*Phải chăng Nước Sở thời Xuân Thu - Chiến Quốc là nguồn gốc của dân Việt?
Đọc lại truyền thuyết lịch sử xưa của dân Việt, ai cũng tự hào về dân Việt chúng ta ngày nay là “Con Rồng, Cháu Tiên” từ câu chuyện Lạc Long Quân gặp Âu Cơ bên Hồ Động Đình phía nam sông Dương Tử. Hai người có 100 con và sau này chia tay và người con đàu của hai người là Hùng Vương, ông tổ của người Việt.
Gọi là truyền thuyết vì thời đó làm gì có chữ viết, có sách vở để ghi chép và lưu trữ lại một câu chuyện củ hơn 4000 năm trước, nghĩa một thời kỳ trong lịch sử loài người mới quần tụ thành những bộ tộc có dáng dấp của Con Người.
Lịch sử là một dòng chảy, là một sự đấu tranh, tiêu diệt giữa những tộc người này và tộc người khác, là những cuộc thiên di vĩ đại từ đời này sang đời khác. Thủy thổ, văn hóa được giao thoa, thay đổi theo từng thời gian nhất định nhưng cái gốc của mỗi dân tộc chính là những cội nguồn mà chúng ta luôn nghĩ đến.
Chẳng thế mà trong lịch sử chúng ta từng nghe câu chuyện về vua Quang Trung – Nguyễn Huệ sau khi chiến thắng quân Thanh, sai sứ đi Thanh có ý cầu hòa và định “đòi lại” hai vùng đất Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa mà xưa kia là của dân Lạc Việt! Tiếc thay! Lịch sử là những quá khứ đã qua mà khi suy ngẫm lại nhiều khi chúng ta, lớp con cháu chỉ còn biết hoài niệm và tiếc nuối!
Trở lại vấn đề và cái nguồn gốc nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc của người Việt. Theo các tài liệu khoa học đã được giải mã có thể lý giải như sau:
Thời điểm chính xác của câu chuyện: Do ở chỗ nhân danh và địa danh câu chuyện chỉ có thể có tại nước Sở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, chúng ta đã suy ra rằng thời điểm chính xác câu chuyện chỉ có thể xảy ra sau thế kỷ thứ 6 TCN. Khi nước Sở đã đạt đến tột đỉnh của quyền lực và ảnh hưởng;
Chia tay giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân: Biểu tượng cho phân ly giữa hai chủng Âu (tức Thái) và Lạc (tức Việt). Trước sau ít lắm cũng đến 3 lần.
Xin tóm tắt truyền thuyết theo giải mã của các nhà khoa học :
1. Chuyện Âu Cơ - Lạc Long Quân là một chuyện di tản hằng khối, hoặc chuyện cố gắng hợp chủng, của hai chi chủng Thái (Âu) và Việt (Lạc), đều có mặt tại địa bàn nước Sở thời xưa. Hợp tác, hợp chủng để cùng chống lại chủng Hoa. Nhưng cuối cùng ước mơ không thành và đành phải chia tay.
2. Truyền thuyết này bắt nguồn từ một truyền tích cổ của người Mường. Bối cảnh thật sự của câu truyện được dựng chung quanh nước Sở ở thời Xuân Thu Chiến quốc bên Tàu. Nước Sở, trước khi bị nước Tần thôn tính vào năm 221 TCN, bao gồm hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc ngày nay và chung quanh Hồ Động Đình, lan rộng đến bờ biển phía Đông.
3. Truyền thuyết Âu Lạc, là đoạn Đế Minh năm 2879 TCN đi tuần thú phương Nam. Thời Đế Minh, khoảng cuối thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, Hoa chủng nguyên thủy không biết gì đến các địa danh như châu Kinh và Dương (cho ra tên Kinh Dương Vương), rặng Ngũ Lĩnh, Động Đình Hồ,... Bởi đó là những địa danh, nhân danh của nước Sở, chỉ được thành lập ngót 2000 năm sau khi Đế Minh ra đời (khoảng năm 1000 TCN). Toàn bằng chữ Tàu ròng và chỉ có vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (770-221TCN). Đặc biệt, diễn biến câu chuyện từ khi Kinh Dương Vương xuất hiện, hoàn toàn xảy ra sau năm 1000TCN. Tức chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân chỉ là chuyện di tản hai chủng Âu và Lạc xuống đồng bằng Bắc Việt khi sức ép bành trướng của chủng Hoa nguyên thủy quá sức tàn bạo.
4. Người Sở có gốc chủng Thái. Người Mường cũng vậy. Và rất nhiều bộ tộc Mường khởi xuất di tản từ Sở, vào thời loạn lạc của Đông Chu liệt quốc. Họ chạy xuống phía Nam, hội nhập với đồng chủng tại các xứ ven biên giới Việt Hoa ngày nay như: Tây Âu (tức Âu Việt) và Điền Việt (tức Nam Chiếu). Rồi sau đó theo với truyền thuyết, và cũng theo cổ sử Tàu họ vẫn bị quân Tần rượt bén nút.
5. Bắt đầu của truyền tích: “Đế Minh cháu 3 đời của vua Thần Nông” đã gây ra lộn xộn và bao hiểu nhầm, suốt 600 năm qua. Mục đích của việc kéo Thần Nông vào truyền tích chỉ ở chỗ cho người Hoa biết dân Việt cũng phát xuất cùng thời với chủng Hoa. Thật ra, trong lối cấu tạo truyện thần thoại, không có cách nào khác hơn là việc đưa Thần Nông vào câu chuyện. Các tác giả cũng đã biết rõ, Thần Nông, nếu người thật, thuộc chủng Yueh (gồm Thái và Việt), chứ không phải chủng Tàu. Bởi, như chúng ta sẽ thấy phía sau, Thần Nông, Đế Minh, Đế Nghi, v.v. đều là “dân Sở”, với khối Yueh làm chủ lực. Không có giọt máu Hoa nào trong người hết.
6. Thần Nông nên được xem như một biểu tượng, cho biết dân đó xứ đó thời đó đã tiến lên sinh sống bằng canh nông. Thần Nông, người Tàu đã nhận bá vơ là một trong những ông tổ của họ. Và đây chính là chỗ đã gây ngộ nhận trong giới nghiên cứu Việt Nam, suốt mấy thế kỷ qua. Sự thật, Thần Nông, nếu người, lại là người Sở chủng Yueh (chi Thái). Bởi ngày nay, tại Hồ Bắc có rất nhiều tượng thờ Thần Nông. Có tượng mang đầu sừng trâu. Và Hồ Bắc chính là địa bàn chính và ban đầu của nước Sở thời xa xưa. Ngoài ra, tại Việt Nam, nhiều bộ tộc Mường hãy còn thờ Thần Nông như thánh tổ nghề nông. Rất có khả năng, do đó, nhiều bộ tộc Mường đã di tản từ khối Yueh ở nước Sở.
7. Nếu xem tên các nhân vật như biểu tượng - ta sẽ thấy thật rõ:
- Kinh Dương Vương: chỉ dân châu Kinh và châu Dương, đều là hai châu chính của nước Sở. Đất Kinh bao gồm dân chủ lực thuộc chủng Âu (tức Thái). Đất Dương nằm về phía Đông của đất Kinh, chứa dân Việt chi Lạc. Châu Dương bao gồm vùng đất Sở chiếm về sau này ở vùng ven biển: nước U Việt (Câu Tiễn) và nước Ngô (Phù Sai).
- Âu Cơ: tiêu biểu cho nhóm dân tộc hãy còn theo Mẫu Hệ. Nhóm người Âu (Thái) ưa sinh sống ở miền núi rừng. Rất rõ “Âu Cơ” mang họ “Âu” của chủng Âu hay người nước Tây Âu. Bản Mường cho Âu Cơ mang tiền kiếp con nai đốm sao, cũng loại thú sống miền rừng núi. Bản Việt ám chỉ Âu Cơ chính là tiên, viết theo chữ Hán chính là “người xuất hiện trên núi” (tiên = nhân + sơn) đã xác nhận rõ “Âu Cơ” là dân miền núi rừng, tức chủng Thái cổ hay Mường. “Âu” trong “Âu Cơ” cũng khẳng định bà Âu Cơ mang trong người dòng máu của chủng Âu, tức Thái. Nước có chủng Thái (Âu) bị tiêu diệt trễ hơn Sở chính là Tây Âu, nằm ở địa bàn Quảng Tây ngày nay.
- Bởi cái tên “Kinh Dương Vương” có chứa chữ “Dương”, chỉ đất Dương, tác giả truyền thuyết mới dựng nên được một nhân vật chủng Lạc (Việt) mang tên Lạc Long Quân. Lạc Long Quân, với họ Lạc, tên lót “Long”, tức rồng chỉ dân miền đồng bằng gần sông biển.
Tiêu biểu cho chủng Lạc (Việt). Đây có thể là điểm “tuyệt chiêu”, hoặc nói cho nôm na, “sâu sắc”, của các “tác giả” truyền thuyết, chứng tỏ tác giả đã không để một sơ sót về hồ sơ chủng tộc của Lạc Long Quân. Bởi nếu cho cha của Lạc Long Quân mang tên không có chữ “Dương” trong đó, như “Kinh Vương” chẳng hạn - vấn đề sẽ đổ vỡ ngay tại chỗ, bởi đất Kinh chỉ có chủng Thái chủ lực mà thôi. Đất “Dương” mớí có chủng Lạc. Muốn cho chắc ăn hơn, tác giả cho thêm họ Lạc vào bản nguyên thủy của Mường, thành Lạc Long Quân, để nhấn mạnh ông có dòng máu của chủng Việt (Nam). Do ở chỗ tác giả đã bao gồm “Dương” trong tên “Kinh Dương Vương”, việc cho Lạc Long Quân mang máu Lạc 100% mới được hợp lí . Về sau, để ý đến tên hiệu An Dương Vương của Thục Phán. “An Dương” có thể mang nghĩa “trị an xứ Dương”, ám chỉ một người chủng Âu (tức Thái) trị “An” được xứ “Dương” của chủng Lạc.
8. Hôn nhân giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân là thứ hôn nhân của hai người dị chủng, biểu tượng cho hợp chủng giữa Âu và Lạc, qua chuyện di tản thuở ban đầu của dân chúng ở hai châu Kinh (Thái) và Dương (Việt), chạy trốn sức ép của vua quân nước Chu, nước Sở (chuyên đi dẹp các đám rợ), nước Tần, ... hoặc qua việc Thục Phán, người chủng Âu chiếm xứ Lạc và lập nên nước Âu Lạc. Hay biểu tượng cho việc Triệu Đà sát nhập miệt dưới của xứ Âu Lạc, gồm đa số chủng Lạc, với đất Nam Việt thuở ban đầu bao gồm phần lớn Quảng Đông, thuộc chủng Âu, tức Thái. Hợp chủng Việt với Thái theo truyền thuyết có thể xảy ra từ lúc hai chủng còn sinh sống bên nhau ở nước Sở, qua các địa danh và nhân danh như: Hồ Động Đình, Ngũ Lĩnh, Kinh Dương Vương (châu Kinh hợp với châu Dương), Thần Nông (vị thần có đầu mang sừng trâu, hiện còn được thờ tại Hồ Bắc, tức Sở ngày xưa),…
9. Truyền thuyết, cả Mường lẫn Việt, nói rất rõ vợ Âu Cơ và chồng Lạc Long Quân thuộc hai chủng tộc khác nhau: Âu Cơ chủng tiên hay nai có đốm sao, Lạc Long Quân, giống rồng hay cá. Ở nhau lâu dài không đặng. Nên đành phải chia tay. Nàng Âu dẫn 50 con đi về quê thật sự của mình: tức miền rừng núi. Trong khi chàng Lạc dẫn con xuôi về miền đồng bằng gần sông gần biển .
10. Cuộc chia tay giữa vợ Âu và chồng Lạc nói thật rõ: chủng nào nên trở về địa bàn sinh sống nguyên thủy của chủng ấy. Trên thực tế, chúng ta đã thấy người Hán sau khi xâm chiếm toàn cõi Hoa Nam đã tách nước Nam Việt thành 2 phần: phía Bắc gọi Quảng Châu bao gồm toàn dân Âu tức Thái. Phía Nam gọi Giao Châu với thành phần chủ lực là dân Lạc, tức Việt. Quảng Châu có rất nhiều núi rừng thích hợp với dân Âu. Giao Châu trở thành nơi tụ tập hoặc tiếp nhận dân Việt chủng Lạc, thích địa bàn gần sông gần biển.
11. Ngay tại địa phận Giao Châu, những người gốc Âu (Thái) cũng cảm thấy việc hợp chủng có nguy cơ thất bại, và cũng theo truyền thống can cường xưa cũ không chịu được thế lực đô hộ Bắc phương, nên một số lại di cư về miền rừng núi. Lâu ngày họ trở thành người Mường. Người chủng Lạc (Việt), cùng với một số chủng Âu, ở lại miền đồng bằng châu thổ, trở thành người Kinh. Đó là ý nghĩa của Âu Cơ dẫn nửa đám con lên núi, và Lạc Long Quân đưa con xuôi về miền sông biển, của cả hai truyền thuyết Việt lẫn Mường.
Rất nhiều chủng được người Hoa thời cổ đại gọi “man di” hay “rợ”, đặc biệt ở phía Nam và phía Đông, đều có thể quy về chủng Yueh, tức chủng Việt, hay Lạc. Hay nôm na hơn: Khối Bách Việt Chúng ta có thể để ý đến hai điểm rất quan trọng sau đây, về các chủng man di mọi rợ đối với người Hoa thuở cổ thời:
Thứ nhất: Rợ hay chủng Yueh (Việt) không phải chỉ có ở phía Nam sông Dương Tử, mà còn rải rác khắp nơi ở miệt Hoa Bắc, ngay cả phía Bắc sông Hoàng Hà. Điển hình nhất là nước Sở (thời mới dựng nước), và các nước chung quanh như Trần và Trịnh. Rồi đến các nước nhỏ ở vùng lân cận với nước Tề, Tấn và Lỗ, tức khu vực tỉnh Sơn Đông ngày nay. Đặc biệt các nước chư hầu nhà Châu như Tề, Sở, Lỗ lúc ban đầu đều là những vùng đất “phên dậu” do triều nhà Châu phong cấp cho những đại thần đến để bình định và ngăn chận đám rợ địa phương. Để ý năm nhà Châu phong đất thành lập nước Tề và Sở đều là 1122 TCN. Đa số các sử sách đều ghi như vậy mặc dù, ở những nơi khác họ ghi triều đại nhà Châu chỉ bắt đầu vào khoảng 1100-1050 TCN, tức sau khi nhà Châu phong đất thành lập nước phên dậu Sở và Tề. Nhưng đây chỉ là chi tiết nhỏ.
Nổi tiếng nhất về man rợ và hung bạo phải kể đến nước Sở. Chính người Hoa thời mới tạo nên văn minh Hoa Hạ đã để ý đến họ qua lối ăn mặc “ngược đời” theo lối thuận tay trái, cài vạt áo phía bên trái (tả nhậm) . Cũng ở mạn Bắc hay xích xuống phía Nam sông Dương Tử một chút, còn có một số quốc gia ban đầu cũng rợ như ai, nhưng nhanh chóng đồng hóa theo Tàu, trước khi bị tiêu diệt. Khác với Sở chủng Âu, các đám này thuộc chủng Lạc (hay Việt) có địa bàn ở vùng ven biển. Đó là nước Ngô (ở khu vực Giang Tô ngày nay) và U Việt (tỉnh Chiết Giang). Ngô và Việt rất nổi tiếng với chuyện tích Tây Thi - Phạm Lãi, và vua Việt Câu Tiễn. Việt vương Câu Tiễn cũng như Ngô vương Phù Sai, Sở Trang Vương đều dễ dàng lọt vào danh sách tranh đoạt thiên hạ của Ngũ Bá thời Chiến Quốc. Đáng kể trong các đám chủng Lạc còn có một nhóm, nay đây mai đó, thường có mặt tại nhiều chiến trường ở thời Đông Chu Liệt Quốc, gọi tên Bộc Việt, xuất xứ từ đám rợ Lai Yi ở vùng Sơn Đông, về thời Xuân Thu xuống tạm trú tại miền Đông Nam nước Sở (đất Dương)
Thật ra tất cả các nhóm “rợ” ở phía Bắc sông Dương Tử (tức Trường giang) đã bị Hoa hóa khi nhà Tần thôn tính họ vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, hoặc cùng lắm vào khoảng đầu Công Nguyên. Những đám rợ chưa bị đồng hoá thông thường đã vượt núi băng đồng mà... trốn sự thôn tính và đồng hóa của Tần vương. Nhất là trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, kéo dài từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 3 TCN. Đồng hoá đám “rợ” phía Nam sông Dương Tử có vẻ kéo dài lâu hơn. Và đến thế kỷ thứ 20, rợ Yueh (Việt) được hoàn toàn xem y như người Hán. Danh sách các khối chủng tộc chính tại Trung Quốc chỉ bao gồm: Hán, Tạng, Mông, Mãn, và Hồi hoặc Choang. Tức Hán với Yueh (Việt) ngày nay đã hợp nhất thành một chủng tộc. Và người Hoa thường rất hãnh diện với sự hợp chủng Hán-Yueh này. Họ cũng thường che lấp chủng Yueh, một chủng khác biệt thời xa xưa. Ngày nay hoàn toàn người Việt được xem ngang như người Hán, không còn chuyện người hán là dân tộc thượng đẳng và những dân tộc khác là man di , mọi rợ như thời tồn tại tư tưởng Đại Hán.
Thứ hai: Rất nhiều nhà khảo cứu Tây phương lẫn Việt ít khi quan tâm đến những chi tiết phân biệt các thứ chủng Yueh ở nước Tàu, nhất là ở miền Hoa Nam, trong thiên niên kỷ trước Công Nguyên. Phải nhìn nhận rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu người Pháp đã vạch ra một số phân loại tương đối khá vững chắc về các chủng Yueh đó. Mặc dù vậy, có lẽ bởi đặt nặng chuyện bảo vệ thuyết Mã Lai mà có học giả cho rằng là nguồn gốc của dân Việt, tác giả vô hình chung lại quên đi phân biệt hai chủng lớn trong nhóm Bách Việt, Âu (tức Thái) và Lạc (tức Việt), mà lại thường xuyên gộp trở lại thành chủng Mã Lai. Tức hai chủng khác nhau chút ít, Thái và Việt, trước được phân biệt, nhưng sau lại bị nhập chung thành chủng Mã Lai. Từ đó tác giả “quyển Mã Lai” ưa nhầm lẫn như rất nhiều học giả khác về hai chủng tranh giành đất sống này, nhất là về địa bàn nguyên thủy - như nước Sở chẳng hạn. Nói nôm na, tác giả “quyển Mã Lai” cho rằng dân Sở nói tiếng...Việt (Yueh), hay tiếng Mã Lai cổ. Nhưng không minh định thêm một bước, đó là thứ tiếng Yueh nào. Khảo cứu ở thế kỷ 21, bắt buộc đòi hỏi phải tiến thêm một bước nữa, đặt chú tâm đến phân biệt các chi chủng khác nhau thuộc khối Bách Việt (hay “Mã Lai”) đó.
Như vậy, có tất cả bao nhiêu thứ chủng Yueh (Việt)? Rất nhiều - hơn 100 chủng, lớn nhỏ đủ thứ. Ngày nay ta vẫn có thể kiểm chứng như thường. Ở Trung Quốc có thể để ý, ở rất nhiều nơi, người ta chỉ cần di chuyển trên dưới 30 cây số tiếng nói hay ngôn ngữ có thể khác nhau rồi. Và có khi khác thật xa. Phân bố các chủng hồi xưa hay bây giờ cũng vậy. Thí dụ: Người Hmong (tức Miêu tộc) có đến 5-6 thứ tộc hơi khác nhau; người Choang ở khu vực Quảng Tây có đến cỡ 10 phương ngữ, tướng ứng với 10 tiểu chi tộc có phong tục hơi khác với nhau.
Tóm lại vào thời cổ đại, trước khi bị nhà Tần đánh phá và nhà Hán tiếp theo thanh toán nốt, ở miền Hoa Nam, có rất nhiều chủng tộc khác nhau. Khả năng có đến 4 chi Lạc - trong đó có 2 chi nằm về phía Tây, và 2 chi chiếm cứ địa bàn chính giữa và ven biển ở phía Đông. Hai chi sau này, chiếm cứ địa bàn Trung và Đông, chính là chi Âu (tức Thái), và chi Lạc (tức Việt). Mỗi chi lại có rất nhiều “tiểu chi”. Chi Âu, tức Thái, cũng có chừng 9 thứ (Cửu Lê). Mỗi một thứ lại có nhiều nhóm có phương ngữ hơi hơi khác nhau. Đây mới nói đến chi Âu (Thái) và chi Lạc (Việt).
Địa bàn chi Thái (tức Âu) vào thời cổ đại bao gồm: nước Thục (về sau bị Tần tiêu diệt, rồi sau này chính là Tứ Xuyên, nước Sở (tức Hồ Bắc và một phần Hồ Nam) Dạ Lang (tức Quí Châu sau này), Điền Việt (tức Nam Chiếu, rồi Đại Lý, và hiện nay Vân Nam), và lớn mạnh nhất ở Hoa Nam chính là Tây Âu, bao gồm Quí Châu, Quảng Tây và một phần Quảng Đông bây giờ. Đặc biệt các địa bàn tộc Thái xưa, như Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, và Vân Nam đều có thức ăn cay bằng hoặc hơn thức ăn Thái Lan ngày nay.
Địa bàn chi Lạc (tức Việt) hơi khác địa bàn chi Âu ở chỗ gần sông gần biển hơn. Đa số nằm ven bờ biển phía Đông nước Tàu. Có thứ ở tận miệt Sơn Đông, Hoa chủng thường gọi: Đông Di, cũng có nhóm ở Giang Tô (nước Ngô ngày xưa), nhóm ở Chiết Giang (tức hậu duệ lê dân nước Việt của Câu Tiễn xa xưa). Cũng có nhóm ở Mân Việt tức tỉnh Phúc Kiến ngày nay, v.v. Cũng có nhóm chuyên du mục, trước ở phía Bắc Hoàng Hà, sau di dân đến Sở, gọi là Bộc Việt. Để ý, thức ăn chủng Việt - từ Sơn Đông đến Phúc Kiến, sang qua Việt Nam, không cay bằng của chủng Âu tức Thái, phía trên.
Điểm cần được nhấn mạnh là phân biệt hai chủng tuy tương tự, và cũng được gọi Việt vào thời xa xưa, nhưng thật ra lại khác nhau và thường xuyên cạnh tranh với nhau: Thái (Âu) và Việt (Lạc). Hai chủng này cuối cùng đã đành chia tay với nhau. Y hệt như Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Thiếu thốn phân biệt hai chủng lớn ở phía Nam Trung Quốc sẽ đưa đến những kết luận thông thường, và dễ thấy ngay từ lúc bộ sử của Ngô Sĩ Liên ra đời. Các sử gia Tây phương hiện đại đều đã giải toả phần lớn vấn đề tối tăm này, kéo dài suốt đến thế kỷ 20, đồng thuận với quan điểm của tác giả quyển Mã Lai . Theo đó quyển Mã Lai đã dành riêng hai chương sách để bàn về nước Tây Âu, và những sai lầm của các nhà khảo cứu Tây và Tàu ở thời tiền chiến. Tuy nhiên, quyển Mã Lai rất tiếc lại vướng phải khuynh hướng tổng quát hóa tất cả các chi chủng trở ra thành chủng Mã Lai duy nhất, đợt I (cách đây 5000 năm) và đợt II (cách đây 2500 năm). Cách qui các chi chủng khối Bách Việt toàn về chủng Mã Lai rất phổ thông trong thời thập niên 70.
