Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023

MỪNG KÍNH CÁC CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TẠI VIỆT NAM - 24/11.

 MỪNG KÍNH CÁC CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - 24/11.

Trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam, ước tính có đến hàng trăm ngàn người đã làm chứng đức tin Kitô Giáo, trong số đó có 118 Thánh Tử đạo, với 117 vị được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988 và Á Thánh An-rê Phú Yên, phong Chân phước ngày 5 tháng 3 năm 2000.
Trong số các vị tử đạo được Giáo hội Công giáo tuyên thánh và tôn kính, có 117 vị Thánh tử đạo tại Việt Nam. Giai đoạn lịch sử thời 117 thánh Tử đạo Việt Nam kéo dài đúng 117 năm, tính từ hai vị thánh tử đạo đầu tiên là Phanxicô Federich Tế và Matthêu Leciniana Đậu (tử đạo năm 1745) đến vị cuối cùng là Phêrô Phan Hữu Đa (tử đạo năm 1862), qua các triều đại vua Lê - chúa Trịnh, Tây Sơn và triều Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức).
Xét về thành phần tử đạo, ngoài các giám mục, linh mục, còn có các giáo dân thuộc mọi tầng lớp như quan trường có thánh Micae Hồ Đình Hy, quan án có thánh Đaminh Phạm Trọng Khảm, quân ngũ có những cai đội hoặc chưởng vệ, xuống đến những binh sĩ tầm thường, hương chức có những chánh tổng, lý trưởng. Xét về nghề nghiệp ta thấy có lang y, thương gia, có thợ may, thợ dệt, thợ mộc, cả dân chài, nhưng đông đảo nhất vẫn là giới nông dân.
Theo ước lượng, cho tới cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam đã có khoảng 100.000 người bỏ mình cho đức tin Công giáo. Trong con số rất lớn đó đã có 117 vị đượcTòa thánh chấp nhận phong chân phước qua 4 lần: Năm 1900: dưới thời Giáo hoàng Lêo XIII 64 vị; Năm 1906: thời Giáo hoàng Piô X 8 vị; Năm 1909: thời Giáo hoàng Piô X 20 vị; Năm 1951: thời Giáo hoàng Piô XII 25 vị.
Chia ra như sau: 11 vị người Tây Ban Nha: 6 giám mục, 5 linh mục; 10 vị người Pháp: 2 giám mục, 8 linh mục; 96 vị người Việt Nam: 37 linh mục (23 Bắc, 10 Trung, 1 Nam); 16 thầy giảng (14 Bắc, 1 Trung, 1 Nam); 1 chủng sinh (Trung) và 42 giáo dân (31 người ở miền Bắc, trong đó có 1 phụ nữ; 8 ở miền Trung; 3 ở miền Nam) thuộc các thành phần xã hội như quan án, cai đội, viên chức, y sĩ, binh lính, nông dân, ngư dân...
Nếu theo thời điểm “tử vì đạo”: 2 vị dưới thời Trịnh Doanh (1740-1767); 2 vị dưới thời Trịnh Sâm (1767-1782); 2 vị dưới thời Cảnh Thịnh (1782-1802); 58 vị dưới thời Minh Mạng (1820-1840); 3 vị dưới thời Thiệu Trị (1840-1847); 50 vị dưới thời Tự Đức (1847-1883).
Hồ sơ xin phong thánh còn chi tiết chia theo các hình thức tử hình khác nhau của những người đã hy sinh để làm chứng cho Chúa: 75 chém đầu (trảm quyết), 22 án xử giảo (thắt cổ), 9 án tra tấn chết trong tù, 6 vị bị hỏa thiêu, 5 vị bị lăng trì hay tùng xẻo (xẻo từng miếng thịt cho cái chết diễn ra dần dần)...
Phân loại theo nguyên quán: quê Nam Định 19 vị; quê Thái Bình 8 vị; quê Bình Trị Thiên - Huế 7 vị; quê Nam Bộ 4 vị; quê nơi khác: Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Giang, Bình Định...
Phân loại theo nơi chết: 42 người chết tại Nam Định; 56 người chết tại Thái Bình; 7 người chết tại Huế; 4 người chết tại Bắc Ninh; 4 người chết tại Nam Kỳ; 4 người chết không rõ tại đâu.
Qua những tổng hợp trên, có thể thấy các thánh tử đạo ở Việt Nam có 16 vị là người nước ngoài. Về thời điểm, chủ yếu các thánh tử vì đạo vào thời Minh Mạng và Tự Đức triều Nguyễn; về mặt địa lý, các vị này chủ yếu chết ở miền Bắc Việt Nam; về thành phần tử đạo, giáo dân và linh mục vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, còn về giới tính chỉ có 1/117 vị là phụ nữ (thánh Anê Lê Thị Thành).
Vị thánh tử đạo cao tuổi nhất: 84 tuổi – Micae Vũ Ba Loan (1756-1840).
Vị thánh tử đạo nhỏ tuổi nhất: 19 tuổi – Giuse Phạm Quang Túc (1843-1862), Chân phước Anrê Phú Yên (1625 hay 1626-1644).
(Sưu tầm)
Có thể là hình ảnh về 1 người
Tất cả cảm xúc:
Bạn, Uyên Nguyễn Thị Thảo, Tran Hai và 22 người khác
Nguồn bài viết: Lê Minh Sơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét