Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023

SUY NIỆM LỜI CHÚA CN 25 TN A

 CN 25 TN A

Ii 55,6-9:Đường lối của Ta vượt xa đường lối và tư tưởng của ngươi
Phil 1,20-21 Anh em hãy sống xứng đáng Tin Mừng của Đức Kitô và Tin Mừng tình thương
Mt 20,1-16: Hay mắt bạn ganh tị vì tôi nhân lành.
SẠT NGHIÊP, VỠ NỢ ĐẾN NƠI RỒI ÔNG CHỦ VƯỜN ƠI!
1/ Làm ăn kiểu ông,thuê kiểu ông thì phá sản,sạt nghiệp…không có cháo mà húp ông ơi!
+Ai lại thuê người làm vườn vào lúc 5 giờ chiều, giờ nghỉ lao động,rồi cũng trả tiền công?
+Ai lại trả lương cho người làm 8 tiếng bằng người làm 1 tiếng.
+Ông ăn ở không công bằng,trả lương tầm bậy…phá sản là cái chắc
+Ông “không biết làm toán,kế toán” (ĐHY Nguyễn Văn Thuận).Không qua cấp tiểu học
2/ Dụ ngôn ám chỉ: Ông chủ vườn là Thiên Chúa,là Đức Kito
+Ông làm việc theo kiểu Thiên Chúa: Kiểu tình thương,kiểu tốt bụng
+Ý là: Vượt trên sự công bằng trao đổi ở “chợ đời” 3 đồng 1 cọc
Chúa nói: “Đường lối của Ta vượt xa đường lối,tư tưởng của các ngươi (Is 55,6-9)
Thánh Phaolo nói: “Anh em hãy sống xứng đáng Tin Mừng của ĐKT,Tin Mừng tình thương,TM Cứu Độ.
Và Chúa nói luôn: “Hay là vì mắt bạn,lòng bạn GHEN TƯƠNG vì tôi nhân lành”?
Thiên Chúa không chỉ là Đấng nhân lành (dikalos,Mt20,5-13) mà còn là Đấng tốt lành (agathos, Mat 20,15)
Lòng tốt vượt trên công bằng, nhưng không bất công. “Con tim có những lý lẽ riêng” (B.Pascal)
+Chuyện đời:
“Rằng tôi thân phận đàn bà
Ghen tương thì cũng người ta thường tình
Rằng tôi thân phận đàn ông
Phân bì ,bạo lực là ông đây mà”!
VẬY:
+Ghen tuông thuộc 7 mối tội đầu tiên,mối thứ 6: ‘Thứ sáu yêu người, chớ GHEN GHÉT!’
Luxiphe ghen ăn tức ở với Adam Eva…và QUẬY, và giăng bẫy, người sập bẩy
Cain ghen ăn tức ở với Abel… và quậy…giết em
Saul ghen ăn tức ở David… và quậy… truy nã ông
Vợ chồng ghen ăn tức ở nhau…và quậy…đem nhau ra tòa…con cái đau khổ!
Lòng ghen tị LÀM XẤU mọi mối quan hệ,tìm cách loại trừ nhau. Sống văn hóa loại trừ, cho nhau “đo ván”, hạ cú “Knock out”,loại khỏi vòng chiến. Cấp quốc gia thì :lấn đất giành biển, bành trướng…Cấp quốc tế thì tư bản cộng sản loại trừ nhau,Is khủng bố,bên kia trả thù.biến kiếp nhân sinh thành chốn đọa đày!
3/ Chúa cho anh “ăn trộm lành”,trộm Thiên Đàng lúc hấp hối.Ta có ghen không, phàn nàn không?
+ “Lạy Chúa,con đạo gốc đạo nòi, đọc kinh nhiều, vậy mà xa Thiên Đàng…Còn nó,nó ít kinh bổn,lười đi nhà thờ, thậm chí chưa đọc kinh bao giờ…vậy mà nó lên Thiên Đàng được sao? Bất công thế!
+Chúa thương anh tư bản,anh cộng sản,anh Hồi giáo,anh Phật giáo,anh da đen da đỏ,anh đập tượng Chúa tượng Mẹ nơi này nơi kia…mà lên Thiên Đàng sao? Bất công. Nhưng Chúa nói: “Tất cả,tất tần tật vào Thiên Đàng. Vô tuốt…”Ngay hôm nay,khi tất công tất toán, con ở trên Thiên đàng với Ta,người con Ta yêu và người con yêu ta.”
+ “Làm vườn” mấy giờ cho Chúa,giữ đạo mấy ngày không quan trọng.Chết trẻ,chết lão làng không quan trọng:Terexa 24t,Bernadette 29t,Savio 15t,Jacinta 10t.Đời ta được đo lường,tính toán bằng tình yêu chứ không được tính toán bằng số lượng công việc thậm chí mập béo hay thon thả “eo con kiến”.Thánh Augustino nói: “Trọng lượng của con là tình yêu”.
+Ông chủ “vườn nho xử như vậy cũng logic thôi,cũng công bằng thôi: công bằng tình yêu: Có cha mẹ nào tính toán với con cái đâu ; có vợ chồng nào tính toán chi li với nhau đâu,nếu là vợ chồng đúng nghĩa. Không cha mẹ nào BỚT CƠM con cái khi nó làm ít hơn mình, thậm chí thêm nếu nó thiểu năng
+Câu chuyện 2 hóa đơn: Cháu bé 8 tuổi bảo mẹ thanh toán hóa đơn: Quét nhà 5000đ, đuổi gà 5000đ…tổng cộng 50.000đ. Mẹ đồng ý thanh toán và cũng đưa cho con một hóa đơn: 9 tháng trong bụng miễn phí;1 năm bú sữa miễn phí;tiền cơm miễn phí;tiền thuốc miễn phí; tiền học miễn phí; áo quần miễn phí; tất cả miễn phí!
+Ta được mọi ơn Chúa không phải là do công trạng của ta đâu: Đừng càm ràm:“Chúa ơi,con làm việc phơi nắng cả ngày ,Chúa không biết sao?
+Ơn Chúa biếu không cho ta: Ơn làm người,làm con Chúa,ơn gọi làm vợ làm chồng,làm tu sĩ.làm giám mục,linh mục: “Ôi bao la tình Chúa yêu con,mênh mông như…Đôi tay con nhỏ bé…có bao nhiêu cũng không vừa”
4/ Đúng là ta hay GHEN vì ta thiếu tình thương:
+Cựu Ước trình bày cho chúng ta một THIÊN CHÚA HAY GHEN.Cái ghen yêu thương thì khác cái khen tính toán hơn thiệt,cái ghen vì tiền vì bạc,vì cái tôi đáng ghét của mình – “le Moi est haisable(Baise Pascal)
KẾT:
5/ Vườn nho Chúa luôn cần thợ làm vườn làm 8 giờ,làm 1 giờ không quan trọng.Giữ đạo trăm năm hay một phút không hề chi: Điều cần là GIỮ VỮNG NIÊM TIN, không bỏ Chúa,luôn ở trong vườn của Chúa và làm việc. Mỗi người đều được hưởng MỘT ĐỒNG. đông lương yêu thương của Chúa, đồng lương cứu độ. Không ai quá muộn để vào làm vườn nho của Chúa để hưởng đồng lương yêu thương. Ai cũng có VÉ VÀO NƯỚC TRỜI nhờ lòng tốt của Chúa
+Vườn nho Chúa cần sự ổn định,không lộn xộn,không so đo ghen tức:
Tôi xây nhiêu nhà thờ…cha kia không bằng tôi…và tôi phân bì
Tôi ghen ăn tức ở,tôi không ăn thì đạp cho đổ!
Tôi kiếm tiền nhiều hơn bà xã ông xã…và tôi phân bì!
Tôi “ở hiền thì ra cóc,họ ở độc thì ra tiên”…và tôi phân bì
Nó giàu hơn tôi…và nó là đứa lười đi lễ,siêng nhậu biếng làm…và tôi phân bì
Chúa luôn TỐT BỤNG…Ta thường XẤU BỤNG
Chúa luôn BAN PHÁT…Ta luôn GOM VÀO. Coi chừng “thu góp cọp ăn”
6/ LỜI XIN: Xin cho con nhìn mình…đừng nhìn người
+Không ghen ăn tức ở
+Luôn chịu đựng sự yếu kém của kẻ khác
+Luôn sống tốt bụng để sống tử tế đạo làm người,đạo làm con Chúa
+Người ghen tị không bao giờ vui khi thấy người khác gặp may. Tôi có như vậy không?
Tqt29


Tất cả cảm xú

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023

Đọc thấy được trên mạng :

 Đọc thấy được trên mạng :

Tiền, sẽ hết.
Nhà, sẽ cũ.
Người, sẽ già.
Xe, sẽ hư.
Nhưng Lời của Chúa sẽ không bao giờ mất. Amen
1. Chuyện lạ : Chúa Giêsu chết như một tên tội phạm tày đình, chết chung với hai tên phạm tội tày đình, bị luật pháp kết án tử hình. Hình phạt đóng đinh chết tất tưởi trên thập ác là hình phạt đau đớn nhất và nhục nhã nhất dành cho kẻ nô lệ. Chết trần truồng !
Chúa Giêsu đã chết như vậy đó ! Nhưng lạ thay ! Lời của Ngài là một thứ Ánh Sáng soi đường cho nền văn minh nhân loại. Ai có suy nghĩ bình thường thôi thì cũng nhận ra điều này.
Chuyện đã xảy ra hơn 2.000 năm rồi và càng ngày người ta càng thấy rõ điều đó. Tín đồ mê theo Chúa Giêsu là đông nhất trên thế giới hiện nay, hơn 2 tỷ người !
2. Chuyện lạ thứ hai : Sách Kinh Thánh in Lời của Chúa Giêsu cho tới nay là một cuốn sách được in ra nhiều nhất trên thế giới, có đến 78 triệu ấn bản mỗi năm.
Có 7 cái nhất của Kinh Thánh mà mọi cuốn sách đều ao ước :
- Thứ nhứt : Đó là cuốn sách bán chạy nhất thế giới. Từ năm 1815 ước tính có khoảng hơn 5 tỉ ấn bản. Đó là cuốn sách gây ảnh hưởng nhất trong lịch sử loài người.
- Thứ hai : Cuốn sách có số độc giả lớn nhất và được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất, khoảng 2.500 ngôn ngữ.
- Thứ ba : Cuốn sách lâu đời nhất, luôn đúng với mọi thời đại, không hề lỗi thời.
- Thứ tư : Cuốn sách quyển năng, quan trọng và giá trị nhất.
- Thứ năm : Cuốn sách nói về Thiên Chúa hay nhất thế giới.
- Thứ sáu : Cuốn sách nói về bạn hay nhất vì đó là cuốn sách như viết cho riêng bạn, giúp bạn sống đúng và sống đẹp, giúp bạn hiểu ý nghĩa cuộc đời mình.
- Thứ bảy : Cuốn sách nói về quá khứ và tương lai chắc chắn nhất.
3. Lời Chúa và sự sống đời đời.
“Ai nghe và giữ Lời Ta thì sẽ được sống đời đời “ (Ga 5,25). Tôn giáo nào cũng tin có cuộc sống sau cái chết, đó chính là sự sống đời đời.
“Ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời.” (Ga 5,24)
Phêro long trọng xác nhận : “ Bỏ Thầy thì con biết đi với ai vì Thầy mới có Lời ban sự sống đời đời.” (Ga 6,70)
Nguyên tắc 1 : Ai có đọc Phúc Âm thì mới biết Chúa Giêsu, ai biết Chúa Giêsu thì mới yêu mến Ngài và sẽ muốn trở thành môn đệ Ngài.
Nguyên tắc 2 : Không ai có thể dạy người khác điều mình không biết. Cha mẹ không biết Chúa Giêsu thì làm sao dạy cho con cái ?
Nguồn bài viết : Lm. Phêrô Nguyễn Văn Đông.



Đã thấy quan tài mà sao không đổ lệ ?!

 Đã thấy quan tài mà sao không đổ lệ ?!

Dụ ngôn người người Samari nhân lành : Lc 10, 25-37. Nhiều người trong chúng ta đã biết Dụ Ngôn nổi tiếng này. Thầy Tư Tế là chức sắc tôn giáo Do Thái lo việc tế tự trong Đền Thờ tương tự như linh mục bây giờ. Thầy Lêvi lo phục vụ việc tế tự ngang hàng với thầy phó tế bây giờ. Đó là những đấng bậc được dân chúng Do Thái tôn trọng. Người Samari là kẻ ngoại đạo bị người Do Thái khinh miệt, bị kỳ thị, không bao giờ được phép bước vào Đền Thờ. Người bị kẻ cướp trấn lột có thể là người Do Thái ? Và chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta bài học này !
Thầy tư tế, thầy Lêvi trong bài dụ ngôn đã thấy quan tài mà không đổ lệ. Thỉnh thoảng chúng ta cũng gặp các “tư tế” thời @ đã thấy quan tài mà không đổ lệ ! Nhưng trên thế giới hiện nay có hơn 430 ngàn linh mục, tại Việt Nam có 7 ngàn linh mục. Cũng có rất nhiều vị là “Samari” . . . vì “Thấy người hoạn nạn thì thương” (Gia Huấn Ca), nhưng chúng ta cũng gặp những vị không biết “chạnh lòng thương” và thua xa ông ngoại đạo Samari ! Bài dụ ngôn này Chúa Giêsu khuyên chúng ta hãy bắt chước làm như người ngoại đạo đó.
Người Việt mình nói : Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Nếu chúng ta chưa bao giờ bước tới bệnh viện để thấy người nghèo bệnh mà không đủ khả năng để được chữa lành, không bước tới thăm gia đình nghèo khổ thiếu ăn, không gặp những người già neo đơn thiếu thốn, không có cục xà bông thơm để tắm hoặc không có cái hớt móng chân mà chỉ dùng rựa, không gặp những cha mẹ chẳng may có con bị khuyết tật . . . thì làm sao chúng ta thấy được quan tài để mà đổ lệ ? !
Đức Thánh Cha Phanxico ao ước các linh mục phải mang vào mình mùi chiên. Linh mục là chủ chiên còn giáo dân thì được gọi là con chiên. Có chiên là đại gia, nhiều con chiên nghèo khổ, bệnh tật ! Gần loại chiên nào thì mang mùi loại chiên đó. Ai cũng nghĩ là Đức Thánh Cha nói tới những con chiên nghèo khổ, bệnh tật, và tội lỗi. Những con chiên này cần các linh mục gần gũi, an ủi, thương yêu, giúp đỡ. Không những linh mục mà tất cả mọi người chúng ta, không phân biệt đạo hay không đạo đều phải làm. Chúa khuyên mọi người noi gương ông Samari ngoại đạo, nhưng đặc biệt ở đây trong dụ ngôn là các vị tư tế và Lêvi rõ nét nhất.
Tóm lại :
Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ !
Không thấy quan tài sao đổ lệ được !
Tệ nhất: Thấy quan tài mà không đổ
được một giọt lệ nào !
Lạy Chúa ! Xin cho chúng con biết “chạnh lòng thương” trước cảnh thiếu thốn của người nghèo. Amen.
Nguồn bài viết: Lm Phêrô Nguyễn Văn Đông.






HỌC ĐỂ LÀM GÌ ?


HỌC ĐỂ LÀM GÌ ?
Nước Việt Nam có gần 100 triệu dân, 54 sắc tộc, sắc tộc Kinh đông nhất, khoảng 80 triệu. Sách giáo khoa chung cho cả nước đều bằng tiếng Kinh (tiếng Việt).
Niên khóa 2022-2023 có 23 triệu học sinh các cấp. Khoảng 4 người Việt thì có 1 người đi học mỗi ngày. Xưa nay người Việt được tiếng rất hiếu học.
Hiện nay Nhà Nước lãnh trách nhiệm soạn chương trình giáo dục và cũng độc quyền mở trường dạy học. Hình như nhiều nước trên thế giới, các tổ chức xã hội dân sự được tham gia sự nghiệp giáo dục, ngay cả miền Nam Việt Nam trước 1975 có rất nhiều trường tư và có những trường tư rất nổi tiếng. Những người cao tuổi đều rõ chuyện này.
Các bậc làm cha làm mẹ, làm ăn vất vả lo cho con cái được đi học từng ngày, những gia đình đông con thì càng vất vả hơn nữa, nên cần phải biết hướng dẫn con cái rõ và đúng đắn là đi học để làm gì .
Các thầy cô giáo nhất định phải cho học sinh mình biết mục đích chính việc học là để làm gì. Thời phong kiến, thầy dạy học được đặt cao hơn cha mẹ : Quân, Sư, Phụ . 2 nghề được xếp vào hạng cao nhất mà người dân Việt tôn lên bậc Thầy là : Thầy Giáo và Thầy Thuốc ! Thầy giáo lo phần Tinh Thần, Thầy Thuốc lo phần Thân Xác.
Giáo hội công giáo ở Việt Nam có hơn 7 triệu giáo dân. Hội đồng Giám Mục VN có một ủy ban đặc trách về giáo dục, lúc đó giám mục Giuse Đinh Đức Đạo giám mục gp Xuân Lộc làm chủ tịch ủy ban này có nêu 3 mục đích về việc : Học để làm gì ?
* Thứ nhứt: Học để thành tài. (Nghĩa là học để có kiến thức, để hiểu biết, để có bằng cấp. . .)
* Thứ hai : Học để thành nhân. (Nghĩa là học để thành người, thành người tốt, người lương thiện)
* Thứ ba : Học để thành thánh. (Nghĩa là học để sống đạo đức, không những sống lương thiện mà còn biết làm việc tốt. . .)
Cha mẹ người Công giáo ở VN nên biết để hướng dẫn con cái mình. Thật sự thì những điều này là cần thiết cho mỗi con người để làm NGƯỜI.
UNESCO là tổ chức quốc tế đặc trách Văn Hóa Giáo Dục của Liên Hiệp Quốc mà VN cũng là thành viên của tổ chức này, có đề ra 4 mục đích của việc học hành :
* Thứ nhứt : Học để biết (Learning to Know)
* Thứ hai : Học để làm (Learning to Do)
* Thứ ba : Học để sống chung (Learning to Live Together). Để sống chung với người khác thì cần phải học, phải học để tôn trọng quyền của người khác.
* Thứ tư : Học để khẳng định mình (To Be). Nghĩa là học để thành bác sĩ, hay kỷ sư, nhà giáo hay nhà tu . . .
Ngẫm nghĩ về chuyện giáo dục ở VN :
Sao các người ở cấp cao, những người lập ra chương trình giáo dục cho học sinh cả nước lại cứ gửi con của mình đi học các nước ngoài, mà lại cho đi học ở các nước không đồng quan điểm chính trị với nước nhà ! Người dân thường mà có điều kiện cũng tìm cách gửi con mình đi học ở nước ngoài, nhất là nước Mỹ. Mình có quen biết những gia đình đang làm ăn ngon lành , thu nhập rất tốt,lại tìm cách đưa gia đình đi định cư ở xứ người, được hỏi tại sao thì nghe trả lời vì muốn lo cho tương lai của con cái ! Vậy là sao chứ ? Ta phải xét lại nghiêm túc về đường lối giáo dục của nước nhà mình, hỡi những người có trách nhiệm.
Là Linh mục ở tuổi 83, rất tha thiết với tiền đồ của quê hương đất nước. Nguyên tắc này ai cũng biết : Gieo nhân nào gặt quả nấy. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Trẻ em Việt Nam hôm nay là nước Việt ta ngày mai.
Cha mẹ luôn chọn lựa những thức ăn tốt cho con cái được khỏe mạnh phần thân xác, vậy hãy chọn lựa những “thức ăn” tốt nhất cho phần tinh thần của con cái, vì đó là quyết định cho giá trị về đời sống làm người của con cái mình. Mạnh khỏe phần xác cũng cần, mạnh khỏe phần tinh thần còn cần hơn nữa.
Các bậc cha mẹ công giáo hãy nhớ điều này : Chúa dạy hơn người dạy. Vậy cho nên hãy đặt Lời Chúa lên chỗ cao nhất trong việc giáo dục con cái mình thành Người và thành Con Chúa. Như thế quý vị chắc chắn sẽ thành công.
Chúc các cháu học sinh một năm học mới được tốt đẹp
Nguồn bài viết : Lm. Phêrô Nguyễn Văn Đông.




Thứ Năm, 7 tháng 9, 2023

Bài thơ "LÊN SÁU" của cụ Tản Đà

 Bài thơ "LÊN SÁU" của cụ Tản Đà ra đời đúng 104 năm (1919-2023)để mọi người cùng chiêm nghiệm, xem ngày xưa ông bà ta dạy trẻ em như thế nào.

****
Sách quốc ngữ
Chữ nước ta,
Con cái nhà
Đều phải học.
Miệng thì đọc
Tai thì nghe
Chớ ngủ nhè
Chớ láu táu
Con lên sáu
Đang vỡ lòng
Học cho thông
Thầy khỏi mắng.
Trong trời đất
Nhất là người
Ở trên đời
Hơn giống vật
Con bé thật
Chưa biết gì
Còn ngu si
Phải dạy bảo
Cho biết đạo
Mới nên thân
Sau lớn dần
Con sẽ khá
Ai đẻ ta
Cha cùng mẹ
Bồng lại bế
Thương và yêu
Ơn nhường bao
Con phải ngẫm
Áo mặc ấm
Mẹ may cho
Cơm ăn no
Cha kiếm hộ
Cha mẹ đó
Là hai thân
Hai thân là
Là thân nhất
Trong trời đất
Không ai hơn
Con biết ơn
Nên phải hiếu
Nghĩa chữ hiếu
Đạo làm con
Con còn non
Nên học trước
Đi một bước
Nhớ hai thân
Con còn nhỏ
Có mẹ cha
Lúc vào ra
Được vui vẻ
Con còn bé
Mẹ hay chiều
Thấy mẹ yêu
Chớ làm nũng
Đã đi học
Phải cho ngoan
Hay quấy càn
Là chẳng hiếu.
Con còn bé
Mẹ hay lo
Ăn muốn cho
Lại sợ độc
Con ốm nhọc
Mẹ lo thương
Tìm thuốc thang
Che nắng gió
Con nghĩ đó
Sao cho ngoan
Hay ăn càn
Là chẳng hiếu
Anh em ruột
Một mẹ cha
Mẹ đẻ ra
Trước sau đó
Cùng máu mủ
Như tay chân
Nên yêu thân
Chớ ganh tị
Em coi chị
Cũng như anh
Trước là tình
Sau có lễ
Người trong họ
Tổ sinh ra
Ông đến cha
Bác cùng chú
Họ nội đó
Là tông chi
Cậu và dì
Về họ mẹ
Con còn bé
Nên dạy qua
Còn họ xa
Sau mới biết
Người trong họ
Có bề trên
Lạ hay quen
Đều phải kính
Có khách đến
Không được đùa
Ai cho quà
Đừng lấy vội
Ông bà gọi
Phải dạ thưa
Phàm người nhà
Không được hỗn
Con bé dại
Mãi vui chơi
Muốn ra người
Phải chăm học
Miệng đang đọc
Đừng trông ngang
Học dở dang
Đừng có chán
Học có bạn
Con dễ hay
Mến trọng thầy
Học chóng biết
Dạy con biết
Phép vệ sinh
Ăn quả xanh
Khó tiêu hoá
Uống nước lã
Có nhiều sâu
Áo mặc lâu
Sinh ghẻ lở
Mặt không rửa
Sinh u mê
Đang mùa hè
Càng phải giữ
Các giống vật
Thật là nhiều.
Như con hươu
Ở rừng cỏ
Như con chó
Nuôi giữ nhà
Con ba ba
Loài máu lạnh
Loài có cánh
Như chim câu
Còn loài sâu
Như bọ róm
Cây và cỏ
Có khác loài
Trông bề ngoài
Cũng dễ biết
Như cây mít
Có nhiều cành
Lúa, cỏ gianh
Có từng đốt
Còn trong ruột
Lại khác nhau.
Vài năm sau
Con biết kỹ
Đá bờ sông
Không sống chết
Không có biết
Không có ăn
Không người lăn.
Cứ nằm đây
Như đá cuội
Như đá xanh
Như mảnh sành
Như đất thó
Các vật đó
Theo loài kim
Các loài kim
Tìm ở đất
Nhất là sắt
Nhì là đồng
Làm đồ dùng
Khắp trong nước
Như vàng bạc
Càng quý hơn
Đúc làm tiền
Để mua bán.
Ai có vạn
Là người giàu.
Vốn xưa là
Nhà Hồng Lạc
Nay tên nước
Gọi Việt Nam
Bốn nghìn năm
Ngày mở rộng
Nam và Bắc
Ấy hai miền
Tuy khác tên
Đất vẫn một
Lào, Miên, Việt
Là Đông Dương
Đầu trị nước
Đức Kinh dương
Truyển Hùng Vương
Mười tám chúa
Qua mấy họ
Quân Tàu sang
Vua Đinh hoàng
Khai nghiệp đế
Trải Đinh, Lý
Đến Trần, Lê
Nay nước ta
Là nước Việt
Chữ nước ta
Ta phải học
Cho trí óc
Ngày mở mang
Muốn vẻ vang
Phải làm lụng
Đừng lêu lổng
Mà hư thân
Nước đang cần
Người tài giỏi
Cố học hỏi
Để tiến nhanh
Vừa ích mình
Vừa lợi nước
Chớ lùi bước
Là kẻ hèn./.
Tản Đà (1889-1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.
Nguồn bài viết : Thu Hương.