có đạo mà không sống đạo; đọc kinh nhiều, đi lễ nhiều mà không có “thánh lễ nối dài” trong đời thường. Cây vả phải có lá xanh “đẹp mã” và phải có trái thơm ngon là ĐỨC TIN KÈM VIỆC LÀM (Gc 2,22)
+Là thực hành Lời Chúa, không nghe suông (Gc 1,22)
+Là kiềm chế miệng lưỡi (Gc 1,26)
+Là đạo đức tinh tuyền (Gc 1,27)
+Là thăm viếng và giữ mình khởi vết nhơ của thế gian (1,27)
+Là kính trọng người nghèo, không khinh dể họ (Gc 2,6)
+Là hối cải sinh trái tốt (Lc 3,8-9). Không sinh quả tốt đều bị chặt đi, quăng vào lửa
+Là sinh trái nhiều (Ga 15,2.5.😎, tức là gắn liến với Thầy Giesu, là ở lại trong Thầy, là thành môn đệ Thầy
+Và bền vững, tồn tại (Ga 15,16), hoa trái yêu thương yêu nhau
7/ Cuộc đời ta không những được chủ vườn là Cha trên Trời chăm sóc “vun xới, bón phân” với bao ân huệ để ta sinh hoa trái
+Hoa trái ở đây là tình thương vợ chồng dành cho nhau
+Là tình thương và lòng hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ
+Là sự kính trọng của học trò dành cho thầy cô, sự thân thương dành cho bạn bè
+Là lòng tốt, sự cống hiến cho Giáo Hội, cho xã hội
+Là sự nhẫn nại, bao dung dành cho người xấu với hy vọng “sang năm” họ sẽ tốt hơn
8/ KẾT: Hoán cải, métanoia, là vấn đề sinh hoặc tử. Mùa Chay là mùa thay lòng đổi dạ. Hoán cải cần phải kèm theo việc tin vào Tin Mừng. Tin và sống theo Tin Mừng là “có lá đẹp và có quả ngọt”
+Câu chuyện: Ma quỷ có lần phàn nàn với Chúa. Sao Ngài ăn ở bất công. Tôi phạm tội một lần mà Ngài phạt cả đời. Loài người phạm đi phạm lại thì Ngài tha hoài. Chúa nói: Nhưng nhà ngươi có bao giờ sám hối hoán cải đâu!
+ “Cây vả của tôi ơi
Sao chỉ toàn có lá
Trái ngọt yêu thương đâu?
Đức tin chưa thấm sâu” tqt31
Nguồn bài viết: Lm. Trần Truyền Quang.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2025

ĐÂY LÀ BÀI HỌC THUỘC LÒNG CỦA LỚP NHÌ NGÀY XƯA ĐÃ HỌC.

 ĐÂY LÀ BÀI HỌC THUỘC LÒNG

CỦA LỚP NHÌ NGÀY XƯA ĐÃ HỌC.
Bài Học thuộc lòng: TÔI YÊU của Bàng Bá Lân. (Trích trong sách Việt Văn Tân Tập lớp Nhì của Đặng Duy Chiểu, nhóm Tiến Văn xuất bản năm 1964).
TÔI YÊU
Tôi yêu tiếng Việt Miền Nam
Yêu con sông rộng, yêu hàng dừa cao
Yêu xe thổ mộ xôn xao
Trên đường khúc khuỷu đi vào miền quê.
Tôi yêu đồng cỏ nắng se
Nhà rơm trống trải, chiếc ghe dập dềnh
Tôi yêu nắng lóa châu thành
Trận mưa ngắn ngủi, gió lành hiu hiu.
Nơi đây tôi mến thương nhiều
Miền Nam nước Việt mỹ miều làm sao
Đồng bào Nam Việt ta ơi
Ta yêu cặp mắt, làn môi thiệt thà.
Nước non vẫn nước non nhà
Bắc Nam xa mấy vẫn là anh em.
NGÀY TỰU TRƯỜNG
Nô nức hôm nay buổi tựu trường
Như chim ríu rít sáng tinh sương
Các em tấp nập ra trường học
Lê guốc giày vang khắp phố phường.
Nét mặt ngây thơ miệng mĩm cười
Áo quần mới mẻ dáng xinh tươi
Tay cầm cặp sách đi chân sáo
Lòng vẫn lâng lâng, mặt sáng ngời.
Giữa đám mây xanh hiện mái trường
Một hồi trống giục đã ngân vang
Cổng trường mở rộng như chào đón
Những đám trò em bước vội vàng.
Bạn cũ gặp nhau lại nghịch tinh
Vui đùa, cười nói chuyện tâm tình
Trời thu mây kéo như thông cảm
Với nỗi niềm vui của học sinh.
(Võ Tiến Thu - Tiểu học Nguyệt san, tháng 9-10/1959). Nguồn: Sài Gòn Xưa & Nay)


Thứ Ba, 11 tháng 2, 2025

Xin giới thiệu Chúa cho mọi người. . .

