Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Thánh Silvester I, Giáo Hoàng Ngày 31-12

Ngày 31-12: Thánh Silvester I, Giáo Hoàng

Năm 314, sau khi vua Constantinô trở lại, Giáo Hội được tự do và chấm dứt cơn bách hại kéo dài suốt hai thế kỷ trong toàn đế quốc La Mã, linh mục Silvester được bầu lên ngôi Giáo Hoàng (314).
Cách cai quản Hội Thánh giữa thời thuận tiện, ngài đã nỗ lực hoạt động để tổ chức lại Giáo Hội cho có quy củ. Ngài sửa đổi luật lệ, đặt nền móng cho lâu đài phụng vụ Kitô Giáo bằng cách ban nhiều sắc lệnh và cách thức cử hành các nghi lễ. Ngoài ra, ngài còn khuyến khích việc xây cất nhiều thánh đường, trong đó có đại thánh đường Phêrô tại Rôma và thánh đường Chúa Cứu Thế tại Lateranô. Nhưng việc vĩ đại nhất dưới triều đại của ngài là đã triệu tập công đồng chung lần đầu tiên cho toàn thể Giáo Hội ở Nicêa vào năm 326 để kết án bè rối Ariô và bệnh vực thiên tính của Chúa Giêsu.
Sau 22 năm chèo lái con thuyền Hội Thánh, ngài ngã bệnh và qua đời ngày 21/12/335.

Nguồn: 
dongcong.net

Lễ Thánh Gia Thất

Lễ Thánh Gia Thất

Lễ Thánh Gia Thất còn được gọi là Gia đình Thánh Gia nhằm để tôn vinh và tưởng nhớ công ơn của Chúa Giêsu, Đức Trinh Nữ Maria -Mẹ Thiên Chúa- và Thánh Giuse (cha nuôi của Chúa Giêsu), đây là gia đình thánh thiện, gương mẫu nhất của nhân loại. Lễ Thánh Gia Thất được bắt đầu trong thế kỷ thứ 17 bởi Giám Mục Francoi de Laval người Canada. Năm 1893 Đức Giáo Hoàng Piô XIII quy định vào Chúa Nhật trong tuần lễ Bát Nhật của Lễ Ba Vua, nghĩa là trong khoảng 7/1 đến 13/1. Mãi cho đến năm 1969 lễ Thánh Gia Thất được cử hành vào Chúa Nhật ngay sau lễ Hiển Linh. Từ năm 1969 được thay đổi như hiện nay là lễ Thánh Gia Thất được cử hành vào Chúa Nhật ngay sau lễ Giáng Sinh. Nếu Lễ Giáng Sinh và tết Dương Lịch rơi vào Chúa Nhật (tức là không có Chúa Nhật nào ở khoảng giữa), lễ Thánh Gia Thất sẽ được cử hành vào ngày 30 là ngày thứ sáu.
Lễ Thánh Gia Thất giới thiệu cho các gia đình Công Giáo một gia đình kiểu mẫu để chúng ta học tập. Gia đình chúng ta sẽ trở nên thánh thiện khi chúng ta sống đời sống của Chúa Giêsu và Giáo Hội của Ngài trong gia đình, còn được gọi là "Giáo Hội thu nhỏ" v.v... Thánh  Gioan Chrysostom thúc giục tất cả tín hữu hãy làm cho gia đình mình nên một "Giáo Hội gia đình", như thế chúng ta sẽ thánh hóa được đơn vị gia đình của mình. Muốn được như thế phải làm cho Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài ngự trị ngay trung tâm của gia đình và đời sống từng người trong gia đình (thường xuyên đọc sách Thánh, cầu nguyện, tham dự Thánh lễ, rước lễ v.v...)
Bắt chước hành động của gia đình Thánh Gia, học tập nhân đức của các Ngài, lễ Thánh Gia Thất là lúc thuận tiện nhất để chúng ta nhớ đến và cầu nguyện cho các gia đình nhân loại và gia đình thiêng liêng. Chúng ta cũng tự hỏi phải làm gì để thăng tiến gia đình chúng ta, họ hàng thân thuiộc, hàng xóm và cộng đoàn, giáo xứ.

CÁC THÁNH ANH HÀI, tử đạo Ngày 28/12


CÁC THÁNH ANH HÀI, tử đạo
Ngày 28/12

Mt 2, 13-18

Ngay ca nhập lễ của ngày lễ kính các Thánh Anh Hài, tử đạo đã có những lời:" Các hài nhi vô tội, xưa bị giết vì Ðức Kitô. Nay được theo Người là Chiên con tinh tuyền. Miệng chẳng ngớt tung hô:" Lạy Chúa, vinh danh Chúa ".

CÁC THÁNH ANH HÀI

Hêrôđê là một ông vua độc ác, vô tài, bất tướng. Nhưng, Hêrôđê lúc nào cũng tham quyền cố vị. Ông luôn luôn sợ bị lật đổ, sợ mất quyền, mất chức. Chính vì thế, khi nghe bất cứ một tin nào mà ông cho rằng sẽ nguy hại cho ngai vàng của Ông. Hêrôđê đều kiếm cách để phá đổ, để tiêu diệt hầu có thể bảo vệ ngai vua của mình. Ðiều này, quả thực rất phù hợp với biến cố các Thánh Anh Hài bị tàn sát. Biến cố ấy xẩy ra thế này:" Khi Ðức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Ðông đến Giêrusalem, và hỏi:" Ðức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Ðông, nên chúng tôi đến bái lạy Người ". Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao "( Mt 2,1-3 ). Tin Mừng thánh Matthêu chương 2 trong các đoạn kế tiếp thuật lại rằng vua Hêrôđê ác độc tìm cách biết nơi rõ ràng để thủ tiêu Giêsu. Nhưng, được mộng báo các nhà chiêm tinh sau khi đã gặp Hài Ðồng Giêsu tại Bêlem thì họ đã không trở lại gặp Hêrôđê nữa, mà đã đi lối khác mà về lại xứ của họ ( Mt 2, 7-12 ). Tin Mừng thánh Matthêu chương hai viết tiếp:" Thánh Giuse được sứ thần Chúa hiện ra báo tin, nên Ông đang đêm đã đưa Mẹ Mariavà Chúa Giêsu trốn qua Ai Cập cho đến khi Hêrôđê băng hà"( Mt 2,13-15 ). Hêrôđê thấy mình bị đánh lừa, nên đùng đùng nổi giận, sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi cận kẽ các nhà chiêm tinh( Mt 2, 16-17).

CÁC THÁNH ANH HÀI TỬ ÐẠO ỨNG NGHIỆM LỜI NGÔN SỨ GIÊRÊMIA

Ở Ra-ma, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ:tiếng bà Rakhen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa. Các thánh Anh Hài dù còn thơ bé, nhưng Chúa đã cho các Ngài góp tay vào công việc cứu thế của Ngài. Máu của các Ngài đổ ra để minh chứng cho Chúa Giêsu hoàn toàn vô tội.
Lạy Chúa, các thánh Anh Hài chưa biết dùng lời nói để tuyên xưng đức tin, nhưng đã được Chúa ban tặng vinh quang nhờ Con Chúa giáng sinh làm người. Trong ngày Hội Thánh tưởng niệm các vị tử đạo đầu tiên của kitô giáo, xin cho tiệc thánh chúng con vừa chia sẻ đem lại cho chúng con ơn thánh dồi dào để chúng con can đảm làm chứng về Chúa cho anh em ( Lời nguyện hiệp lễ, lễ các thánh Anh Hài).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

THÁNH STÊPHANÔ, tử đạo tiên khởi Ngày 26/12

THÁNH STÊPHANÔ, tử đạo tiên khởi
(St. Stephen)
Ngày 26/12

Mt 10, 17-22

Ca nhập lễ thánh Stêphanô đã viết rằng:" Cửa trời đã mở ra đón thánh tê-pha-nô vào. Người là vị tử đạo tiên khởi, đã lãnh triều thiên chiến thắng trên trời ". Và ca hiệp lễ mượn sách công vụ thuật lại:" Họ ném đá Ông Tê-pha-nô, đang lúc Ông cầu xin :" Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con "( Cv 7, 59 ).

THÁNH TÊ-PHA-NÔ VỊ TỬ ÐẠO TIÊN KHỞI

Sách Công Vụ Tông Ðồ kể rằng:".Thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần khí và khôn ngoan.Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa. Ðề nghị trên được mọi người tán thành. Họ chọn Ông Tê-pha-nô, một người đầy lòng tin và đầy Thánh thần, cùng với các Ông phi-líp-phê, pơ-rô-khơ-rô, Ni-ca-no, ti-môn, Pác-mê-na và ông Ni-cô-la, một người ngoại quê An-ti-ô-khi-a đã theo đạo Do Thái. Họ đưa các Ông ra trước mặt các Tông Ðồ. Sau khi cầu nguyện, các Tông Ðồ đặt tay trên các Ông(Cv 6, 3- 6 ). Ðó là việc chọn lựa bảy phó tế tiên khởi giúp việc các Tông Ðồ, trong đó có Tê-pha-nô.Thánh Tê-pha-nô là một người đầy Thánh Thầnn và khôn ngoan, đã không ngừng rao giang về Ðức Giêsu phục sinh. Thiên Chúa qua việc đặt tay của các Tông Ðồ đã tuyển chọn Tê-pha-nô làm phó tế, sách Công Vụ Tông Ðồ viết tiếp:" Ông Tê-pha-nô được đầy ân sủng và quyền năng, đã làm những điềm thiêng dấu lạ lớn lao trong dân"( Cv 6, 8 ). Vì ghen ghét Tê-pha-nô, không tranh luận được với Ông, nên nhiều phe nhóm đã xúi dân vu khống Tê-pha-nô khiến cho Ông bị bắt. Tuy nhiên, Tê-pha-nô là người của Chúa, nên toàn thể cử tọa trong Thượng Hội Ðồng đều nhìn thẳng vào Ông Tê-pha-nô, và họ thấy mặt Ông giống như mặt thiên sứ( Cv 6, 15 ). Ðược đầy Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn trời, thấy vinh quang Thiên chúa, và thấy Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên chúa. Ông nói:" Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa."( Cv 7, 55-56 ). Họ lôi Ông ra ngoài thành mà ném đá.

THÁNH TÊ-PHA-NÔ THA THỨ CHO NHỮNG KẺ GIẾT CHẾT MÌNH

Cảm nghiệm sâu xa Lời Chúa:".đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn", thánh Tê-pha-nô đã chấp nhận sự vu khống của những kẻ ghen tỵ, thù hằn Ngài, Ngài đã làm một cử chỉ rất đẹp, rất thánh thiện:" Họ ném đá Ông Tê-pha-nô, đang lúc Ông cầu xin rằng: " Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con "( Cv 7, 59 ). Rồi Ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng:" Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này". Nói thế rồi, Ông an nghỉ ( Cv 7, 60 ).
Lạy Chúa, thánh Tê-pha-nô, vị tử đạo đầu tiên đã biết cầu nguyện cho những kẻ bách hại mình như Chúa Kitô dạy. Hôm nay, mừng thánh nhân được rước về trời, chúng con nài xin Chúa ban ơn để chúng con hằng noi gương thánh nhân để lại mà yêu thương ngay cả địch thù ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Tê-pha-nô ).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCt

THÁNH GIOAN TÔNG ÐỒ, tác giả sách Tin Mừng 27/12

THÁNH GIOAN TÔNG ÐỒ, tác giả sách Tin Mừng
(St. John)
Ngày 27/12

Ga 20, 2-8

Một trong những vị tông đồ đã nói về tình yêu nhiều nhất là Gioan, thánh sử. Vị tông đồ trẻ,được Chúa Giêsu yêu thương đặc biệt vì đời sống trinh nguyên, thánh thiện đã để lại cuốn Phúc Âmthứ tư thuật lại tất cả đời sống của Chúa Giêsu. Thánh nhân đã được Giáo Hội mở đầu ca nhập lễ bằng những lời này:" Thánh Gioan ngả đầu vào ngực Chúa trong bữa tiệc ly. Hạnh phúc thay vị Tông Ðồ, đã được tỏ cho biết các mầu nhiệm trên trời, và đã phổ biến lời hằng sống trên khắp thế gian ( Hc 15, 5 ).

THÁNH GIOAN TÔNG ÐỒ

Thánh Gioan quê ở Bethsaiđa, xứ Galilêa. Thánh Gioan như nhiều Tông đồ khác, trước khi được Chúa mời gọi, đã làm nhiều nghề khác nhau trong xã hội Do Thái lúc đó. Có vị làm nghề lao động chân tay, làm vườn, có vị làm nghề thu thuế và hầu hết các Tông đồ trước kia làm nghề chài lưới. Thánh Gioan đã cùng cha của mình là Giêbêđê và anh là Giacôbê làm nghề chài lưới. Tin Mừng có đoạn đã thuật lại việc hai ông Giacôbê và Gioan có lẽ đã xúi mẹ mình tới xin xỏ với Chúa Giêsu: một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Chúa Giêsu trong nước của Chúa ( Mt 20, 21 ). Gioan là một trong số mười hai Tông đồ được Chúa Giêsu yêu thương nhất vì rằng Gioan và Phêrô đã được chứng kiến phép lạ Chúa làm cho con gái ông Zairô sống lại. Thánh Gioan, Giacôbê và Phêrô đã từng được hưởng giờ phút ngây ngất trên núi Tabôrê khi Chúa biến hình( Mt 16, 1-8; Mc 9,2-8; Lc 9, 28-36 ) và các Ngài cũng được thông chia, hiệp thông giây phút đau khổ nhất của Chúa Giêsu trong vườn cây dầu ( Mt 26, 36- 42 ). Thánh Gioan cũng được hạnh phúc tựa đầu vào ngực Chúa trong bữa tiệc ly và dưới chân Thập Giá, thánh Gioan đã được hạnh phúc lớn lao, Chúa Giêsu trối Ðức Mẹ cho Người và ngược lại:" Ðây là Mẹ của con "( Ga 20, 27 ).Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. Thánh Gioan còn được hân hạnh thông báo cho thánh Phêrô biết Chúa đã phục sinh trong buổi sáng Chúa Giêsu sống lại ( Ga 20, 1-10 ).

THÁNH GIOAN CON NGƯỜI QUÁ ÐẶC BIỆT

Suốt cuộc đời của thánh Gioan từ khi Chúa kêu gọi ông, cho tới khi Ông nhắm mắt lìa đời, lúc nào thánh Gioan cũng được ở gần bên Chúa và lúc nào Ông cũng được chứng kiến những việc Chúa làm. Vì được Chúa yêu như thánh Gioan tự giới thiệu:" người môn đệ mà Chúa Giêsu yêu mến"( Ga 13, 23; 19, 26; 20, 2.). Thánh Gioan đã làm chứng rằng Ngài sống bên Chúa, cùng ăn, cùng phục vụ với Chúa(Ga 21, 13 ). Thánh Gioan là một trong vài người đã thấy ngôi mộ trống và là một nhân chứng cho biến cố phục sinh. Ðời sống của thánh Gioan quả thật đặc biệt, thánh Augustinô đã nói:" Từ trong lồng ngực Chúa, Gioan đã tìm thấy nguồn suối ban cho chúng ta thứ nước không còn khát và sự hiểu biết". Origênê kết luận:" Chỉ có con người được dựa vào ngực Chúa và được Chúa trao cho Mẹ Maria mới có thể hiểu" mọi bí nhiệm của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, Chúa đã dùng thánh Gioan Tông đồ để mạc khải mầu nhiệm Ngôi Lời cho chúng con. Xin Chúa thương mở lòng soi trí để chúng con thấu hiểu những chân lý cao siêu thánh nhân đã truyền lại( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Gioan Tông đồ ).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Bạn biết gì về ngày Lễ Giáng Sinh?

Bạn biết gì về ngày Lễ Giáng Sinh?


Tiết trời đang vào đông, lạnh se sắt. Một mùa lễ Giáng sinh đang rộn ràng gõ cửa. Dù là người theo Công giáo hay không thì các bạn trẻ cũng muốn được hòa mình vào dòng người hướng về các nhà thờ để được nghe tiếng chuông yên bình chúc mừng sinh nhật của Chúa mà lòng tràn đầy cảm xúc.



Ở giáo đường nào cũng có hang đá, máng cỏ, ngôi sao, cây thông Noel... Đêm về, cùng người thân quây quần chúc một mùa Giáng sinh an lành với những món quà dễ thương. Vậy bạn đã biết hết ý nghĩa của cá biểu tượng trong lễ mừng Chúa sinh ra đời chưa?

                                                             **Hang đá và Máng Cỏ

Trong truyền thuyết, Chúa sinh ra trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Ngày nay, vào đêm 24/12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh khỏi chiến tranh, nghèo đói và bất hạnh.

 
                                                                    **Cây thông Noel

Thời Trung đại, trong nhiều lễ hội tại Ðức đều xuất hiện cây thông. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu. Ngày nay, gần tới dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa... Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.
 
                                                                **Chiếc gậy kẹo

Vào năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Chúa Jesus.

Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của Chúa Jesus. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập tự giá. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì Chúa Jesus chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus.
                                                               **Ngôi sao Giáng Sinh

Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và vàng bạc châu báu.

Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.
                                                          **Quà tặng trong những chiếc bít tất

Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến thế nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình.

Câu chuyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo tất bên lò sưởi để hy vọng nhận được quà. Trẻ em hy vọng nhận được quà nhiều nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất cạnh lò sưởi để nhận quà như mơ ước từ ông già Noel.

                                                                   **Ký hiệu Xmas

Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp Xristos là Chúa Jesus. Vào thế kỷ thứ XVI, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Ðức Chúa là "X" để viết tắt cho từ Christ trong Christmas. (Theo ANTG)



                                                              **Bí ẩn về ngôi sao Noel

Ngày giáng sinh dù ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, chúng ta đều thấy xuất hiện những ngôi sao lấp lánh trên các cây thông Noel hoặc trên bầu trời đầy tuyết trắng. Vậy những ngôi sao đó xuất xứ từ đâu và nó mang trong mình những thông điệp gì?

Trong tất cả các tranh ảnh Chúa giáng sinh, trên bầu trời bao giờ cũng có một ngôi sao sáng rực rỡ, Kinh Thánh gọi đó là "ngôi sao Bethlehem", ngôi sao đã dẫn đường cho Ba Vua tới hang đá nơi Chúa sinh ra. Ngôi sao này còn có tên là ngôi sao Giáng sinh, từ lâu đã là mối tranh cãi của các nhà thiên văn học. Mới đây Nibel Henbest, một nhà khoa học người Anh đã dựa vào sự chuyển động của quỹ đạo trong Thái dương hệ, để giải tỏa câu hỏi tại sao chỉ có Ba Vua nhìn thấy ngôi sao đó, trong khi lịch sử thiên văn không ghi nhận được.

Theo Nibel thì vào năm 1604, nhà toán học Johannes Kepler đã tính được vị trí các hành tinh vào thời Chúa giáng sinh, cũng tìm được sự giao hội đặc biệt của các chòm sao trong nhóm Song Ngư vào năm thứ 7 trước công nguyên. Có nghĩa là, sao Mộc và sao Hỏa, biểu tượng của người Do Thái gặp nhau trên bầu trời nhưng vẫn cách nhau một khoảng gần bằng đường kính của mặt trăng. Vài năm sau đó một sự hội ngộ khác lại diễn ra vào tháng 08 năm 03 trước công nguyên, Mộc tinh tiến gần sao Vệ Nữ - một ngôi sao rất sáng.

Ngày 17/06 năm 02 trước công nguyên, hai sao trên lại gặp nhau nhưng không va chạm, nhưng tạo thành một ngôi sao lạ, sáng chói khắp miền Trung Đông mà Kinh Thánh đã gọi là ngôi sao Bethlehem. Ngoài ra, với người theo đạo Ky-tô xưa thì ngôi sao Vệ Nữ, tức là sao Hôm mọc trước bình minh, được coi là biểu tưọng của Chúa Giê-su, còn sao Hải Sư lại được người Do Thái coi là sao hộ mạng. Đây là hai ngôi sao sáng nhất trong Thái dương hệ và hiện tượng hội ngộ giao thoa, chỉ xảy ra một lần trong hai ba thế kỷ, như giải thích ở trên, được xem là giả thuyết hợp lý về ngôi sao Bethlehem trong truyền thuyết.

Ngoài ý nghĩa khoa học kể trên, ngôi sao Noel còn có một ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng đối với những người công giáo. Đó là ngôi sao dẫn lối chỉ đường cho họ đến với Đức Chúa. Người theo đạo Ky-tô tin rằng ngôi sao đó cũng chính là Chúa Giê-su và ánh sáng ngôi sao của Chúa sẽ xóa tan bóng tối đêm đông lạnh giá, thắp lên một mùa xuân mới ấm áp và hạnh phúc cho muôn dân.(Theo VTC)

                                                          **Vì sao Noel cần có cây thông?

Giữa những năm 2000 trước Công nguyên, theo lịch của người Celte, mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Cây Epicea tượng trưng cho sự sống liên kết với ngày 24 tháng 12. Để làm lễ cho ngày Đông chí, người ta dùng hoa quả và lúa mì để trang trí cho cây.

Năm 354, nhà thờ làm lễ Giáng sinh đầu tiên cho Chúa Giê-su lấy ngày 25/12/để cạnh tranh với lễ đa thần trên. Tuy nhiên, cây Noel thực sự lại xuất hiện trễ hơn rất nhiều.

Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Anh, Thánh Boniface, trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn và dùng một đứa trẻ để tế thần. Ðể dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Từ đó người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng sinh.

Thế kỷ thứ XI, cây Noel được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng, trên đó người ta treo trái cấm của bà Eva. Bắt đầu từ thế kỷ thứ XII cây sapin xuất hiện tại Châu Âu, nói chính xác hơn là vùng Alsace. Từ "cây Noel" được gọi lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521. Cũng vào thời kỳ đó, hình ảnh ngôi sao gắn trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu trở nên phổ biến. Thế kỷ XII và XIII các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cành thông.

Các nước ThụyĐiển, ĐanMạch, NaUy thường tranghoàng nhàcửa bằng cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi maquỉ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng sinh. Làm lễ Giáng sinh quanh một cái cây, biểu tượng của cây trên Thiên Ðàng và đủ loại kẹo đã nhanh chóng trở thành một tập tục ở Đưc. Phải chờ đến gần một thế kỷ sau tập tục đó mới đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh năm 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp.

Đầu thếkỷ thứ 19, cây Noel được du nhập vào nước Anh nhờ ông hoàngAlbert, chồng của Nữ hoàng Victoria và rất được tán thưởng. Vào thời đó, người ta gọi cây Noel là Victorian Tree (Cây thời Victoria). Victorian Tree được trangtrí bằng đèn sáp, kẹo, cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu. Cây Noel được thịnhhành nhất vào thế kỷ thứ 19. Nó cũng được người dân những nước như Áo, Thụy Sĩ, Phần Lan, Hà Lan, tán thưởng trong thời kỳ này.

Hiện nay, khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng sinh và trưng cây Noel. Vì thế, cây Noel là hạnh phúc của mọi người, từ người già cho đến trẻ nhỏ.

                                           **Truyền thuyết về ba túi vàng của Thánh Ni-kô-la

Khi Thánh Ni-kô-la còn là Giám mục nhà thờ Myra, tại xứ này có ba trinh nữ xinh đẹp, con gái của một nhà quý tộc. Theo phong tục ở đây nếu các thiếu nữ không có của hồi môn thì không được phép kết hôn. Nhưng vị quý tộc nọ lại rất nghèo không có tài sản gì đáng giá để cho các con làm của hồi môn, vì thế ba thiếu nữ không được phép kết hôn.

Càng ngày người cha càng trở nên nghèo khó hơn và ông không thể mua sắm quần áo ấm cho các con mình, ông cảm thấy vô cùng xấu hổ và buồn phiền khi thấy các con mình khóc vì lạnh và đói.

Một ngày nọ vị thánh Ni-kô-la biết được nỗi buồn phiền của gia đình họ. Ðêm hôm đó người mang một túi đầy vàng đến trước cửa nhà người quý tộc nọ và ném túi đó qua cửa sổ vào giường ngủ của các cô gái. Tiếng rơi của túi vàng làm người cha rất ngạc nhiên, ông liền đi đến chỗ phát ra tiếng kêu và nhìn thấy có một chiếc túi ở trên giường. Ông liền mở ra và vô cùng ngạc nhiên và vui sướng khi thấy đầy vàng ở trong túi. Ông liền đánh thức các con của mình dậy và ông cho cô con gái lớn của mình gần hết túi vàng để làm của hồi môn, nhờ có túi vàng này cô con gái lớn của ông được phép kết hôn với người mình yêu.

Vài đêm sau thánh Ni-kô-la lại đến nhà người quý tộc nghèo nọ và người lại ném một túi đầy vàng cho gia đình họ, và cũng nhờ có túi vàng này làm của hồi môn mà cô con gái thứ hai của người quý tộc nọ được lấy người cô yêu.

Lúc đó người quý tộc rất băn khoăn không biết ai đã thầm giúp đỡ gia đình ông, vì thế ông rất mong sẽ gặp được ân nhân đã giúp gia đình mình để cảm tạ. Ông mong tìm ra người đã giúp đỡ gia đình ông vì thế ông hàng đêm ông đã thức và chờ bên cửa sổ để đợi ân nhân, và một hôm thánh Ni-Kô-La lại mang túi vàng thứ ba đến cho gia đình quý tộc nọ giúp cho cô út của gia đình có của hồi môn để cô có thể kết hôn. Khi người vừa tung túi vàng lên để ném qua cửa sổ như mọi lần thì người cha ôm chầm lấy tay người, hôn lên tay người và không cầm được nước mắt thốt lên:

" Ôi Thánh Ni-kô-la tốt bụng! tại sao người lại dấu chúng con?"

Thánh Ni-kô-la ôn tồn nói: "nó chẳng đáng gì, ta chỉ muốn giúp đỡ các con chiên của ta thôi, hãy đứng lên đi con và con phải hứa với ta một điều".

Nghe thánh Ni-kô-la nói thế người cha đáp lại: " Vâng, con xin hứa sẽ thực hiện mong muốn của người xin người hãy nói".

Thánh Ni-kô-la nhân từ luôn giúp đỡ mọi và chẳng bao giờ đòi hỏi gì cả nói với vị quý tộc nọ: "Ta chỉ cần con không nói cho ai biết điều này là được".

                                                        **Lịch sử và nguồn gốc cây Noel

Giữa năm 2000 và 1200 trước Công nguyên, người ta đã nói về một loại cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời.

Dân tộc Celte dùng lịch theo chu kỳ Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Cây Epicea liên kết với ngày 24 tháng 12. Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi trái, hoa và lúa mì.

Năm 354, Nhà Thờ làm lễ Giáng sinh đầu tiên cho Chúa Jésus, lấy ngày 25 tháng 12 để cạnh tranh với lễ đa thần trên.

Nếu Noël được phát minh vào ngày 25/12/354, thì Cây Noël được phát minh rất trễ sau này.

Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Đức, Thánh Boniface (sinh năm 680), muốn thuyết phục các tu sĩ Đức tại vùng Geismar rằng cây sồi không phải là một loài cây thiêng liêng. Ông đốn một cây sồi và khi cây ngã, nó đè tan nát hết tất cả mọi vật, trừ một cây sapin trẻ.Từ huyền thoại này, chuyện kể thêm rằng Thánh Boniface đã cho rằng sự ngẫu nhiên trong sáng đó là một phép lạ và tuyên bố "kể từ nay, ta gọi tên cây này là cây Chúa Hài đồng Jésus". Từ đó người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng sinh.

Thế kỷ thứ XI, cây Noël được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng, trên đó người ta treo trái pomme của bà EVE. Bắt đầu từ thế kỷ thứ XII mà truyền thống cây sapin được xuất hiện tại Âu Châu, nói chính xác hơn là vùng Alsace.

Người ta gọi "cây Noel" lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.

Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằng những trái pom của bà Eve, kẹo và bánh. Cũng vào thời kỳ đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến.

Năm 1560 những người theo đạo Tin Lành phát triển truyền thống cây thông Noël.

Thế kỷ XII và XIII các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào (noix) đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cành thông.

Năm 1738, Marie Leszczynska, vợ vua Louis XV nước Pháp, đã trang hoàng một cây Noël trong lâu đài Versailles.

Tại Alsace-Lorraine, người ta thấy càng ngày càng nhiều cây sapin, nơi đầu tiên có truyền thống này.

Các nước ThụyĐiển, ĐanMạch, NaUy thường tranghoàng nhàcửa cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi maquỉ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng-Sinh.

Năm 1837, bà công tước Orléans, Hélène de Mecklembourg, gốc người Đức cho người trang hoàng một cây sapin tại điện Tuileries.

Làm lễ Giáng sinh quanh một cái cây, biểu tượng của cây trên Thiên Ðàng và đủ loại kẹo đã trở thành một truyền thống nhanh chóng bên Ðức. Phải chờ đến gần một thế kỷ để truyền thống đó đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp.

Chính nhờ thời kỳ đó mà cả nước Pháp thu nhập truyền thống này.

Đầu thếkỷ thứ 19 Cây Noël được nhập vào nước Anh và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàngAlbert, chồng của Nữ hoàng Victoria. Vào thời đó, người ta gọi cây Noël là Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trangtrí bằng đèn sáp, kẹo, cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu.

Cây Noël được thịnhhành nhất vào thế kỷ thứ 19. Cây Noël cũng được những nước Áo, Thụy Sĩ, Phần Lan, Hòa Lan tán thưởng trong thời kỳ này. Hiện nay, khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng sinh và chưng cây Noël.

Giờ đây cây Noël là hạnh phúc của mọi người, từ trẻ con cho tới người già.(Theo vietsciences.free.fr)

                                                         **Truyền thuyết về bộ quần áo đỏ

Ông già tuyết chưa trở thành ông già tuyết, vì ông vẫn mặc bộ quần áo tiều phu cũ kỹ, cưỡi ngựa mỗi khi đến cho quà bọn trẻ. Một ngày nọ, ông địa chủ làng Nicholas đi ngang qua nhà ông, và lập tức Nicholas bị mê hoặc bởi chiếc xe kéo với hai con tuần lộc xinh đẹp, xe có gắn những cái chuông kêu lanh canh dễ thương.

Ông địa chủ mặc một bộ đồ đỏ tươi, đầu đội mũ lông cùng màu. " Mình cũng đáng để có nó lắm chứ, con ngựa nhà mình đã quá già và hay than thở, còn bộ quần áo này thì không chịu nổi cái giá rét mùa đông nữa".

Nicholas tìm đến bà thợ may giỏi nhất vùng để có bộ đồ đỏ mơ ước ấy. Nhưng lạ lùng thay, khi bộ đồ hoàn thành thì nó to đến độ trông Nicholas như lọt thỏm vào trong ấy "Ôi tôi đã làm hỏng bộ đồ của ông rồi, nó mới thùng thình làm sao! ". " Không sao cả, tôi sẽ ăn bánh kẹo cho người to lên như bộ quần áo. Cái quần dài này ư? Tôi sẽ mang một đôi ủng đen để bớt độ lùng xùng. Và bà cứ yên tâm, trông tôi sẽ tuyệt vời trong bộ quần áo này đấy!" .

Và như thế, ông già Noel đã ra đời như một huyền thoại, nhưng đến mấy mươi năm sau, thì bộ trang phục đỏ gắn liền với huyền thoại ấy mới có.

Còn bây giờ, hãy tự tin mà bảo với với mọi người rằng: "Ông già Noel trên xe trượt tuyết với hai con tuần lộc là hoàn toàn có thật".

Chúa Jésus đã ra đời như thế nào?

Lễ Giáng Sinh là một nghi lễ đặc biệt quan trọng của nhà thờ Thiên Chúa Giáo được tổ chức vào ngày 25 tháng Mười Hai hàng năm. Mục đích của nghi lễ là nhằm tái hiện lại cảnh tượng Chúa Giê su ra đời, thể hiện lòng nhân từ và sự khiêm nhường của Ðức Chúa.







23.12 : THÁNH GIOAN KENTY, LINH MỤC (1390 - 1473)

23.12 : THÁNH GIOAN KENTY, LINH MỤC (1390 - 1473)
Thánh GIOAN KENTY
Linh Mục (1390 - 1473)
Chúng ta biết đến thánh Gioan Kenty như là một con người thánh thiện và học thức, Ngài vừa là một giáo sư đại học lừng danh, vừa là một ân nhân của người nghèo.
Có một truyền thuyết rất đẹp về lòng bác ái của thánh nhân. Một người nghèo ăn xin ở cửa phòng ăn. Mỗi người có đúng phần mình, nhưng Gioan đã lấy trọn phần mình cho người bất hạnh. Từ đó, phần của người ăn xin được dành riêng. Công thức "người nghèo đến" được đáp ứng lại bằng "Chúa Kitô đến". Gioan Kenty còn đưa chính áo choàng của mình cho người bị lạnh lẽo.
Là bậc thầy về đức ái, Ngài cũng rất vui tươi. Một lần, được những người quí phái mời, Ngài đến với y phục rất khiêm tốn của mình và bị đầy tớ chủ nhà xua đuổi. Thay bộ đồ khiêm tốn ấy đi Ngài được mời vào tiệc. Chẳng may, một người giúp việc vụng về làm rớt đồ ăn vào đó. Ngài nói : - "Này, chính nhờ bộ áo mà tôi được ở đây, thế là nó cũng được quyền nếm nước chấm nữa".
Tinh thần và bác ái đi đôi quá chân thật có một không hai. Ngày kia, khi đi Roma, Ngài bị bọn cướp bóc lột, Ngài nói với họ là không còn gì nữa. Nhưng sau đó Ngài thấy tiền trong áo kép. Ngài vội đuổi theo họ, thú nhận mình ăn cắp và đưa cho họ số tiền này. Lịch sử kể lại rằng, bon cướp đã hối cải ngay.
Kenty, quê hương của Gioan gần Cracovia, là nơi Ngài theo học và đạt bằng tiến sĩ triết học lẫn thần học, Ngài thụ phong linh mục. Giữ ghế tại đại học, Ngài nói tiếng Latinh và tiếng Balan.
Khi cần thiết, Ngài chỉ tranh luận trong tinh thần bác ái bao dung. Trả lời cho những nhục mạ của đối phương, Ngài chỉ biết nói: "Tạ ơn Chúa". Để vượt qua mọi cực nhọc, thử thách, Ngài tự nhủ: "ráng lên". Ngài thường nói với học trò của mình : - "Hãy lấy nhẫn nại, dịu dàng và tình yêu làm khí giới để chống lại những quan điểm sai lầm. Thô bạo chỉ hại cho linh hồn và làm hư chính nghĩa".
Những ghen tương đố kỵ đã làm cho Ngài mất chức đại học và đẩy Ngài vào công việc nặng nhọc tại giáo xứ. Thời gian làm cha sở tại Gracôvia, Ngài đã tỏ ra có một đức bác ái vô bờ, nhưng đại học lại đòi Ngài phải trở về, Ngài lãnh trách nhiệm dạy kinh thánh và tôn giáo cho các công tử Balan. Ngài hành hương Giêrusalem và lắng nghe các lương dân. Khi qua đời vào tuổi rất thọ, sự thánh thiện của Ngài đã lừng khắp nơi Ngài đã đi qua. Thánh Gioan Kenty đã để lại lời kinh rất đẹp này.
"Xin hãy cho chúng con yêu Chúa trên hết mọi sự và yêu mọi người vì Chúa và làm đẹp lòng Chúa trong tâm hồn và trong hành động của chúng con".

Nhiều người khóc thương Ngài và Ngài được kể như người làm nhiều phép lạ. Nhưng mãi tới năm 1767, Ngài mới được tuyên 


                                                                                                         Nguồn Administrator Gx Phú Hòa

21.12 : THÁNH PHÊRÔ CANISIÔ, LINH MỤC TIẾN SĨ HỘI THÁNH (1521 - 1579)

21.12 : THÁNH PHÊRÔ CANISIÔ, LINH MỤC TIẾN SĨ HỘI THÁNH (1521 - 1579)
Thánh PHÊRÔ CANISIÔ
Linh Mục Tiến Sĩ Hội Thánh
(1521 - 1579)
Thánh tiến sĩ Phêrô Canisiô thường được gọi là vị tông đồ thứ hai của nước Đức. Ngài chào đời 8 ngày tháng 5 năm 1521 tại Nijmegen. Cha Ngài là người công giáo, 9 lần làm thị trưởng Nijmegen. Ông gửi Ngài tới phại học Cologne lúc Ngài 15 tuổi. Nơi ấy Ngài gặp được một vị linh mục trẻ thánh thiện Nicolaus van Esch. Chính vị linh mục này đã đưa Canisiô vào nhóm người trung thành với công giáo được hình thành để chống lại Hermann van Wied, vị tổng giám mục đã sang hàng ngũ Luthêrô.
Canisiô được nhóm chọn để tiếp xúc với hoàg đế và tổng giám mục, và việc thoái vị của tổng giám mục đã tránh cho người công giáo Phineland một thảm họa. Ít lâu sau đó, Canisiô gặp được chân phước Phêrô Faber, một trong các bạn tiên khởi của thánh Inhaxiô và được hướng dẫn linh thao. Trong cuộc tĩnh tâm này, Ngài đã tìm được giải đàp cho vấn nạn Ngài tự đặt cho mình làm sao phụng sự Chúa tốt đẹp nhất và nâng đỡ Giáo hội công giáo đang bị tấn công ?
Ngài gia nhập dòng Tên, thụ phong linh mục năm 1546 và sớm lừng danh do việc ấn hành các tác phẩm của thánh Cyrillô thành Giêruslem và của thánh Leo cả. Năm 1547 Ngài tham dự công đồng Tridentinô như là đại diện của giám mục Augsburg.
Năm 1549, Ngài được gọi về Roma và lãnh nhận trách nhiệm truyền giáo cho nước Đức, điều sẽ trở thành công trình của đời Ngài. Trong cuộc chinh phục của bá tước Bavaria, Canisiô và hai cha dòng Tên khác được chọn để dạy thần học tại đại học Ingolstadt. Chẳng bao lâu, Ngài được đặt làm viện trưởng đại học, rồi sau đó, do sự can thiệp của vua Ferdinand, Ngài được gởi đi thi hành cũng một nhiệm vụ tại đại học Vienna, Ngài thành công mỹ mãn đến nỗi nhà vua đã cố đưa Ngài lên chức tổng giám mục. Dầu đã từ chối vinh dự này, Ngài cũng được gọi để quản nhiệm địa phận trong khoảng một năm.

Vào thời kỳ này, tức năm 1555, Ngài đã cho ra cuốn "giáo lý" thời danh, một trong những phụng vụ lớn lao nhất của Ngài cho Giáo hội. Với lối trình bày trong sáng và bình dị giáo thuyết công giáo, cuốn sách này đáp ứng nhu cầu và chống lại sức tàn phá do cuốn "giáo lý" của Luthênô. Tính cho đến cuối thế kỷ XVII, cuốn sách được xuất bản hơn 400 lần và được chuyển dịch sang 15 ngôn ngữ.

Từ Vienna, Canisiô qua Bohemia là nơi Giáo hội ở trong điều kiện tuyệt vọng. Chống lại, Ngài đã thiết lập một học viện ở Praha, sau trở thành đạihọc. Năm 1556, được đặt làm giám tỉnh miền nam nước Đức, Ngài lập trường học cho trẻ em tại 6 thành phố và tự nhận trách vụ cung ứng cho nước Đức các linh mục được đào luyện tốt. Thực hiện điều này Ngài thiết lập các chủng viện và gửi người trẻ đi tu nghiệp thường xuyên ở Roma.

Du hành trong nước Đức, thánh Canisiô không ngừng rao giảng lời Chúa. Trước hết, Ngài tiếp xúc với những người lãnh đạm hay thù nghịch. Nhưng lòng nhiệt thành và sự thông hiểu của Ngài quá rõ đến nỗi đám đông kéo đến chật ních các nhà thờ để nghe giảng. Trong 7 năm liền, Ngài là người giảng thuyết chính thức của nhà thờ chính toà Augsburg và được coi như vị tông đồ của thành phố này. Mỗi khi qua một nhà thờ miền quê vắng bóng chủ chăn, Ngài thường dừng lại để giảng dạy và ban các phép bí tích.
Dường như Ngài không thể nào kiệt sức được. Ngài nói với vài người đã tố cáo Ngài làm việc quá độ rằng : - "Nếu bạn phải làm việc quá nhiều, với sự trợ lực của Chúa, bạn sẽ tìm giờ để làm cho hết".

Một hình thức tông đồ khác là viết thơ. Các pho sách in thư từ của Ngài dày hơn cả ngàn trang giấy. Như thánh Bernardô Clairvaux, Ngài dùng phương tiện này để khích lệ, quở trách và hướng dẫn mọi hạng người. Theo nhu cầu của cả Giáo hội hay của từng cá nhân đòi hỏi. Ngài đã viết thư cho Đức Thánh cha, cho nhà vua, cho các giám mục, cho các hoàng tử, cho linh mục và giáo dân. Nơi nào thư từ không đủ, Ngài đưa ra một sức mạnh do ảnh hưởng cá nhân. Chẳng hạn trong một cuộc họp giữa công giáo và Thệ phản ở Worms năm 1556, đã phải nhờ đến ảnnh hưởng của Ngài; mà người công giáo mới có thể hiệp nhất chống lại những mời mọc của Thệ phản để thỏa hiệp với những điều thuộc về nguyên tắc.
Ở Balan năm 1558, Ngài đã kiểm soát được một đe dọa mới chớm nở đối với niềm tin cổ truyền của xứ sở. Và trong cùng một năm ấy, Ngài đã nhận được lời cám ơn của Đức Piô IV về tài ngoại giao của Ngài trong việc hàn gắn sự bất hoà giữa Đức Thánh Cha và hoàng đế. Năm 1561, Ngài được trao phó để công bố các sắc lệnh của công đồng Tridentinô tại nước Đức.

Ít lâu sau, Ngài được kêu gọi để trả lời cho cuốn Kenturies của Magdeburg. Tác phẩm đầu tiên và tồi tệ nhất của lịch sử "Thệ phản giáo" tấn công Giáo hội công giáo trong mức độ rông rãi và những bóp méo lịch sử đòi nhiều người mới có thể trả lời đầy đủ được. Dầu vậy, thánh Canisiô đã vạch ra đường lối với hai tác phẩm của Ngài là : - "Lịch sử thánh Gioan Tẩy giả" và "Đức trinh nữ Maria khôn sánh"
Từ năm1580 tới khi qua đời năm 1597, Ngài đã cực nhọc và đau khổ nhiều ở Thụy Sĩ. Sáu năm cuối, Ngài nhẫn nại chịu dựng và cầu nguyện lâu giờ tại học viện Fribourg, vì bây giờ, sức khỏe tàn tạ không cho phép Ngài có thể hoạt động tích cực nữa.
Chẳng bao lâu sau khi Ngài qua đời, ngày 21 tháng 12 năm 1597 mộ Ngài đã được tôn kính. Nhiều phép lạ đã diễn ra nhờ lời chuyển cầu của Ngài. Ngài là duy nhất đã được tuyên thánh và tuyên dương làm tiến sĩ Hội Thánh vào cùng một ngày, ngày 21 tháng 6 năm 1925. 
Nguồn Administrator Giáo xứ Phú Hòa

Mừng kỷ niệm ngày Tplm  các cha Gb. Nguyễn Văn Phán (1963), Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn (1971), xin hiệp ý cầu nguyện cho hai cha.

20 Tháng Mười Hai Thánh Elizabeth ở Áo (1554 - 1592) và Thánh Ðaminh ở Silos (c. 1073)

20 Tháng Mười Hai
Thánh Elizabeth ở Áo
(1554 - 1592)



Là con gái của Hoàng Ðế Maximilian II nước Ðức, Elizabeth kết hôn với Vua Charles IX của Pháp khi mới 15 tuổi. Bốn năm sau ngài đã thành góa phụ, trở về Vienna, nhất định không tái hôn.

Thánh nữ là một gương mẫu cho tất cả mọi người. Ðời sống của ngài thật đơn giản, luôn cầu nguyện, siêng đến nhà thờ, tham dự các buổi nguyện ngắm. Trong khi cố tránh con mắt dòm ngó của công chúng, ngài gia nhập Dòng Ba Phanxicô, phục vụ bệnh nhân trong các nhà thương hoặc ở nhà, tiếp tế thuốc men cho những người có nhu cầu. Nhiều ngày thứ Năm, ngài mời những người nghèo đến ăn cùng bàn với ngài để tưởng nhớ bữa Tiệc Ly.

Ngài thường thi hành những công việc hèn mọn ở tu viện Thánh Clara Nghèo Hèn mà ngài giúp thành lập, ở đó ngài nấu ăn cho người nghèo. Cũng như Cha Thánh Phanxicô, ngài lo lắng đến việc duy trì giáo hội. Ngài giúp đỡ cho việc giáo dục người trẻ trong ơn gọi tu trì để phục vụ Giáo Hội.

Thánh Elizabeth từ trần khi ngài khoảng 38 tuổi, sau khi đã hoàn tất quá nhiều công việc để vinh danh Thiên Chúa và vì lợi ích cho người dân. Nhiều phép lạ đã xảy ra tại ngôi mộ của ngài.

-
---------------------------------
20 Tháng Mười Hai
Thánh Ðaminh ở Silos
(c. 1073)


Ðaminh sinh vào đầu thế kỷ mười một và là cậu bé chăn cừu Tây Ban Nha ở dưới chân rặng Pyrênê. Chính trong thời gian này Ðaminh dần dà yêu quý việc cầu nguyện. Không bao lâu ngài trở thành một tu sĩ thật tốt lành. Ðaminh được bầu làm tu viện trưởng và đã đem lại nhiều thay đổi tốt đẹp.

Tuy nhiên, một ngày kia, quốc vương Garcia III của Navarre, Tây Ban Nha, cho rằng một số đất đai tu viện là của ông ta, nhưng tu viện trưởng Ðaminh từ chối không trao lại cho nhà vua. Ngài nghĩ rằng, thật không đúng để trao cho nhà vua những gì thuộc về Giáo Hội. Quyết định này đã làm nhà vua tức giận. Ông ra lệnh Thánh Ðaminh phải rời bỏ vương quốc của ông. May mắn thay, Thánh Ðaminh và các tu sĩ lại được đón nhận bởi một ông vua khác, là Ferdinand I của Castile. Ông này để cho thánh nhân sử dụng một tu viện cũ, là tu viện St. Sebastian ở Silos. Tu viện này ở một chỗ rất lẻ loi và trong tình trạng thật xiêu vẹo. Nhưng với bàn tay của các tu sĩ, không bao lâu, tu viện đã mang một khuôn mặt mới. Thật vậy, thánh nhân đã biến tu viện này thành một trong những tu viện nổi tiếng nhất ở Tây Ban Nha.

Thánh Ðaminh làm nhiều phép lạ chữa lành ngay khi còn sống và ngài cũng cứu thoát người tín hữu Kitô khỏi tay người Moor. Nhiều năm sau khi từ trần, thánh nhân hiện ra với một bà mẹ, tên là Joan (bây giờ là Chân Phước Joan ở Aza) khi bà đến đền kính thánh nhân để cầu xin một đứa con. Thánh Ðaminh nói với bà rằng Thiên Chúa sẽ gửi cho bà một đứa con trai. Khi người con ấy chào đời, bà đặt tên con là Ðaminh de Guzman. Và người con này trở thành vị đại thánh sáng lập dòng Ðaminh ngày nay.

Thánh Ðaminh ở Silos từ trần ngày 20-12-1073.

thanhlinh.net
Mừng ngày Thụ Phong LM các cha: Phêrô Nguyễn Văn Đông (TĐD) 1972 ,các cha Gioan Nguyễn Nhơn - Phao Lô Phạm Đức Vượng - Hiêrônimô Trần Văn Trạch (2011)

19 Tháng Mười Hai Tôi Tớ Thiên Chúa Berthold ở Ratisbon (c. 1272)

19 Tháng Mười Hai
Tôi Tớ Thiên Chúa Berthold ở Ratisbon
(c. 1272)



Sinh ở Ðức vào khoảng năm 1220, ngay từ khi còn trẻ, Berthold người xứ Ratisbon đã gia nhập dòng Phanxicô khi mới được thành lập. Ngài đạo đức, chịu khó sống kham khổ, và được hướng dẫn bởi vị linh hướng nổi tiếng là cha David người xứ Augsburg. Nhận thấy Berthold có khoa ăn nói nên cha David đã khuyến khích và giúp vị linh mục trẻ tuổi này trau dồi thêm khả năng đó.

Không bao lâu khắp Ðế Quốc Ðức, ai ai cũng biết tiếng Cha Berthold là một người rao giảng đại tài. Qua sự rao giảng của cha, lời Chúa đánh động những tâm hồn chai đá. Hàng ngàn người đổ về để nghe ngài giảng. Có khi, số người lên đến hơn 100,000, và ngài phải leo lên toà giảng được dựng trên một cái cây cao để mọi người có thể nghe được. Ngày nay, một cánh đồng thật lớn ở Bohemia vẫn còn được gọi là Cánh Ðồng Cha Berthold, vì ngài đã giảng thuyết ở đây. Nhiều người được ơn trở lại, thay đổi đời sống, sám hối tội lỗi. Và họ xây một tu viện và một nguyện đường ở Ratisbon để dâng kính Thánh Maria Mađalêna. Ngày nay tu viện và nhà thờ này vẫn còn đó và do các Nữ Tu Dòng Thánh Clara Nghèo Hèn trông coi.

Cha Berthold có ơn tiên tri và đã tiên đoán đúng nhiều thiên tai và biến cố trong thời ấy. Sau khi ngài từ trần ở Ratisbon năm 1272, ngôi mộ ngài trở nên trung tâm hành hương. Tinh thần của ngài vẫn sống động trong các bài giảng, mà nhiều bài ấy vẫn thích hợp trong thời đại chúng ta.

thanhlinh.net

18 Tháng Mười Hai Chân Phước Anthony Grassi (1592-1671)

18 Tháng Mười Hai
Chân Phước Anthony Grassi
(1592-1671)



Anthony mồ côi cha khi lên 10 tuổi, nhưng ngài đã học được nơi người cha sự sùng kính Ðức Mẹ Loreto. Khi còn là học sinh trung học, ngài thường đến nhà thờ của các cha Oratorian, và gia nhập dòng này khi mới 17 tuổi.

Từng nổi tiếng là một học sinh giỏi, nên không bao lâu ngài được mệnh danh là "cuốn tự điển sống" trong cộng đồng tu sĩ, ngài có thể hiểu Kinh thánh và thần học cách mau chóng. Trong một thời gian, ngài bị dằn vặt bởi sự quá đắn đo cân nhắc, nhưng cho đến khi cử hành Thánh Lễ đầu tiên, sự bình thản đã chiếm ngự toàn thể con người ngài.

Vào năm 1621, khi 29 tuổi, Anthony bị sét đánh khi đang cầu nguyện trong nhà thờ ở Loreto. Ngài được đưa vào bệnh viện, và ai cũng nghĩ là ngài sẽ chết. Một vài ngày sau, khi tỉnh dậy, ngài nhận ra rằng căn bệnh đau bao tử dai dẳng của ngài đã biến mất. Quần áo cháy nám của ngài được tặng cho nhà thờ Loreto như một kỷ niệm biến cố lớn trong đời.

Quan trọng hơn nữa, ngài cảm thấy cuộc đời mình lệ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa. Sau đó, hàng năm ngài đều hành hương đến Loreto để dâng lời cảm tạ.

Ngài cũng nổi tiếng là cha giải tội đơn sơ và thẳng thắn, lắng nghe người xưng tội, và chỉ bảo họ sống phù hợp với lương tâm. Năm 1635, ngài được chọn làm bề trên Tu Viện Fermo, và được tái đắc cử nhiều nhiệm kỳ cho đến khi ngài qua đời. Ngài là vị bề trên trầm lặng và hiền từ không biết thế nào là khắt khe. Nhưng quy luật của dòng luôn được ngài duy trì và buộc mọi tu sĩ phải tôn trọng.

Ngài từ chối các chức vụ dân sự ở ngoài xã hội, và dùng thời giờ để đi thăm người đau yếu, người hấp hối hay bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ của ngài. Khi về già, ngài được Chúa ban cho ơn nhận biết tương lai, là một ơn sủng ngài dùng để cảnh giác hay khuyên bảo người khác. Nhưng tuổi tác cũng đem lại nhiều thử thách. Ngài phải chấp nhận sự mất mát các khả năng bên ngoài. Trước hết là khả năng rao giảng, là điều đương nhiên xảy đến khi ngài bị rụng răng. Sau đó, ngài không còn nghe xưng tội được nữa. Sau cùng, sau một lần bị ngã, ngài phải nằm liệt giường. Chính đức tổng giám mục phải đến ban Mình Thánh cho ngài hằng ngày. Một trong những công việc sau cùng của ngài là hoà giải được sự tranh cãi kịch liệt giữa hai thầy dòng.

thanhlinh.net

17 Tháng Mười Hai Thánh Lagiarô

17 Tháng Mười Hai
Thánh Lagiarô


Lagiarô, người bạn của Ðức Giêsu, là anh em của bà Mácta và Maria, được các người Do Thái thời ấy nói rằng, "Kìa xem ngài quý mến ông là chừng nào." Và trước sự chứng kiến của họ, Ðức Giêsu đã cho Lagiarô sống lại sau ba ngày nằm trong mộ.

Sau khi Ðức Giêsu chết và sống lại, có nhiều truyền thuyết về cuộc đời Thánh Lagiarô. Người ta nói rằng ngài đã viết lại những gì được thấy ở bên kia thế giới trước khi được Ðức Giêsu cho sống lại. Có truyền thuyết cho rằng ngài theo Thánh Phêrô đến Syria. Truyền thuyết khác lại nói rằng mặc dù người Do Thái ở Jaffa đã ép buộc ngài và các chị em của ngài lên một chiếc thuyền bị đâm thủng, nhưng họ đã cập Cyrus một cách an toàn. Ở đây, sau khi làm giám mục trong 30 năm, ngài đã từ trần cách bình an.

Một nhà thờ được xây cất để tôn kính ngài ở Constantinople và một số thánh tích được đưa về từ Cyrus vào năm 890. Truyền thuyết Tây Phương lại nói rằng có một chiếc thuyền không mái chèo cập bến nước Gaul (nước Pháp bây giờ). Ở đây, ngài làm giám mục của Marseilles, bị tử đạo sau khi đã hoán cải nhiều người, và được chôn cất trong một cái hang. Thánh tích của ngài được đưa về một vương cung thánh đường mới ở Autun năm 1146.

Có một điều chắc chắn là trước đây người ta đã sùng kính thánh nhân. Khoảng năm 390, vào thứ Bảy trước Chúa Nhật Lễ Lá, người ta thường rước kiệu ngay tại ngôi mộ mà Lagiarô đã được sống lại từ cõi chết. Ở Tây Phương, Chúa Nhật Thương Khó trước đây được gọi là "Dominica de Lazaro" (Chúa Nhật Lagiarô), và Thánh Augustine cho chúng ta biết ở Phi Châu, phúc âm về đoạn Lagiarô sống lại được đọc trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá.

thanhlinh.net

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Chân Phước Mary Frances Schervier (1819 - 1876) 15/12

Chân Phước Mary Frances Schervier (1819 - 1876)


Người phụ nữ này từng ao ước trở nên một nữ tu dòng Trappist, nhưng Thiên Chúa đã dẫn dắt ngài đến việc thành lập một tu hội cho các nữ tu chuyên lo việc chăm sóc bệnh nhân và người già ở Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới.
Sinh trưởng trong một gia đình có thế giá ở Aix-la-Chapelle, nước Pháp, sau khi người mẹ từ trần cô Frances coi sóc gia đình, và nổi tiếng là người độ lượng với người nghèo. Vào năm 1844, cô gia nhập dòng Ba Phanxicô. Ðến năm kế tiếp, cùng với bốn người cộng sự, cô thành lập một tu hội chuyên chăm sóc người nghèo. Năm 1851, tu hội Nữ Tu Nghèo Hèn của Thánh Phanxicô được đức giám mục địa phương chấp thuận thành lập; không bao lâu tu hội phát triển mau chóng. Tại Hoa Kỳ, tu hội được thành lập đầu tiên vào năm 1858.
Vào năm 1863, Mẹ Frances sang Hoa Kỳ để giúp các nữ tu chăm sóc các thương binh của cuộc Nội Chiến. Năm 1868, ngài lại sang Hoa Kỳ một lần nữa. Khi thầy Philip Hoever thiết lập tu hội Anh Em Nghèo Hèn của Thánh Phanxicô, thì đó là nhờ Mẹ Frances khuyến khích.
Khi Mẹ Frances từ trần, lúc ấy đã có khoảng 2,500 thành viên của tu hội trên khắp thế giới. Con số ngày càng gia tăng. Họ vẫn còn hoạt động trong các bệnh viện và trung tâm dưỡng lão ngày nay. Mẹ Frances được phong chân phước năm 1974.
nguon :yeuthuongvathathu.blogspot.com

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Thánh GIOAN THÁNH GIÁ 14.12

14.12 : THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ, LINH MỤC TIẾN SĨ (1542 - 1591)
Thánh GIOAN THÁNH GIÁ
Linh Mục Tiến Sĩ (1542 - 1591)
Gioan de Yepes sinh tại Phontiveros, gần Avila. Tây Ban Nha ngày 24 tháng 6 năm 1542. Cha Ngài làm thợ dệt, bị gia đình giàu có làmnghề buôn bán loại trừ vì đã cưới một người vợ kém hơn. Mẹ Ngài là một người đàn bà thánh thiện, trở thành goá phụ sau khi sinh Gioan. Không nguồn lợi, với 3 đứa con, bà đã làm thuê cho một thợ dệt. Bé Gioan dần dần đã học nghề thợ mộc, may vá, điêu khắc, hội họa trong tình yêu mến Chúa Giêsu Kitô.
Trong mọi việc, Ngài có thói quen tự hỏi: - "Vào trường hợp tôi, Chúa Giêsu sẽ làm gì ?"
Ngài không trốn tránh một hy sinh nào. Lúc 12 tuổi, Gioan được học đọc, học viết với các nữ tu ở Medina del Campo. Đức bác ái của Ngài bao la: tư hồi còn niên thiếu, Ngài đã dùng giờ rảnh để phục vụ các bệnh nhân ở nhà thương, dầu vẫn theo học văm phạm và triết học nơi các cha dòng Tên.

Năm1563, Gioan gia nhập dòng Carmêlô và năm sau được gửi học tại đại học Salamanca. Năm 1567 Ngài thụ phong linh mục ở Medina và đã gặp thánh nữ Avila. Thánh nữ đã khuyên Ngài thực hiện việc cải tổ dòng Camêlô như thánh nữ đang làm. Thánh nữ nói với Ngài : - "Đây là công trình đòi hy sinh và máu. Tôi không biết cha sẽ phải chịu khổ tới đâu nhưng chắc chắn cha phải chịu khổ".
Gioan trở thành người con thiêng liêng của người nữ tu Carmêlô này. Cha 25 tuổi và chị 52 tuổi. Chị gửi cha đến với hai người bạn ở Duruelô trong cảnh cô tịch và đây là nguồn gốc của dòng Carmêlô canh tân đi chân không, Ngài lấy tên là Gioan Thánh Giá. Sự nghèo túng thật khủng khiếp, Ngài chỉ sống bằng cỏ, nhưng vẫn dùng những khúc ca tạ ơn Chúa vì đã chỉ cho biết phải sống và cư xử cách nào. Ngài hành động cách khác thường trên những người chung quanh, giải thoát họ khỏi những việc hư hỏng, tạo cho họ một lòng yêu thích hy sinh.
Sau khi chống lại đoàn thể các tu sĩ Carmêlô ở Alcala de Hélenrés, Ngài trở thành tuyên úy của tu viện Avila trong 5 năm, thánh nữ Têrêxa giới thiệu với con cái mình : - "Cha là vị thánh".
Sự thánh thiện của Gioan vượt quá nhiều người và trở nên khó hiểu, sự canh tân khiến Ngài bị tố cáo là nổi loạn. Các thày dòng Carmêlô chước giảm chống lại các thày dòng Carmêlô đi chân không. Cuối cùng, sau những nhục mạ dữ dội, Ngài bị cầm tù ở Tolêđô. Người ta đối xử cứng rắn với Ngài, ba lần mỗi tuần họ đưa Ngài tới nhà cơm và đánh đập không nương tay. Nhưng Ngài cảm thấy đang đi đúng đường Chúa muốn và tạ ơn Chúa vì đã chịu được hạ nhục và chịu khổ cực. Những bắt bớ tăng thêm đức tin và lý tưởng của Ngài. Đáp lại, Ngài yêu mến nhiều hơn và trong hầm tối thiếu khí trời, Ngài trước tác những vần thơ bí nhiệm làm thành cuốn "Thánh ca thiêng liêng" (cantiques spirituelles).
Được 9 tháng thánh nhân vượt ngục. Trước khi đến tu viện định tới, Ngài dừng lại trong một dòng nữ. Ngài nghe một nữ tu ca hát về "hạnh phúc của đau khổ" và bỗng Ngài phải bám chặt vào cửa sắt nhà khách. Ngài đã xuất thần. Ý tưởng được chịu khổ vì Chúa đã làm cho Ngài cả thấy dư tràn hạnh phúc. Phép lạ này trong tâm hồn, như muốn lôi kéo cả thân xác đổi mới theo... thánh Têrêxa nói : - "Không có cách gì để nói về Thiên Chúa với cha Gioan Thánh Giá. Ngài xuất thần ngay và lôi kéo người khác theo".
Một ngày kia quỳ bên song sắt, thánh nữ nghe cha nói về Chúa Ba Ngôi, thì thánh linh như muốn nâng Ngài lên. Khiêm tốn, Ngài nắm lấy tay vào thành ghế. Nhưng hoạt động thần linh đã nâng Ngài lên tới trần nhà. Têrêxa ở trước mặt Ngài cũng xuất thần và bay bổng. Một nữ tu tiến vào, cảm kích và cảnh tượng vội đi gọi các nữ tu khác đến chiêm ngưỡng cả hai vị thánh được Chúa chúc phúc.
Đức Thánh cha và vua Philipphe II ủng hộ những cuộc cải cách và bây giờ Gioan phải nhận nhiều trọng trách. Ngài làm bề trên dòng Calvariô. Ngài lập cộng đoàn Carmêlô Baeza và 3 năm sau được chọn làm tu viện trưởng ở Grenade. Đi đường qua các thành Tây Ban Nha, Ngài chinh phục các linh hồn về cho Chúa Kitô, chính Ngài đã xây dựng một thủy lộ, một tu viện. Trong 15 ngày, Ngài đã viết cuốn "ngọn lửa tình yêu sống động" (la vive flamme d'amour). Cuối cùng Ngài trở thành Tổng đại diện Andalousia.
Sự trong trắng của thánh nhân đã tạo cho Ngài một quyền năng trên quỉ thần. Ngài đã giải thoát nhiều bị quỉ ám. Người ta nói rằng, bằng những dấu thánh giá Ngài dẹp tan cơn bão, bằng lời nguyện, Ngài dập tắt một hỏa hoạn. Các thú vật quí mến Ngài. Để giữ mình trong sạch, thánh nhân tự nhận lấy đau khổ nhưng lại rất thương cảm những đau khổ của người khác, Ngài còn tế nhị hơn nữa đối với những đau khổ tinh thần mà Ngài gọi là "đêm tối của tâm hồn". Nhưng Ngài hiểu rằng, những đau khổ này thanh tẩy tâm hồn rất nhiều. Không kết hợp với Chúa được nếu không có khổ hạnh trong tâm hồn.
Thường nhà dòng nghèo khó đến độ có ngày không có bánh ăn. Tập họp ở nhà ăn, thánh nhân nói với các tu sĩ về hạnh phúc được chịu khổ vì Chúa Giêsu Kitô. Họ khóc vì nhiệt tâm và lui ra. Bỗng chuông reo, một người vô danh đã đem bánh cho nhà dòng. Các tu sĩ trở lại phòng ăn. Lần này, thánh nhân khóc và nói: - "Oi, vậy là Chúa đã thấy sự yếu đuối của chúng con không chịu thử thách được lâu. Ngài đã sớm thương hại chúng ta".
Lần kia, Ngài đã trả lời Chúa Giêsu khi Ngài hỏi về phần thưởng Ngài muốn rằng : - "Lạy Chúa, xin cho con được chịu khổ và bị khinh miệt vì Chúa".
Và Ngài đã xin ba ơn này là: đừng có ngày nào mà không được chịu đau khổ, đừng là bề trên vào lúc chết và được chết trong khiêm hạ. Thiên Chúa đã nhận lời Ngài.

Những tháng bị giam cầm, với bao đau khổ dữ dằn người ta đối xử, đã hủy hoại thân thể Ngài. Mệt nhọc vì du hành tới Andalousia, làm thánh nhân bị thiêu đốt ở chân, các vết thương mở rộng. Ngài chịu đau đớn kinh khủng đến nỗi lần kia Ngài nói với người đối thoại: - "Xin lỗi, tôi không trả lời nổi. Tôi bị đay nghiến và đau nhức".
Thánh nhân được chọn một trong hai nơi để chữa bệnh, hoặc ở Baeza, nơi người ta qúi mến, hoặc ở Ubeda, nơi tu viện trưởng có ác cảm với Ngài. Ngài đã chọn tu viện Ubeda. Những cư xử nghiêm nhặt làm cho Ngài đau đớn thêm. Nhưng Ngài càng ôm chặt thánh giá vào lòng. Vị tu viện trưởng cảm động vì sự dịu dàng không mệt mỏi, vì lòng bác ái sâu xa của bệnh nhân, cuối cùng đã hiểu và xin Ngài tha thứ.

Gioan báo trước mình sẽ chết đêm 14 tháng 12 (năm 1591). Các tu sĩ đọc kinh phó linh hồn, Ngài xin đọc sách Diễn tình ca. Các cơn đau không ngừng gia tăng khi chuông reo giờ kinh sáng, Ngài cầm thánh giá nói : - "Lạy Chúa, con phó linh hồn trong tay Chúa".
Ngài còn nhìn các tu sĩ, hôn Chúa Kitô và tắt thở. Ngài đã viết: - "Vào xế chiều cuộc sống này, bạn được phán xét về tình yêu".

Gioan Thánh Giá để lại nhiều sách luôn được suy gẫm như: Đường lên Carmêlô, đêm tối tâm hồn, Ngọn lửa tình yêu sống động, thánh ca thiêng liêng. Ngài được tuyên thánh năm 1726. Và Đức Piô XI đã đăt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1962.

Thánh LUCIA Đồng Trinh Tử Đạo - (Thế kỷ IV) 13.12

13.12 : THÁNH LUCIA, ĐỒNG TRINH TỬ ĐẠO - (THẾ KỶ IV)
Thánh LUCIA
Đồng Trinh Tử Đạo - (Thế kỷ IV)
Theo lịch sử, chắc chắn là đã có một thánh nữ tử đạo tên là Lucia và mộ Ngài được tìm thấy trong hang toại đạo của các Kitô hữu Syracusa. Sau đây là câu chuyện về cuộc tử đạo của Ngài.
Lucia là một thiếu nữ quí phái người Syracusa tại thủ đô miền Sicily. Mẹ Ngài gốc người Hy Lạp tên là Eutychia, có nghĩa là hạnh phúc. Sớm thành goá phụ, bà đã gắng chuẩn bị cho Lucia một điạ vị cao bằng cách dưỡng dục thánh nữ theo tinh thần Kitô giáo. Bà thường nói với con gái mình về lòng can đảm của các vị tử đạo đã tưới máu trên đế quốc hai thế kỷ qua. Như ở Sicily, tại hải cảng Catana, nửa thế kỷ trước thánh nữ Agatha thay vì chối bỏ đức tin, đã khước từ tình yêu của quan cầm quyền và trung thành với Chúa Kitô giữa các cực hình.
Mẫu gương đáng phục này đã ám ảnh Lucia và khi Eutychia nhận lời cầu hôn cho con gái mình, Lucia khẩn cầu Chúa cất xa những cuộc cưới hỏi trần thế để dâng hồn xác phụng sự một mình Ngài thôi. Bỗng Eutychia ngã bệnh, Lucia lấy cớ này để đình hôn. Dầu vậy, Ngài thấy buồn vì mẹ khổ lâu, nên khuyên bà kêu cầu với thánh nữ Agatha, Ngài đưa mẹ đi Cathana để dưỡng bệnh. Khi đó, Ngài xem thường những sắc lệnh bách hại đạo của Điôclêtianô, khấn hiến mình hoàn tòan cho Thiên Chúa. Ngài đòi phân gia tài để phân phát cho người ghèo. Ngài nói : - "Dâng cho Chúa điều người ta không mang theo sau khi chết thì cũng không có gì là nhiều".
Nhưng người theo đuổi Lucia thấy Ngài bán nữ trang và ruộng đất rồi phát cho người khổ cực, liền nổi giận và tố cáo với Paschse là người cầm quyền ở Syracusa. Lucia bị cầm tù. Trước tòa, Ngài đã trả lời cách đáng phục :
"Giờ thì tôi chẳng còn gì nữa để dâng, tôi dâng chính mình như bánh thánh lên Thiên Chúa tôi cao. Ong run rẩy trước mặt Thiên Chúa, còn tôi, tôi kính sợ Thiên Chúa. Ông muốn làm đẹp lòng họ, còn tôi, tôi chỉ có một ước vọng là làm đẹp lòng Chúa Kitô thôi. Những người thiêu huỷ thân xác là những người bỏ niềm vui mau qua để đổi lấy những niềm vui đời đời. Thánh Phaolô tông đồ đã nói: Ai sống trong sạch và đạo đức là đền thờ Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần ở trong họ. Thân thể chỉ ra nhơ uế nếu linh hồn đồng tình với nó".
Nhà cầm quyền truyền trao Lucia cho bọn đâm đãng êể làm nhục cho đến chết. Nhưng Ngài đã thành một sức mạnh khủng khiếp khiến bao sức lực của họ cũng không thể kéo Ngài đi được. Người ta kêu các phù thủy, đưa bò đến kéo nhưng không nghĩa lý gì đối với sự bất động của Trinh nữ.
Người ta đốt lửa cũng không chạm tới Ngài. Sau cùng, người ta dùng giáo đâm cổ Ngài, nhưng Ngài còn tiên báo một cách lạ lùng : - "Tôi báo cho các ngươi biết rằng, Giáo hội Chúa được ơn bình an vì hôm nay Điôclêtiano bị đuổi khỏi đế quốc, Maximianô phải chết. Và như Catana vui sướng được chị tôi là Agatha bảo trợ, thành Syracusa được Chúa ban cho tôi, nếu các ngươi hết lòng thực hiện thánh ý Chúa".

Và dân Sicily thấy Paschase bị xiềng. César biết được rằng ông ta sẽ chiếm thành. Lucia trước khi chết đã được rước Mình Chúa do các linh mục đem đến.

Lucia là tên do từ ngữ Lux, nghĩa là ánh sáng. Như ánh sáng, gương mẫu đời Ngài dẫn các linh hồn lên trời. Tên Ngài khiến những ai đau mắt thường kêu cầu Ngài.

LINH ĐỊA ĐứC MẸ dongcong.net

dongcong.net
 
 
   
 
   
 
   
 
 
Linh Địa Đức Mẹ
 
  <<<
Lm. Thu Băng, CMC
 
     
  XVI. Đức Mẹ Khóc Tại Nước Đại Hàn
  XV. Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Salette, Nước Pháp
  XIV. Đức Mẹ Hiện Ra Tại Hang Ba Suối, La Mã, Nước Ý
  XIII. Đức Mẹ Hiện Ra Tại Pontmain, Nước Pháp
  XII. Đức Mẹ Hiện Ra Tại Pellevoisin, Nước Pháp
  XI. Đức Mẹ Hiện Ra Tại Milan, Nước Ý
  X. Đức Mẹ Hiện Ra Tại Lourde (Lộ Đứ), Pháp
  IX. Đức Mẹ Hiện Ra Tại Lipa, Phi Luật Tân
  VIII. Đức Mẹ Hiện Ra Tại LaVang, Việt Nam
  VII. Đức Mẹ Hiện Ra Tại Knock, Ái Nhĩ Lan
  VI. Đức Mẹ Hiện Ra Tại Guadalupe, Mexicô 
  V. Đức Mẹ Hiện Ra Tại Fatima, Bồ Đào Nha
  IV. Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Rue Dubac
  III. Đức Mẹ Hiện Ra Tại Banneux, Nước Bỉ
  II. Đức Mẹ Hiện Ra Tại Beauring, Nước Bỉ
  I. Đức Mẹ Hiện Hình Tại Họ La Mã, Tỉnh Bến Tre