Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

BÀI THUỐC GIA TRUYỀN CHỮA CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI (BÁN THÂN BẤT TOẠI)

Khỏi bệnh sau 3 lần đắp thuốc
Cụ bà Nguyễn Thị Gòn, trú tại ấp Mỹ Hòa, xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm nay đã 80 tuổi. Hàng ngày, cụ Gòn tự tay nấu cơm bằng bếp củi, dẫn cháu dạo chơi quanh vườn... Trông cụ mạnh khỏe như thế, ít ai biết cách đây 12 năm, cụ Gòn bị liệt phải nằm một chỗ, chuyện ăn uống tắm gội đều trông cậy vào người khác.
Cụ Gòn kể, năm đó cụ 68 tuổi. Vốn là người bị chứng cao huyết áp, cụ và con cháu trong nhà luôn thủ sẵn các loại thuốc trị chứng bệnh này. Thế nhưng, cơn tai biến mạch máu não ập đến thình lình, qua một đêm cụ trở thành người hư nhược: Miệng méo xệch, tay và chân bất động.
Đang khổ sở với cảnh đời bệnh tật, một hôm con trai cụ Gòn là anh Ba Thiện nói đã tìm được người chữa chứng liệt cho cụ. Người bó thuốc trị liệt cho cụ Gòn chẳng phải xa lạ mà chính là cháu họ gọi cụ bằng cô. Ông này làm thuốc, đặt vào lòng bàn tay, bàn chân của cụ rồi bó lại, dặn cụ 24 giờ mới bỏ thuốc ra, đúng một tuần sau tiếp tục bó.
Sau khi tháo bỏ thuốc được vài giờ, cụ Gòn và cả nhà không thể tin nổi khi những ngón tay bị liệt đã có thể cử động. Đến trước ngày bó thuốc lần thứ 2, cụ Gòn đã có thể giơ tay lên đầu. Sau lần bó thuốc thứ 2, cụ Gòn có thể tự gượng ngồi dậy. Đến lần bó thuốc thứ 3, cụ đã gượng đứng dậy, dựa thành giường đi lại. Cụ Gòn khẳng định, cụ chỉ bó thuốc đúng 3 lần và 3 tháng sau cụ đã hồi phục hoàn toàn. “Sau 3 tháng, tôi đã đi đứng bình thường, rồi cầm rựa bửa mớ củi” - cụ Gòn nói.
Trường hợp ông Sáu Hỷ đã ngoài 60 tuổi trú ở ấp Hòa Khánh, huyện Cái Bè, Tiền Giang còn ấn tượng hơn. Cách đây 7 năm, ông cũng bị án thân bất toại, nằm một chỗ, miệng ú ớ gọi con giúp chuyện sinh hoạt cá nhân. Chịu đựng cảnh này tròn 4 tháng, nghe tin có người biết bài thuốc lạ chuyên trị chứng liệt, gia đình ông mời ông Bé (người đang “sở hữu” bài thuốc lạ) đến chữa giúp. Sau khi tháo bỏ thuốc bó lần đầu khoảng 4 giờ, cả gia đình ông bất ngờ đến sửng sốt khi nghe tiếng ông Sáu cười khanh khách, ngón tay của ông liên tục cử động.
Từ dạo ông Sáu Hỷ được trị khỏi chứng liệt, hơn 20 trường hợp khác phải nằm liệt giường do di chứng tai biến mạch máu não cũng được ông Bé bó thuốc chữa khỏi. Cứ người này được trị xong lại giới thiệu người khác, số người may mắn được khỏi chứng liệt nhờ bài thuốc dân gian độc đáo của ông Bé trên địa bàn huyện Cái Bè đã lên đến hàng trăm người. Tại khu vực chợ An Cư thuộc ấp Mỹ Hòa, ai cũng phải lấy làm lạ bởi bà Năm Đực trước đây phải ngồi xe lăn vì liệt do tai biến, nay có thể chống gậy đi chợ mua rau mỗi sáng. Bà Năm Đực cũng được ông Bé bó thuốc bằng “bài thuốc lạ”.
“Bài thuốc lạ” của ông Bé
Trao đổi với pv ngày 21/3, anh Ba Thiện - con trai cụ Gòn cho biết, một người quen chung nghề lái mua lúa ở chợ Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang vừa nhờ anh mua thêm thuốc để bó tiếp. Sau khi bó một lần, bệnh nhân này đã có dấu hiệu bình phục, các ngón tay đã cử động được nên lập tức tìm thuốc bó thêm.
Thấy chúng tôi thắc mắc về chuyện làm sao có thể tự bó thuốc mà không cần ông Bé, Ba Thiện giải thích: Ông Bé chỉ đến nhà làm thuốc và bó thuốc lần đầu, sau đó bày cách để người nhà tự làm thuốc và tự bó cho người thân. Với kinh nghiệm làm thuốc, bó thuốc, Ba Thiện đọc vanh vách cách làm thuốc: Cỏ rau trai một nắm, cỏ lá xoài một nắm, lòng trắng trứng gà 3 hột, nhớt cá lóc lấy ra từ 3 con (khoảng 1kg) và phần thuốc của ông Bé. Giã nhuyễn cỏ, trộn với tất cả, đắp vào lòng bàn tay, bàn chân và bó lại. Tay bệnh nặng bó trước, tay bệnh nhẹ bó sau.
Điểm mấu chốt của bài thuốc này là các vị thuốc của ông Bé. Theo những bệnh nhân được trị khỏi chứng liệt, ông Bé không tiết lộ điểm mấu chốt này nhưng cũng không dựa vào bí mật này để trục lợi, thu tiền của bệnh nhân làm giàu bản thân. Một lần bó thuốc hết 50.000đ, trong đó có tiền thuốc ông phải mua từ tiệm thuốc đông y, tiền xăng và tiền... cà phê. Đã có nhiều người khỏi chứng liệt có ý đền đáp ơn của ông Bé bằng số tiền nhiều hơn, tuy nhiên ông Bé từ chối.
Chiều 21/3, theo hướng dẫn của Ba Thiện, chúng tôi đến nhà ông Bé cách ngã ba Cái Bè khoảng 1 km. Khi biết chúng tôi có người thân tại Thuộc Nhiêu đang cần điều trị, ông Bé hẹn 9h ngày 23/3 sẽ đến xem xét và bó thuốc. Trò chuyện thêm với người được các bệnh nhân yêu mến gọi bằng “thầy Bé”, chúng tôi mới biết thêm ông nguyên là thầy giáo cấp II về hưu.
Ông Bé kể có người chú ruột bị tai biến nằm liệt giường, chữa trị hết cách vẫn không được. Nghe danh thầy Ba Hảo ở ấp Mỹ Hòa, huyện Mỹ An, Đồng Tháp có nghề chuyên trị phong tê bại xụi, ông mò tìm đến. Sau khi lui tới đôi lần, ông Bé trình bày nguyện vọng được học bài thuốc chữa chứng liệt do tai biến mạch máu não để trị cho ông chú ruột. Thấy ông Bé là người chính trực lại có lòng thương người, thầy Ba Hảo đồng ý truyền lại bài thuốc quý nhưng bắt ông Bé phải thề trước bàn thờ Tổ không được thu tiền bệnh nhân để làm giàu. Vốn dĩ ông Bé học để trị cho ông chú, không hề nghĩ đến chuyện “làm thầy thuốc” nên dập đầu thề trước bàn thờ. Ông Bé không ngờ sau khi chữa trị cho ông chú thành công, hàng xóm láng giềng đồn đại gần xa khiến hết người này đến người kia nhờ ông giúp đỡ. Vậy là ông bắt đầu một hành trình lang thang ngày này tháng nọ bó thuốc trị liệt khắp vùng...
Chứng kiến hiệu quả bài thuốc
Ông Ba Hảo trao đổi với phóng viên (ẢnTG).
Đúng hẹn, 9h ngày 23/3, chúng tôi có mặt tại nhà bà Bảy thuộc xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Gia đình bà Bảy đã chuẩn bị sẵn cá lóc và trứng gà. Ít phút sau, ông Bé đi xe gắn máy đến mang theo 8 cuộn băng và hai phần thuốc và cỏ rau trai, cỏ lá xoài.
Bà Bảy năm nay đã 75 tuổi, cho biết tuy không đến nỗi liệt nằm một chỗ nhưng chân tay yếu ớt, đi đứng khó khăn. Tay phải cử động rất khó, mỗi khi mặc áo, bà phải rất vất vả mới có thể cho tay vào ống tay. Con gái bà Bảy vướng phải trường hợp khác, chị bị “trúng phong” khiến một bên mặt gồm miệng, mắt và trán bị liệt. Với chứng bệnh của mẹ con bà Bảy, ông Bé tỏ ra dè dặt vì trước đây ông chỉ bó thuốc cho người nằm liệt, tuy nhiên ông cũng bó thử xem sao. Ông Bé dùng một túi nilon bao quanh con cá lóc và dùng sức nặn, vuốt lấy nhớt.
Sau khoảng 5 phút, 3 con cá lóc bị lấy sạch nhớt nằm im bất động. Tiếp đến, ông lọc lòng trắng của 3 quả trứng gà cho vào thau nhớt cá lóc. Sau đó, cho 2 loại cỏ đã được chuẩn bị sẵn và phần thuốc ông mang đến. Sau khi trộn đều, thuốc như một thứ bột nhão có màu vàng, thơm.
Chia thuốc làm 4 phần, ông lần lượt cho từng phần thuốc vào lòng bàn tay, bàn chân bà Bảy và bó lại. Theo lời ông Bé, bệnh nhân sau 3 giờ phải thấm ướt thuốc để duy trì trạng thái nhão, nếu để thuốc bị khô sẽ mất tác dụng. Đến 10h10, ông Bé hoàn tất việc bó thuốc.
Đến 10h10 ngày 24/3, chúng tôi trở lại nhà bà Bảy đúng thời gian 24 giờ để xem kết quả của ca bó thuốc. Khi bà Bảy và con gái tháo thuốc ở tay và chân ra, thuốc đã chuyển sang màu xanh đen. Lòng bàn tay, bàn chân cũng nhộm màu xanh đen. Bà Bảy cho biết, đã cảm thấy tay chân khỏe hơn trước. Bà có thể thay áo dễ dàng, không còn khó khăn vì cánh tay đau khó gập lại như trước. Con gái bà Bảy cũng cho hay, cô thấy có dấu hiệu khả quan, mắt và miệng đã cử động tốt hơn. Cả hai đều nhờ ông Bé tiếp tục bó thuốc vào tuần sau.
Mẹ con bà Bảy cảm thấy đỡ hẳn chỉ sau một lần bó thuốc (Ảnh: TG).
Gian nan tìm sư phụ già
Sự hiệu nghiệm của phương thuốc chữa liệt càng thôi thúc chúng tôi “truy tìm” vị sư phụ già đã truyền nghề cho ông Bé. Chúng tôi đi Đồng Tháp với thông tin vỏn vẹn “ông Ba Hảo ở Mỹ Hòa, Mỹ An, Đồng Tháp” do ông Bé cung cấp. Theo Quốc lộ 1A đến ngã ba An Cư (huyện Cái Bè, Tiền Giang), chúng tôi rẽ phải về vùng Thiên Hộ. Con đường nhựa uốn lượn ven sông đưa chúng tôi đến Mỹ Hòa sau 2 giờ đi xe gắn máy.
Chúng tôi tìm đến Trạm y tế xã Mỹ Hòa nhờ bác sĩ Sáu - Trạm trưởng đưa tới nhà ông Ba Hảo. Nhưng khi đến nơi, mọi háo hức đã trở thành thất vọng vì ông Ba Hảo này chỉ làm nghề... xây dựng.Bác sĩ Sáu hướng dẫn chúng tôi đến Công an xã Mỹ Hòa nhờ giúp đỡ.
Thì ra Mỹ Hòa có đến 5 ấp, anh công an viên xã tên Xuân nhiệt tình điện thoại đến từng ấp để tìm tung tích ông Ba Hảo. Sau nửa giờ “truy tìm”, chúng tôi có trong tay danh sách hai ông Ba Hảo ở ấp 2 và Trường Xuân. Vội vàng xuống đò qua sông theo chỉ dẫn của anh Xuân, chúng tôi tìm đến ông Ba Hảo ở ấp 2, nhưng một lần nữa lại thất vọng khi  ông này là... thợ máy. Đành vượt 7 cây số đến công an ấp Trường Xuân nhờ trợ giúp. Sau một hồi “nghiên cứu” tình hình, một công an viên vỗ trán thốt lên: “Ông Ba Hảo làm thuốc phải không?. Nhớ rồi, ổng ở giáp ranh Trường Xuân với Mỹ Hòa. Anh đi ngược lại, bỏ qua 3 cây cầu, chạy tiếp một cây số rưỡi nữa thì hỏi thăm nhà ông Ba Hảo”. Chúng tôi nghe mà lòng mừng khấp khởi bởi trời đã bắt đầu chạng vạng tối. Vội ngược lại đường về Mỹ Hòa, chúng tôi hỏi thăm ông Ba Hảo ngay đúng “tọa độ” mà anh công an Trường Xuân chỉ dẫn.
Một phụ nữ trung niên buông gọn: “Ông Ba Hảo hả, ổng ngồi dưới gốc xoài ngoài đường kìa”.Mối lương duyên bất ngờÔng Ba Hảo tên thật là Huỳnh Nhơn Hảo, sinh năm 1944, trú tại ấp 1, xã Mỹ Hòa, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Biết chúng tôi lặn lội từ Sài Gòn xuống để tìm hiểu nguồn gốc bài thuốc, ông Ba Hảo kể: Năm 1980, ông Ba Hảo tình cờ gặp lại ông bạn nối khố nên mời về nhà trà nước.
Thấy má ông Ba Hảo nằm liệt giường vì tai biến mạch máu não, ông này đã bó thuốc trị khỏi. Thấy bài thuốc lạ, ông Ba Hảo hỏi thăm thì được biết ông chú của người bạn cưới vợ là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bà này truyền lại cho chồng 2 bài thuốc quý, một bài thuốc chữa liệt và một bài thuốc chữa não.
Nhưng đến phiên ông chú truyền lại cho cháu ruột là bạn nối khố ông Ba Hảo thì chỉ truyền bài thuốc chữa liệt.Nhớ lại thời khắc bà mẹ thoát cảnh liệt giường, ông Ba Hảo xúc động: “Tôi không biết tạ ơn trời đất thế nào, chỉ biết khẩn khoản nài nỉ thằng bạn nối khố truyền lại cho tôi bài thuốc, rồi nguyện với lòng gặp cảnh liệt giường như mẹ tôi là chữa làm phước để trả ơn. Thấy tâm nguyện của tôi, thằng bạn đồng ý.
Sau này tôi có hỏi, thì biết ông chú đã mất lâu rồi. Còn nó hiện giờ không biết ở nơi nào, sống chết ra sao. Riêng mẹ tôi sau khi được bó thuốc, không những khỏi chứng liệt mà còn sống khỏe và sống thọ. Cụ vừa mất năm 2008”. Hiện giờ, ai biết tìm đến nhờ ông Ba Hảo đều bó thuốc giúp đỡ, dù sức khỏe ông có phần suy kiệt sau ca mổ tắc mật ngoài gan cách đây nửa tháng.
Ông Ba Hảo có 5 người con, làm 10 công ruộng nhưng gia đình cũng chỉ đủ ăn, sống đời đạm bạc. Từ năm 1980 đến nay, ông Ba Hảo không nhớ đã giúp bao nhiêu người thoát khỏi chứng liệt, có người đền đáp tiền triệu nhưng ông không nhận. Ngoài ông Bé, ông Ba Hảo còn truyền bài thuốc này cho hai người phụ nữ tu tại gia. “Thấy 3 người đó có lòng chính trực, có ý giúp người giống như tôi năm xưa nên tôi truyền lại. Còn chuyện họ phản lời nguyền trục lợi, thì hậu quả họ phải gánh mà thôi” -  ông Ba Hảo thật thà nói.
Theo tiết lộ của ông Ba Hảo, với nam giới bị liệt người chỉ có thể sử dụng bài thuốc này đến 7 lần. Bó thuốc đến lần thứ 7 mà tình hình không khả quan thì đành “bó tay”. Đối với nữ giới bị liệt người, số lần bó thuốc tối đa là 9.
Nhiều cải tiến hay
Bước 1a: Vắt nhớt cá
Bước 1b: Chuẩn bị 2 loại cỏ
Bước 2: Xả nhớt cá
Bước 3: Lấy lòng trắng trứng gà
Bước 4: Trộn hai loại cỏ
Bước 5: Trộn thuốc bắc
Bước 6: Bó thuốc tay mạnh (tay không bị bệnh)
Bước 7: Bó thuốc chân mạnh (chân không bị bệnh)
Bước 8: Bó thuốc tay bị bệnh 
Bước 9: Bó thuốc chân bị bệnh
Cỏ rau trai còn có tên là rau trai ăn, rau trai trắng, trai thường, cỏ lài trắng. Cỏ thuộc họ thài lài, mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn của các tỉnh đồng bằng, miền núi. Cỏ lá xoài có lá tương tự lá xoài, lá màu xanh, ngay nách lá và thân có bông nhỏ màu trắng. Theo sách Cây cỏ Việt Nam của GS. Phạm Hoàng Hộ thì cỏ lá xoài có tên là cây Cốc đồng, họ Cúc.Bó thuốc đã gần 30 năm, ông Ba Hảo  cho biết, từ khi bắt đầu bó thuốc vào năm 1980 đến khoảng năm 1990, các vị thuốc Bắc ông dùng với liều lượng “nguyên bản” đã thấy công hiệu.
Nhưng khoảng mười năm trở lại đây, ông phải dùng với liều lượng gấp đôi. Riêng với các loại cỏ được dùng trong bài thuốc, ông cũng “bật mí” nguyên bản chỉ có cỏ rau trai, lòng trắng trứng gà và nhớt cá lóc. Sau này, ông “nghiên cứu” thêm theo kinh nghiệm dân gian để đưa vào cỏ lá xoài để hạn chế tay chân sưng phù. Riêng với các vị thuốc Bắc trong bài thuốc chữa chứng liệt người, ông Ba Hảo cho biết bài thuốc có nhiều vị, đa số các vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, tả hỏa, phá huyết, trục ứ như Chi tử...
Đến phiên ông Bé, bó thuốc hơn 7 năm cũng giúp ông phát triển bài thuốc thêm một chút.  Ông Bé nói, để theo đuổi bài thuốc này đến lần thứ 7, người bị liệt chỉ tốn khoảng 910.000đ. Ông có “tuyệt chiêu” để bó cho những người bị liệt lâu sau 3 lần bó thuốc mà chưa “ép phê”. Thông thường, “tuyệt chiêu” không thể cho người khác biết nhưng với ông Bé thì khác. “Gặp trường hợp người bị liệt lâu năm, nhưng với điều kiện chân tay đừng bị teo cơ, sau 3 lần bó thuốc mà chưa có biểu hiện gì khả quan tôi đưa thêm vào bài thuốc xạ hương, vì xạ hương có tác dụng thông khiếu, thông kinh lạc. Tuy nhiên, tôi cũng ngán tiền vì xạ hương khá mắc. Một lọ 200.000đ chỉ bó được 4 lần”, ông Bé nói. 
Người bệnh từ Hải Dương, Hà Nội vào bó thuốc tại nhà ông Bé - chụp lúc 14h40 ngày 28/3 (Ảnh: TG).
Thử lý giải bài thuốc quý 
Trước thực tế bài thuốc đã chữa liệt thành công với nhiều người, chúng tôi đã tìm hiểu và lý giải phần nào cơ chế thành công của bài thuốc bí ẩn này.
Theo tài liệu y học cổ truyền, chứng liệt người được mô tả là do trúng phong và chia làm 4 loại: Trúng phong kinh lạc (chỉ liệt nửa người, không hôn mê), trúng phong tạng phủ (liệt kèm hôn mê), hôn mê kiểu co cứng là chứng bế (thực chứng), hôn mê, liệt mềm, trụy mạch là chứng thoát (hư chứng). Tài liệu y học cổ truyền cũng nói rõ, tai biến mạch máu não ở giai đoạn hôn mê cần phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Nhưng khi đã qua giai đoạn hôn mê, còn liệt nửa người gọi là di chứng trúng phong thì nên điều trị bằng đông y.Theo Lương y Trần Quốc Việt, Hội Y học cổ truyền TP HCM, hiện tại, phương pháp điều trị liệt nửa người phổ biến là kết hợp giữa châm cứu và thực hành vật lý trị liệu. Châm cứu giúp hồi phục sự điều khiển của não bộ.
Thực hành vật lý trị liệu giúp các cơ tay, chân bị liệt không bị teo; đồng thời đảm bảo chức năng các dây thần kinh ở tay, chân bị liệt. Một cách dễ hiểu, thực hành vật lý trị liệu nhằm “bảo quản” cơ và dây thần kinh ở tay, chân bị liệt. Châm cứu và vật lý trị liệu phải kết hợp song song, vì khi não bộ hồi phục khả năng điều khiển do châm cứu mà cơ và dây thần kinh ở tay, chân liệt không được “bảo quản” tốt thì cũng “chào thua”, ngược lại cũng tương tự.Trở lại bài thuốc trị chứng liệt người bí ẩn,
Lương y Việt cho rằng, với đông y bó thuốc cũng là một trong những phương pháp chữa trị. Tuy trong lòng bàn tay và lòng bàn chân có nhiều huyệt đạo quan trọng nhưng thuốc không thể dẫn ngược đến não bộ, đến huyệt Bách hội ở đỉnh đầu (được xem là chủ các huyệt đạo) theo hệ thống kinh mạch.
Do đó, nếu xét trên phương diện hệ thống kinh mạch, bài thuốc này không thể tác động đến não bộ.Như vậy, khả năng còn lại là bài thuốc có công dụng tương tự công dụng của biện pháp vật lý trị liệu. Chỉ khác là vật lý trị liệu chỉ “bảo quản” cơ và dây thần kinh tay chân liệt, còn bài thuốc “mạnh” hơn với công dụng kích thích cơ và dây thần kinh ở tay chân bị liệt tái hoạt động.
Theo cách nhìn nhận vấn đề như trên, bài thuốc chữa chứng liệt người này là một bổ sung hoàn hảo cho phương pháp chữa chứng liệt người đang phổ biến hiện nay là châm cứu và vật lý trị liệu.Theo một số tài liệu về cơ chế châm cứu theo điều khiển học, cơ thể con người có thể xem là một hệ thống điều khiển tự động có khả năng tự điều chỉnh, tự thích nghi, tự tổ chức và tự tái tạo.
Kinh nghiệm lâm sàng lâu đời của châm cứu cổ truyền đã khẳng định khả năng tự điều trị, tự phục hồi chức năng của các tổ chức cơ thể. Vấn đề còn lại là những tác động bên ngoài nhằm kích thích khả năng tự hồi phục của cơ thể. Theo đó, bài thuốc chữa chứng liệt người nói trên là một trong những tác động đặc biệt hiệu quả kích thích cơ thể tự hồi phục, riêng với chứng liệt người.

Số điện thoại của ông Phạm Văn Bé để có thể liên hệ chữa bệnh cho người thân của mình.
Quý độc giả quan tâm, có thể liên hệ theo số điện thoại của ông Bé:
Số điện thoại nhà riêng: 0733923819
Số điện thoại di động: 0917283741; 0933514546
Địa chỉ nhà ông Phạm Văn Bé: trú tại 187, tổ 4, ấp 4, Phú An, huyện Cái Bè, Tiền Giang.

NHỮNG MÓN ĂN KỴ NHAU ai cũng PHẢI BIẾT

NHỮNG MÓN ĂN KỴ NHAU ai cũng PHẢI BIẾT
Mật ong, sữa, sữa đậu nành?
Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau!
Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!
Thịt dê, ngộ độc do đâu?
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!
Ba ba ăn với dền, sam
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!
Động kinh, chứng bệnh rành rành?
Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!
Chuối hột ăn với mật, đường?
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!
Thịt gà, rau cải có câu?
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!
Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
Cải thìa, thịt chó xào vô?
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!
Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!
Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!
Đường đen pha sữa đậu nành?
Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!
Thịt rắn, kị củ cải xào?
Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!
Nôn mửa, bụng dạ không yên?
Vì do hải sản ăn liền trái cây!
Cá chép, cam thảo, nhớ rằng?
Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!
Nước chè, thịt chó no say?
Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!
Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà?
Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!
Khoai lang, hồng, mận ăn vô?
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!
Ai ơi, khi chưa dọn mâm?
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!
Giàu Vitamin C chớ có tham (1)
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!
Ăn gì? ăn với cái gì?
Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!
Chẳng may ăn phải, vài giờ?
Chúng tạo chất độc bảng A chết người!
Quý nhau mời tiệc lẽ thường!

Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!

CÁC THÁNH NAM NỮ Ngày 01/11/02

CÁC THÁNH NAM NỮ
Ngày 01/11/02

Mt 5,1-12a

Các thánh nam nữ mà Giáo Hội mừng kính hôm nay gợi cho con người nhiều suy nghĩ. Các Ngài hằng hà sa số luôn tô điểm cho vườn hoa Giáo Hội đủ mầu đủ sắc. Các Ngài là những người sống quanh ta, bên cạnh ta, có khi họ là những bà con thân thuộc trong gia đình ta. Các Ngài đã làm gì để có thể gọi được là thánh ?

CÁC THÁNH LÀ NHỮNG NGƯỜI ÐÃ SỐNG CUỘC SỐNG CỦA CHÚA GIÊSU: Con đường tám mối phúc thật Chúa Giêsu đưa ra cho nhân đi theo không ngoài mục đích giúp con người tiến triển trên đường nhân đức. Thánh Matthêu nhấn mạnh tới mối phúc thứ nhất: " Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó ". Thánh Matthêu lưu tâm đến tinh thần nghèo khó và đó là điều kiện tiên quyết để vào nước trời. Thánh Matthêu cũng đánh giá về sự đói khát. Theo Người,sự đói khát ở đây có nghĩa là đói khát sự công chính nơi con người. Các thánh là những người đã dám sống con đường tám mối phúc thật. Các Ngài đi từng nấc phúc như phương thế không thể nào thiếu để các Ngài nên trọn hảo, nên thánh. Như thánh Phaolô nói cuộc sống của các thánh không còn là cuộc sống riêng tư, nhưng các Ngài đã mặc lấy Ðức Kitô: " Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Ðức Kitô sống trong tôi". Các thánh là những người như ta,nhưng các Ngài đã dám sống lòng tin,đã dám liều vì Tin Mừng. Các Ngài đã chiến thắng ma quỉ, xác thịt, lướt thắng mọi thử thách để chỉ tin vào Thiên Chúa. " Tôi có thể làm được mọi sự trong Ðấng ban sức mạnh cho tôi " ( Pl 4, 13 ). Các Ngài như thánh Phaolô đã có thể thốt lên rằng:" .tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Ðức Kitô Giêsu, Chúa của tôi ". ( Pl 3, 8 ). Và như thế, các Ngài đã dám từ bỏ tất cả để
trung thành với Chúa trong cuộc sống thường nhật, trong cuộc sống hằng ngày. Các Ngài đã coi mọi sự là rác rến, để được Ðức Kitô ( Pl 3, 8 ). Các thánh thuộc đủ mọi giai cấp, thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, các Ngài đã sống như ta, nhưng chỉ có cái khác là các Ngài đã dám đáp trả lại lời mời gọi nên thánh của chúa. Các thánh đã dám tin, dám liều, dám trả lời có với Chúa, còn ta chưa dám tin, chưa dám liều đi theo chúa và chưa dám đi theo con đường tám mối phúc thật của Chúa.

CHÚA MỜI GỌI MỌI NGƯỜI NÊN THÁNH
Thánh Augustinô đã nói một câu để đời: " Ông kia bà nọ nên thánh,tại sao tôi lại không ? ". Chúa mời gọi mọi người nên thánh. Các thánh dám đi con đường tám mối phúc để mong trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa. Các Ngài đã cố gắng gọt dũa, đục đẽo, loại bỏ những gì không cần thiết để càng lúc càng giống Chúa Kitô Giêsu. Giống Chúa là sống sự sống của chính Chúa. Sống trong Chúa Kitô Giêsu, con người sẽ trở nên Chúa Giêsu khác và nhờ đó họ chia sẻ sự sống thần linh cho những anh chị em đồng loại. Chúa mời gọi mọi người nên giống Chúa. Cuộc sống của các thánh nam nữ là tấm gương để mọi người phấn đấu trở nên giống Chúa Giêsu. Thánh Phaolô đã khuyên nhủ tín hữu Phipíp rằng:" Chỉ có một điều là anh em phải ăn ở làm sao cho xứng với Tin Mừng của Ðức Kitô ".( Pl 1, 27). Thánh Phaolô muốn nhắc nhở cho mọi người sống xứng với Tin Mừng là kính Chúa và yêu người. Sống như� thế là con người đã thực hiện điều Chúa mong muốn. Các thánh là những người sống như ta, nhưng chỉ có một điều là các Ngài dám tin, còn ta hoặc chưa dám tin hay còn yếu tin vào Chúa Giêsu và con đường phúc thật của Ngài .
Lạy Chúa, chỉ có Chúa là Ðấng Thánh, Chúa đã làm bao việc lạ lùng nơi toàn thể các thánh nam nữ; chúng con xin chúc tụng, tôn thờ và nguyện cầu Chúa lấy tình yêu vô tận thánh hóa chúng con, để sau khi được thần lương này nuôi dưỡng trên con đường lữ thứ trần gian, chúng con cũng được về thiên quốc dự tiệc vui muôn đời. ( Lời nguyện hiệp lễ, lễ các thánh nam nữ ).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Những bức tượng CÁT

11135    
Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada
SAND SCULPTURE ART
Welcome! Come on in!
Sand Sculpture or Sand Art is truly awesome!
Catch the magic of Charlottetown, Prince Edward Island, Canada!
All sculpture, explored the theme of life, and times, in PEI .
Over 3000 tons of sand was transformed into 25 original sculptures!

Here Are Some Photos Of Their Amazing Art Work. Enjoy! :)

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Sand Sculpture Art By Prince Edward Island, Canada

Read more at http://www.funzug.com/index.php/artwork/sand-sculpture-art-by-prince-edward-island-canada.html#v4qK6GYrWosutlfk.99

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

HANG ĐÁ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC PHƯƠNG NGHĨA


NHÂN THÁNG MÂN CÔI KÍNH ĐỨC MARIA 
TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HAI HANG ĐÁ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC 
PHƯƠNG NGHĨA VÀ TÂN HƯƠNG 

         Việc tôn kính Đức Mẹ Maria đã bắt rễ sâu trong lòng tín hữu Việt Nam. 
Đối với Miền truyền giáo Kontum, ngay từ buổi đầu khai sinh đã đón nhận Đức Mẹ là Đấng bảo trợ. Cha Bề trên Phêrô Bê (Combes), ngay khi còn đang trên đường vượt biển đến với Miền truyền giáo, đã khấn hứa rằng nếu Chúa thương cho ngài thoát chết khỏi tay quân cướp biển, ngài sẽ dâng kính Đức Mẹ cơ sở truyền giáo đầu tiên ngài thiết lập ở miền Thượng du, với danh hiệu là Đức Mẹ Giải Thoát, và đã được Đức cha Cuénot ban phép. Vì vậy, vào khoảng giữa năm 1852, Kon Kơxâm - một trong bốn trung tâm được thiết lập đầu tiên đã được cha Bề trên Miền truyền giáo long trọng đặt dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ, với tên gọi: "Cơ sở Truyền Giáo Đức Mẹ Giải Thoát" (Mission de Notre-Dame de la Délivrance) [1]. Kể từ đó, nhiều cộng đoàn khác cũng đã tín nhiệm chọn Mẹ làm bổn mạng: Trung tâm Rơhai (Plei Rơhai, Tân Hương, Kon H’rachôt.v.v. chọn Đức Mẹ Mân Côi (Paroisse du Saint-Rosaire); Địa sở Kontum-Phương Nghĩa chọn Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Paroisse de l’Immaculée-Conception).v.v.
             Ngoài những nhà thờ được xây dựng với thánh tượng Đức Mẹ đặt trên cao phía trên cung thánh - với ý nghĩa nhà thờ và giáo xứ đã được dâng kính cho Hiền Mẫu Chúa Giêsu, nhiều hình thức tôn vinh Đức Mẹ khác cũng được duy trì và phát triển trong nếp sống đạo đức của cộng đoàn qua dòng thời gian như: Hang đá kính Đức Mẹ, Đài tôn vinh Đức Mẹ… Nhân tháng Mân Côi, xin tìm hiểu về lịch sử hai Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức tại hai giáo xứ Phương Nghĩa và Tân Hương, để chúng ta thêm lòng yêu mến Mẹ, thường xuyên đến cầu khẩn và bắt chước gương lành của Mẹ, để được Mẹ hướng dẫn đến gặp Chúa Giêsu con của Ngài. 
* * *

I. HANG ĐÁ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC PHƯƠNG NGHĨA 


            1. THÀNH LẬP HANG ĐÁ KÍNH ĐỨC MẸ

          Năm 1925, cha An (François-Régis Louison, cố Lui) được bổ nhiệm làm chính xứ địa sở Kontum thay cha Văn (Emile Kemlin) vừa mới qua đời tại Mạc-xây (Marseille, Pháp). Địa sở Kontum lúc bấy giờ gồm các họ đạo Phương Nghĩa và Kontum (3 làng Kontum Kơnâm, Kontum Kơpơng và Kon Kơlor); số tín hữu: 1500 người, một nửa là dân tộc Ba Na, một nửa là người Kinh [2]. Cha An là một linh mục có lòng sùng kính Đức Mẹ Maria. Hầu như chiều tối nào sau giờ kinh chiều và viếng Mình Thánh Chúa, cha cũng đi tản bộ lần chuỗi Mân Côi từ nhà thờ Kontum (Chính tòa), dọc theo con đường (trước đây là đường Tự Do, nay là đường Lý Tự Trọng) dẫn đến “Cầu nhỏ” - tức mấy tấm ván bắc ngang mương nước thời đó (nay là ống cống trước hang đá), nằm trên đường ruy-đờ-la-Mạc (rue de la Marne) thời Pháp thuộc (sau đổi thành Lê Thánh Tôn, ngày nay là đường Trần Hưng Đạo). Có lẽ cha An cũng đã từng cầu nguyện, suy tư và ước muốn xây dựng một địa điểm kính Đức Mẹ tại khu vực này.
      Vào đầu năm 1927, cha An được về Pháp để bồi bổ sức khỏe và thăm gia đình. Cha đã đến kính viếng Đức Mẹ Lộ Đức tại quê nhà (hang đá Massabielle) và dâng thánh lễ tại đó, cùng khấn hứa: nếu Đức Mẹ đoái nhận lời nguyện, ngài sẽ xây dựng một hang đá Lộ Đức kính Đức Mẹ tại Phương Nghĩa, trong địa sở của ngài. 
      Trở về nhiệm sở vào tháng 7 năm 1927, cha An lúc nào cũng bận tâm về việc xây dựng hang đá. Vào tháng 3 năm 1928, cha họp Ban chức việc để chuẩn bị xây cất một trường tiểu học cho con em trong giáo xứ. Trường tiểu học mang tên Trường Tiểu học Thánh Giuse Phương Nghĩa, do các thầy dòng Giuse phụ trách, tọa lạc tại khu vực Dòng Nữ tu Ảnh Phép Lạ (Ảnh Vảy) ngày nay. Công trình trường học này do ông Molini, một cựu sĩ quan Pháp lãnh thầu [3]. Cũng chính trong tháng 3 năm 1928 này, hang đá Lộ Đức được khởi công xây dựng! Lúc đầu ông Molini không nhất trí với cha An về địa điểm xây dựng hang đá, vì khu vực này vào thời đó vắng vẻ, uế tạp, không được bằng phẳng, vả lại gần mương nước công cộng. Nhưng cha An vẫn giữ lập trường và quả quyết: khu vực này sẽ trở nên trung tâm cầu nguyện của giáo xứ Phương Nghĩa, nơi qui tụ những tâm hồn yêu mến Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội, và là điểm tham quan du lịch của tỉnh Kontum trong tương lai…

          Cha kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trong địa sở tham gia tích cực vào công việc đạo đức này. Ban xây dựng hang đá Lộ Đức được thành lập, đứng đầu là ông trùm phủ Xuân của họ Phương Nghĩa, lo chuẩn bị các khâu để có thể thi công công trình.
        Sáng ngày 25.03.1928 (Lễ Truyền Tin) là ngày khởi công khai phá và san bằng khu đất (hang đá hiện nay). Mọi thành phần dân Chúa, từ quý chức việc, giáo dân Kinh-Thượng, nam nữ lão ấu… đều hăng hái tham gia công việc: nào chặt cây, đào gốc, san lấp đất; kẻ khiêng, người gánh…quang cảnh thật nhộn nhịp! Đúng 12 giờ trưa, khi nghe chuông nhật một từ nhà thờ Kontum ngân vang, cha sở và mọi người ngừng làm việc, cùng nhau đọc kinh Truyền tin. Theo ý cha sở, mỗi ngày giáo dân chỉ làm việc một buổi sáng, còn buổi chiều nghỉ để lo việc nhà. 
         Sau hai tuần tích cực làm việc, giai đoạn san lấp mặt bằng đã cơ bản hoàn thành. 
         Vào ngày 31.05.1928 (lễ Đức Mẹ đi viếng bà thánh Isave), bắt đầu khởi công xây dựng hang đá dưới sự điều hành của Ban xây dựng và ông Molini. Đá phần lớn được lấy từ Hố Tre ở Ruộng Lào, tức Tân Điền, xã Đoàn Kết bây giờ; một số đá khác được lượm dọc theo các con đường Ngô Quyền, Lý Tự Trọng… ngày nay. 
         Sau khoảng 3 tuần thi công, hang đá Lộ Đức đã hình thành. Một số giáo dân tự nguyện tiếp tục làm việc: đắp lối đi, ngăn luống trồng hoa, trồng cây cảnh… để tô điểm thêm cho khu vực hang đá. Hang đá đã hoàn thành nhưng chưa có tượng Đức Mẹ, do cha An đặt mua bên Pháp chưa về đến Kontum. Đến tháng 7 năm 1928 tượng Đức Mẹ mới tới Sài gòn…và đầu tháng 8 năm 1928 tượng Đức Mẹ về tới Phương Nghĩa. 
         Lễ Đức Mẹ Mông Triệu 15.08.1928, cha sở đã tổ chức lễ làm phép và đặt tượng Đức Mẹ để khánh thành hang đá Lộ Đức. Xuất phát từ nhà thờ Kontum, đoàn rước gồm đủ mọi thành phần giáo dân Kinh Thượng, vừa đi vừa lần chuỗi Mân Côi vừa hát thánh ca…Khi đoàn kiệu gần đến, pháo bông bắt đầu nổ tỏa sáng trên hang đá làm sáng rực cả khu vực, như để tôn vinh Đức Mẹ. Đến nơi, cha sở làm phép tượng, ngài nói đại khái: “Hôm nay là ngày vui mừng nhất, đáng ghi nhất trong đời linh mục thừa sai của cha: mong ước của cha từ bao năm qua nay đã được thực hiện. Đức Mẹ đã nhận lời cầu xin của cha, cha ước muốn nơi đây sẽ được mọi người trong giáo xứ kính mến và thường xuyên cầu khẩn cùng Mẹ. Cha hy vọng rằng nơi đây Mẹ Maria sẽ được tôn vinh, Con của Mẹ sẽ được cả sáng, nhiều người sẽ được ơn trở lại cùng Chúa Giêsu. Vì vậy, tất cả chúng con hãy cùng cha dâng lời cảm tạ Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội ...”.

          Hang đá Lộ Đức Phương Nghĩa thời kỳ đầu có diện tích nhỏ hơn hang đá ngày nay, tượng Đức Mẹ được đặt phía trên bên phải hang đá, chung quanh quang cảnh còn khoảng khoát trống trải. Nơi đây đã trở thành điểm quy tụ đọc kinh cầu nguyện thật lý tưởng, không chỉ cho giáo dân trong giáo xứ Phương Nghĩa, mà còn cho nhiều người trong thị xã Kontum và các vùng lân cận, bất kể lương giáo. 

Hang đá kính Đức Mẹ, đường rue de la Marne (giữa thành phố Kontum) 
(đường Lê Thánh Tôn trước 1975, hiện nay là số 144 đường Trần Hưng Đạo, 
Phường Thắng Lợi, Tp. Kontum)
 Hình: trích từ bài viết Kontum tỉnh chí của quan Võ Chuẩn, quản đạo Kontum,
 in trong báo Nam Phong Tạp Chí, số 193, Février-Mars 1934, tr. 141. 
(Minh Sơn sưu tầm).

2. TRÙNG TU HANG ĐÁ NHƯ NGÀY NAY 

          Trải qua thời gian, đến năm 1962, thời cha Bề trên Simon Nguyễn Diện làm chính xứ Phương Nghĩa (1952-1962), ngài đã cho trùng tu qui mô hang đá để trở thành nơi tôn nghiêm và mỹ thuật như ta thấy ngày nay.
          Ngày 11.04.1962, cha Simon triệu tập cuộc họp Ban Chức việc và đại diện các thành phần dân Chúa trong giáo xứ để bàn về việc đại tu Hang đá Đức Mẹ Phương Nghĩa, lâu năm bị xuống cấp. Toàn thể cộng đoàn dân Chúa đồng tâm nhất trí, với sự hỗ trợ của Tòa giám mục, của các ân nhân đạo cũng như đời; đặc biệt với sự cộng tác tích cực của ông câu Stêphanô Nguyễn Kim Vệ, ông biện G.B Đặng Lâm (ông biện Sang). Các hạng mục chỉnh trang đã được thực hiện:
        -Nới rộng thêm diện tích hang đá, -phía bên trên hang đá làm hồ nước phun, có nước chảy xuống róc rách, -đào một giếng nước bên cạnh hang đá (thường gọi là giếng nước Đức Mẹ),
  -đặt bàn thờ bên trong hang đá (để dâng Thánh lễ), -đặt tượng thánh nữ Bernadette, -làm trụ nến, -xây hàng rào bao lơn xung quanh, -bắt điện chiếu sáng.v.v. Công việc đại tu hoàn thành vào tháng 07.1962, nhìn chung hang đá được chỉnh trang y như ta thấy ngày nay. 
            Lễ Mông Triệu 15.08.1962, thánh lễ tạ ơn được tổ chức tại hang đá, do ĐGM giáo phận Phaolô Kim (Seitz) chủ tế cùng với các linh mục hạt Kontum, với sự tham dự của các chủng sinh Chủng viện Thừa sai Kontum, trường Giáo phu Cuénot, trường trung tiểu học Lasan, trường Têrêxa Tân Hương, các ân nhân, các khách quý phần đời và đông đảo giáo dân Kinh-Thượng. 
           Từ sau lần chỉnh trang năm 1962 đến nay, Hang đá Lộ Đức Phương Nghĩa luôn được các linh mục quản xứ quan tâm bảo quản và tu bổ:
         - Tháng 6 và tháng 7 năm 1974, cha Giuse Maria Nguyễn Hữu Nghị (cha sở Phương Nghĩa từ 1963-1975) cho lát gạch bông ở trong hang đá và một phần ở ngoài.
         - Đầu tháng 12.1987, thời cha sở Giuse Nguyễn Văn Đắc, để chuẩn bị mừng lễ Bổn mạng của giáo xứ (08.12), đồng thời để kính mừng Năm Thánh Mẫu, giáo xứ đã lát gạch bông toàn bộ phần giữa của hang đá. Và vào dịp lễ Đức Mẹ hồn xác lên Trời 15.08.1988, cha sở Giuse và toàn thể cộng đoàn giáo xứ đã tổ chức giờ tôn vinh đặc biệt kính Đức Mẹ tại Hang đá, mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và khánh thành Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức Phương Nghĩa (15.08.1928-15.08.1988), và bế mạc Năm Thánh Mẫu (1988). 
           Năm 1991: Tráng ciment đường đi phía bên hông trái từ cửa phụ vào hang đá. 
          Tháng 07.1999: Sửa sang toàn bộ mặt bằng hang đá.

          -Thời cha sở Đaminh Trương Bảo Tâm (1999-2010), san lấp hồ nước sau lưng thánh nữ Bernadette (bên cạnh Giếng nước). 
           Ngày 14.07.2009, khởi công gia cố hang đá, xây bờ kè phía sau lƣng hang đá để giữ vững nền móng lâu năm bị xuống cấp…

 Hang đá Lộ Đức Phương Nghĩa năm 1998 

Tháng 10.2014

3. LÒNG TÔN KÍNH ĐỨC MẸ VÀ ƠN LÀNH ĐỨC MẸ 
          
           Qua thời gian, ngày càng có nhiều người đến kính viếng Đức Mẹ tại hang đá Lộ Đức Phương Nghĩa. Rất nhiều người đã được ơn của Đức Mẹ. Tiếng lành đồn xa, nhiều anh chị em bên lương cũng đến cầu khấn, dâng cúng hoa, hương, nến…Ngay thời kỳ đầu đã thấy ghi lại lòng yêu mến và tin tưởng của các tín hữu vào lòng hiền mẫu từ ái của Mẹ, nhất là ơn chữa lành: …

“Cố Lui (Louison) cũng lập vườn bông,
 Kế luôn phía dưới giữa đồng ngã ba, 
Thường kêu hang đá Đức Bà,
 Để cho ai nấy đến mà khẩn xin. 
Tự lòng kính mến cậy tin, 
Ốm đau tật bịnh an tuyên hằng hà”.

 (Trích Chức dịch Thơ tín, Địa phận Kontum, No 44, Décembre 1936, tr. 553). 

ƠN LÀNH ĐỨC MẸ 

        Dám xin cha Quản lý đăng mấy lời quê kệch nầy vào Thơ tín, hầu cho kẻ xem được thêm lòng trông cậy Đức Mẹ hơn nữa. 
       Trong năm nay tôi phải bịnh lá lách, đi nhà thương Kontum uống thuốc, mà chẳng thấy công hiệu gì, ngã lòng tôi về nằm tại nhà bà Dư ở Phương nghĩa đặng đổi khí ít bữa. Song bịnh càng ngày càng thêm, thuốc tây thuốc nam cũng có mà chẳng thấy chi là khá. Bữa kia lại bị bịnh díp, nổi cơn rét rất nặng, nằm bất tỉnh nhơn sự. Người ta đi rước thầy đặt ống mạch xem, thì cho là nan trị, vì mạch lên 45 độ rưỡi, thế thường thì phải chết. 
       Bấy giờ cha Xi-mong Thiệt khấn cùng Đức Mẹ nơi hang Lộ Đức Phương nghĩa một lễ misa và bảo tôi phải hiệp một ý cùng người mà khấn như vậy. Lại tôi cũng thầm thì kêu xin cùng Đức Mẹ và hứa: nếu Đức Mẹ cho tôi qua khỏi, thì sẽ đặng vào báo Lời thăm hoặc Thơ tín mà cao rao quờn phép và lòng lành Đức Mẹ. Quả thật Đức Mẹ chẳng hề bỏ kẻ chạy đến cùng người: tôi chẳng những là qua khỏi, mà bây giờ cũng hết bịnh. Thật ứng nghiệm như lời: “Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn”. Nên tôi chẳng dám bỏ qua lời đã hứa và xin cha chủ bút đăng vào Thơ tín, hầu cho chư vị khán quan cao rao lòng nhơn từ Đức Mẹ một ngày một hơn. 
                                                                                                      Paul Huấn 
                                                                                                     Họ Đức Bà
                                        (Trích Chức dịch Thơ tín, Địa phận Kontum, No 10, Janvier 1934, tr. 93).

            Đã 86 năm trôi qua (1928-2014). Lòng yêu mến và tin tưởng của cộng đoàn dân Chúa vào Đức Mẹ từ đó đến nay vẫn không hề giảm sút. Ơn lành của Đức Mẹ vẫn dạt dào. Xin được mượn lại lời tâm tình đầy hiếu kính và lời cầu nguyện chân thành của cha Giuse Nguyễn Văn Đắc cách nay 26 năm tại hang đá, trong giờ tôn vinh Đức Mẹ mừng kỷ niệm 60 năm Hang đá Lộ Đức Phương Nghĩa (1928-1988), để cùng tiếp tục tạ ơn Chúa và cám ơn Mẹ mãi không ngơi:
           “Chiều nay trong tâm tình tạ ơn Chúa và Mẹ Maria, trong lòng yêu mến Thân Mẫu Đấng Cứu Thế, trong ý hướng nhớ tới công trình đạo đức của vị sáng lập ra khu vực hang đá Lộ Đức này (cha An đáng kính), và trong hân hoan mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập hang đá (1928-1988), chúng ta khiêm tốn dâng lên Mẹ Vô Nhiễm giờ tôn vinh đặc biệt này qua tràng hạt Môi Khôi cùng với những lời ca tiếng hát đầy tình hiếu thảo. 
           Xin Mẹ tiếp tục chúc phước lành cho giáo xứ chúng con. Chúng con nguyện sẽ yêu thương nhau hơn, sống đẹp lòng Mẹ hơn, để làm chứng cho mọi người biết chúng con là môn đệ của Chúa Giêsu, Con của Mẹ”.
                                                                                                    Phêrô Minh Sơn 
                                                                                         Đầu tháng Mân Côi 01.10.2014

Dựa theo tài liệu: 
             -“Lịch sử Hang đá Lộ Đức Phương Nghĩa, Kontum”, tài liệu đánh máy chữ, ngày 13.08.1988, lưu tại giáo xứ Phương Nghĩa, do ông Câu Phaolô Nguyễn Tấn Quang cung cấp.
            -Tài liệu trên đây cũng cho biết có tham khảo bản Hồi ký viết tay của thầy Giuse Lê Tấn Tài về Hang đá Đức Mẹ, ngày 19.03.1981; và theo ký ức của các bậc lão thành có uy tín trong giáo xứ Phương Nghĩa.
            -Một số nguồn tài liệu khác.
 _________________________ 

CHÚ THÍCH:

 [1] x. P. Dourisboure (cố Ân), Dân Làng Hồ, NXB Đà Nẵng 2008, tr.105.
 [2] x. Les Missions Catholiques, No 3050, 09.12.1927, tr. 581. 
 [3] Ông Molini cũng là người đã lãnh xây cất chiếc cầu đúc xi-măng bắc qua sông Đăk Bla vào đầu thập niên 1930, vị trí chiếc cầu đoạn khúc sông trước khách sạn Đông Dương ngày nay. Chiếc cầu này bị cây lụt lớn năm 1932 phá vỡ khi chưa kịp khánh thành, vết tích còn lại là “Hòn Bi” (trụ cầu xi-măng) hiện nằm dưới mặt nước gần cầu Đăk Bla hiện tại.

HANG ĐÁ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC Gx TÂN HƯƠNG

NHÂN THÁNG MÂN CÔI KÍNH ĐỨC MARIA
TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HAI HANG ĐÁ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC
PHƯƠNG NGHĨA VÀ TÂN HƯƠNG
I. HANG ĐÁ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC PHƯƠNG NGHĨA - KONTUM
(Mời xem tại: http://gpkontum.wordpress.com/2014/10/04/hang-da-duc-me-lo-duc-phuong-nghia-kontum/
II. HANG ĐÁ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TÂN HƯƠNG - KONTUM
Tại địa sở Tân Hương được dâng kính cho Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, lòng tôn kính Đức Maria đã có từ xa xưa và dưới nhiều hình thức phong phú.
Các vị thừa sai đã phổ biến Hội Mân Côi từ rất lâu tại Giáo phận Kontum, khởi đầu từ địa sở Tân Hương (La Confrérie du St Rosaire à Tân Hương) vào năm 1905 [1], và hình thức hội đoàn đạo đức này phát triển khá mạnh vào thời Cố Hiền (cha Jules Alberty) làm chính xứ (1913-1948) [2]. Hội Mân Côi liên kết các hội viên với nhau sống tình hiệp thông trong giáo phận. Ngoài việc đọc kinh Mân Côi mỗi ngày, các thành viên có trách nhiệm thể hiện tình liên đới, thăm viếng giúp đỡ lẫn nhau, mang lời kinh nguyện vào cuộc sống xã hội cụ thể, đem Đạo vào đời và làm cho đời thấm nhuần tinh thần bác ái của Tin Mừng.
Theo đà phát triển, dân số thị xã Kontum ngày càng tăng nhanh, lập nên nhiều làng xóm mới. Ngoài những làng công giáo đã có từ trước như Tân Hương, Phương Nghĩa, Phương Quý, Phương Hòa.v.v., nhiều làng người Kinh bên lương cũng được dần dần hình thành gần trung tâm Kontum, như là làng Trung Lương (1914), làng Lương Khế (1927), làng Võ Lâm (1938) [3]…Cha sở thời bấy giờ là Cố Hiền đã rất quan tâm đến việc mở rộng truyền giáo cho anh chị em các làng này.
Thật lạ lùng! Rất nhiều anh chị em bên lương tuy chưa trở thành những người thờ phượng Thiên Chúa, nhưng lại có lòng yêu mến Đức Mẹ! Nhất là khi Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức Phương Nghĩa đã trở nên kh “nổi tiếng”, Đức Mẹ tỏ ra “thiêng” cách âm thầm đối với đồng bào cả giáo lẫn lương. Nhiều câu chuyện của người bên lương về ơn lành Đức Mẹ được kể lại và vẫn còn lưu truyền đến ngày nay.
Thập niên 1950, đồng bào bên lương sống chung quanh thị xã Kontum đã truyền tụng một câu chuyện mà đã trở thành “thời sự” vào thời kỳ đó. Câu chuyện kể rằng: Trước thời gian đình chiến vào năm 1954, quân đội Pháp đã dùng máy bay khu trục bắn phá và ném bom thị xã Kontum, nhưng nhờ vào sự che chở của một “Bà mặc áo chùng trắng với thắt lưng xanh”, Bà đã dùng vạt áo chùng của Bà để che chắn, nhờ vậy mà không một ai bị chết và bị thương. Mọi người đã được an lành!
[Theo Hồi ký viết tay về Hang đá Đức Mẹ Tân Hương của ông Phêrô Nguyễn Lài (anh của cố Lm Phaolô Nguyễn Đây, Gp Kontum), ngày 23.08.2006. Nhà ông Lài ở sát cạnh Hang Đá Đức Mẹ Tân Hương (Nhà hàng Hoàn Vũ - Tiệm bi-a Alpha bây giờ). Ông Lài hiện định cư cùng gia đình tại Hoa Kỳ)].
Thời Cha Giacôbê Nguyễn Tấn Đường được bổ nhiệm chính xứ Tân Hương (1956-1963), cha đã cho xây một Đài kính Đức Mẹ Nữ Vương Ban Sự Bình An, tượng cao hơn 2m, đế tượng cao 3m, đối diện với ngôi thánh đường Tân Hương, phía bên kia đường Nguyễn Huệ. Đài Đức Mẹ đã đáp ứng nhu cầu tâm linh của giáo dân Tân Hương cũng như dân chúng trong thị xã Kontum. Ngoài những giờ kinh chung của giáo xứ, rất nhiều tín hữu đến cầu nguyện riêng thầm lặng trước Đài Đức Mẹ; nhiều người bên lương cũng đến dâng hoa, hương, nến và cầu khấn cùng Đức Mẹ
.
                                        Đài Nữ Vương Ban Sự Bình An năm 1972
                                Ảnh: Phòng truyền thống giáo xứ Tân Hương 2006
Chiến tranh ngày càng ác liệt. Biến cố 1972, các gia đình chạy loạn. Nhiều người công giáo cũng như bên lương đã đến cầu khẩn tại Đài Đức Mẹ Tân Hương. Khi tình hình tạm lắng, dân chúng lần lượt trở về nhà và vui mừng thấy mọi người vẫn bình an… Tin tưởng vào sự cầu bầu của Mẹ, cha sở Giuse Phạm Thiên Trường (cha sở 1963-1972) và giáo dân đã đặt một bia đá tạ ơn tại Đài Đức Mẹ. Tấm bia khắc dòng chữ: “Ghi nhớ: Hồng ân Thiên Chúa và Đức Mẹ đã phù trợ chúng con qua cảnh khói lửa Mùa Hè 72”. Bia đá này do ông Phaolô Nguyễn Văn Nho nhận đặt làm ở Tân Định, Sài Gòn mang về.
Tháng 12.1972, cha Luca Bùi Thủ được bổ nhiệm chính xứ Tân Hương. Đài Đức Mẹ Bình An lúc này qua thời gian đã bị xuống cấp. Do vị trí Đài Đức Mẹ gần bờ hừng sông Đăk Bla, nên nước mưa chảy xói mòn đã làm nứt đế tượng. Vào tháng 05.1974, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Họ đạo người Kinh đầu tiên (Trại Lý, sau đổi tên Gò Mít, giáo xứ Tân Hương ngày nay) 1874 - 1974, Cha sở Luca Bùi Thủ đã kêu gọi giáo dân tự nguyện đóng góp công, của để xây lại Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức cùng với vườn hoa, cây cảnh, hồ nước...Đá được lấy chuyển về từ Đèo Sao Mai (De Sơmei) cách thị xã Kontum hơn 10 cây số. Mọi thành phần dân Chúa, chủ lực là các gia trưởng và bà mẹ, ca đoàn Liên Minh Thánh Tâm.v.v. đã hăng hái tham gia công tác. Những tảng đá lớn từ chân núi được đục, chẻ hoặc cho nổ mìn, sau đó giáo dân chuyền từ chân núi ra bên ngoài để chất lên xe, chở về nhà thờ. Tuy công việc khá nặng nhọc nhưng mọi người đều vui vẻ nhiệt tình làm việc. Đích thân cha sở Luca cũng đến công trường để chỉ đạo và khích lệ tinh thần mọi người.
QUANG CẢNH GIÁO DÂN ĐI LẤY ĐÁ
TỪ DE SƠMEI VỀ LÀM HANG ĐÁ ĐỨC MẸ





Ảnh: Phòng truyền thống giáo xứ Tân Hương năm 2006

Sau thời gian thi công dưới sự điều hành của Ban xây dựng, đứng đầu là ông câu chánh Phêrô Võ Văn Muồi (ông cố thân sinh của cha Micae Võ Văn Sự), ông câu phó Phaolô Phạm Văn Thanh, ông Phêrô Nguyễn Hữu Phú…, đến tháng 09.1974 Hang đá Đức Mẹ đã hoàn thành cùng với các công trình phụ trợ chung quanh như hồ nước, vườn hoa, trồng cây cảnh…Tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và thánh nữ Bernadette do cha sở Luca đặt mua từ Sài gòn cũng đã được đưa về đến giáo xứ.
Vào dịp lễ Mân Côi bổn mạng giáo xứ ngày 06/10/1974, ĐGM Giáo phận Phaolô Kim Seitz đã đến thăm mục vụ, dâng thánh lễ tại nhà thờ Tân Hương. Đức Cha đã đến viếng và long trọng làm phép tượng Đức Mẹ và khánh thành Hang đá Lộ Đức Tân Hương, trước sự hiện diện của toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ và quý khách mời. Nhân dịp này, bia đá tạ ơn đã được đặt lại tại vị trí như ngày nay và ghi thêm dòng chữ: “Kỷ niệm Bách Chu Niên ngày thành lập giáo xứ Tân Hương. Lễ Mân Côi 06.10.1974”.

Bia Đá tạ ơn
“Ghi nhớ: Hồng ân Thiên Chúa và Đức Mẹ đã phù trợ chúng con qua cảnh khói lửa Mùa Hè 72.        Kỷ niệm Bách Chu Niên ngày thành lập giáo xứ Tân Hương. Lễ Mân Côi 06.10.1974”

Biến cố lịch sử 1975, một lần nữa giáo dân Tân Hương và nhiều người dân thị xã Kontum lại bị dao động. Nhiều gia đình đã đến quỳ trước hang đá Đức Mẹ lần chuỗi Mân Côi và cầu nguyện, trước khi phải lên đường di tản.
Sau biến cố 1975, thời kỳ đầu với bao khó khăn, cấm cản: lệnh chính quyền chỉ cho phép linh mục dâng thánh lễ trong nhà thờ đúng 30 phút mà thôi, không được lâu hơn!? Cha Luca Bùi Thủ dâng thánh lễ đến đúng giờ qui định, ngài dừng lại mời giáo dân ra Hang đá Đức Mẹ tiếp tục đọc kinh, còn một mình ngài ở lại dâng lễ âm thầm. Cứ như vậy suốt một thời gian, Đức Mẹ đã ân cần chăm sóc, ủi an vỗ về đoàn con của Mẹ vượt qua thử thách, giữ vững niềm tin.
Năm 1998, cha Luca đã cho xây vỉa hè, lát gạch phía trước Hang đá Đức Mẹ.
Năm Thánh 2000, Hang đá được chỉnh trang, tu sửa tường rào, lót bê-tông đường đi, đặt một số ghế đá để giáo dân ngồi đọc kinh…
Năm 2003, thời cha sở Lu-y Nguyễn Quang Vinh: sửa chữa hồ nước, lát gạch men và làm chiếc cầu kiểu bắc qua hồ nước.

Hang đá Đức Mẹ Tân Hương năm 2003
Năm 2013: lấp hồ nước phía trước Hang đ , đặt thêm ghế đá …

Tháng 10.2014

Năm 2014, nhận thấy Hang đá Đức Mẹ qua thời gian đã bị xuống cấp, hơn nữa do mặt đường Nguyễn Huệ ngày nay đã được nâng cao, nên Hang đá đã bị thấp trũng so với mặt đường…Cha sở Giuse Đỗ Hiệu đã kêu gọi mọi thành phần giáo dân trong giáo xứ đóng góp tài chính để chuẩn bị tôn tạo, chỉnh trang Hang đá . Công việc vẫn đang ráo riết chuẩn bị để có thể khởi công sớm nhất, nhằm tạo cho Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức Tân Hương một bộ mặt mới, xứng đáng là nơi tôn kính Đức Mẹ không chỉ của giáo xứ Tân Hương, mà còn là nơi chốn tâm linh, mang lại sự an bình cho nhiều người dân thành phố Kontum.
Hiện nay tại Hang đá mỗi buổi chiều tối đều có giáo dân đọc kinh cầu nguyện, đặc biệt mỗi tối thứ Bảy mọi thành phần trong giáo xứ được mời gọi đến cùng nhau lần hạt Mân Côi, hát thánh ca tôn vinh Mẹ.

Giáo dân cầu nguyện trước Hang đá Đức Mẹ Tân Hương.
Ảnh: 10.2014 
Trở lại với bức tượng Đức Mẹ Bình An trước năm 1974, bức tượng này cha Giuse Phạm Minh Công đã chuộc lại và đem đặt trên đỉnh núi Chữ Pao, trên đường quốc lộ 14 Kontum-Pleiku. Sau đây là lời kể của chính cha Giuse Phạm Minh Công, hiện nay là cha sở giáo xứ An Khê, Gp Kontum: “Nhân đây, tôi cũng xin kể lại tình hình chiến sự tại núi Chữ Pao, Đèo Sao Mai. Đây là một ngọn núi khá cao trong vùng, có những hốc đá lớn có thể làm nơi tránh bom đạn. Vì gần Thị xã Kontum, nên tôi cũng hay đi lại, Tôi nghĩ đặt một tượng Đức Mẹ ở trên đỉnh núi đó thì thật là tuyệt vời. Tôi liền gặp Cha Luca Bùi Thủ, đang là Cha xứ Tân Hương, xin cha nhượng cho tôi bức tượng Đức Mẹ ban ơn lành cao tới trên 2m hiện ở trước mặt tiền của nhà thờ. Ngài đồng ý và tôi đã mau chóng đưa Đức Mẹ lên đỉnh núi. Chưa kịp đặt lên bệ cao thì tình hình chiến sự căng thẳng, tôi không có dịp lên đó nữa. Nghe nói, anh em quân nhân trên đó cũng đã đặt Đức Mẹ lên một tảng đá lớn. Sau 75 thì bị hai du kích bắn phá, và Đức Mẹ bị xô xuống vực, chỉ còn sót lại ít mảnh vụn rêu phong. Hai du kích đó khi trở xuống núi, đã bị trúng mìn chết tại chỗ!” (Trích KÝ ỨC VỀ TƯỢNG ĐÀI ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN, Lm Giuse Phạm Minh Công, An Khê, ngày 03.07.2011. (Nguồn tin: gpkontum.wordpresscom)

* * *
Giữa lòng thành phố Kontum, ngoài những công trình tôn giáo cổ kính như Nhà thờ Chính tòa (Gỗ), Nhà thờ Tân Hương, Chủng viện Thừa sai, khu vực trường Cuénot, nhà dòng nữ tu Ảnh Phép Lạ…, hai Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức Phương Nghĩa và Tân Hương như những nét chấm phá tô điểm thêm cho phố Đạo Kontum hiền hòa, an bình. Hai công trình kính Đức Mẹ này tuy qui mô khiêm tốn và có lịch sử thời gian khác nhau, nhưng cả hai đều tọa lạc trên những đường phố chính của thành phố, không chỉ là chứng tích của lòng yêu mến và tin tưởng vào Mẹ Đấng Cứu Thế của cộng đoàn dân Chúa, mà còn chứng nhận lòng ngưỡng mộ và tín nhiệm của đồng bào bên lương đối với Mẹ Chúa Trời; là nơi thanh lặng nguyện cầu giữa đô thị tất bật ồn ào của cuộc sống thường ngày.
Đối với du khách đến tham quan thành phố Kontum, hai Hang đá Đức Mẹ Phương Nghĩa và Tân Hương là những nơi mà khách viếng thăm thường muốn dừng lại chụp vài ba tấm hình làm kỷ niệm.
                                                                                                              Phêrô Minh Sơn
                                                                                                                 Lễ Mân Côi
                                                 Kỷ niệm 40 năm xây dựng Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức Tân Hương
                                                                                                     (06.10.1974-07.10.2014)
*Tài liệu tham khảo:
-Lịch sử Giáo xứ Tân Hương, Linh mục Luca Bùi Thủ, bản đánh máy ngày 24.03.1976.
- Hồi ký viết tay về Hang đá Đức Mẹ Tân Hương của ông Phêrô Nguyễn Lài (anh của cố Lm Phaolô Nguyễn Đây, Gp Kontum), ngày 23.08.2006. Nhà ông Lài ở sát cạnh Hang Đá Đức Mẹ Tân Hương (Nhà hàng Hoàn Vũ - Tiệm bi-a Alpha bây giờ). Ông Lài hiện định cư cùng gia đình tại Hoa Kỳ).
-Phỏng vấn một số nhân chứng còn sống: Ông Phaolô Phạm Văn Thanh (nguyên Câu phó), ông Phaolô Nguyễn Văn Nho…
______________________________
CHÚ THÍCH:
[1] x. Echos 11.1949, tr. 2.
[2] -x. Chức Dịch Thơ Tín, số 40, tháng 08.1936, tr. 486: Vào năm 1932, lễ Đức Mẹ Mân Côi tại nhà thờ Tân Hương được ghi lại có cuộc kêu gọi các thành phần tín hữu từ khắp các xứ đạo gia nhập Hội Mân Côi; có linh mục giảng thuyết về việc vào Hội Mân Côi, về ơn lành Đức Mẹ qua việc lần chuỗi Mân Côi, linh mục làm phép chuỗi Mân Côi.v.v.
-Đến năm 1949, Hội Mân Côi ở Tân Hương (La Confrérie du St Rosaire à Tân Hương) vẫn là một hội đoàn đang hoạt động (x. Echos 08.1949).
[3] x. Kon Tum: Đất nước-Con người, NXB Đà Nẵng 1998, tr. 11)

THÁNH SI-MON và THÁNH GIUÐA, TÔNG ÐỒ (St. Simon và Jude) Ngày 28/10

THÁNH SI-MON và THÁNH GIUÐA, TÔNG ÐỒ
(St. Simon và Jude)
Ngày 28/10

Lc 6,12-19

Ðọc lại tiểu sử của các Vị Thánh,có thể mọi người sẽ cảm thấy thật bất ngờ vì Chúa chọn các Ngài vượt trên những tiêu chuẩn của người đời,vượt trên những suy nghĩ của con người.Môsê trong Cựu Ước là một con người ăn nói ngọng nghịu,không trôi chảy,không lưu loát .Ðavít,cậu bé có mái tóc hoe hoe vàng,thua sút anh em.Nhiều ngôn sứ cũng ấp a ấp úng khi được Thiên Chúa chọn lựa.Mười hai tông đồ trong Tân Ước cũng thế. Chúa Giêsu lựa chọn họ không phải vì họ xuất chúng.Ngài chọn lựa họ thật bất ngờ.

 

THÁNH SI-MON và THÁNH GIUÐA


Thánh Simon Tông Ðồ
Hai Ðấng thánh này cũng đã được Chúa tuyển chọn sau nhiều giờ cầu nguyện,sau những phút giây Chúa Giêsu hỏi ý Thiên Chúa Cha.Việc cầu nguyện để nói lên tính cách quan trọng của sự chọn lựa.Vì không có Chúa,con người chả là gì cả,con người chỉ là không không.Ðiều nay đã cho nhân loại hiểu:Phêrô,vị lãnh đạo Giáo Hội cảm thấy sức mình quá yếu đuối khi chối Chúa ba lần dù rằng trước đó ông cương quyết yêu mến Chúa.Các môn đệ,thân tín của Chúa,nhưng đã sớm ca bài tẩu thoát khi Thầy mình gặp khốn khổ trong cuộc thương khó đi về núi Sọ.Giuđa đã hoàn toàn thất vọng khi cậy vào quyền lực và sức riêng của con người.Quả thực không có Chúa,con người không làm được gì cả. Thánh Simon sinh tại Cana,còn được gọi là Simon nhiệt thành. Thánh Giuđa,có biệt danh là Tađêô,con của Giacôbê,anh em với Chúa Giêsu.Thánh Simon đi rao giảng Tin Mừng tại Ai Cập,thánh Giuđa tại Mésopotamia.Hai thánh tông đồ đã gặt hái được rất nhiều kết quả trong việc rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, đã đem được nhiều người quay trở về với Chúa Giêsu,với Giáo Hội.Ðược thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần,với lòng nhiệt tình truyền giáo,thánh Simon và thánh Giuđa đã ra đi loan báo Tin Mừng tại Ba Tư.Tại xứ sở Ba Tư,vì ghen ghét các Ngài,các Ngài đã như mọi tông đồ khác được phúc tử vì đạo để làm chứng cho Chúa Kitô.

 

HAI THÁNH SI-MON và GIU-ÐA TUYÊN XƯNG DANH CHÚA


Thánh Giuđa Tông Ðồ
Theo Thánh Truyền,thánh Giuđa đã cương quyết chống lại những nhà thông thái,trí thức chống báng Tin Mừng của Chúa Kitô. Ngài không hề sợ đau khổ,không hề sợ chết,với ơn Chúa ban,Ngài đã chiến thắng các người trí thức luôn khích bác Tin Mừng và Giáo Hội Chúa Kitô. Thánh Si-mon luôn trung thành với Giáo lý chân chính của Chúa Kitô. Vì sự cương quyết,lòng can đảm của hai tông đồ Simon và Giuđa,người ta đã âm mưu ám hại hai Ngài. Họ đã bắt bớ,đánh đòn và làm cho hai Ngài phải chết.Thánh Simon và thánh Giuđa đã can đảm đổ máu mình ra để tô điểm Giáo Hội. Chính dòng máu của các Ngài đã làm cho nền tảng Giáo Hội Chúa Kitô vững chắc ở trần gian này. Hai thánh Simon và Giuđa đã hân hạnh được lãnh nhận triều thiên nước trời.

Xin Chúa ban cho mọi người chúng con lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng trong niềm tin,cậy,phó thác vào tình thương và vào giáo lý chân chính của Chúa.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
THÁNH AN-TÔN MA-RI-A CƠ-LA-RÉT,giám mục
(St. Anthony Mary Claret)
Ngày 24/ 10

Lc 12,49-53

Có những vị thánh sống một cuộc đời rất đặc biệt như say mê Chúa,yêu mến Ðức Mẹ và kính mến phép Thánh Thể. Mỗi vị thánh đều có lối sống riêng biệt,noi gương bắt chước một số nhân đức tốt lành của Ðấng Thánh này, thánh kia, nhưng tựu trung,họ đều có một mẫu số chung là họa lại hình ảnh giống nhất của Thầy Chí Thánh Giêsu hay nói như thánh Phaolô là trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu cứu thế .

 

THÁNH AN-TÔN MA-RI-A CƠ-LA-RÉT

Năm 1807,thánh Antôn Maria Claret chào đời tại Sallent nước Tây Ban Nha trong một gia đình đạo đức,gương mẫu.Gia đình của thánh nhân luôn họa lại mẫu của gia đình thánh gia nơi đó chúa Giêsu,mẹ Maria và thánh cả Giuse đã sống hòa thuận,thánh thiện và nêu gương sáng tuyệt đối.Ngay từ nhỏ,thánh nhân đã có lòng tôn kính Ðức Trinh Nữ Maria và Bí tích thánh Thể.Lên 15 tuổi,Ngài đã sớm giã từ bút nghiên để giúp cha mẹ buôn bán. Với bản tính thông minh,tài tháo vát và cách ăn nói lưu loát,hoạt bát,thánh nhân đã sớm gây tạo được một gia sản giầu có kếch xù.Là một con người đạo đức,coi mọi sự giầu sang phú quí chỉ là tạm bợ,rác rến,không tồn tại lâu dài.Thánh nhân đã bỏ tất cả mọi sự như lời Chúa Giêsu kêu mời:"Hãy về bán tất cả.phân chia cho người nghèo khó,rồi đi theo Ta ". Thánh nhân đã bỏ lại tất cả và xin gia nhập vào tiểu chủng viện.Năm 1835,sau bao năm miệt mài,học hành,tu tập, Ngài đã được gọi lên chức linh mục và được bổ nhiệm hoạt động trong một giáo xứ rộng lớn.Ngài giảng dậy Lời Chúa,kêu gọi tôn sùng Ðức Mẹ và Bí Tích Thánh Thể .Vì tài đức của Ngài, Ngài đã được mời về Roma giữ chức quản lý tại Thánh Bộ truyền bá đức tin.Sau đó, Ngài trở về Tây Ban Nha và được sai đi truyền giáo tại Calaunia và Fortunata. Với lòng đạo đức,nhiệt thành và đầy lửa mến của Chúa Thánh Thần, Ngài đã biến hai nơi nhỏ bé này thành hai xứ đạo cầu nguyện,tôn kính Ðức Mẹ và Bí Tích Thánh Thể nổi tiếng khắp nơi.Năm 1849,thánh nhân lập Hội Dòng"Ðức Mẹ Vô Nhiễm ",qui tụ nhiều giáo sĩ và khuyến khích,phổ biến lòng sùng kính Ðức Mẹ.Năm 1850,với ơn Chúa ban,lòng đạo đức,thánh thiện,sự khôn ngoan của Thánh Thần,thánh nhân được tuyển chọn lên chức Tổng giám mục giáo khu Santiago tại Cuba.Thánh nhân luôn có hồn tông đồ nhiệt thành,đầy lửa cháy,với cương vị Giám mục,Ngài đã kiến thiết,thăng tiến khu vực Ngài trách nhiệm,phụ trách.Ngài canh tân các chủng viện,quan tâm đào tạo hàng giáo sĩ,tu sĩ về tín lý và kỷ luật.Ngài cũng rất quan tâm đến công tác xã hội như giáo dục giới trẻ,nhất là giới thanh nữ,công việc xã hội của Ngài vẫn còn tiếng vang cho tới ngày nay.Vì sự thánh thiện của Ngài,Nữ Hoàng Tây Ban Nha đã chọn Ngài làm Cha giải tội và làm cố vấn cho Nữ Hoàng vào năm 1857.Tại công đồng Vaticanô I,thánh nhân đã đem tất cả tài trí khôn ngoan để bênh vực cho quyền"bất khả ngộ của Ðức Thánh Cha ".

THÁNH NHÂN ÐƯỢC CHÚA THƯỞNG TRIỀU THIÊN THIÊN QUỐC

Với lòng đạo đức,thánh thiện,thánh Antôn Maria Claret đã làm được muôn việc cho vinh danh Thiên Chúa. Ngài đã khơi lên cho các tín hữu lòng tôn sùng Ðức Mẹ,kính tôn phép Thánh Thể . Ngài đã biến nhiều nơi trong Tổng giáo phận của Ngài thành những nơi cầu nguyện nổi tiếng,đồng thời Ngài đã lưu tâm đến việc giáo dục thiếu niên,giới trẻ nam nữ đi theo đường của Chúa Giêsu.Thánh nhân đã làm việc không biết mệt mỏi và luôn tâm niệm:" Tất cả cho vinh danh Chúa Giêsu Kitô ".
Thánh Antôn Maria Claret qua đời vào năm 1870 tại nước Pháp ở Frontfroide.Ðức Thánh Cha Piô XI tôn vinh Ngài lên bậc Chân Phước và Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã nâng Ngài lên bậc Hiển Thánh vào năm 1950.

Lạy Thánh Antôn Maria Claret xin giúp mọi người chúng con luôn biết sùng kính Ðức Trinh Nữ Maria và tôn kính Bí Tích Thánh Thể .