 Xin giới thiệu Chúa cho mọi người. . .

Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu,
Người đại lượng và chan chứa tình thương,
Người không xử với ta như ta đáng tội,
không trả cho ta theo lỗi của ta.
Như người cha xót thương con cái mình,
Chúa xót thương những kẻ kính sợ Người
Vì Người biết chúng ta được dựng nên
bằng gì.
Người vẫn nhớ chúng ta là cát bụi !
(Tv 102)
Đây là bài hát mình rất ưa hát, hát một mình, hát từ lâu lắm rồi, từ khi còn trẻ, rồi càng già càng thích hát hơn. Mình cảm thấy tâm hồn thật bình an khi biết Thiên Chúa mà mình tôn thờ và hết dạ mến thương là Đấng từ bi và nhân hậu.
Vì kiếp người ai cũng mang thân phận tội lỗi và lẽ dĩ nhiên là trong đó có bạn và có mình. Nếu mà Chúa xét tội thì không ai trong chúng ta đứng vững được đâu !
Ngoài bài hát này, mình cũng rất thích hát những bài như : Chúa là gia nghiệp đời con, xin Ngài bảo toàn thân con . . . Mình cũng rất thích hát bài : Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường. . . Thánh Giá nào Ngài vác trên vai, đau thương nào phủ kín tâm tư, đường tình đó Ngài dành cho con . . . Mỗi lần nghe ca đoàn hát những bài này là mình hát hết ga luôn có lúc hát lạc giọng làm ai cũng ngó mình ! Mình không được giỏi nhạc nên nó mới như vậy !
Xin trở lại chủ đề của bài : Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu :
Trong đời ai cũng thích có bạn tốt. Bạn tốt là của cải tinh thần rất quý giá. Các bậc cha mẹ nên chọn bạn tốt cho con cái mình.
Thiên Chúa từ bi và nhân hậu sao ta không kết bạn tâm giao và đem con cái mình trao gửi cho Chúa ? Chúng ta đã giới thiệu Chúa cho con cái mình như thế nào ? Chúng ta đã giới thiệu Chúa cho những người chưa tin sống gần ta như thế nào ?
Thánh Phaolo từ là một người đi lùng sục bắt bớ đạo rồi lại hăng say thí mạng đi giảng cái đạo mình từng bắt bớ đã nói một câu mà mọi người chúng ta nên ghi nhớ trong lòng :
“Tôi biết tôi đã tin vào ai.” (2Tm 1,12)
Thánh Phaolo không có lẩm cẩm đâu, trái lại Ngài là một người rất thông minh.
Xin cho con tin :
CHÚA LÀ ĐẤNG TỪ BI VÀ NHÂN HẬU.


Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2025

GIEO CÁI GÌ THÌ GẶT CÁI ĐÓ.

 GIEO CÁI GÌ THÌ GẶT CÁI ĐÓ.

Làm việc tốt thì phải “tình nguyện” mất 3 thứ :
* Tình nguyện mất cái thứ nhất: mất TIỀN.
* Tình nguyện mất cái thứ hai : mất GIỜ.
* Tình nguyện mất cái thứ ba : mất SỨC
Tâm sự :Những ý tưởng này được lấy từ dụ ngôn người Samari nhân hậu theo Tin Mừng thánh Luca : 10,25-37.
Tình nguyện là tự ý chứ không bị ép buộc.
Ông Samari là người ngoại đạo đã tự nguyện mất tiền, mất giờ, mất sức cho nạn nhân ông gặp dọc đường.
Thầy tư tế và ông Lêvi là các chức sắc trong đạo Do Thái, cũng thấy như vậy mà làm ngơ, giả điếc bất chấp lời kêu cứu van nài của nạn nhân. Có thể nạn nhân này là người Do Thái và có đạo.
Chính Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn này và đã cố ý nêu gương tốt của một người “ngoại đạo” để dạy chúng ta, nhất là những người có đạo.
Thêm một ý : Đường từ Giêrusalem xuống Giêrico là đường đèo khá nguy hiểm vì có kẻ cướp như chúng ta thấy. Ai cũng sợ kẻ cướp. Cũng có thể thầy tư tế và thày Lêvi sợ kẻ cướp nên không dám dừng lại. Chắc chắn ông Samari cũng biết điều này. Như vậy là ông liều mình để cứu người.
Vậy là thầy tư tế và ông Lêvi hôm ấy không mất gì cả.
Chúa Giêsu khuyên chúng ta bắt chước làm như người ngoại đạo.
Thật sự mà nói thì làm việc xấu cũng mất ý chang : Vì nhậu nhẹt say sưa cũng mất tiền, ngồi cờ bạc suốt ngày cũng mất giờ, đi bắt trộm chó cũng nguy hiểm và mất sức chứ.
Gieo cái gì thì gặt cái đó thôi. Luật đời cũng thế mà luật Trời cũng vậy. Nhân Quả là luật cả trên trời dưới đất. Không thấy lúc này thì sẽ gặp lúc khác.
Làm việc tốt sẽ hái trái tốt, làm điều ác sẽ gặt trái xấu. Người ngoại đạo, người có đạo cũng như nhau. Đó là xét theo tinh thần của bài dụ ngôn này. Vậy là vào ngày Chúa phán xét, người Samari ngoại đạo sẽ nghe Chúa bảo hãy vào hưởng hạnh phúc dành cho con vì xưa Ta khốn đốn anh đã giúp Ta, và thầy tư tế sẽ nghe Chúa bảo cút khỏi mặt Ta vì xưa Ta khốn đốn kêu xin ngươi giúp, mà ngươi đã làm ngơ.
Xin Chúa cho mỗi người chúng con biết quan tâm đến những khó khăn của anh em mình.
Xin Chúa nhậm lời chúng con. AMEN
Nguồn bài viết: Lm.Phêrô Nguyễb Văn Đông.


Thứ Tư, 5 tháng 2, 2025

BÀI THƠ HỎI NGÃ.( cách dạy Tiếng Việt thời VN Cộng hoà)

 BÀI THƠ HỎI NGÃ.

( cách dạy Tiếng Việt thời VN Cộng hoà)
MŨM MĨM béo, MỦM MỈM cười.
CỦ quả dành để biếu người CŨ xưa.
KIỄNG chân, chậu KIỂNG đu đưa.
KẺO hết, KẼO kẹt đêm mưa võng buồn.
HỔ thẹn chưa HỖ trợ lương.
GÃ kia GẢ bán người thương vì tiền.
HẢO tâm lo chuyện HÃO huyền.
Đi buôn LỖ vốn, nước màu LỔ loang.
PHỦ phê chừ mới PHŨ phàng.
Nửa đường GÃY gánh, GẢY đàn tìm vui.
GÃI đầu tính ngược, tính xuôi.
Còn lưng NỬA vốn NỮA thời tính sao.
GIÃI bày GIẢI nghĩa dễ đâu.
Chưa kịp ẩu ĐẢ qua cầu ĐÃ xong.
Run RẨY phát RẪY dọn nương.
GỠ rối điềm GỞ rộng đường nhân sinh.
Chú RỂ bứt RỄ cây quỳnh
Ra sức BỬA củi cho mình BỮA ăn.
BẨM thưa, bụ BẪM con người.
Nói năng tao NHÃ, chim kia NHẢ mồi.
MÃ ngoài mồ MẢ xinh tươi.
Nhường cơm SẺ áo cho người SẼ vui.
Linh CỮU vĩnh CỬU ai ơi.
CỮ kiêng CỬ động bệnh thời sẽ qua.
TẺ nhạt, gạo TẺ của ta.
Gần mà giữ KẼ thà ra KẺ thù.
KHẺ mỏ, nói KHẼ như ru.
CỖ bàn, CỔ kính công phu phụng thờ.
BỖNG dưng trầm BỔNG bất ngờ.
BĨU môi dè BỈU ai chờ đợi ai.
Bắt BẺ, BẼ mặt tía tai.
LẺ loi lý LẼ gạt ngoài chẳng nghe.
Ngoài vườn CHỎNG gọng CHÕNG tre.
CẢI thiện, CÃI lại khó mà hoà nhau.
CHĨNH (hũ) tương nghiêng, CHỈNH sửa mau.
CỦNG cố lời nói cho nhau CŨNG đành.
CỞI trói CỠI (cưỡi) ngựa phi nhanh.
Xem ai cứng CỎI được dành CÕI tiên.
BẢO ban, BÃO tố khắp miền.
HẢNH nắng, HÃNH diện tuỳ duyên tuỳ thời.
Hồ đầy XẢ nước cho vơi.
Giữ gìn XÃ tắc kẻo thời suy vong.
Chèo BẺO, bạc BẼO dài dòng.
Quê hương rất ĐỖI, ĐỔI thay phố phường.
NGHĨ mình ngơi NGHỈ dưỡng thương.
TĨNH tâm TỈNH ngộ tìm đường ẩn cư.
TIỂU đội còn bận TIỄU trừ.
Ngỡ rằng bảnh TẺN thành dư TẼN tò.
SẢI tay chú SÃI thập thò.
Nhân sự thừa THÃI bị toà THẢI ra.
Đứng SỮNG, SỬNG sốt sợ ma.
Trẻ thơ nói SÕI nhặt SỎI đá trôi.
TRẢ nợ bằng một TRÃ xôi.
NÃY giờ còn đợi hạt thôi NẢY mầm.
Ẩn SĨ, SỈ nhục giận căm.
GIẢ dại GIÃ gạo thăng trầm cho qua.
QUẪN trí nghĩ QUẨN sa đà.
Chấp nhận xúi QUẨY hơn là QUẪY đuôi.
Đâm THỦNG, THŨNG xuống thấp rồi.
Đòn BẨY được dịp lên đồi BẪY chim.
Đội NGŨ giấc NGỦ lim dim.
Ân SỦNG ướt SŨNG nằm im chờ thời.
TỦM tỉm, đánh TŨM không lời
VĨ cầm, VĨ tuyến... VỈ ruồi giúp ta.
Rác RƯỞI gấp RƯỠI hôm qua.
ĐẨY xe, ĐẪY giấc người ta chối từ.
ĐẢNG phái, ĐÃNG trí ưu tư.
DỞ hơi, DỞ thói tật hư DỠ nhà.
LẨN quẩn, LẪN lộn tuổi già.
ĐỈNH chung, ĐĨNH đạc cũng là ĐỈNH cao.
ĐỂ dành, hiếu ĐỄ về sau.
Cô bé tròn trịa thật là DỄ thương.
DỎNG tai, DÕNG dạc khiêm nhường.
RẢNH rỗi san lấp RÃNH mương trước nhà.
Qua NGÕ, NGỎ lời hát ca.
QUẢNG cáo - thực tế cách ba QUÃNG đường.
RỦ rê quyến RŨ nhiễu nhương.
RỔ sảo, RỖ mặt vấn vương một thời.
CHỬA đẻ, CHỮA bệnh ai ơi.
Trường hợp HÃN hữu xin thời bỏ qua.
Phá CŨI làm CỦI bếp nhà.
Xén bớt công QUĨ, QUỈ ma chẳng từ.
Hạt DẺ, đất DẼ suy tư.
Sàng SẢY ít gạo đến giờ chưa xong.
RỬA nhục thối RỮA mặc lòng.
Hen SUYỄN, suy SUYỂN đợi mong bao ngày.
CƯỠNG đoạt chim CƯỞNG trong tay.
Xin đừng cà RỠN... RỞN gai ốc rồi.
SỬA chữa, SỮA mẹ em ơi.
SẪM màu, SẨM tối xin mời ghé thăm.
MẨU bánh dành biếu MẪU thân.
Đắt RẺ, ngã RẼ bao lần em qua.
SỖ sàng, SỔ toẹt chẳng tha.
GIẢ thật, GIÃ gạo cho qua tháng ngày.
Gây GỔ, cây GỖ chuyền tay.
Cánh HẨU chầu HẪU ngồi chờ đổi ngôi.
Mưa rỉ RẢ mệt RÃ người.
RÃO gân cốt, RẢO bước thời đi nhanh.
Cây SẢ, suồng SÃ là anh.
TẢ thực, TÃ lót để dành trẻ con.
Chàng HẢNG ai mở HÃNG buôn.
KỶ luật KỸ xảo mình luôn ghi lòng.
HỦ tục, HŨ gạo ngày đông.
Hỏi NGÃ khó, chớ NGÃ lòng NGẢ nghiêng...
AChi st trên Net.


Thứ Hai, 3 tháng 2, 2025

Bài Tủ Trị: Đốm Phổi, Hen Suyễn, Lao, Ho...cả U

 Bài Tủ Trị: Đốm Phổi, Hen Suyễn, Lao, Ho...cả U

• 1 nắm Mơ Lông đẫy tay
• 1 quả Dừa Xiêm lấy nước
• 1 thìa Cafe Muối Hạt Thô
• 1 Mẩu Gừng nhỏ
• 1/4 quả Chanh
• 2 thìa Mật Ong nguyên chất
⭐ Cách Làm
• Cho Mơ Lông + Nước Dừa + Gừng + Muối vào xay nhuyễn cùng nhau xong lọc lấy nước. Cho thêm 2 thìa Mật Ong, vắt Chanh rồi khuấy đều uống !
⭐ Cách Dùng
• Uống 9h sáng ( 6 phần ) & 9h tối (4 phần còn lại )
• Uống ngụm nhỏ, nuốt từ từ cùng nước Bọt !
• Làm liền 1 tuần với Đốm Phổi. 1 tháng với U Phổi
• Dưỡng Phổi 2 tuần 1 lần
• Rất nhiều Bệnh Nhân Đốm, U lành đã áp dụng và Khỏi. U Ác được hỗ trợ rất nhiều và theo dõi thêm, nhiều ca U Ác khỏi. Đương nhiên kèm them cả chữa Khí - Thần & Thói Quen Sinh Hoạt
• Còn các triệu chứng Vặt như : Viêm,Hen Suyễn, Ho, Đờm...sạch tiệt !
• Kết hợp bài Luân Xa 5 mình đã Post để kích thích bộ chỉ huy của Phế tăng mức độ hiệu quả rất cao...
• Bài này có thể dùng song song với các bài Phế khác tăng độ hiệu quả khi bệnh nặng
• Kết hợp ăn Cháo, Khí Công Dưỡng Sinh nạp Oxy. Đặc biệt là Hít Thở Sâu Bụng...
⭐ Lưu Ý
• Phụ nữ mang thai và trẻ dưới 1 tuổi không dùng được
• Những người dị ứng với Lá Mơ và Mật Ong không dùng
⭐ Gia Giảm :
• Có thể bổ sung 1 nắm lá Dòi Thân Tím tươi say cùng tăng độ mạnh bài Thuốc
• Có thể bổ sung : Húng Chanh, Vỏ Quýt...
⭐ Bài Thuốc được Dân Gian lưu truyền rất lâu và có sự nghiên cứu thêm của các Lương Y lâu năm Gia Giảm thêm để tăng hiệu quả !
• Bài này khá nổi tiếng rồi
🙏Chúc Mọi Người Sức Khỏe
🤝Mọi đóng góp thêm xin tiếp thu để hoàn thiện !
Nguồn: Ngô Thị Lý
Có thể là hình ảnh về tía tô
Tất cả cảm x

Ngủ đi em

 Ngủ đi em

Nghe chăng em mùa xuân đang vội đến
Chỗ em nằm ru nhẹ khúc tình ca
Nghe miên man nghe rất đỗi mặn mà
Ru em ngủ giấc miên trường trìu mến.
Chiều nghe gió nghĩa trang hàng cây nhỏ
Nhấp nhô nhịp nhàng ru điệp khúc ầu ơ
Lay chút nắng hắt hiu bóng sương mờ
Làn khói nhẹ ẩn hồn ai đây đó.
Ngủ đi em, chiều xuân nay không khóc
Chỉ nghẹn ngào nuốt cái nhớ cái thương
Em yên nghỉ trần gian chẳng vấn vương
Chẳng giận hờn chẳng lo đời tất bật.
Ngủ đi em, lẽ đời còn hay mất
Chẳng nghĩa gì như chiếc lá vàng rơi
Hay chút nắng chơi vơi cuối chân trời
Hoàng hôn đến, bình yên thôi là đủ.
Hồng Bính


Thứ Ba, 28 tháng 1, 2025

MẸ LÀ MÙA XUÂN

 MẸ LÀ MÙA XUÂN

Tết năm nào cũng vậy, hễ ở đâu có người Việt sinh sống là sẽ nghe vang lên ba bài hát kinh điển: ngoài đời thường có bài "Ly Rượu Mừng" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, sáng tác năm 1952; những người trong quân ngũ xa nhà, cả xưa lẫn nay, có bài "Xuân này con không về" của ba nhạc sĩ cùng sáng tác đặt bút danh chung là Trịnh Lâm Ngân; và trong Đạo chúng ta có bài "Mẹ là Mùa Xuân" của Hùng Lân, cố nhạc sĩ lão thành Công Giáo, sáng tác năm 1946.
Như vậy trong ba bài hát lừng danh và được phổ biến sâu rộng này, bài "Mẹ là Mùa Xuân" tính đến hôm nay ( 2018 ) có tuổi thọ cao nhất: 72 năm. Kế đó bài "Ly Rượu Mừng" cũng đã được 66 tuổi đời âm nhạc. Còn bài "Xuân này con không về" thì Wikipedia chỉ cho biết đã sáng tác trong khoảng thập niên 60, nghĩa là cũng ngót nghét hơn 60 năm lưu truyền trong dòng chảy âm nhạc bolero.
Có một nét chung dễ thương là cả ba bài hát nổi tiếng này đều nhắc đến người mẹ, bà mẹ đời và Bà Mẹ Đạo. Vậy là bên cạnh mẹ quê hương, mẹ dân tộc, mẹ sinh thành dưỡng dục, người Công Giáo chúng ta còn có thêm một Bà Mẹ, là Mẹ của Thiên Chúa với thật nhiều tước hiệu tuyệt vời thân thương: Mẹ Hằng Cứu Giúp, Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu, Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành.
Cách nay 40 năm, khi hát bè bass trong ca đoàn Phanxicô Đakao, chúng tôi còn nhớ hình ảnh cha Jean Marie Trần Văn Phán, vừa hát mẫu, vừa múa nhịp kiểu Bình Ca, thỉnh thoảng lại dừng lại diễn tả ý nghĩa của bài "Mẹ là Mùa Xuân", giây phút ấy anh em chúng tôi cứ nhìn nhau tủm tỉm cười vì thấy cha già như thoát tục, như trở thành một "Lão Ngoan Đồng", như muốn xuất thần bay lên, nhất là ở câu cuối lên cao để giải kết, cha như đang dõi mắt, hết tâm hồn "trông về cõi phúc vô song"!
Khi làm biên tập cho báo Ephata, và báo Mẹ Hằng Cứu Giúp của Nhà Dòng, đến số báo Xuân, tôi thường ngỏ lời với độc giả thật chân tình rằng: số báo này đến tay anh chị em trong những ngày Tết, xin được xem như một Món Quà nho nhỏ gửi vào trong gia đình của anh chị em, cụ già và bạn trẻ, ba và mẹ, vợ và chồng, em bé đang lon ton bước đi hay thai nhi đang quẫy trong bụng mẹ, những trang báo Tết sẽ gợi nhớ tấm lòng của Mẹ Maria.
Thật vậy, Mẹ luôn theo bước chúng ta trên đường đời, có mặt với chúng ta khi vui lúc buồn, và sẽ nhẹ nhàng ân cần dắt tay con cái Mẹ về đến "bến lành", đến "quê bình an", đến "cõi phúc vô song"…
Xin biết ơn cố nhạc sĩ Hùng Lân, xin thắp một nén hương lòng và nguyện một Kinh Kính Mừng cho hương hồn cụ Phêrô Hoàng Văn Hương (1922 – 1986).
Chắc chắn trong các Thánh Lễ và các cuộc Hành Hương Đức Mẹ Tân Niên nơi này nơi kia, giai điệu và lời nguyện ca "Mẹ là Mùa Xuân" sẽ vang lên và làm ứa ra những giọt nước mắt xúc động của niềm vui, của cảm nhận Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp đang nhìn sâu vào mắt chúng ta, vào lòng chúng ta, vào cuộc đời của chúng ta. Lời ca gần như không còn là sáng tác riêng của nhạc sĩ, nhưng đã trở thành lời tâm nguyện của mỗi tín hữu chúng ta, của cả những anh chị em không phải là Công Giáo…
"Ôi Maria! Mẹ là Mùa Xuân ánh sáng. Mẹ là cửa son đền vàng. Bến lành vào quê bình an. Ôi Maria! Dẫu rằng đời con lầm than, bóng tội mờ che trần gian, sức hèn con ngã nhiều phen. Nhưng con luôn trông đến ngày tàn phai mùa đông, ánh vàng sự rỗi reo mừng, hoa trái đau thương lừng hương. Ban ơn cho con biết tìm ngọt trong sầu than, biết tìm mạnh trong nguy nan, biết có xuân trên đông tàn.
Mẹ là Mùa Xuân đem sức thiêng cho cõi lòng. Mẹ là mùa xuân muôn kiếp muôn dân đợi trông. Mẹ là Mùa Xuân bất diệt trên cõi hằng sống, giúp con vượt đời, trông về cõi phúc vô song…"
Lm. Lê Quang Uy, Sàigòn, DCCT, Xuân Mậu Tuất, 2.2018
Ghi chú thêm năm 2025:
Thầy đã khai tâm cho mình về âm nhạc các phần xướng âm, ký âm năm 1976, trong một khóa học tại nhà của thầy trên đường Tự Đức, Đakao, Quận 1
Nguồn bài viết: Giuse Lê Quang Uy


Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2025

Năm Tỵ nói về chuyện Rắn.

 Năm Tỵ nói về chuyện Rắn.

Phiếm luận - Hoài Nguyễn
---------------------------------
Chỉ còn vài ngày nữa là những quốc gia đón Tết Âm lịch sẽ bước qua năm Ất Tỵ, trong đó con vật "cầm trịch" cho năm này chính là Rắn, một loài động vật mang tính hoang dã và tùy theo loại rắn mà có những con gây nguy hiểm đến khả năng tử vong không những đối với các sinh vật khác mà cả với con người.
Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài. Giống như các loài bò sát có vảy khác, rắn là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể.
Rắn có tuổi thọ tương đối thấp so với các loài động vật khác nếu không xung đột với con người cũng như sinh vật khác khỏe hơn. Trung bình một con rắn có thể sống từ 25 - 30 năm. Trên thế giới có gần 2.500 loài rắn. Ở Việt Nam theo thông kê có gần 150 loài rắn, trong đó có 13 loài rắn sông-biển, 34 loài rắn độc.
Rắn có nhiều loại, có loại tên gọi dựa vào màu sắc như : rắn lục (màu xanh lá cây), rắn lục hoa cân (màu xanh điểm xuyết những sọc đỏ); rắn lục đầu bạc (các sọc trắng trên bộ da đen bóng); Cạp nong đầu đỏ (phần đầu và đuôi đỏ chót, thân đen); rắn lá khô đốm (phần thân màu đỏ điểm xuyết những đốm đen) rắn lửa, rắn hổ đất (màu đen xám), rắn sọc dưa (vằn sọc đen trắng pha vào nhau)... Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, người ta lại chia ra: Rắn hổ ngựa (loại rắn phóng, chạy nhanh như ngựa sải), rắn hổ hành (lúc nào cũng có mùi hành); Rắn hổ đất (thân đen bóng, đen mốc giống màu đất); rắn chuông (dùng đuôi để phát ra những tiếng kêu để xua đuổi, cảnh báo kẻ thù) ...
Trên thế giới, nhiều nước có tín ngưỡng thờ rắn. Hình tượng rắn được thờ phụng ở rất nhiều quốc gia. Rắn được thần thánh hóa và tôn thờ và đi vào đời sống tâm linh. Hình tượng rắn không chỉ xuất hiện trong hầu hết các nền văn hóa mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Hình dạng và đặc điểm di chuyển của loài rắn là cơ sở để người xưa hình dung và đồng nhất rắn với những con sông hay nguồn nước. Loài rắn có đặc tính lột da, do vậy nó biểu trưng cho sự tái sinh, bất tử. Các hiện tượng tự nhiên như vòi rồng ở biển, các cơn lốc xoáy với hình thù uốn lượn đã được nhân cách hóa thành hình tượng rắn. Con người nhìn chung là sợ rắn, và vì sợ nên con người thần thánh hóa loài rắn, thờ cúng rắn để mong rắn bảo vệ cho mình. Ba biểu tượng y học liên quan tới rắn còn được sử dụng cho tới ngày nay là “Chén Hygieia”, biểu tượng cho dược học, và “Caduceus” cùng “Gậy Asclepius” là biểu tượng cho y tế nói chung. Ngày nay nọc rắn được sử dụng trong y học để chữa trị một số chứng bệnh hiểm nghèo. Ý nghĩa biểu tượng quan trọng nhất của rắn chính là sự thể hiện nguồn gốc của sự sống và vũ trụ, trên bình diện con người. Da của rắn cũng là loại có giá trị. Thịt rắn vừa thơm ngon, lại chữa được bệnh nên các "dân nhậu" thích món "đặc sản rắn" này. Một số loài rắn còn được ngâm rượu với một số vị thuốc Bắc. Thường người sành rượu rắn luôn quý hũ rượu “thất xà nhị điểu” ngâm với một số vị thuốc quý.
Trong văn hóa người Việt, nhìn chung người ta cho rắn là loài động vật không mấy thân thiện, tốt đẹp, mang biểu tượng của cái ác nên thường lấy hình ảnh con rắn để ví von với những sự thấp kém, không mấy tích cực.
Ở Việt Nam chúng ta thường nghe các câu nói, tục ngữ liên quan đến con rắn, ví dụ một số câu như sau:
"Bạnh cổ như cổ hổ mang" - ví người như rắn
"Len lét như rắn mùng năm" - người có hành động lén lút, sợ sệt
"Vẽ rắn thêm chân" - kẻ hay bịa đặt, ba hoa quá sự thật, phức tạp hóa một vấnđề đơn giản.
"Hang hùm miệng rắn" - chỉ nơi nguy hiểm khó tiếp cận : Đối với những kẻ phản bội gia đình, Tổ quốc
"Cõng rắn cắn gà nhà" - ví những người phản bội quê hương, làm tay sai cho ngoại bang
"Khẩu Phật tâm xà" - chỉ những những người lời nói thì ngon ngọt nhưng bụng dạ ác độc.
"Đánh rắn phải đánh dập đầu" - do nọc rắn ở đầu nên muốn diệt mối nguy hiểm phải phải diệt mối nguy từ phần chính của thủ lĩnh.
"Áp rắn vào ngực" - Rắn là loài độc hại mà lại đem áp vào ngực thì cũng có ngày bị nó cắn mất mạng. Chỉ sự lầm lẫn, thiếu cảnh giác, tự đem họa vào thân.
"Hùm tha rắn cắn' - ý nói không gặp tai họa này thì cũng sẽ gặp tai họa khác.
"Như rắn mất đầu" - Ám chỉ một tổ chức không có người lãnh đạo nên mất phương hướng, dẫn đến tan rã, diệt vong.
"Nọc người bằng mười nọc rắn" - ý nói lòng dạ độc ác, nham hiểm của con người còn độc hơn cả nọc rắn.
"Rắn đến nhà, không đánh thành quái" - hàm ý nếu gặp kẻ ác đến nhà thì phải diệt trừ ngay để chúng không gây hại cho mình.
.......
Trên đây là một số ví dụ theo kinh nghiệm dân gian về những câu nói liên quan đến con rắn, nhìn chung là có một cái nhìn "ác cảm" với loại rắn mà năm nay, năm Ất Tỵ chính là năm cầm tinh của nó...
Tuy nhiên cũng cần nói rõ thêm là người tuổi Tỵ thì chẳng liên quan gỉ đến các câu nói trên.... Các bạn tuổi Tỵ cũng như tuổi gì đi nữa thì không phải "tự ti" về cái tuổi mà cha mẹ mình đã sinh ra mình trong năm đó... Mấy ông thầy bói hoặc tướng số chỉ là những tay bốc phét "ăn ốc đoán mò" thôi...
Trên thế giới, có nhiều quốc gia cũng có những quan niệm và văn hóa khác nhau về loài rắn, nhưng thôi, đó là chuyện của họ...
Cuối năm cũng có một chút xíu phiếm luận về con vật mà người Việt chúng ta sẽ phải nhắc đến trong một năm âm lịch và tất nhiên những điều tốt xấu, thiện lành... đến với ta cũng chỉ là một sự ngẫu nhiên... Đừng nên quy kết cho con rắn và năm Ất Tỵ này ..
Hoài Nguyễn - 24/01/202
(25 tháng Chạp - Giáp Thìn)