Nhầm lẫn thông thường nhất chính là cuộc kháng chiến của dân Việt chống với cuộc xâm lăng của nhà Tần vào thế kỷ thứ 3 TCN. Bởi người Hoa vào thời cổ đại ưa dùng Yueh (Việt) để chỉ các chủng miền Hoa Nam. Họ lầm chủng Việt đó là dân Việt Nam cổ. Thật ra đó là dân Âu (tức Thái). Và cuộc kháng chiến theo lối du kích đó là cuộc chiến của dân nước Tây Âu, bao gồm Quảng Tây và một phần Quảng Đông ngày nay. Những người lính và dân nước Tây Âu này mang chủng Thái.
Xác định được chủng tộc chiếm đa số ở nước Sở gần như giải quyết được một vấn đề khá gút mắt trong việc tìm hiểu cội nguồn của người nước Nam.
Vào khoảng đầu thiên niên kỷ TCN vua Thành Vương nhà Châu phong đất cho một số đại thần ở những vùng đất nổi tiếng có nhiều “rợ” để bình định và cũng để ngăn chận sự quấy phá của đám người này. Con ông Châu Công, tức người có công lớn phát triển văn minh Hoa Hạ, được phong đất Lỗ (quê hương của Khổng Tử). Khương Tử Nha được thưởng công bằng đất Tề (tỉnh Sơn Đông ngày nay), nơi nổi tiếng với đám đông di. Hùng Dịch được phong đất Kinh Man, tức Sở sau này. Và các đại thần khác lập nên nước Yên, nước Tống, v.v.
Tên vùng đất nguyên thủy của Sở là Kinh Man hay Kinh Cức, hoặc Kinh Việt, có rất nhiều rợ... Việt, tức Yueh, sinh sống. Dân nước Sở được nổi tiếng rất thô bạo và ... mọi rợ. Ở mặt khác cũng có nhiều bài viết dựa trên những quyển cổ sử Tàu như Sử Ký, Xuân Thu, Tả Truyện, Chiến Quốc sách, v.v. cho biết nước Sở học kịp theo văn minh Hoa Hạ rất nhanh. Cung điện vua Sở thời Trang Vương nguy nga tráng lệ hơn của nhà Châu rất xa. (Để ý lâu đài và chùa chiền khá nguy nga ở Thái Lan ngày nay). Những khai quật tại địa bàn nước Sở ngày xưa cho thấy những ngôi mộ của những vị vương tước chứa nhiều đồ đồng hơn mộ vua chúa đời Châu đời Thương. Đặc biệt có rất nhiều đồ vật sơn mài và hàng tơ lụa rất đẹp. Về văn học, Khuất Nguyên, tác giả của áng thi văn nổi tiếng Ly Tao và Cửu Ca, viết theo kiểu Sở Từ, cũng là người nước Sở, thời Sở Hoài Vương . Sau này Sở Bá Vương Hạng Yũ và Lưu Bang, người thiết lập nên nhà Hán, cũng gốc người nước Sở mở rộng (tỉnh Giang Tô bây giờ).
Rất nhiều tài liệu vạch rõ tiếng nước Sở trong thời mới lập quốc rất khác với tiếng Hoa mà Khổng Tử, Mạnh Tử thường dùng. Tư Mã Thiên có viết trong Sử Ký: 'Người nước Sở họ Mị, người nước Việt họ Tự. Điểm này cũng dễ bị lầm. Tác giả quyển Mã Lai cũng như rất nhiều nhà khảo cứu Việt lầm Mị ở đây là Mị Nương. Mị là Mệ, dùng để chỉ phụ nữ, theo họ Mẹ, của mẫu hệ. Sự thật, theo các nhà nghiên cứu: “'Mị” thật ra là 1 trong 5 từ hiếm hoi thuộc tiếng Sở ròng, may mắn còn sót lại cho đến ngày nay
“Mị” trong tiếng Sở mang nghĩa “con gấu”. Tiếng Hán đọc kiểu Việt chính là: Hùng. Bởi vậy tất cả hai mươi mấy đời vua chúa nước Sở đều mang họ Hùng. Đó là lối gọi họ của dòng vua chúa nước Sở theo tiếng Hoa. Chứ theo tiếng Sở đó là Mị . Tư Mã Thiên đã ghi lại. Nước Việt ở đây là U Việt của Tây Thi.
Như vậy đối với lê dân nước Sở, lãnh tụ của họ thường xưng là “Vương” và mang tên giòng họ là “Hùng”, phiên dịch thẳng từ tiếng Sở: “Hùng Vương” của thời Hồng Bàng nước Việt, do đó có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng của dân nước Sở sau khi đã di dân đến miền đất khác, trong hồi ức với ngày xưa, ở vài thế kỷ sau.
Xin trở lại với truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân, và trích dẫn trang sử sách quen thuộc về truyền thuyết con rồng cháu tiên như sau:
“Cứ theo tục truyền thì Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải.
Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 TCN?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: ''Ta là dòng dõi rồng, nàng là dòng dõi tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì nàng đem 50 đứa lên núi, còn 50 theo ta xuống bể Nam Hải.”
Chúng ta thấy rõ truyền thuyết con rồng cháu tiên chỉ là một sản phẩm trí tuệ của con cháu những người di cư đến nước Nam, khởi xuất từ nước Sở của thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xưa. Một truyện cổ tích của người Mường, hậu duệ của người Thái cổ - hợp chủng với người Lạc - nhưng vẫn giữ phần lớn cá tính của người chủng Âu (tức Thái) tại nước Sở. Cũng một nước thuộc chủng Việt (chi Thái) suýt một chút có thể nhất thống nước Tàu và thay đổi lịch sử tự cổ chí kim.
Còn rất nhiều điểm về việc giải mã truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” chưa được trình bày, dù trong dạng đơn sơ nhất. Qua phần tham khảo các tài liệu để viết nên bài có một vài nhận xét, như sau:
1.Thật ra vẫn có nhiều bài viết vài chục năm trước đã từng đề cập đến 2 chủng chủ yếu ở nước Sở là Thái và Việt. Tuy nhiên, những tác giả này thường phải dựa được vào một số khung đối chiếu có sẵn, và không vượt ra khỏi các khung đối chiếu đó. Bởi khung đối chiếu của Tàu luôn có khuynh hướng không thèm phân biệt các chi chủng của khối Bách Việt. Các vị tiền bối của ta cũng dễ rơi vào tình trạng tương tự. Thông thường họ vẫn phải gộp chung lại các chủng Bách Việt thành một khối Mã Lai hay chủng Indonesien. Từ đó điểm căn bản nhất, sự phân biệt và cuối cùng, phân ly giữa hai chủng Âu và Lạc, rất dễ bị lướt qua.
2. Những vị tiền bối thường xem những gì do người Tàu hoặc Tây, hay Nhật viết đều có nhiều sức nặng hơn tự mình tìm tòi. Nhưng rất thường, các tác giả Âu Mỹ Nhật, lại cũng dùng tài liệu Tàu hay của chính Việt Nam để viết về sử Việt. Lại một cái vòng luẩn quẩn, rất khó thoát.
3. Việc bỏ sót quan sát nước Sở như một cái nôi của dân Việt có lẽ bắt nguồn từ chỗ cổ sử Việt mang nặng ảnh hưởng của sử sách Tàu. Sử sách Tàu luôn cố ý che đậy việc khác chủng giữa Hoa tộc với các nhóm “rợ thật tiến bộ”, như Sở, Ngô, Việt (Câu Tiễn), Bộc Việt .. v.v. Từ đó, người Việt từ ngàn xưa, ngay cả những người thích đọc Đông Châu Liệt Quốc, không bao giờ ngờ rằng người Sở trong vài trăm năm đầu thuở lập quốc, toàn nói tiếng Thái và tiếng Việt cổ.
4. Những người viết sử Việt cũng thường không ra khỏi cái khung nghiên cứu người Tàu đã vạch ra. Họ ưa chú trọng nhiều đến các chi tiết, phần lớn có thể sắp vào hạng “ngoại vi”.
Nhìn chung, truyền thuyết con rồng cháu tiên khi mới nhìn có vẻ mang tính chất “đầu Ngô mình Sở”. Nhưng khi đọc đi đọc lại và so sánh với bản Mường, chúng ta đã được dịp thấy rõ, rất có thể truyền thuyết đã được dàn dựng và “hiệu đính” với những “logic” hết sức chặt chẽ, gói ghém rất nhiều dữ kiện súc tích lẫn thông điệp rất quan trọng dành cho hậu thế.
Hoài Nguyễn – Tổng hợp
Đọc lại truyền thuyết lịch sử xưa của dân Việt, ai cũng tự hào về dân Việt chúng ta ngày nay là “Con Rồng, Cháu Tiên” từ câu chuyện Lạc Long Quân gặp Âu Cơ bên Hồ Động Đình phía nam sông Dương Tử. Hai người có 100 con và sau này chia tay và người con đàu của hai người là Hùng Vương, ông tổ của người Việt.
Gọi là truyền thuyết vì thời đó làm gì có chữ viết, có sách vở để ghi chép và lưu trữ lại một câu chuyện củ hơn 4000 năm trước, nghĩa một thời kỳ trong lịch sử loài người mới quần tụ thành những bộ tộc có dáng dấp của Con Người.
Lịch sử là một dòng chảy, là một sự đấu tranh, tiêu diệt giữa những tộc người này và tộc người khác, là những cuộc thiên di vĩ đại từ đời này sang đời khác. Thủy thổ, văn hóa được giao thoa, thay đổi theo từng thời gian nhất định nhưng cái gốc của mỗi dân tộc chính là những cội nguồn mà chúng ta luôn nghĩ đến.
Chẳng thế mà trong lịch sử chúng ta từng nghe câu chuyện về vua Quang Trung – Nguyễn Huệ sau khi chiến thắng quân Thanh, sai sứ đi Thanh có ý cầu hòa và định “đòi lại” hai vùng đất Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa mà xưa kia là của dân Lạc Việt! Tiếc thay! Lịch sử là những quá khứ đã qua mà khi suy ngẫm lại nhiều khi chúng ta, lớp con cháu chỉ còn biết hoài niệm và tiếc nuối!
Trở lại vấn đề và cái nguồn gốc nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc của người Việt. Theo các tài liệu khoa học đã được giải mã có thể lý giải như sau:
Thời điểm chính xác của câu chuyện: Do ở chỗ nhân danh và địa danh câu chuyện chỉ có thể có tại nước Sở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, chúng ta đã suy ra rằng thời điểm chính xác câu chuyện chỉ có thể xảy ra sau thế kỷ thứ 6 TCN. Khi nước Sở đã đạt đến tột đỉnh của quyền lực và ảnh hưởng;
Chia tay giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân: Biểu tượng cho phân ly giữa hai chủng Âu (tức Thái) và Lạc (tức Việt). Trước sau ít lắm cũng đến 3 lần.
Xin tóm tắt truyền thuyết theo giải mã của các nhà khoa học :
1. Chuyện Âu Cơ - Lạc Long Quân là một chuyện di tản hằng khối, hoặc chuyện cố gắng hợp chủng, của hai chi chủng Thái (Âu) và Việt (Lạc), đều có mặt tại địa bàn nước Sở thời xưa. Hợp tác, hợp chủng để cùng chống lại chủng Hoa. Nhưng cuối cùng ước mơ không thành và đành phải chia tay.
2. Truyền thuyết này bắt nguồn từ một truyền tích cổ của người Mường. Bối cảnh thật sự của câu truyện được dựng chung quanh nước Sở ở thời Xuân Thu Chiến quốc bên Tàu. Nước Sở, trước khi bị nước Tần thôn tính vào năm 221 TCN, bao gồm hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc ngày nay và chung quanh Hồ Động Đình, lan rộng đến bờ biển phía Đông.
3. Truyền thuyết Âu Lạc, là đoạn Đế Minh năm 2879 TCN đi tuần thú phương Nam. Thời Đế Minh, khoảng cuối thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, Hoa chủng nguyên thủy không biết gì đến các địa danh như châu Kinh và Dương (cho ra tên Kinh Dương Vương), rặng Ngũ Lĩnh, Động Đình Hồ,... Bởi đó là những địa danh, nhân danh của nước Sở, chỉ được thành lập ngót 2000 năm sau khi Đế Minh ra đời (khoảng năm 1000 TCN). Toàn bằng chữ Tàu ròng và chỉ có vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (770-221TCN). Đặc biệt, diễn biến câu chuyện từ khi Kinh Dương Vương xuất hiện, hoàn toàn xảy ra sau năm 1000TCN. Tức chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân chỉ là chuyện di tản hai chủng Âu và Lạc xuống đồng bằng Bắc Việt khi sức ép bành trướng của chủng Hoa nguyên thủy quá sức tàn bạo.
4. Người Sở có gốc chủng Thái. Người Mường cũng vậy. Và rất nhiều bộ tộc Mường khởi xuất di tản từ Sở, vào thời loạn lạc của Đông Chu liệt quốc. Họ chạy xuống phía Nam, hội nhập với đồng chủng tại các xứ ven biên giới Việt Hoa ngày nay như: Tây Âu (tức Âu Việt) và Điền Việt (tức Nam Chiếu). Rồi sau đó theo với truyền thuyết, và cũng theo cổ sử Tàu họ vẫn bị quân Tần rượt bén nút.
5. Bắt đầu của truyền tích: “Đế Minh cháu 3 đời của vua Thần Nông” đã gây ra lộn xộn và bao hiểu nhầm, suốt 600 năm qua. Mục đích của việc kéo Thần Nông vào truyền tích chỉ ở chỗ cho người Hoa biết dân Việt cũng phát xuất cùng thời với chủng Hoa. Thật ra, trong lối cấu tạo truyện thần thoại, không có cách nào khác hơn là việc đưa Thần Nông vào câu chuyện. Các tác giả cũng đã biết rõ, Thần Nông, nếu người thật, thuộc chủng Yueh (gồm Thái và Việt), chứ không phải chủng Tàu. Bởi, như chúng ta sẽ thấy phía sau, Thần Nông, Đế Minh, Đế Nghi, v.v. đều là “dân Sở”, với khối Yueh làm chủ lực. Không có giọt máu Hoa nào trong người hết.
6. Thần Nông nên được xem như một biểu tượng, cho biết dân đó xứ đó thời đó đã tiến lên sinh sống bằng canh nông. Thần Nông, người Tàu đã nhận bá vơ là một trong những ông tổ của họ. Và đây chính là chỗ đã gây ngộ nhận trong giới nghiên cứu Việt Nam, suốt mấy thế kỷ qua. Sự thật, Thần Nông, nếu người, lại là người Sở chủng Yueh (chi Thái). Bởi ngày nay, tại Hồ Bắc có rất nhiều tượng thờ Thần Nông. Có tượng mang đầu sừng trâu. Và Hồ Bắc chính là địa bàn chính và ban đầu của nước Sở thời xa xưa. Ngoài ra, tại Việt Nam, nhiều bộ tộc Mường hãy còn thờ Thần Nông như thánh tổ nghề nông. Rất có khả năng, do đó, nhiều bộ tộc Mường đã di tản từ khối Yueh ở nước Sở.
7. Nếu xem tên các nhân vật như biểu tượng - ta sẽ thấy thật rõ:
- Kinh Dương Vương: chỉ dân châu Kinh và châu Dương, đều là hai châu chính của nước Sở. Đất Kinh bao gồm dân chủ lực thuộc chủng Âu (tức Thái). Đất Dương nằm về phía Đông của đất Kinh, chứa dân Việt chi Lạc. Châu Dương bao gồm vùng đất Sở chiếm về sau này ở vùng ven biển: nước U Việt (Câu Tiễn) và nước Ngô (Phù Sai).
- Âu Cơ: tiêu biểu cho nhóm dân tộc hãy còn theo Mẫu Hệ. Nhóm người Âu (Thái) ưa sinh sống ở miền núi rừng. Rất rõ “Âu Cơ” mang họ “Âu” của chủng Âu hay người nước Tây Âu. Bản Mường cho Âu Cơ mang tiền kiếp con nai đốm sao, cũng loại thú sống miền rừng núi. Bản Việt ám chỉ Âu Cơ chính là tiên, viết theo chữ Hán chính là “người xuất hiện trên núi” (tiên = nhân + sơn) đã xác nhận rõ “Âu Cơ” là dân miền núi rừng, tức chủng Thái cổ hay Mường. “Âu” trong “Âu Cơ” cũng khẳng định bà Âu Cơ mang trong người dòng máu của chủng Âu, tức Thái. Nước có chủng Thái (Âu) bị tiêu diệt trễ hơn Sở chính là Tây Âu, nằm ở địa bàn Quảng Tây ngày nay.
- Bởi cái tên “Kinh Dương Vương” có chứa chữ “Dương”, chỉ đất Dương, tác giả truyền thuyết mới dựng nên được một nhân vật chủng Lạc (Việt) mang tên Lạc Long Quân. Lạc Long Quân, với họ Lạc, tên lót “Long”, tức rồng chỉ dân miền đồng bằng gần sông biển.
Tiêu biểu cho chủng Lạc (Việt). Đây có thể là điểm “tuyệt chiêu”, hoặc nói cho nôm na, “sâu sắc”, của các “tác giả” truyền thuyết, chứng tỏ tác giả đã không để một sơ sót về hồ sơ chủng tộc của Lạc Long Quân. Bởi nếu cho cha của Lạc Long Quân mang tên không có chữ “Dương” trong đó, như “Kinh Vương” chẳng hạn - vấn đề sẽ đổ vỡ ngay tại chỗ, bởi đất Kinh chỉ có chủng Thái chủ lực mà thôi. Đất “Dương” mớí có chủng Lạc. Muốn cho chắc ăn hơn, tác giả cho thêm họ Lạc vào bản nguyên thủy của Mường, thành Lạc Long Quân, để nhấn mạnh ông có dòng máu của chủng Việt (Nam). Do ở chỗ tác giả đã bao gồm “Dương” trong tên “Kinh Dương Vương”, việc cho Lạc Long Quân mang máu Lạc 100% mới được hợp lí . Về sau, để ý đến tên hiệu An Dương Vương của Thục Phán. “An Dương” có thể mang nghĩa “trị an xứ Dương”, ám chỉ một người chủng Âu (tức Thái) trị “An” được xứ “Dương” của chủng Lạc.
8. Hôn nhân giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân là thứ hôn nhân của hai người dị chủng, biểu tượng cho hợp chủng giữa Âu và Lạc, qua chuyện di tản thuở ban đầu của dân chúng ở hai châu Kinh (Thái) và Dương (Việt), chạy trốn sức ép của vua quân nước Chu, nước Sở (chuyên đi dẹp các đám rợ), nước Tần, ... hoặc qua việc Thục Phán, người chủng Âu chiếm xứ Lạc và lập nên nước Âu Lạc. Hay biểu tượng cho việc Triệu Đà sát nhập miệt dưới của xứ Âu Lạc, gồm đa số chủng Lạc, với đất Nam Việt thuở ban đầu bao gồm phần lớn Quảng Đông, thuộc chủng Âu, tức Thái. Hợp chủng Việt với Thái theo truyền thuyết có thể xảy ra từ lúc hai chủng còn sinh sống bên nhau ở nước Sở, qua các địa danh và nhân danh như: Hồ Động Đình, Ngũ Lĩnh, Kinh Dương Vương (châu Kinh hợp với châu Dương), Thần Nông (vị thần có đầu mang sừng trâu, hiện còn được thờ tại Hồ Bắc, tức Sở ngày xưa),…
9. Truyền thuyết, cả Mường lẫn Việt, nói rất rõ vợ Âu Cơ và chồng Lạc Long Quân thuộc hai chủng tộc khác nhau: Âu Cơ chủng tiên hay nai có đốm sao, Lạc Long Quân, giống rồng hay cá. Ở nhau lâu dài không đặng. Nên đành phải chia tay. Nàng Âu dẫn 50 con đi về quê thật sự của mình: tức miền rừng núi. Trong khi chàng Lạc dẫn con xuôi về miền đồng bằng gần sông gần biển .
10. Cuộc chia tay giữa vợ Âu và chồng Lạc nói thật rõ: chủng nào nên trở về địa bàn sinh sống nguyên thủy của chủng ấy. Trên thực tế, chúng ta đã thấy người Hán sau khi xâm chiếm toàn cõi Hoa Nam đã tách nước Nam Việt thành 2 phần: phía Bắc gọi Quảng Châu bao gồm toàn dân Âu tức Thái. Phía Nam gọi Giao Châu với thành phần chủ lực là dân Lạc, tức Việt. Quảng Châu có rất nhiều núi rừng thích hợp với dân Âu. Giao Châu trở thành nơi tụ tập hoặc tiếp nhận dân Việt chủng Lạc, thích địa bàn gần sông gần biển.
11. Ngay tại địa phận Giao Châu, những người gốc Âu (Thái) cũng cảm thấy việc hợp chủng có nguy cơ thất bại, và cũng theo truyền thống can cường xưa cũ không chịu được thế lực đô hộ Bắc phương, nên một số lại di cư về miền rừng núi. Lâu ngày họ trở thành người Mường. Người chủng Lạc (Việt), cùng với một số chủng Âu, ở lại miền đồng bằng châu thổ, trở thành người Kinh. Đó là ý nghĩa của Âu Cơ dẫn nửa đám con lên núi, và Lạc Long Quân đưa con xuôi về miền sông biển, của cả hai truyền thuyết Việt lẫn Mường.
Rất nhiều chủng được người Hoa thời cổ đại gọi “man di” hay “rợ”, đặc biệt ở phía Nam và phía Đông, đều có thể quy về chủng Yueh, tức chủng Việt, hay Lạc. Hay nôm na hơn: Khối Bách Việt Chúng ta có thể để ý đến hai điểm rất quan trọng sau đây, về các chủng man di mọi rợ đối với người Hoa thuở cổ thời:
Thứ nhất: Rợ hay chủng Yueh (Việt) không phải chỉ có ở phía Nam sông Dương Tử, mà còn rải rác khắp nơi ở miệt Hoa Bắc, ngay cả phía Bắc sông Hoàng Hà. Điển hình nhất là nước Sở (thời mới dựng nước), và các nước chung quanh như Trần và Trịnh. Rồi đến các nước nhỏ ở vùng lân cận với nước Tề, Tấn và Lỗ, tức khu vực tỉnh Sơn Đông ngày nay. Đặc biệt các nước chư hầu nhà Châu như Tề, Sở, Lỗ lúc ban đầu đều là những vùng đất “phên dậu” do triều nhà Châu phong cấp cho những đại thần đến để bình định và ngăn chận đám rợ địa phương. Để ý năm nhà Châu phong đất thành lập nước Tề và Sở đều là 1122 TCN. Đa số các sử sách đều ghi như vậy mặc dù, ở những nơi khác họ ghi triều đại nhà Châu chỉ bắt đầu vào khoảng 1100-1050 TCN, tức sau khi nhà Châu phong đất thành lập nước phên dậu Sở và Tề. Nhưng đây chỉ là chi tiết nhỏ.
Nổi tiếng nhất về man rợ và hung bạo phải kể đến nước Sở. Chính người Hoa thời mới tạo nên văn minh Hoa Hạ đã để ý đến họ qua lối ăn mặc “ngược đời” theo lối thuận tay trái, cài vạt áo phía bên trái (tả nhậm) . Cũng ở mạn Bắc hay xích xuống phía Nam sông Dương Tử một chút, còn có một số quốc gia ban đầu cũng rợ như ai, nhưng nhanh chóng đồng hóa theo Tàu, trước khi bị tiêu diệt. Khác với Sở chủng Âu, các đám này thuộc chủng Lạc (hay Việt) có địa bàn ở vùng ven biển. Đó là nước Ngô (ở khu vực Giang Tô ngày nay) và U Việt (tỉnh Chiết Giang). Ngô và Việt rất nổi tiếng với chuyện tích Tây Thi - Phạm Lãi, và vua Việt Câu Tiễn. Việt vương Câu Tiễn cũng như Ngô vương Phù Sai, Sở Trang Vương đều dễ dàng lọt vào danh sách tranh đoạt thiên hạ của Ngũ Bá thời Chiến Quốc. Đáng kể trong các đám chủng Lạc còn có một nhóm, nay đây mai đó, thường có mặt tại nhiều chiến trường ở thời Đông Chu Liệt Quốc, gọi tên Bộc Việt, xuất xứ từ đám rợ Lai Yi ở vùng Sơn Đông, về thời Xuân Thu xuống tạm trú tại miền Đông Nam nước Sở (đất Dương)
Thật ra tất cả các nhóm “rợ” ở phía Bắc sông Dương Tử (tức Trường giang) đã bị Hoa hóa khi nhà Tần thôn tính họ vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, hoặc cùng lắm vào khoảng đầu Công Nguyên. Những đám rợ chưa bị đồng hoá thông thường đã vượt núi băng đồng mà... trốn sự thôn tính và đồng hóa của Tần vương. Nhất là trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, kéo dài từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 3 TCN. Đồng hoá đám “rợ” phía Nam sông Dương Tử có vẻ kéo dài lâu hơn. Và đến thế kỷ thứ 20, rợ Yueh (Việt) được hoàn toàn xem y như người Hán. Danh sách các khối chủng tộc chính tại Trung Quốc chỉ bao gồm: Hán, Tạng, Mông, Mãn, và Hồi hoặc Choang. Tức Hán với Yueh (Việt) ngày nay đã hợp nhất thành một chủng tộc. Và người Hoa thường rất hãnh diện với sự hợp chủng Hán-Yueh này. Họ cũng thường che lấp chủng Yueh, một chủng khác biệt thời xa xưa. Ngày nay hoàn toàn người Việt được xem ngang như người Hán, không còn chuyện người hán là dân tộc thượng đẳng và những dân tộc khác là man di , mọi rợ như thời tồn tại tư tưởng Đại Hán.
Thứ hai: Rất nhiều nhà khảo cứu Tây phương lẫn Việt ít khi quan tâm đến những chi tiết phân biệt các thứ chủng Yueh ở nước Tàu, nhất là ở miền Hoa Nam, trong thiên niên kỷ trước Công Nguyên. Phải nhìn nhận rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu người Pháp đã vạch ra một số phân loại tương đối khá vững chắc về các chủng Yueh đó. Mặc dù vậy, có lẽ bởi đặt nặng chuyện bảo vệ thuyết Mã Lai mà có học giả cho rằng là nguồn gốc của dân Việt, tác giả vô hình chung lại quên đi phân biệt hai chủng lớn trong nhóm Bách Việt, Âu (tức Thái) và Lạc (tức Việt), mà lại thường xuyên gộp trở lại thành chủng Mã Lai. Tức hai chủng khác nhau chút ít, Thái và Việt, trước được phân biệt, nhưng sau lại bị nhập chung thành chủng Mã Lai. Từ đó tác giả “quyển Mã Lai” ưa nhầm lẫn như rất nhiều học giả khác về hai chủng tranh giành đất sống này, nhất là về địa bàn nguyên thủy - như nước Sở chẳng hạn. Nói nôm na, tác giả “quyển Mã Lai” cho rằng dân Sở nói tiếng...Việt (Yueh), hay tiếng Mã Lai cổ. Nhưng không minh định thêm một bước, đó là thứ tiếng Yueh nào. Khảo cứu ở thế kỷ 21, bắt buộc đòi hỏi phải tiến thêm một bước nữa, đặt chú tâm đến phân biệt các chi chủng khác nhau thuộc khối Bách Việt (hay “Mã Lai”) đó.
Như vậy, có tất cả bao nhiêu thứ chủng Yueh (Việt)? Rất nhiều - hơn 100 chủng, lớn nhỏ đủ thứ. Ngày nay ta vẫn có thể kiểm chứng như thường. Ở Trung Quốc có thể để ý, ở rất nhiều nơi, người ta chỉ cần di chuyển trên dưới 30 cây số tiếng nói hay ngôn ngữ có thể khác nhau rồi. Và có khi khác thật xa. Phân bố các chủng hồi xưa hay bây giờ cũng vậy. Thí dụ: Người Hmong (tức Miêu tộc) có đến 5-6 thứ tộc hơi khác nhau; người Choang ở khu vực Quảng Tây có đến cỡ 10 phương ngữ, tướng ứng với 10 tiểu chi tộc có phong tục hơi khác với nhau.
Tóm lại vào thời cổ đại, trước khi bị nhà Tần đánh phá và nhà Hán tiếp theo thanh toán nốt, ở miền Hoa Nam, có rất nhiều chủng tộc khác nhau. Khả năng có đến 4 chi Lạc - trong đó có 2 chi nằm về phía Tây, và 2 chi chiếm cứ địa bàn chính giữa và ven biển ở phía Đông. Hai chi sau này, chiếm cứ địa bàn Trung và Đông, chính là chi Âu (tức Thái), và chi Lạc (tức Việt). Mỗi chi lại có rất nhiều “tiểu chi”. Chi Âu, tức Thái, cũng có chừng 9 thứ (Cửu Lê). Mỗi một thứ lại có nhiều nhóm có phương ngữ hơi hơi khác nhau. Đây mới nói đến chi Âu (Thái) và chi Lạc (Việt).
Địa bàn chi Thái (tức Âu) vào thời cổ đại bao gồm: nước Thục (về sau bị Tần tiêu diệt, rồi sau này chính là Tứ Xuyên, nước Sở (tức Hồ Bắc và một phần Hồ Nam) Dạ Lang (tức Quí Châu sau này), Điền Việt (tức Nam Chiếu, rồi Đại Lý, và hiện nay Vân Nam), và lớn mạnh nhất ở Hoa Nam chính là Tây Âu, bao gồm Quí Châu, Quảng Tây và một phần Quảng Đông bây giờ. Đặc biệt các địa bàn tộc Thái xưa, như Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, và Vân Nam đều có thức ăn cay bằng hoặc hơn thức ăn Thái Lan ngày nay.
Địa bàn chi Lạc (tức Việt) hơi khác địa bàn chi Âu ở chỗ gần sông gần biển hơn. Đa số nằm ven bờ biển phía Đông nước Tàu. Có thứ ở tận miệt Sơn Đông, Hoa chủng thường gọi: Đông Di, cũng có nhóm ở Giang Tô (nước Ngô ngày xưa), nhóm ở Chiết Giang (tức hậu duệ lê dân nước Việt của Câu Tiễn xa xưa). Cũng có nhóm ở Mân Việt tức tỉnh Phúc Kiến ngày nay, v.v. Cũng có nhóm chuyên du mục, trước ở phía Bắc Hoàng Hà, sau di dân đến Sở, gọi là Bộc Việt. Để ý, thức ăn chủng Việt - từ Sơn Đông đến Phúc Kiến, sang qua Việt Nam, không cay bằng của chủng Âu tức Thái, phía trên.
Điểm cần được nhấn mạnh là phân biệt hai chủng tuy tương tự, và cũng được gọi Việt vào thời xa xưa, nhưng thật ra lại khác nhau và thường xuyên cạnh tranh với nhau: Thái (Âu) và Việt (Lạc). Hai chủng này cuối cùng đã đành chia tay với nhau. Y hệt như Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Thiếu thốn phân biệt hai chủng lớn ở phía Nam Trung Quốc sẽ đưa đến những kết luận thông thường, và dễ thấy ngay từ lúc bộ sử của Ngô Sĩ Liên ra đời. Các sử gia Tây phương hiện đại đều đã giải toả phần lớn vấn đề tối tăm này, kéo dài suốt đến thế kỷ 20, đồng thuận với quan điểm của tác giả quyển Mã Lai . Theo đó quyển Mã Lai đã dành riêng hai chương sách để bàn về nước Tây Âu, và những sai lầm của các nhà khảo cứu Tây và Tàu ở thời tiền chiến. Tuy nhiên, quyển Mã Lai rất tiếc lại vướng phải khuynh hướng tổng quát hóa tất cả các chi chủng trở ra thành chủng Mã Lai duy nhất, đợt I (cách đây 5000 năm) và đợt II (cách đây 2500 năm). Cách qui các chi chủng khối Bách Việt toàn về chủng Mã Lai rất phổ thông trong thời thập niên 70.
Nhầm lẫn thông thường nhất chính là cuộc kháng chiến của dân Việt chống với cuộc xâm lăng của nhà Tần vào thế kỷ thứ 3 TCN. Bởi người Hoa vào thời cổ đại ưa dùng Yueh (Việt) để chỉ các chủng miền Hoa Nam. Họ lầm chủng Việt đó là dân Việt Nam cổ. Thật ra đó là dân Âu (tức Thái). Và cuộc kháng chiến theo lối du kích đó là cuộc chiến của dân nước Tây Âu, bao gồm Quảng Tây và một phần Quảng Đông ngày nay. Những người lính và dân nước Tây Âu này mang chủng Thái.
Xác định được chủng tộc chiếm đa số ở nước Sở gần như giải quyết được một vấn đề khá gút mắt trong việc tìm hiểu cội nguồn của người nước Nam.
Vào khoảng đầu thiên niên kỷ TCN vua Thành Vương nhà Châu phong đất cho một số đại thần ở những vùng đất nổi tiếng có nhiều “rợ” để bình định và cũng để ngăn chận sự quấy phá của đám người này. Con ông Châu Công, tức người có công lớn phát triển văn minh Hoa Hạ, được phong đất Lỗ (quê hương của Khổng Tử). Khương Tử Nha được thưởng công bằng đất Tề (tỉnh Sơn Đông ngày nay), nơi nổi tiếng với đám đông di. Hùng Dịch được phong đất Kinh Man, tức Sở sau này. Và các đại thần khác lập nên nước Yên, nước Tống, v.v.
Tên vùng đất nguyên thủy của Sở là Kinh Man hay Kinh Cức, hoặc Kinh Việt, có rất nhiều rợ... Việt, tức Yueh, sinh sống. Dân nước Sở được nổi tiếng rất thô bạo và ... mọi rợ. Ở mặt khác cũng có nhiều bài viết dựa trên những quyển cổ sử Tàu như Sử Ký, Xuân Thu, Tả Truyện, Chiến Quốc sách, v.v. cho biết nước Sở học kịp theo văn minh Hoa Hạ rất nhanh. Cung điện vua Sở thời Trang Vương nguy nga tráng lệ hơn của nhà Châu rất xa. (Để ý lâu đài và chùa chiền khá nguy nga ở Thái Lan ngày nay). Những khai quật tại địa bàn nước Sở ngày xưa cho thấy những ngôi mộ của những vị vương tước chứa nhiều đồ đồng hơn mộ vua chúa đời Châu đời Thương. Đặc biệt có rất nhiều đồ vật sơn mài và hàng tơ lụa rất đẹp. Về văn học, Khuất Nguyên, tác giả của áng thi văn nổi tiếng Ly Tao và Cửu Ca, viết theo kiểu Sở Từ, cũng là người nước Sở, thời Sở Hoài Vương . Sau này Sở Bá Vương Hạng Yũ và Lưu Bang, người thiết lập nên nhà Hán, cũng gốc người nước Sở mở rộng (tỉnh Giang Tô bây giờ).
Rất nhiều tài liệu vạch rõ tiếng nước Sở trong thời mới lập quốc rất khác với tiếng Hoa mà Khổng Tử, Mạnh Tử thường dùng. Tư Mã Thiên có viết trong Sử Ký: 'Người nước Sở họ Mị, người nước Việt họ Tự. Điểm này cũng dễ bị lầm. Tác giả quyển Mã Lai cũng như rất nhiều nhà khảo cứu Việt lầm Mị ở đây là Mị Nương. Mị là Mệ, dùng để chỉ phụ nữ, theo họ Mẹ, của mẫu hệ. Sự thật, theo các nhà nghiên cứu: “'Mị” thật ra là 1 trong 5 từ hiếm hoi thuộc tiếng Sở ròng, may mắn còn sót lại cho đến ngày nay
“Mị” trong tiếng Sở mang nghĩa “con gấu”. Tiếng Hán đọc kiểu Việt chính là: Hùng. Bởi vậy tất cả hai mươi mấy đời vua chúa nước Sở đều mang họ Hùng. Đó là lối gọi họ của dòng vua chúa nước Sở theo tiếng Hoa. Chứ theo tiếng Sở đó là Mị . Tư Mã Thiên đã ghi lại. Nước Việt ở đây là U Việt của Tây Thi.
Như vậy đối với lê dân nước Sở, lãnh tụ của họ thường xưng là “Vương” và mang tên giòng họ là “Hùng”, phiên dịch thẳng từ tiếng Sở: “Hùng Vương” của thời Hồng Bàng nước Việt, do đó có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng của dân nước Sở sau khi đã di dân đến miền đất khác, trong hồi ức với ngày xưa, ở vài thế kỷ sau.
Xin trở lại với truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân, và trích dẫn trang sử sách quen thuộc về truyền thuyết con rồng cháu tiên như sau:
“Cứ theo tục truyền thì Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải.
Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 TCN?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: ''Ta là dòng dõi rồng, nàng là dòng dõi tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì nàng đem 50 đứa lên núi, còn 50 theo ta xuống bể Nam Hải.”
Chúng ta thấy rõ truyền thuyết con rồng cháu tiên chỉ là một sản phẩm trí tuệ của con cháu những người di cư đến nước Nam, khởi xuất từ nước Sở của thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xưa. Một truyện cổ tích của người Mường, hậu duệ của người Thái cổ - hợp chủng với người Lạc - nhưng vẫn giữ phần lớn cá tính của người chủng Âu (tức Thái) tại nước Sở. Cũng một nước thuộc chủng Việt (chi Thái) suýt một chút có thể nhất thống nước Tàu và thay đổi lịch sử tự cổ chí kim.
Còn rất nhiều điểm về việc giải mã truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” chưa được trình bày, dù trong dạng đơn sơ nhất. Qua phần tham khảo các tài liệu để viết nên bài có một vài nhận xét, như sau:
1.Thật ra vẫn có nhiều bài viết vài chục năm trước đã từng đề cập đến 2 chủng chủ yếu ở nước Sở là Thái và Việt. Tuy nhiên, những tác giả này thường phải dựa được vào một số khung đối chiếu có sẵn, và không vượt ra khỏi các khung đối chiếu đó. Bởi khung đối chiếu của Tàu luôn có khuynh hướng không thèm phân biệt các chi chủng của khối Bách Việt. Các vị tiền bối của ta cũng dễ rơi vào tình trạng tương tự. Thông thường họ vẫn phải gộp chung lại các chủng Bách Việt thành một khối Mã Lai hay chủng Indonesien. Từ đó điểm căn bản nhất, sự phân biệt và cuối cùng, phân ly giữa hai chủng Âu và Lạc, rất dễ bị lướt qua.
2. Những vị tiền bối thường xem những gì do người Tàu hoặc Tây, hay Nhật viết đều có nhiều sức nặng hơn tự mình tìm tòi. Nhưng rất thường, các tác giả Âu Mỹ Nhật, lại cũng dùng tài liệu Tàu hay của chính Việt Nam để viết về sử Việt. Lại một cái vòng luẩn quẩn, rất khó thoát.
3. Việc bỏ sót quan sát nước Sở như một cái nôi của dân Việt có lẽ bắt nguồn từ chỗ cổ sử Việt mang nặng ảnh hưởng của sử sách Tàu. Sử sách Tàu luôn cố ý che đậy việc khác chủng giữa Hoa tộc với các nhóm “rợ thật tiến bộ”, như Sở, Ngô, Việt (Câu Tiễn), Bộc Việt .. v.v. Từ đó, người Việt từ ngàn xưa, ngay cả những người thích đọc Đông Châu Liệt Quốc, không bao giờ ngờ rằng người Sở trong vài trăm năm đầu thuở lập quốc, toàn nói tiếng Thái và tiếng Việt cổ.
4. Những người viết sử Việt cũng thường không ra khỏi cái khung nghiên cứu người Tàu đã vạch ra. Họ ưa chú trọng nhiều đến các chi tiết, phần lớn có thể sắp vào hạng “ngoại vi”.
Nhìn chung, truyền thuyết con rồng cháu tiên khi mới nhìn có vẻ mang tính chất “đầu Ngô mình Sở”. Nhưng khi đọc đi đọc lại và so sánh với bản Mường, chúng ta đã được dịp thấy rõ, rất có thể truyền thuyết đã được dàn dựng và “hiệu đính” với những “logic” hết sức chặt chẽ, gói ghém rất nhiều dữ kiện súc tích lẫn thông điệp rất quan trọng dành cho hậu thế.
Hoài Nguyễn – Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét