Thứ Năm, 24 tháng 3, 2022

Tháng 4 của những người quân tử!

 Tháng 4 của những người quân tử!

Biên khảo – Hoài Nguyễn
----------------------------
Bốn năm nội chiến cũng đến ngày kết thúc
Hai tướng Bắc – Nam, rưng rưng ngày tao ngộ
Không phát súng mừng của cái “ngày chiến thắng”
Vì họ biết nhau, cũng là những đồng bào…
Lee và Grant, không xem ai là thua – thắng!
Gặp nhau, hàn huyên chuyện quân ngũ ngày xưa
Họ thỏa hiệp với cách của người quân tử
Kẻ “thắng – thua”, đều là những anh hùng…
*
Nhân ngày 30/4, ngày kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam cách nay 45 năm, tôi biên tập và tổng hợp lại một bài viết cũ về cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865) để những bạn thích nghiên cứu lịch sử có điều kiện tham khảo và suy ngẫm, so sánh giữa hai cuộc chiến ở hai đất nước cách nhau nửa vòng Trái Đất.
Bản chất của mỗi cuộc chiến, thời gian mức độ khốc liệt có khác nhau, nhưng cách xử sự sau cuộc chiến của kẻ thắng người bại khiến chúng ta phải suy ngẫm để hiểu vì sao cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc đã lâu về bình diện quân sự nhưng tại sao từ đấy đến nay vẫn chưa thể nào hòa hợp hòa giải giữa những người đã từng hai bên chiến tuyến.
Đến ngày 30/4 hằng năm ở Việt Nam, chính quyền khắp nơi tổ chức rầm rộ ngày “Chiến thắng” thì ngược lại trong lòng những người Việt thuộc lớp người lớn tuổi thời VNCH còn ở lại trong nước vẫn nặng về sự hoài niệm tiếc nuối, các người Việt hải ngoại cũng rầm rộ tổ chức “Ngày Quốc hận”!
Và cũng chính vì những xử sự của những người thuộc phe “thắng cuộc” không được quân tử nên từ sau ngày 30/4/1975 đã có biết bao nhiêu người Việt đã bỏ nước ra đi bất chấp cả hiểm nguy và cả sinh mệnh của mình! Đó là một thực tế mà chúng ta càng phải suy ngẫm để tìm một giải pháp cho hiện tại và tương lai để tìm một hướng đi, xây dựng lại một Việt Nam thoát khỏi sự tự ti về “nhược tiểu” trong hơn thế kỷ nay …
**
Tháng 4 của Hoa Kỳ là một tháng đáng lưu ý của lịch sử nước này. Cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12/4/1861. Bốn năm sau vào ngày 9/4/1865, tướng Robert Edward Lee của miền Nam đầu hàng tướng Ulysses Simpson Grant của miền Bắc...
Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh tại miền Ðông Hoa Kỳ trong trọn vẹn 4 năm đã làm cho quân hai bên chết hơn 700 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ và hy sinh thêm vị anh hùng Mỹ quốc. Ðó là Tổng thống Abraham Lincoln.
Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2/4/1865. Hai ngày sau Tổng Thống Lincoln của miền Bắc đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là Tướng Lee đầu hàng ngày 9/4 và vào ngày 15/4/1865, Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát chết.
Vị tổng thống thứ 16 trở thành vĩ nhân thống nhất đất nước và giải phóng nô lệ nhưng chỉ vui với chiến thắng chưa được một tuần lễ.
Nội chiến xảy ra trong hai nhiệm kỳ của ông Lincoln từ 1861 đến 1865 với hai vị tướng chỉ huy sau cùng là Tướng Ulysses S. Grant của miền Bắc và Tướng Robert E. Lee của miền Nam. Tuy miền Nam với các tiểu bang ly khai bầu ra một Tổng Thống Jefferson Davis nhưng nhân vật anh hùng miền Nam chính là Tướng Lee.
Khi cuộc chiến Nam Bắc bùng nổ, nước Mỹ chia đôi. 11 tiểu bang miền Nam ly khai với 9 triệu dân và thêm 4 triệu dân nô lệ da đen. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ còn lại 21 tiểu bang miền Bắc với 20 triệu dân.
Ông Robert Edward Lee nguyên là tướng lãnh của quân đội Liên bang Hoa Kỳ nhưng gốc người miền Nam. Ông đã từng là chỉ huy trưởng trường West Point.
Tháng 4/1861 khởi chiến Nam Bắc, Tướng Lee được đề nghị chỉ huy quân đội miền Bắc nhưng ông không nhận và xin từ nhiệm để về đầu quân miền Nam tại Richmond, tiểu bang Virginia. Ông nói là không thể quay lưng với nơi ông đã sinh ra và trưởng thành.
Trong chiến tranh, ông lập được nhiều chiến công và là vị tư lệnh sau cùng của miền Nam nhưng sau khi thủ đô Richmond của miền Nam bị thất thủ, ông đã quyết định đầu hàng.
Bài học của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ này không phải là những chiến thuật, mưu lược của nhà cầm quân, là chiến thắng của phe nào lâm chiến mà tôi muốn đề cập đến từ câu chuyện … đầu hàng.
Sở dĩ gọi là Nội chiến Hoa Kỳ là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe Liên bang) đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và phe miền Nam chống lại chủ trương này.
Nội chiến Hoa Kỳ thường được nhắc tới qua những trận đánh đẫm máu giữa quân đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của tướng Grant nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những người nô lệ da đen vừa được giải phóng nên cuối cùng quân miền Nam của tướng Lee phải chấp nhận thua trận.
Đã có những lời khuyên tướng Lee nên chia nhỏ quân của mình ra và tiến hành đánh du kích nhưng tướng Lee đã nói: nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây bao chết chóc thì tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần. Ông đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant nhắn lại, đề nghị tướng Lee chọn địa điểm bàn thảo việc qui hàng. Và căn nhà của một người buôn bán tên là Wilmer Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi nhà này trở thành di tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court House.
Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:
1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.
Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta.” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.
Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta” .
Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlemen’s Agreement).
Ngày 12/4/1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Joshua L.Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này. Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chủng Quốc vững vàng của chúng ta.”
Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.
Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Apppmattox. Vài ngày sau tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường.
Hàng năm, có khoảng 110.000 du khách đến thăm ngôi làng này. Các du khách đến đây để tìm nguồn cảm hứng, và câu chuyện các du khách muốn nghe không phải là trận đánh cuối cùng mà là sự hòa hợp của quốc gia và những điều khoản rộng rãi do tướng Grant đưa ra.
Ông Ron Wilson, sử gia của Appomattox Court House nói: “Tướng Grant và tướng Lee có một tầm nhìn rất xa. Hai ông nhận thức rằng những nỗ lực hai bên cùng dồn vào cho cuộc chiến đã gây ra sự phân hóa khắc nghiệt trong bao năm qua, giờ đây cần phải được dùng để tái thiết quốc gia. Không cần phải có hận thù.”
Tướng Lee và tướng Grant đã đi vào lịch sử Hoa Kỳ như những huyền thoại. Nhưng đằng sau câu chuyện ở làng Appomattox là bàn tay đạo diễn của Tổng thống Abraham Lincoln, lẽ đương nhiên cũng là một nhân vật huyền thoại . Ông thường nói rằng ông mong muốn cuộc chiến kết thúc trong sự khoan dung. Ông Ron Wilson nói rằng Tổng thống Lincoln và tướng Grant đã gặp nhau hai tuần trước đó trên chiến hạm River Queen ở sông James. Họ đã thảo luận rất lâu về hình thức kết thúc chiến tranh và những xáo trộn có thể xảy ra trong thời kỳ hậu chiến. Tổng thống Lincoln đã nói với tướng Grant: “Hãy để họ buông súng một cách thoải mái”.
Sau chiến tranh, ngày 15/4/1865, Tổng thống Lincoln bị ám sát, tướng Lee trở thành Viện trưởng của Đại học Washington, tướng Grant được bầu làm Tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ 1869-1877.
Tại nước Mỹ có một nghĩa trang quốc gia nổi tiếng khắp thế giới. Ðó là nghĩa trang Arlington. Ðây là nghĩa trang chính thức của liên bang Hoa Kỳ, của người miền Bắc trong trận chiến Bắc Nam.
Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận và trên đó luôn luôn có lá cờ gạch chéo đã một thời tung hoành trên chiến trường.
Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương.
Nghĩa trang bên nào bên đó tự lo lấy, xấu đẹp tùy sức. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngay tại nghĩa trang quốc gia của phe miền Bắc ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn có một khu chôn cất tử sĩ miền Nam với tượng đài gọi là Confederate Memorial.
Cũng phải nói rằng, thực sự sau nội chiến, dư vị cay đắng giữa Nam Bắc Hoa Kỳ vẫn còn nhiều. Dễ gì mà trút bỏ hận thù ngay sau khi hai bên chết cả gần một triệu người mà một số lớn đã giết nhau khi giáp mặt bằng gươm dao. Hai phe cùng đốt nhà của nhau và cùng tàn phá đô thị và nông trại, đôi khi có cả những hành động dã man như hãm hiếp phụ nữ và tàn sát trẻ em. Cuộc chiến nào mà không có những lần quá độ.
Năm 1900 tức là gần 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1991 thì các liệt sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.
Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc Tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho miền Nam. Ðây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến. Phía dưới là bài thơ đại ý như sau:
“Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.
Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.
Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.
Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.
Những người nằm ở đây đã hiểu rõ
là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh
đã liều thân và sau cùng đã chết.”
***
Với Chiến tranh Việt Nam đã khác biệt về bản chất cuộc chiến nhưng cũng hoàn toàn khác biệt về cách xử sự giữa “bên thắng cuộc” và “kẻ thua cuộc”.
Tôi chỉ dẫn chứng ra một số sự khác biệt sau mà có thể rất nhiều người đã biết:
- Ngay sau khi lệnh của Dương Văn Minh yêu cầu binh sĩ VNCH ai ở nguyên chỗ nấy, ngừng bắn để chờ phe MTGP đến bàn giao. Thực tế sau đó “bên thắng cuộc” đã ra lệnh cho binh sĩ VNCH không những buông súng mà lột cả áo giày, cột giữa người này với người khác hoặc áp súng giải đi giữa phố phường như một cách hạ nhục người lính thua trận…
- Riêng Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu … thì bị các sĩ quan của quân Bắc Việt tay lăm lăm súng ngắn, mặt sắt lạnh lùng áp giải đến đài Phát thanh Sài Gòn để đọc lời kêu gọi binh sĩ VNCH đầu hàng không điều kiện theo nội dung viết sẵn của họ.
- Nghe nói Dương Văn Minh ngồi chờ đợi tại Dinh Độc Lập chờ “phe thắng cuộc” đến để bàn giao chính quyền thì phái đòan của Bắc Việt đến, trong đó Bùi Tín, lúc đó là Phó Tổng Biên tập Báo QĐND của Bắc Việt tuyên bố hết sức huênh hoang và kiêu ngạo đại ý là “ Các ông đã thua trận, chẳng có gì để mà bàn giao…”
- Sau ngày 30/4/1975, Chính quyền của “phe thắng cuộc” yêu cầu tất cả quân dân cán chính của chính quyền VNCH ra trình diện theo lời kêu gọi 10 điểm “khoan hồng” của Chính phủ CMLTMNVN, yêu cầu họ mang theo 10 ngày ăn để gọi là “học tập cải tạo” nhưng khi họ trình diện thì cho đi “học tập cải tạo” có người tới 10 năm, thậm chí có người cao nhất đến 18 năm “học tập cải tạo”! Một số bị chết vì nhiều trường hợp khác nhau trong các “trường học tập cải tạo” này!
- Nhà cửa tài sản của những người thuộc chính quyền VNCH bị quân quản, tịch thu và thân nhân họ cho đi vùng “kinh tế mới” …
- Nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũng như những nghĩa trang ở các địa phương khác bị san thành bình địa…
- Sử dụng những tên gọi đầy tính khinh miệt trên báo chí, trong các xưng hô thường ngày như “bọn địch”, bọn Ngụy quân, Ngụy quyền”…
- Sau đó là đổi tiền, là những cuộc vượt biển của hàng triệu người miền Nam …
Rất tiếc vào thời điểm đó, trong hàng mớ tướng lãnh của miền Bắc Việt Nam không có một tướng nào có cái tâm và cái tầm nhìn như tướng Ulysses S. Grant của miền Bắc trong Nội chiến Hoa Kỳ, không có lãnh đạo nào của phe thắng cuộc có suy nghĩ như Tổng thống Abraham Lincoln.
Sau này ông Võ Văn Kiệt sau khi nghỉ chức Thủ tướng của Việt Nam, có phát biểu một câu mang tính vớt vát về ngày 30/4/1975 để kêu gọi về sự hòa hợp hòa giải dân tộc “ Trong ngày này (30/4/1975), có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn”.
Giá câu này được nói thời ông Võ Văn Kiệt đang cầm quyền thì có lẽ sẽ khác nhiều…
Trước khi kết thúc bài viết này, mượn lời Tổng thống Lincoln trước khi bị ám sát chết đã nói: “Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai từ bỏ được lịch sử. Trước sau gì, lịch sử của bậc anh hùng sẽ phải được dựng lại ở chính nơi mà những con người vĩ đại đã ngã xuống.”
Hy vọng trong tương lai, người dân Việt khi đến ngày 30/4 hằng năm sẽ không còn “có triệu người vui cũng như triệu người buồn” nữa, và tháng Tư cũng như ngày 30/4 cũng như mọi ngày bình thường khác trên tờ lịch mà thôi …
Hoài Nguyễn - 29/4/2020




Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

Ở Một Nơi Không Có Xe Lam - Quảng Nam.

 Ở Một Nơi Không Có Xe Lam

Nguyễn Nhật Ánh
*Bài viết về người Quảng thật dễ thương,mời các bạn đọc: thuhuong
1. Xưa nay Quảng Nam có lẽ là địa phương mà giọng nói bị đem ra trêu ghẹo nhiều nhất nước. Nói cho công bằng, so với một số vùng miền Bắc và miền Nam, người Quảng phát âm rất chuẩn xác các phụ âm đầu. Giọng Quảng phân biệt một cách rõ ràng giữa âm TR và CH, S và X, D và V, R và G… Nhưng âm giữa và âm cuối, người Quảng thường phát âm chệch.
“En không en tét đèn đi ngủ” (Ăn không ăn tắt đèn đi ngủ) có lẽ là câu nói phổ biến nhất nhằm giễu cợt cách phát âm của người Quảng. Người ta còn bảo ở Quảng Nam không có xe lam, xe đạp. Hỏi tại sao, đáp: Tại Quảng Nam chỉ có xe “lôm”, xe “độp”. Liên quan đến chiếc xe đạp, còn có câu chuyện hài: Người Quảng Nam đi vào một cửa hàng bán phụ tùng xe ở Sài Gòn, cố uốn giọng để phát âm cho chuẩn, oái ăm sao rốt cuộc lại thành: “Bán cho tôi một cái… láp xe độp”. Người bán sau một hồi gặng hỏi, bực mình: “Lốp xe đạp” thì nói đại là “lốp xe đạp” ngay từ đầu, còn bày đặt… nói lái là “láp xe độp”. Nào có cố tình lái liếc gì đâu, thật oan còn hơn oan Thị Kính! Những câu chuyện như thế , ngẫm ra còn rất nhiều.
2. Nhà thơ Tường Linh sáng tác nguyên một bài thơ theo giọng Quảng, trong đó mọi âm “ô” ở cuối câu đều biến thành âm “ơ”:
Rủ nhau vô núi hái chơm chơm
Nhớ bạn hồi còn học chữ Nơm
Sáng sáng lơn tơn đi nhử cuốc
Chiều chiều xớ rớ đứng câu tơm
Mùa đông tơi lá che mưa bấc
Tiết hạ hiên tranh lộng gió nờm
Nghe chuyện xóm xưa thời khói lửa
Sảng hồn, sấm nổ tưởng đâu bơm!”.
Nhà thơ trào phúng Tú Rua cũng có một bài tương tự, nhưng trong bài thất ngôn bát cú này “a” biến thành “ô”:
Rứa mới kêu là chất Quảng Nôm
Ăn hòn nói cục chẳng thôm lôm
Có chàng công tử quê Đà Nẽng
Cưới ả Thúy Kiều xứ Phú Côm
Cha vợ đến thăm chào trọ trẹ
Mẹ chồng không hiểu nói cồm rồm
Thêm ông hàng xóm người Hà Nội
Chả hiểu mô tê cũng tọa đồm”.
Cả hai bài đều hay.
3. Trong tác phẩm Quán Gò Đi Lên của tôi, nhân vật chính là một cô gái xứ Quảng: Con Cúc “nước mắm Nam Ô”. Con Cúc phục vụ trong quán Đo Đo “chuyên bán các món ăn xứ Quảng”, nói giọng Quảng đặc sệt. Lúc con Cúc mới vô làm ở quán, xảy ra câu chuyện sau đây:
“Khách đòi mua bánh bèo đem về, con Cúc kêu con Lệ:
– Chị kiếm cho em cái “bô”!
Chữ “cái bao” qua cái giọng nguyên chất của con Cúc biến thành “cái bô” khiến con Lệ thừ ra mất một lúc. Rốt cuộc, tuy không hiểu con Cúc kiếm cái bô làm chi, con Lệ vẫn vào toa lét cầm cái bô đem ra:
– Nè.
Con Cúc ré lên:
– Trời, lấy cái ni đựng bánh bèo cho khách răng được?”
Như vậy, giọng Quảng Nam không chỉ xuất hiện trong những câu chuyện tiếu lâm dân dã, mà còn đi vào cả văn thơ. Ở đây, không thể không để ý đến một điểm đặc biệt: Nhà thơ Tường Linh, nhà thơ Tú Rua và tôi đều là… người Quảng Nam. Và tôi e rằng những mẩu chuyện cười về giọng Quảng đa phần đều do người Quảng Nam sáng tác.
4. Người Quảng Nam sao lại đem cái giọng của quê mình ra giễu cợt? Hỏi vậy là chưa hiểu đúng cốt cách người Quảng. Chỉ những cộng đồng tự tin cao độ và có óc hài hước mới không ngại “tự trào” về mình. Ở đây có điều gì đó tương tự thái độ của người dân xứ Gabrovo (Bulgaria): Họ sáng tác những câu chuyện cười về tính keo kiệt của mình, thậm chí còn thành lập cả một nhà bảo tàng nghệ thuật trào phúng Gabrovo để lưu giữ và tìm cách quảng bá những giai thoại cười ra nước mắt đó ra thế giới.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trong những bàn trà, cuộc rượu, chính dân Quảng Nam là những người kể một cách sảng khoái nhất những mẩu chuyện cười về giọng Quảng chứ không ai khác. Những người dân của xứ “xe lôm”, “xe độp” đó cũng là những độc giả đón nhận những vần thơ “tự trào” của Tường Linh, Tú Rua một cách vô cùng nồng nhiệt.
5. “Tự trào” là xét về phương diện thái độ. Nhưng nếu chỉ thuần đề cao khía cạnh tinh thần, những mẩu chuyện khôi hài, những vần thơ cuốn truyện nói về giọng Quảng đã không được dân Quảng tâm đắc đến vậy. Bên cạnh sự thích thú, còn có sự thân thương. Nhất là những người Quảng tha hương, đã bao nhiêu năm không được sống trong khung cảnh quê nhà, bây giờ bỗng đọc thấy, bỗng nghe nói chữ “con tơm” thay vì “con tôm”, “cái bô” thay vì “cái bao”, “thôm lôm” thay vì “tham lam” tự nhiên thấy bao nhiêu kỷ niệm ấu thơ ùa về. Cái giọng nói mộc mạc, quê kiểng đó là giọng nói của ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, hàng xóm láng giềng mà mình đã quen tai từ nhỏ, ngay từ lúc còn nằm u ơ trong chiếc nôi ru. Chất giọng đó đã ngấm qua bao mưa nắng, trải qua bao bão giông của thiên nhiên và cuộc đời mà hình thành và trụ lại cho đến hôm nay. Nó gợi lên những vùng đất, những mặt người, những ký ức mà người Quảng xa xứ nào cũng chất chứa trong lòng như một hành trang vô hình. Nó là một giá trị phi vật thể, không phải để tổ chức UNESCO công nhận mà để những người Quảng tự hào như một tấm “căn cước tinh thần” mà mình mang theo suốt cả đời người. Có thể nói, giọng Quảng là một phần của văn hóa Quảng.
6. Giọng Quảng như vậy đã đi vào văn vào thơ, vào những giai thoại dân gian. Bây giờ với Ánh Tuyết, một ca sĩ Quảng Nam, nó đi vào nhạc. Âu cũng là một lẽ tự nhiên.
Khi nhà thơ Lý Đợi (cũng người Quảng Nam) gửi cho tôi qua email bài Mưa Chiều Kỷ Niệm được hát bằng giọng Quảng, tôi nghe, thoạt đầu thì bật cười, nhưng càng nghe càng xúc động, cuối cùng là rưng rưng nước mắt. Lúc đó tôi chưa biết người hát là Ánh Tuyết. Tôi nghe đi nghe lại nhiều lần, mường tượng đó là giọng của người chị họ yêu dấu năm xưa, của cô bạn gái ngây thơ thời trung học. Càng nghe càng thấy nhớ và bồi hồi nhận ra cái chân chất trong giọng hát, trong tâm tình người Quảng chân quê.
Ánh Tuyết chưa ra album, những bài hát demo kia đã phát tán trên mạng nhanh như gió. Và tôi đọc thấy biết bao lời chia sẻ đượm thương yêu, trìu mến của người Quảng đang lưu lạc ở khắp nơi trên thế giới. Họ cảm ơn Ánh Tuyết, cảm ơn những ca khúc hát bằng giọng Quảng đã giúp những người Quảng tha hương được một lần thổn thức hoài vọng quê nhà.
Hiển nhiên, giọng Quảng không phải là giọng để chinh phục và phổ biến những ca khúc một cách chính thức, rộng rải. Bên cạnh giọng Quảng, những ca khúc trong album Duyên kiếp còn được Ánh Tuyết trình bày bằng giọng Bắc – dành cho những thính giả chưa có “bằng B tiếng Quảng”.
Rõ ràng, Ánh Tuyết thực hiện album này như là một cuộc chơi của người con xứ Quảng. Như các nhà thơ Tường Linh, Tú Rua đã từng chơi những cuộc chơi của mình.
Những cuộc chơi nghiêm túc. Và giàu ý nghĩa, ít ra là với người Quảng Nam!
NGUYỄN NHẬT ÁNH
(Chép từ Fb Anka Pham)
(ảnh thuhuong st)





Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2022

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 3 mùa Chay năm C


 PHÚC ÂM:  Lc 13, 1-9

"Ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Vậy, Anh hãy chặt nó đi"

Suy niệm
Mùa Chay là mùa hoán cải.  Một sự thay đổi từ bên trong, tận gốc rễ. Vì trái vả đầu mùa thường mọc ra cùng lúc với lá cây – và đôi khi ra trước cả lá cây – sự kiện cây không ra trái cho thấy nó vô ích. Trong dụ ngôn: Chúa Giê-su bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa; ba năm là thời gian chờ đợi con người quay trở về. Ngày nay, tình hình thế giới ngày càng bất ổn với những xung đột, chiến tranh. Người ta nhân danh những liên minh để cấu kết, trừng phạt… Chúa Giê-su chỉ cho ta thấy tội phạm ở trong mỗi con người; đừng nhìn mà kết án và xét đoán, đừng cậy thế cậy quyền mà trừng trị! Coi chừng nhé, này Chúa nói: “Nhưng nếu các ngươi không ăn-năn hối-cải thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy-diệt như vậy!” Sự hoán cải phải từ bên trong từng cá nhân.
Sứ điệp
Nhiều lúc ta nên dành thời gian để dừng lại và hỏi xem: Tại sao người này lại ốm, kẻ khác lại đau, sự xấu này lại xảy ra…? Khởi đi từ những câu hỏi đó, ta sẽ tỉnh táo để nhận ra rằng từng hạt cát nhỏ đang rơi xuống, có thể do lỗi người khác, nhưng cũng có thể là do lỗi của tôi, để ta biết hoán cải, dừng lại, thay đổi con tim. Khi Thiên Chúa còn cho tôi thời gian, ấy là vì Ngài còn đang chờ đợi tôi thay đổi. Đừng bỏ qua những tín hiệu nho nhỏ ấy và nhớ rằng: việc hoán cải phải được làm, khởi đi từ tôi chứ không ai khác!
Nguồn: JOTHANH








Thứ Ba, 15 tháng 3, 2022

LỚP HỌC THẾ GIỚI

 LỚP HỌC THẾ GIỚI

- MỸ (USA): là trưởng lớp, giàu nhứt lớp. Nó chính là đứa quyền lực và đặt ra luật chơi cho cả lớp. Tuy thế nó chỉ già nhưng trí óc còn non nớt, đôi khi có những "động thái" ngờ nghệch lắm. Nhưng không ai đoán được là nóngờ nghệch thiệt hay giả vờ lú lẫn
- TRUNG CỘNG: lớp phó tự phong, không ai bầu nhưng nó tự phong làlớp phó. Hầu hết cả lớp ghét nó vì nócó tính tham lam, độc ác và hay bắt nạt những thằng yếu hơn nó. Thằng này có tài copy y chang bài của đứa khác nhanh như chớp. Thằng Sở Lưu Manh này thì khỏi nói, chuyên môn đi dụ cho mấy đứa nghèo trong lớp mượn tiền, khi mắc nợ nhiều quá trả không nổi thì nó xiết nhà, xiết đất. Không nhờ thằng Mỹ ngờ nghệch thì đến giờ nó vẫn còn là thằng khổng lồ với đôi chân bằng đất sét. Mỹ và Âu châu cưng yêu thú vật mà không giỏi chữ Hán nên không hiểu câu "dưỡng hổ di họa" là gì.
- DO THÁI (ISRAEL): Thông minh và học giỏi toán nhứt lớp nên giữ chức lớp phó học tập, nhưng hơi có tính keo, không cho ai cóp bài hay mượn tài liệu bao giờ. Thằng này thì thủ đoạn vô lường. Con trai Đức Chúa Trời mà nó còn dám treo lên thập giá luôn, chẳng chút e dè. Dân Ả Rập vừa ghét nhưng lại vừa hãi nó lắm. Nó được võ lâm ban biệt danh là "Nhất Kiếm Trấn... Ả Rập". Ai mà đụng nó thì nó chơi lại tới bến. Mỗi lần có tên Ả Rập nào chọc nó thì trưởng lớp Mỹ phải can muốn chết vì sợ nó chơi quá tay sẽ đưa đến Thế chiến 3.
- PHÁP (FRANCE): Bạn này là dân chơi cầu ba cẳng, nổi tiếng thế giới về mỹ phẩm, rất đỏm dáng, điệu đàng lãng mạn khỏi nói, ra đường là xịt nước hoa nồng nặc. Khi vào lớp, nó thích nhất ai hỏi nó câu: “Paris có gì lạ không em?”
- ANH (ENGLAND): Thằng này học dẫn đầu lớp môn… tiếng Anh (English), nhưng hay hờn dỗi, suốt ngày đòi nghỉ chơi với mấy đứa bạn thân lâu năm. Nhờ học giỏi nên không thèm để mấy thằng ngu hơn lợi dụng. Nó thà làm đệ tử thằng giàu còn hơn làm sư phụ thằng nghèo để khỏi nuôi báo cô.
- BA TƯ (IRAN): Đây là xứ “1001 Đêm” của công chúa Jasmine, Aladdin và cây đèn cầy, ý lộn…, cây đèn thần… Nhưng đó là chuyện xưa. Còn nay, thằng này chỉ lo chăm chú luyện Thẩm Du Đại Pháp, chà chà cây đèn của nó để mong Thần Đèn xuất hiện giúp nó làm giàu uranium nhanh nhanh, bất chấp giáo viên đang dạy cái gì trên bảng.
- NGA (RUSSIA): thằng này lạnh lùng và gấu nhứt lớp. Tánh thằng này thô bạo lắm nên có biệt danh là “LA SÁT”, chuyên đi cưỡng hôn gái đẹp hàng xóm. Nó có tật xấu hay say sưa, hở ra là chuốc rượu vodka bạn bè. Hồi Thế Chiến 2, thằng Đức háo thắng lỡ dại đập nó một lần, sau đó bịnó đập lại phù mỏ, ba má thiếu điều nhận không ra, rồi thừa cơ cưỡng hôn luôn mười mấy người đẹp hàng xóm của nó. Hiện tại không ai dám đập nó kể cả trưởng lớp, chỉ có nólâu lâu say xỉn đập hàng xóm thôi. Cái thằng [muốn làm] Mỹ con [nhưng] không có “đô-na” này chỉ cậy có mấy thứ võ công tà đạo mà hù thiên hạ. Vì sự hèn nhát của võ lâm Tây Âu và công tử trưởng lớp Mỹ nên cũng là mối đe dọa của giang hồ.
- UKRAINE: là một nữ sinh hiền lành, xinh đẹp, học giỏi có hạng ở trường. Trước kia nàng bị thằng Nga La Sát cưỡng hôn. Nhân cơ hội thằng khốn nạn đấu nội công với lớp trưởng bị nội thương suýt chết nên nàng và mười mấy người đẹp khác nộp đơn ly dị thành công. Mấy năm trước nàng hay mặc bộ bikini hiệu Crimea & Donetsk - Luhansk tuyệt đẹp khi bơi ở trường. Thằng La Sát chồng cũ ghen quá nên đã đè ra lột bộbikini chiếm giữ làm của riêng trước sự bất lực hèn hạ của bọn công tửđồng môn.
- THÁI LAN (THAILAND): Em này cứ vài ba bữa thì xin nghỉ học để tổchức thi Hoa Hậu Tiffany. Nhờ sựkhôn ngoan nhất mực nên mấy mươi năm giang hồ loạn thế mà nó vẫn giữ được gia trang yên ổn. Nay tự nhiên luyện môn Quỳ Hoa Bảo Điển, cặp kè với thằng phó lớp rồi khoe đã uống thuốc ngừa thai nên chẳng sợ vướng bầu. Giời ạ! Chơi với thằng Sở Lưu Manh thì bầu bì gì. Chỉ e bị giang mai lậu mủ hay nhẹ lắm cũng bị lây ghẻ tầu rồi lở loét mà chết thôi...
- TRIỀU TIÊN (NORTH KOREA): Thằng này bị bệnh tự kỷ nặng, trong lớp không chơi với ai, cộng thêm chứng hoang tưởng, suốt ngày mang hàng nóng rởm ra dọa thằng trưởng lớp để tống tiền. Nó khùng khùng vậy chứ thuộc loại “uy vũ bất năng khuất”, không biết sợ ai hết kể cảtrưởng lớp. Vì vậy, cả lớp phải kiêng dè nó. Trong 10 lần nó mang hàng nóng rởm ra dọa thì hết 7 lần trưởng lớp và hàng xóm phải hùn tiền cứu đói nó.
- ĐỨC (GERMANY): Thế kỷ trước nó là học sinh cá biệt, hung hãn nhứt lớp, gây nên Thế Chiến 2, khiến sơsơ khoảng 70-85 triệu người chết. Sau đó bị trưởng lớp và các đồng minh đập hội đồng một trận nhừ tử. Giờ thì biết khôn nghe lời trưởng lớp rồi.
- VENEZUELA: Con bé này rất khoái thi sắc đẹp, hiện là hoa khôi của lớp. Nó bị thằng “phó lớp tự phong” dụtiến lên “thiên đường xếp hàng cảngày” nên nó tặng "quà" lung tung cho bất cứ thằng nào muốn... Giờ thìbệnh Ếch giai đoạn cuối rồi.
- Ả RẬP SAUDI (ARAB SAUDI): Cóthể là một con bé xinh đẹp, tuy nhiên chưa ai nhìn thấy mặt nó, chỉ nhìn thấy cặp mắt to tròn, đen láy thôi. Ai nhìn lâu vào cặp mắt ấy bị thôi miên ráng chịu. Có thể trưởng lớp đã bị con bé này thôi miên nên thỉnh thoảng hắn dùng máy bay vận tải loại khủng C-5 Galaxy chở tiền mặt (đô la) qua tặng nàng.
- TÂN GIA BA (SINGAPORE): Lớp phó lao động, vệ sinh. Thằng này khôn ngoan, giữ vệ sinh rất kỹ, tính khó chịu. Đừng bao giờ nhai chewingum với hút thuốc trước mặt nó, hay vẽ bậy lên tường, coi chừng ăn roi của nó vào đít. Đất nhà của thằng này nhỏ xíu, nhỏ đến độ nếu nócó máy bay chiến đấu, vừa đề máy bay lên là đã ra khỏi không phận quốc gia, nên nó không cần có quân đội màchả có ma nào dám đụng tới nó, giống như nó có bùa hộ mạng. Thằng này thuộc loại "phú quý bất năng dâm", từng chỉ mặt thằng Đông Lào rằng "cút cha bản mặt Mã Giám Sinh của mày và dắt theo luôn con ‘Thúi Kiều’về xứ Lèo cho tao, ngay. A lê hấp!”
- THỤY SĨ (SWITZERLAND): Thằng này tính cẩn thận, nghiêm túc, được giao làm thủ quỹ của lớp. Ai mà gởi tiền cho nó giữ thì không sợ mất tiền, chỉ sợ quên mật mã của tài khoản thôi. Nó khôn ngoan lắm, luôn đứng ngoài các cuộc chiến, chỉ mong thân chủ gởi tiền càng nhiều càng tốt và mau sớm bị bệnh mất trí nhớ(Alzheimer).
- Ý ĐẠI LỢI (ITALY): Thằng này đẹp trai, tính tình phóng khoáng, nhà lại có shop hàng hiệu nên hay được mấy đứa con gái trong lớp bu xung quanh. Nhưng thằng nay có sở thích nuôi móng tay dài để cấu mông mấy con bé trong lớp. Mà bọn gái lại khoái ra mặt mới thật là kỳ cục.
- ÚC ĐẠI LỢI (AUSTRALIA): Cả trường có mình nó cưỡi kangaroo đi học. Chung quanh nhà nó có nhiều rừng, không biết ai (ở không quá) đốt mà cứ bị cháy hoài. Thằng này giàu có nhờ đất đai cụ cố (vồ được của thổ dân Úc) để lại. Cũng thuộc loại công tử dân chơi, dám đòi điều tra thằng phó lớp về việc thả con cúm Tầu ra tàn hại cả lớp.
- BA TÂY (BRAZIL): Thằng này là dân ham chơi hơn ham học, giỏi đá bóng với nhảy nhót nên được bầu làm lớp phó phụ trách văn nghệ thể thao.
- CU BA (CUBA): Nhà thằng này cách nhà trưởng lớp một cái ao làng nhỏ, có thể dùng xuồng thúng bơi qua, con nhà nghèo nhưng được cái liên hoan lớp không bao giờ quên đem mía và xì gà nhà trồng vào chiêu đãi các bạn. Thằng này là bạn nối khố của thằng Đông Lào và nhờ được thằng Đông Lào ngậm kỹ khi ngồi canh giữ hòa bình thế giới nên vẫn còn yên tâm ngủ kỹ để... chống đói. Tuy nghèo nhưng nó không ngu: thằng Đông Lào dụ nó đổi nhà hoài để được ở gần nhà trưởng lớp cho dễ vượt biên mà nó đâu có chịu.
- BƯỚM MÁ (BURMA): Tên cúng cơm trước đây của nó là MIẾN ĐIỆN, cũng thuộc loại quân phiệt. Vừa vào lớp là bị chọc ghẹo, ghép cặp với thằng Cuba nên nổi sùng tuyên bố một câu xanh dờn: “Không có Cu Ba, Cu Má gì hết. Tao thà ở giá chứ nhất định không lấy tên nghèo kiết xác Cu Ba.”
- ĐẠI HÀN (SOUTH KOREA): Nhóm trưởng nhóm nhảy hiện đại của lớp. Nhóm của nó mặt giống nhau y chang (chắc có cùng bác sĩ thẩm mỹ.) Lúc Saigon là Hòn Ngọc Viễn Đông thìmùa đông thằng này còn trùm mền giấu cái lò than be bé trước ngực để sưởi ấm. May nhờ bọn Hàn cộng kiệt quệ sau trận chiến với thằng "đế quốc sen đầm" không còn đòi “phỏng giái” miền Nam nữa nên nó có điều kiện phát triển một mạch. Giờ thì ai nó cũng dám cạnh tranh.
- NHỰT BẢN (JAPAN): Thằng này cũng con nhà giàu, lái Lexus đi học, nhưng được cái lễ phép, chào bạn mà cũng cúi gập đầu. Trong giới giang hồ thì nó xứng đáng được gọi là đại hiệp Phù Tang. Chẳng phải nhờ tài cứu nhân độ thế gì mà nhờ vào đức tính biết bỏ cái sai theo cái đúng, bỏ tự ái vặt để chớp lấy thời cơ và tự cứu mình. Cái sai lầm lớn nhất của thằng này là lỡ dại dám đánh lén trưởng lớp Mỹ trong trận Trân Châu Cảng (Pearl Harbor, Hawaii) hồi Thế Chiến 2. Sau đó bị trưởng lớp đánh lại tả tơi nhưcái mền rách. Nếu không, giờ này công tử lùn có thể đang ngồi rung đùi cho thằng phó lớp đánh giày bằng lưỡi.
- ĐÔNG LÀO (EAST LAOS): Thằng này nghe tên là biết nhà nó ở đâu, thuộc diện con nhà nghèo ăn xin tứ phương nhưng bị bịnh hoang tưởng hay thần kinh gì đó không biết. Lúc nào cũng nghĩ mình đang ở thiên đường và đặc biệt là không biết nó là ai nên cái mặt cứ vênh vênh lên và hay gây hấn với các bạn trong lớp rồi hỏi: “Mày biết bố mày là ai không?”
Nghe võ lâm thiên hạ đồn hồi nhỏ nó bị té giếng nên nó khùng nặng, chửi trưởng lớp hằng ngày, nhưng cứ tìm cách cho bà con dòng họ qua nhà trưởng lớp chơi rồi ở lỳ không về. Ngược lại, nó khúm núm theo bợ thằng “phó lớp tự phong” như bợ đờ-ít ông cố nội nó, không bao giờ dám cãi lời, bảo ăn gì thì nó ăn nấy. Bởi vậy bệnh khùng của nó càng ngày càng nặng vì chỉ thích uống thuốc giảcủa thằng “phó lớp tự phong” đưa cho. Thằng tiểu lưu manh này từ khi bị trúng Thiết Sa Chưởng của đồng chí Bình Lùn thì chứng hung hăng đã giảm đến chín phần. Chỉ còn cái mồm là hay xoen xoét khoe thành tích tưởng tượng. Nó thuộc loại đầu trọc không có tóc, kèm chứng tửng tửng nên liều mạng nhất lớp, hay đem bom vô lớp để cưa rồi lấy thuốc nổ đi đánh cá. Mỗi lần nó cưa bom thì cả lớp mạnh thằng nào thằng nấy vắt giò lên cổ mà chạy,ai cũng sợ nó…"CHỆT" (phát âm theo tiếng "Huệ").
NAM GIANG TU
Có thể là hình ảnh về bản đồ và văn bản

PHƯƠNG QUÝ

 PHƯƠNG QUÝ

Phương Quý thời 1940 vẫn còn rất hoang sơ. Con đường chính nối từ thị xã, có đoạn đường thẳng băng trước khi vào làng. Đoạn đường đó, khoảng một cây số chạy thẳng đến nhà thờ, nếu hàng năm không phát dọn, cây rừng hai bên sẽ lan dần, gần phủ kín lối đi. Ngay cả những lối vào xóm, cây dại mọc theo hàng rào cũng um tùm. Nhà nhà đều cheo leo giữa khu vườn đầy mít, xoài, hay những cây ăn trái khác đua nhau phủ kín rậm rạp.
Phương Quý thời đó khoảng chừng 115 mái nhà, tranh nhiều hơn ngói. Cả làng khoảng 500 dân, toàn là nông dân. Tuy có nền hành chánh với lý trưởng, phó lý, và hàng tuần thôn, hương kiểm, hương bộ...nhưng là một xóm đạo, cho nên, hầu như mọi việc trong làng đều được cha sở xử lý, trước khi khi trình lên quan tỉnh.
Phương Quý được thành lập sau những năm 1848, khi thầy sáu (phó tế) Nguyễn Do được lệnh Đức Cha Thể (Thánh Cuenot) Giám Mục Đàng Trong lặn lội rừng xanh tìm đến nơi nầy. Rồi 22 năm sau, vùng nầy được đặt tên là Kontum, và kết quả việc truyền giáo với nhiều chục ngàn dân miền Thượng được trở lại Công Giáo.
Năm 1884, Kontum được thiết lập nền hành chánh, đến năm 1893, được nâng lên cấp tỉnh thuộc vùng cao nguyên trung phần. Năm 1890, nhà thờ chính tòa (nhà thờ gỗ) bắt đầu xây cất. Năm 1908, trường Cuenot khánh thành và bắt đàu đào tạo các giáo phu (giáo lý viên) người Thượng để phụ giúp công việc truyền giáo.
Cũng giai đoạn nầy, cánh đồng "Trại Cha" bên kia sông Dak-bla, đối diện Phương Quý được các linh mục vỡ hoang và trồng trọt, để cung cấp lúa gạo cho công việc truyền giáo trong vùng, kho lẩm (Nhà Chung) được đặt tại nhà thờ Phương Quý bây giờ.
Năm 1904, số giáo dân tại Kontum được 17 ngàn, do 20 linh mục, hầu hết là Thừa Sai Pháp (MEP) gồm 147 họ đạo, trong số có 11 họ đạo người Kinh.
Phương Quý được thành lập, đầu tiên do những người giúp việc truyền giáo với các cha, sau khi có gia đình, làm nhà ven sông Dak-bla, đối diện cánh đồng Trại Cha để giúp Nhà Chung làm mùa. Một số khác, từ các vùng trung châu, nhất là dân các xứ Quảng tìm đường lên cao nguyên buôn bán, bị người Thượng bắt, được cố Trinh, là cha sở Phương Quý chuộc về, trong số có cụ Lê Ninh, thân sinh của cố linh mục JB. Lê Thọ. Số khác, được cụ câu Phục về Quảng Nam mộ thêm.
Nhà thờ Tân Hương bây giờ là nơi dừng chân đầu tiên của thầy sáu Do. Thời đó, nơi nầy còn gọi là "Gò Mít", rồi sau đó gọi là Trại Lý, gồm những người từng giúp cha Do định cư sinh sống. Nhà thờ Tân Hương bây giờ cũng chính là nơi được cha Do xây dựng nhà thờ tạm ngay từ đầu, và quyết định làm trung tâm truyền giáo tại đây.
Giáo xứ Phương Nghĩa được hình thành do giáo dân từ vùng Jarai, theo linh mục Hòa đầu tiên đến định cư. Sau đó, những người Công Giáo thuộc các vùng trung châu Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam... bị Văn Thân chém giết dã man, họ trốn thoát và tìm đến rồi lập nghiệp tại hai nơi nầy, vì gần tòa Chánh Sứ để được bảo đãm an ninh, và cũng là nơi thuận tiện để buôn bán.
Giáo xứ Phương Hòa do các tín hữu theo cố Cận (Père Nicolar) đến định cư, và một số chuyên nghề nông từ giáo xứ Tân Hương về đây có nhiều đất đai để thuận tiện canh tác.
Như vậy, Giáo phận Kontum có ba giáo xứ từ thời cha Do, cùng mang tên PHƯƠNG: Phương Nghĩa, Phương Hòa, và Phương Quý. Phương là phương hướng (direction) Nghĩa, Hòa, Quý, do ngụ ý của người muốn đặt tên, mong muốn dân chúng ở các địa danh đó lúc nào cũng đầy NGHĨA ân, sống trong an HÒA, và mọi sự đều vi QUÝ ?
Thế rồi, Trung Tâm Truyền Giáo Kontum mỗi ngày một lớn mạnh, tạo cho khu thị tứ cũng ngày càng đông đúc thêm. Dân miền xuôi các nơi lần lược đến định cư làm ăn, buôn bán. Các chính quyền kế tiếp cũng lập ấp di dân và hình thành những địa danh khác như Trung Lương là trung tâm thành phố, Lương Khế, Võ Lâm...xa hơn có các giáo xứ người kinh như Ngô Trang, Ngô Thạnh do cha cố Thiệt coi sóc và đặt tên.
Ngay sau khi chia hai đất nước năm 1954, chính sách dinh điền của nền Đệ Nhất Cộng Hòa liền được phổ quát để gấp rút ổn định đời sống dân nghèo, những "Khu Trù Mật" thiết lập khắp nơi, được chính phủ tài trợ. Vì thế, thời ông Cao Duy Tín, quận trưởng quận Kontum (1956) đã thành lập hai ấp Trung Tín và Trung Thành sát nhập vào xã Phương Quý. Cùng thời gian nầy, Trung Nghĩa, một xứ đạo được thành lập bên nầy sông Dak-bla, đối diện với Ngô Thạnh.
Lúc đầu Phương Quý mới thành lập ngay trên bờ sông Dak-bla, mà dốc ông thầy Tuần là bến xuống dòng sông. Nhờ bên bồi bên lở, nên dưới dốc ông thầy Tuần, ngày nay Phương Quý thừa hưởng được vùng đất ô nà trải dài gần chục mẫu đất phù sa, khi bờ sông cũ xa dần, và bờ sông bây giờ cách nhau gần cả cây số!
Vào những ngày đầu, người làng Phương Quý muốn về thị xã, phải men theo con đường mòn dọc theo bờ sông Dak-bla. Đến thời cố Trinh, cha sở Phương Quý xây nhà thờ toàn gỗ cà-chít xong, ngài cho một số giáo dân với rìu, rựa sẵn sàng từ làng Konrobang, nghe tiếng trống từ nhà thờ để nhắm hướng, rồi phát rừng rậm mà thành con đường thẳng băng như ngày nay.
Làng Phương Quý nguyên thủy, dọc theo bờ sông Dak-bla, khi dân đến lập nghiệp đông, lấn rừng ra đến nhà thờ họ. Sau đó, dân càng đông hơn, lại lấn thêm rừng và gặp con đường thẳng băng. Vì thế, xóm nguyên thủy được gọi là xóm trong. Còn xóm từ nhà thờ họ ra đến đường thẳng là xóm ngoài. Xóm từ trụ sở dến nhà thờ lớn là xóm dưới. Sau đó, dân tiếp tục đến cư ngụ đông hơn, họ lại lấn rừng bên kia con đường thẳng ra đến quốc lộ 14 được trở thành xóm mới.
Trích từ facebook Thuyen Nguyen
Nhà thờ thứ nhất: 1889-1893
Có thể là hình minh họa

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2022

LỜI NÓI THẬT CỦA MỘT BÁC SĨ.

 LỜI NÓI THẬT CỦA MỘT BÁC SĨ.

Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.
Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả - hay còn gọi là chữa triệu chứng - của bệnh.
Nguyên tắc thứ ba:Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất - con người - bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.
Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác - Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chứ năng, thức uống collagen, v.v... - chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.
Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.
Chúc cộng đồng dồi dào khỏe mạnh, hạnh phúc và phồn vinh !
( chép từ FB Henry Phan)

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022

KỶ NIỆM NGÀY MẤT CỦA ÔNG KHAI TRÍ 11/3/2005

 KỶ NIỆM NGÀY MẤT CỦA ÔNG KHAI TRÍ 11/3/2005

Ở trại tù Z30C Hàm tân vào mỗi buổi sáng , những người tù đợi đi lao động, nhưng sớm hơn có một ông già lúc nào cũng với bỗ quần áo trắng đã ngã màu cháo lòng, đẩy chiếc xe cải tiến chứa phân bắc của từ nhân đem đi . Sáng nào cũng vậy , ít ai biết ông là ai ?
Người Sài gòn gọi ông là ông Khai trí ( theo tên nhà sách , nhà xuất bản mà ông làm chủ )
Hết sức quảng bác nhưng ông lại ít nói về mình , nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động : từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất ở miền nam
Ông Khai trí tên thật là NGUYỄN HÙNG TRƯƠNG, sinh năm 1926 tại Thủ đức
Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên SG học trung học ở Petrus Ký, ông được sắm cho chiếc xe đạp củ để cuối tuần đạp về nhà , đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè sẻn trong tuần . Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo , rồi cả tuần nhịn ăn sáng, uống nước lã cho đỡ đói
Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài. Vào thập niên 1940, ông đã gầy dựng một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua dùm . Có lần chỉ 5 người nhờ , nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra ông đem ký gửi ở quán sách, ba hôm sau người chủ quán hỏi ông loại đó còn không , nếu còn thì đem tới tiếp vì số sách trước đã bán hết sạch rồi . Từ đó ông nảy ra ý định, mua sách báo ở nước ngoài về bán , lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên , có khi cả ngàn cuốn
Nhờ cố gắng làm việc , không quản khó khăn, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 , ông đã đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi )đặt tên là Nhà sách KHAI TRÍ
Nhà sách KHAI TRÍ, đây là nhà sách đầu tiên ở VN bán hàng theo kiểu tự chọn
Khách có thể đứng đọc tại chổ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua . Mỗi nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo, những điều này hiện nay được áp dụng ở một số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó thì quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu
Nhà sách KHAI TRÍ còn phụ trách cả việc xuất bản với những đầu sách được chọn lựa kỹ càng và phong phú
Một thứ chơi đặc biệt của ông nửa là sưu tầm sách báo, chỉ riêng tờ báo Pháp ngữ Le Mond , ông có từ số đầu tiên cho tới ngày 30/4/75 ). Ông còn cùng nhà văn NHẬT TIẾN chủ trương ra tuần báo THIẾU NHI và là soạn giả của nhiều đầu sách có giá trị
Riêng trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003 ,ông đã tuyển chọn và biên soạn khoản 15 cuốn sách :
- Thơ tình VN và thế giới chọn lọc
- Quê em mến yêu
- Làm con nên nhớ
- Chánh tả cho người miền nam
- Huế mến yêu
- Những bài thơ hay trong văn chương VN
Nguồn: Phạm Bích Nga - Sài gòn KỶ NIỆM


6 b