21.12 : THÁNH PHÊRÔ CANISIÔ, LINH MỤC TIẾN SĨ HỘI THÁNH (1521 - 1579)
Thánh PHÊRÔ CANISIÔ
Linh Mục Tiến Sĩ Hội Thánh
(1521 - 1579)
Linh Mục Tiến Sĩ Hội Thánh
(1521 - 1579)
Thánh
tiến sĩ Phêrô Canisiô thường được gọi là vị tông đồ thứ hai của nước
Đức. Ngài chào đời 8 ngày tháng 5 năm 1521 tại Nijmegen. Cha Ngài là
người công giáo, 9 lần làm thị trưởng Nijmegen. Ông gửi Ngài tới phại
học Cologne lúc Ngài 15 tuổi. Nơi ấy Ngài gặp được một vị linh mục trẻ
thánh thiện Nicolaus van Esch. Chính vị linh mục này đã đưa Canisiô vào
nhóm người trung thành với công giáo được hình thành để chống lại
Hermann van Wied, vị tổng giám mục đã sang hàng ngũ Luthêrô.
Canisiô
được nhóm chọn để tiếp xúc với hoàg đế và tổng giám mục, và việc thoái
vị của tổng giám mục đã tránh cho người công giáo Phineland một thảm
họa. Ít lâu sau đó, Canisiô gặp được chân phước Phêrô Faber, một trong
các bạn tiên khởi của thánh Inhaxiô và được hướng dẫn linh thao. Trong
cuộc tĩnh tâm này, Ngài đã tìm được giải đàp cho vấn nạn Ngài tự đặt cho
mình làm sao phụng sự Chúa tốt đẹp nhất và nâng đỡ Giáo hội công giáo
đang bị tấn công ?
Ngài
gia nhập dòng Tên, thụ phong linh mục năm 1546 và sớm lừng danh do việc
ấn hành các tác phẩm của thánh Cyrillô thành Giêruslem và của thánh Leo
cả. Năm 1547 Ngài tham dự công đồng Tridentinô như là đại diện của giám
mục Augsburg.
Năm
1549, Ngài được gọi về Roma và lãnh nhận trách nhiệm truyền giáo cho
nước Đức, điều sẽ trở thành công trình của đời Ngài. Trong cuộc chinh
phục của bá tước Bavaria, Canisiô và hai cha dòng Tên khác được chọn để
dạy thần học tại đại học Ingolstadt. Chẳng bao lâu, Ngài được đặt làm
viện trưởng đại học, rồi sau đó, do sự can thiệp của vua Ferdinand, Ngài
được gởi đi thi hành cũng một nhiệm vụ tại đại học Vienna, Ngài thành
công mỹ mãn đến nỗi nhà vua đã cố đưa Ngài lên chức tổng giám mục. Dầu
đã từ chối vinh dự này, Ngài cũng được gọi để quản nhiệm địa phận trong
khoảng một năm.
Vào thời kỳ này, tức năm 1555, Ngài đã cho ra cuốn "giáo lý" thời danh, một trong những phụng vụ lớn lao nhất của Ngài cho Giáo hội. Với lối trình bày trong sáng và bình dị giáo thuyết công giáo, cuốn sách này đáp ứng nhu cầu và chống lại sức tàn phá do cuốn "giáo lý" của Luthênô. Tính cho đến cuối thế kỷ XVII, cuốn sách được xuất bản hơn 400 lần và được chuyển dịch sang 15 ngôn ngữ.
Từ Vienna, Canisiô qua Bohemia là nơi Giáo hội ở trong điều kiện tuyệt vọng. Chống lại, Ngài đã thiết lập một học viện ở Praha, sau trở thành đạihọc. Năm 1556, được đặt làm giám tỉnh miền nam nước Đức, Ngài lập trường học cho trẻ em tại 6 thành phố và tự nhận trách vụ cung ứng cho nước Đức các linh mục được đào luyện tốt. Thực hiện điều này Ngài thiết lập các chủng viện và gửi người trẻ đi tu nghiệp thường xuyên ở Roma.
Du hành trong nước Đức, thánh Canisiô không ngừng rao giảng lời Chúa. Trước hết, Ngài tiếp xúc với những người lãnh đạm hay thù nghịch. Nhưng lòng nhiệt thành và sự thông hiểu của Ngài quá rõ đến nỗi đám đông kéo đến chật ních các nhà thờ để nghe giảng. Trong 7 năm liền, Ngài là người giảng thuyết chính thức của nhà thờ chính toà Augsburg và được coi như vị tông đồ của thành phố này. Mỗi khi qua một nhà thờ miền quê vắng bóng chủ chăn, Ngài thường dừng lại để giảng dạy và ban các phép bí tích.
Vào thời kỳ này, tức năm 1555, Ngài đã cho ra cuốn "giáo lý" thời danh, một trong những phụng vụ lớn lao nhất của Ngài cho Giáo hội. Với lối trình bày trong sáng và bình dị giáo thuyết công giáo, cuốn sách này đáp ứng nhu cầu và chống lại sức tàn phá do cuốn "giáo lý" của Luthênô. Tính cho đến cuối thế kỷ XVII, cuốn sách được xuất bản hơn 400 lần và được chuyển dịch sang 15 ngôn ngữ.
Từ Vienna, Canisiô qua Bohemia là nơi Giáo hội ở trong điều kiện tuyệt vọng. Chống lại, Ngài đã thiết lập một học viện ở Praha, sau trở thành đạihọc. Năm 1556, được đặt làm giám tỉnh miền nam nước Đức, Ngài lập trường học cho trẻ em tại 6 thành phố và tự nhận trách vụ cung ứng cho nước Đức các linh mục được đào luyện tốt. Thực hiện điều này Ngài thiết lập các chủng viện và gửi người trẻ đi tu nghiệp thường xuyên ở Roma.
Du hành trong nước Đức, thánh Canisiô không ngừng rao giảng lời Chúa. Trước hết, Ngài tiếp xúc với những người lãnh đạm hay thù nghịch. Nhưng lòng nhiệt thành và sự thông hiểu của Ngài quá rõ đến nỗi đám đông kéo đến chật ních các nhà thờ để nghe giảng. Trong 7 năm liền, Ngài là người giảng thuyết chính thức của nhà thờ chính toà Augsburg và được coi như vị tông đồ của thành phố này. Mỗi khi qua một nhà thờ miền quê vắng bóng chủ chăn, Ngài thường dừng lại để giảng dạy và ban các phép bí tích.
Dường
như Ngài không thể nào kiệt sức được. Ngài nói với vài người đã tố cáo
Ngài làm việc quá độ rằng : - "Nếu bạn phải làm việc quá nhiều, với sự
trợ lực của Chúa, bạn sẽ tìm giờ để làm cho hết".
Một hình thức tông đồ khác là viết thơ. Các pho sách in thư từ của Ngài dày hơn cả ngàn trang giấy. Như thánh Bernardô Clairvaux, Ngài dùng phương tiện này để khích lệ, quở trách và hướng dẫn mọi hạng người. Theo nhu cầu của cả Giáo hội hay của từng cá nhân đòi hỏi. Ngài đã viết thư cho Đức Thánh cha, cho nhà vua, cho các giám mục, cho các hoàng tử, cho linh mục và giáo dân. Nơi nào thư từ không đủ, Ngài đưa ra một sức mạnh do ảnh hưởng cá nhân. Chẳng hạn trong một cuộc họp giữa công giáo và Thệ phản ở Worms năm 1556, đã phải nhờ đến ảnnh hưởng của Ngài; mà người công giáo mới có thể hiệp nhất chống lại những mời mọc của Thệ phản để thỏa hiệp với những điều thuộc về nguyên tắc.
Một hình thức tông đồ khác là viết thơ. Các pho sách in thư từ của Ngài dày hơn cả ngàn trang giấy. Như thánh Bernardô Clairvaux, Ngài dùng phương tiện này để khích lệ, quở trách và hướng dẫn mọi hạng người. Theo nhu cầu của cả Giáo hội hay của từng cá nhân đòi hỏi. Ngài đã viết thư cho Đức Thánh cha, cho nhà vua, cho các giám mục, cho các hoàng tử, cho linh mục và giáo dân. Nơi nào thư từ không đủ, Ngài đưa ra một sức mạnh do ảnh hưởng cá nhân. Chẳng hạn trong một cuộc họp giữa công giáo và Thệ phản ở Worms năm 1556, đã phải nhờ đến ảnnh hưởng của Ngài; mà người công giáo mới có thể hiệp nhất chống lại những mời mọc của Thệ phản để thỏa hiệp với những điều thuộc về nguyên tắc.
Ở
Balan năm 1558, Ngài đã kiểm soát được một đe dọa mới chớm nở đối với
niềm tin cổ truyền của xứ sở. Và trong cùng một năm ấy, Ngài đã nhận
được lời cám ơn của Đức Piô IV về tài ngoại giao của Ngài trong việc hàn
gắn sự bất hoà giữa Đức Thánh Cha và hoàng đế. Năm 1561, Ngài được trao
phó để công bố các sắc lệnh của công đồng Tridentinô tại nước Đức.
Ít lâu sau, Ngài được kêu gọi để trả lời cho cuốn Kenturies của Magdeburg. Tác phẩm đầu tiên và tồi tệ nhất của lịch sử "Thệ phản giáo" tấn công Giáo hội công giáo trong mức độ rông rãi và những bóp méo lịch sử đòi nhiều người mới có thể trả lời đầy đủ được. Dầu vậy, thánh Canisiô đã vạch ra đường lối với hai tác phẩm của Ngài là : - "Lịch sử thánh Gioan Tẩy giả" và "Đức trinh nữ Maria khôn sánh"
Ít lâu sau, Ngài được kêu gọi để trả lời cho cuốn Kenturies của Magdeburg. Tác phẩm đầu tiên và tồi tệ nhất của lịch sử "Thệ phản giáo" tấn công Giáo hội công giáo trong mức độ rông rãi và những bóp méo lịch sử đòi nhiều người mới có thể trả lời đầy đủ được. Dầu vậy, thánh Canisiô đã vạch ra đường lối với hai tác phẩm của Ngài là : - "Lịch sử thánh Gioan Tẩy giả" và "Đức trinh nữ Maria khôn sánh"
Từ
năm1580 tới khi qua đời năm 1597, Ngài đã cực nhọc và đau khổ nhiều ở
Thụy Sĩ. Sáu năm cuối, Ngài nhẫn nại chịu dựng và cầu nguyện lâu giờ tại
học viện Fribourg, vì bây giờ, sức khỏe tàn tạ không cho phép Ngài có
thể hoạt động tích cực nữa.
Chẳng
bao lâu sau khi Ngài qua đời, ngày 21 tháng 12 năm 1597 mộ Ngài đã được
tôn kính. Nhiều phép lạ đã diễn ra nhờ lời chuyển cầu của Ngài. Ngài là
duy nhất đã được tuyên thánh và tuyên dương làm tiến sĩ Hội Thánh vào
cùng một ngày, ngày 21 tháng 6 năm 1925.
Nguồn Administrator Giáo xứ Phú Hòa
Mừng kỷ niệm ngày Tplm các cha Gb. Nguyễn Văn Phán (1963), Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn (1971), xin hiệp ý cầu nguyện cho hai cha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét