ĐỨC MẸ GUADALUPE ĐẤNG BẢO VỆ THÁNH TÍNH SỰ SỐNG
Tiến Sĩ
Robert Stackpole
Khi
Hội Tông Đồ Thánh Thể Của Lòng Thương
Xót Chúa [Eucharistic
Apostles of The Divine Mercy (EADM)] đi tìm một thánh bổn mạng
cho sứ vụ truyền bá Tin Mừng của họ thì việc xin Đức Mẹ Guadalupe
làm Quan Thày bảo trợ cho Hội là một điều tự nhiên. Đức Mẹ Guadalupe
là Quan Thày của Mỹ Châu / là Mẹ Thương Xót của Mỹ Châu đồng thời
cũng là Mẹ của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ chúng ta nữa, vì vậy chúng ta
xin Mẹ phù hộ cho sứ vụ của Hội EADM. Chúng ta xin Mẹ lấy lòng
thương xót từ mẫu trông nom công cuộc của chúng ta bởi vì rất nhiều
người, ngay cả trong xã hội sung túc này, vẫn trông mong được hưởng
nhờ lòng thương
xót
của Chúa
Giêsu, Con Mẹ.
Câu chuyện Guadalupe
Ảnh hưởng
của Đức Thánh Trinh Nữ trong những ngày đầu của nền văn minh Kitô tại
Lục Địa Mỹ Châu này vô cùng to lớn. Năm 1531, Đức Mẹ đã hiện ra 4 lần
với một thổ dân Aztec nghèo tên là Juan Diego (Hu-ân Đi-ê-gô). Mẹ yêu
cầu Juan đến gặp vị Giám Mục sở tại xin ngài xây một nguyện đường mới
(tại nơi Mẹ chỉ định). Juan đến xin gặp Giám Mục 2 lần, nhưng cả 2 lần
đều bị gạt bỏ. Lần thứ ba Đức Mẹ bảo Juan đến gặp Giám Mục. Mẹ nói:
“Ngày mai
con
hãy đến đây,
và con sẽ có thể đem cho Giám Mục dấu chỉ mà ngài yêu cầu. Giờ thì con
về đi, ngày mai Mẹ sẽ gặp con
tại
đây.”
Vì chú của
Juan đau nặng gần chết nên Juan không
muốn
làm theo lời
yêu cầu của Đức Mẹ. Sáng 12 tháng 12, để khỏi bị chậm trễ, Juan đi theo
một con đường mòn khác với hy vọng là có thể đến
gặp vị linh mục sớm để ngài giúp cho chú mình. Tuy nhiên,
Đức Mẹ đón đường Juan tại lối mòn mới này và bảo Juan là chú của anh đã
khỏe lại rồi. Sau đó Đức Mẹ
bảo
Juan leo lên đỉnh đồi Tepeyac (tê-pây-ắc) gom một số hoa hồng vào áo
“tilma” của anh. (Tilma là một thứ áo choàng
thô dệt bằng sợi cây xương rồng maguey
-lưỡi
kiếm -
mà thổ dân Mỹ châu nghèo thường mặc).
Juan bèn leo lên đỉnh đồi vốn cằn cỗi xưa nay và thấy
một vườn
rực rỡ đầy những
hoa hồng đẹp
tuyệt vời.
Anh liền hái hoa
và
đựng vào vạt
áo choàng
tilma
rồi đem đến
trình vị Giám Mục. Trước mặt vị Giám Mục, Juan mở áo choàng ra, hoa hồng
rơi xuống đất để lộ chân dung mầu nhiệm của Đức Mẹ, (kích thước)
lớn
bằng người thật.
Bức Hình Của Đức Mẹ Đã Hoán Cải Cả Một Quốc Gia
Cẩm nang
thành lập Hội Tông Đồ Thánh Thể Của
Lòng Thương Xót Chúa nêu rõ ý nghĩa tượng trưng của
bức
hình như sau:
“Hình
Đức Bà Guadalupe cho thấy Mẹ mặc áo mặt trời chân đạp trên mặt trăng
hình lưỡi liềm, tượng trưng cho địa vị cao cả của Mẹ - vĩ đại hơn
các ngẫu tượng mặt trời hoặc mặt trăng mà thổ dân Aztec thờ cúng hồi đó.
Mẹ mặc áo choàng màu ngọc lam xanh - tượng trưng cho hoàng tộc
- khoác ngoài áo dài màu hồng tượng trưng cho Tình Yêu Thần
Thiêng. Đầu Mẹ hơi cúi xuống trong tư thế khiêm cung, tượng
trưng cho
người nữ tỳ của Chúa! Đai đen thắt ngang lưng
và bông hoa bốn cánh in trên áo dài của Mẹ tượng trưng cho người nữ đang
Mang
Thai.
Ngón tay út tách rời với các ngón khác trên bàn tay của Mẹ chỉ rõ cho
thổ dân Aztec biết rằng họ phải tin thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi Duy
Nhất.”
Bức hình
này của Mẹ đã tạo ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đối với dân Aztec đến nỗi
chỉ trong vòng 5 năm sau đó khoảng 8 triệu dân Aztec và các thổ dân khác
đã trở lại đạo Công Giáo! Từ đó rất thánh Đức Mẹ đã ngăn chặn được tục
lệ dã man mổ ngực người sống để tế thần linh của họ!
Chuyện
này xảy
ra
sáu năm trước khi Columbus tìm ra được Thế Giới Mới này,
dân Aztec đã xây một
đền thờ mới
tại Mexico. Họ tổ chức 4 ngày lễ sát tế mổ banh ngực của 72,344 người
(72 ngàn 344) để lấy trái tim ra tế ngẫu thần của họ trong khi những
người này còn đang sống!
Sự kiện dân
Aztec trở lại đạo Công Giáo đã chấm dứt hoàn toàn
tục lệ sát tế khủng khiếp này. Ngày nay hàng năm 15 triệu người, trong
đó có Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1970, đến hành hương tại
thánh địa Guadalupe này để chiêm ngưỡng dung nhan mầu nhiệm Đức
Bà,
Thánh Mẫu của toàn thể châu Mỹ, và cầu xin cho tục sát tế thời đại mới
và tâm lý phá thai quái đản của nền
“văn hóa” sự chết của con người hiện
đại hoàn toàn chấm dứt. Cũng như chân dung Mẹ Maria hiện ra trong tư
thế của người nữ mang thai Hài Nhi Giêsu trong
lòng thì Mẹ cũng
là Đấng đầy lòng thương xót và Bảo Vệ sự sống cho tất cả các thai nhi vô
tội, cho tất cả những người mẹ sanh con trong những hoàn cảnh khó khăn,
cũng như chính Mẹ đã “sanh Con
đầu lòng bọc Con trong tã
lót
và đặt nằm
trong máng cỏ, bởi vì thánh gia đã không tìm
được chỗ trọ trong lữ quán”.
(Lk 2:7)
Bức
Hình Đã Gây Sửng
Sốt Không Ít Cho Các Khoa Học Gia
Tất nhiên
những kẻ
hoài nghi vẫn rêu rao rằng chuyện Guadalupe chỉ là hoang tưởng
và dị đoan mê tín. Tuy nhiên họ
cứ thử
nói như vậy với Giáo Sư Phillip Callahan của Đại Học Florida và Giáo Sư
Jody Smith của
Pensacola,
FL. xem sao. Năm 1979, hai vị này đã chụp cả thảy 60 tấm
ảnh
của bức
hình
mầu nhiệm
này, trong
đó nhiều tấm
chụp bằng tia cực-tím
để xem có
một phác họa nào ẩn tàng phía dưới
bức
hình
này chăng.
Người ta
còn
dùng kỹ thuật vi-tính để
chụp nhiều
tấm ảnh
khác để tăng cường nghiên cứu xem bức
hình
này phát
xuất
từ đâu, như ông Francis Johnson đã tường thuật trong tác phẩm nhan đề là
Sự Kỳ Diệu Của Guadalupe (The Wonder of Guadalupe) do nhà xuất
bản TAN Books, ấn hành năm 1981:
“Khoa học
không thể cắt nghĩa được bức
hình
Guadalupe hiện lên năm 1531 xuất xứ từ đâu. Không ai cắt nghĩa nổi làm
sao mà sau năm thế kỷ, màu sắc của bức
hình
vẫn giữ được vẻ trong sáng y nguyên như
lúc
ban đầu. Rõ ràng là không có một nét phác họa nào ẩn tàng
bên dưới bức hình, hoàn toàn không có dấu vết một chất keo hoặc chất sơn
dầu đánh bóng nào trong bức hình này. Không có chất keo bảo trì thì tấm
‘áo choàng tilma’
đã mục nát
từ lâu, và không có sơn dầu bảo vệ thì bức hình cũng tiêu tan luôn vì đã
tiếp xúc nhiều với khói đèn nến và những chất ô nhiễm khác…
Dưới
kỹ thuật khuyếch đại cao, bức hình cho thấy không hề có dấu hiệu phai mờ
hoặc nứt rạn của màu sắc - một hiện tượng hoàn toàn không thể hiểu nổi
sau 450 năm. (Tính đến năm 1981) Thấu kính cực mạnh cũng cho thấy
sự kiện kinh ngạc là việc cái tilma được dệt một cách thô sơ cũng
được cố ý sử dụng một cách hết sức
tài tình
chính
xác để tạo chiều sâu cho nét mặt của bức hình… Các tấm ảnh
chụp cận cảnh (rất gần) bằng tia hồng ngoại cho thấy không có vết cọ lên
xuống, và những lỗ hổng nhìn thây rõ rệt chứng minh cho sự kiện không có
chất keo
nào
trên mảnh áo
choàng này…
“Áo dài màu
hồng và áo choàng màu xanh của Đức Bà đáng cho ta nghiên cứu kỹ hơn, bởi
vì tất cả sắc tố mà chúng ta biết để tạo ra những màu này
dưới những điều kiện
tự nhiên thì
đã phải phai mờ từ lâu rồi, và
sức nóng
như
thiêu đốt
của
mùa hè
Mexico chỉ có thể tăng tốc tiến trình gây hư hại cho bức hình mà thôi.
Vậy mà màu sắc vẫn tươi sáng như lúc ban đầu. Người ta khám phá ra rằng
màu hồng của áo dài
nhìn qua
ánh sáng
hồng ngoại tuyến
thì
trong suốt
chứ
không mờ đục,
và sự kiện này càng tăng thêm một vẻ huyền bí khác. Đa số các sắc tố màu
hồng đều mờ đục trước ánh sáng hồng ngoại tuyến, nhưng
tuyệt nhiên
không
có vết tích nào
như vậy
trong bức
hình cả…
Giáo sư
Callahan kết luận rằng: “Nghiên cứu bức hình là một kinh nghiệm đầy xúc
động của đời tôi… Một khoa học gia mà nói như vậy quả là kỳ cục, nhưng
đối với
cá nhân
tôi thì bức hình nguyên thủy này là một mầu nhiệm.”
ChânDung Thánh
Juan Diego
Đức
Mẹ
Bảo Vệ Tuổi
Thơ
Bức Ảnh Mầu Nhiệm và Mầu Nhiệm Sự Sống
Hội
Tông Đồ Thánh Thể Của Lòng Thương Xót
Chúa (EADM)
cổ võ cho tính thánh thiêng của sự sống từ lúc thụ thai cho đến
lúc
chết tự nhiên;
tuyên ngôn của sứ vụ kêu gọi chúng ta
cầu nguyện và hành động để chấm dứt tệ nạn phá thai và tập trung
những việc bác ái vào những thành phần “bị đặt ra ngoài lề” của xã
hội ngày
nay: những người bị loại bỏ, cô đơn, tàn tật, cao niên, và những
người sắp
qua đời.
Vì vậy,
không có gì là lạ khi chúng tôi đặt mọi tác vụ của chúng tôi dưới sự bảo
trợ của Đức Mẹ Guadalupe, Đức Thánh Trinh Nữ của bưc hình mầu nhiệm,
Đấng đã chấm dứt tệ nạn sát tế những người vô tội trong thời đại
Aztec, Đấng đang can thiệp mạnh mẽ cho
chúng ta ngày nay để xác
nhận chân giá trị của đời sống mọi người. Mẹ trấn an tất cả chúng ta
bằng những lời Mẹ đã từng nói với Juan Diego:
“Mẹ
là Mẹ của con, Mẹ không ở đây với con sao? Con không được Mẹ bảo vệ
sao? Mẹ không phải là nguồn vui của con sao? Con không nằm dưới tà
áo Mẹ, trong vòng tay của Mẹ sao? Còn
có điều gì khác con cần nữa chăng?”
Louis Lê Xuân Mai trích dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét