Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

LỊCH SỬ CŨNG BỊ BÓP MÉO.

Tranh công cả bức hình xe tăng "húc đổ" cảnh cổng Dinh Độc Lập!
Trong câu chuyện về bức hình xe tăng “húc đổ” cánh cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, nhiều tư liệu chứng cứ phân tích việc chiếc xe tăng của quân đội CSBV "húc đổ" là "dàn dựng" nhằm mục đích quay phim tuyên truyền, làm "Sử liệu Cách mạng"!
Ngoài ra các báo chí cả trong cũng như ngoài nước cũng rộ lên tranh cãi chuyện chiếc tăng nào, chiếc mang số 390 hay mang số 843 đã "húc đổ" cánh cổng trước? Ai là người đã "soạn thảo văn kiện đầu hàng" cho ông Dương Văn Minh đọc trên Đài Phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975 - Đại úy Phạm Xuân Thệ hay Trung tá Bùi Văn Tùng? Dư luận bên "phe thắng cuộc" cũng tranh cãi ỏm tỏi một thời vì cả hai ông này đều cùng với phe của họ! Những chuyện này có thể lên Google tìm đọc nhòe cả con mắt!
Nhưng cái chuyện ai là người chụp bức ảnh chiếc xe tăng đã "húc đổ" cảnh cổng Dinh Độc Lập thì mới đáng buồn... cười!
Các bài viết đăng trên báo chí nước ngoài, các hồi ký của các "nhân vật lịch sử" có mặt tại Dinh Độc Lập thời khắc cuối cùng của Chính quyền VNCH vào tháng Tư năm 1975 và nhất là sáng ngày 30/4 rất ít, ngoài các vị trong thành phần "nội các" Dương Văn Minh - Vũ Văn Mẫu, còn một ít ký giả, phóng viên báo chí ngoại quốc đa số là các nước phương Tây (nhưng không có người Mỹ vì đã ra đi trước 8 giờ sáng 30/4) đã đến Sài Gòn trước đó để săn tin. Và họ hiện diện tại Dinh Độc Lập có lẽ do lời mời và bố trí của "nội các 2 ngày" này để đưa tin tường thuật trung thực về "lễ bàn giao" chính quyền VNCH cho Chính phủ Cách mang Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN) theo như tính toán nước cờ chính trị của ông Dương Văn Minh và những "thế lực chống lưng"!
Theo bài viết của nhà báo Huy Đức của "Bên thắng cuộc" để gọi là "tưởng niệm" Dân biểu VNCH Nguyễn Văn Binh đã từ trần hôm 28/2/2023 thì: (trích)
"Sáng 30/4/1975, sau khi tuyên bố “bàn giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, Đại tướng Dương Văn Minh cùng các ông Vũ Văn Mẫu và Nguyễn Văn Huyền đi từ số 7 Thống Nhất [nay là đường Lê Duẩn] về Dinh Độc Lập.
Trong thời gian đó, tướng Nguyễn Hữu Hạnh mang Tuyên bố “Bàn giao Chính quyền” của Tổng thống Dương Văn Minh và Chỉ thị “buông súng” của Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh sang phát trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Khi tướng Hạnh trở lại Phủ Thủ tướng [7 Thống Nhất] thì nơi đây đã hoàn toàn vắng lặng. Lúc ấy, ông Minh và gia đình đã vào Dinh Độc Lập.
Đến Dinh Độc Lập, ông Nguyễn Hữu Hạnh thấy cổng Dinh mở, không lính gác. Đại tướng Dương Văn Minh có ý chờ “bàn giao chính quyền”.
Nhưng vì cửa mở, một xe Jeep và một xe GMC đầy lính vũ trang của tiểu đoàn Lôi Hổ (thực tế là một đơn vị Biệt Cách Dù của Thiếu tá Phạm Châu Tài) chạy vào trước thềm Dinh đòi gặp ông Minh. Họ muốn chất vấn ông Minh vì sao lại “bàn giao” trong khi nhiều người còn đòi “tử thủ”. Sau khi được khuyên nhủ là “không nên để cho máu đổ ở giờ thứ 25”, họ rời đi.
Lúc đó là 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975.
Ít phút sau khi hai xe vũ trang của tiểu đoàn Lôi Hổ đi ra, Trung tá Nguyễn Văn Binh đã cẩn thận đóng cổng Dinh Độc Lập lại.
Nếu không có hành động này của Trung tá Nguyễn Văn Binh thì lịch sử đã không có cảnh “húc đổ cổng Dinh Độc Lập” [Chiếc tăng 843 đi theo đường Thống Nhất từ Sở Thú tới trước rồi dừng lại trước cổng phụ trong khi xe tăng 390 tới sau, nhưng hùng dũng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, cánh cửa cuối cùng của cuộc chiến]." (hết trích)
Trong bài viết của Huy Đức, theo tôi nghĩ có lẽ là tương đối trung thực và cho thấy lúc đó trừ một số đơn vị tỏ ra uất ức (như Biệt Cách Dù) buộc phải buông súng, bị ông "Tổng thống 2 ngày" Dương Văn Minh "tước quyền chiến đấu", làm cho họ bị gãy súng vào "giờ thứ 25" thì những đơn vị phòng vệ Dinh Độc Lập hầu như không có chút đề kháng nào khi nghe lệnh "Tổng Tư lệnh" chất đống vũ khí của họ trước đài phun nước trong Dinh, nghĩa là buộc toàn thể những người lính trong Dinh phải "bó giáp quy hàng"!
Nhưng hành động "hùng dũng" của chiếc xe tăng quân Bắc Việt tông (nhiều hơn là húc) vào cánh cửa chỉ khép hờ bởi ông Trung tá Bình, mang tính "biểu tượng" và hung hăng cho ra vẻ oai phong, chém gió chứ có ai chống cự lại đâu mà chẳng hùng với dũng! Hành động xe tăng "húc đổ" cánh cổng Dinh Độc Lập có vẻ giống với anh chàng Don Quijote của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes y Saavedra đi đánh nhau với ... cối xay gió!
Theo một lời kể từ trang HM Blog thì trong thời khắc đó:" Ngày 29/4/1975 ở cửa ngõ Sài Gòn, thấy đoàn xe tăng tiếng vào thành phố, nhóm Ninh là Chính trị viên Đại đội Đặc công 1, Tiểu đoàn 40, ngồi xe tăng thứ 5. Ninh được ngồi trên tháp pháo, cứ thế lao vào tận dinh Độc lập sáng hôm sau (30/4). Xe của Ninh tới Dinh Đôc Lập thì cổng sắt đã bị húc đổ từ trước. Đơn vị anh xuống sân, gom người trong đó, bắt cả phóng viên có ống kinh dài, trói và để ở sân cỏ vì nghi ống tele giống súng bắn tăng của Mỹ.
Do nhiều đơn vị vào đây nên lúc đó khá lộn xộn.
Nhóm đặc công của anh biết anh Phạm Duy Đô, Quyền Đại đội trưởng Đặc công, Tiểu đoàn 19, đoàn 116, mang theo lá cờ.
Anh Đô cầm cờ vào dinh, gặp nội các Dương Văn Minh đang ngồi trong sảnh. Họ tất cả bật dậy, nói chuyện bàn giao, nhưng anh Đô nói “các ông phải đầu hàng” và quay ra xin chỉ thị cấp trên. Chuyện sau đó như báo chí đã mô tả mà Ninh là một nhân chứng....
Xem phim thời sự đen trắng do phóng viên nước ngoài quay thời điểm lịch sử đó sẽ thấy trên nóc dinh Độc Lập có hai lá cờ vẫy, một lá của anh Bùi Quang Thận và ít ai biết rằng lá kia của anh đặc công Đô.
Phim thời sự có cảnh xe tăng húc đổ cổng dinh là diễn lại, lúc đó có ai quay được đâu. May nữ nhà báo Pháp Francoise Demulder có mặt trong thời khắc ấy ghi lại được hình ảnh chiếc tăng 390 đã húc đổ cổng chính nên bớt đi sự tranh cãi “ai vào trước”. " (hết trích)
Một số tài liệu cho thấy ngoài nữ nhà báo Pháp Francoise Demulder, nhà báo Tây Đức Börries Gallasch, phóng viên NBC Jim Laurie chụp hình và viết bài, còn có phóng viên người Úc Neil Davis là người duy nhất quay được những thước phim có giá trị vào thời điểm đó... (Neil Davis đã thiệt mạng khi nỗ lực ghi hình lại một cuộc đảo chính tại Thái Lan.)
Qua những nguồn tư liệu mà tôi tìm đọc được, có lẽ chúng ta hiểu ra vấn đề là việc "húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập" chỉ là hành động thừa, mang tính biểu tượng chiến thắng, đầy tính hung hăng, bạo lực khi vào giờ phút cuối cùng của VNCH, sức đề kháng là bằng 0, và ông Dương Văn Minh đang "huyễn hoặc" chính ông sẽ là người "đàm phán, thương thuyết, bàn giao..." chính quyền mới nhận 2 ngày trước đó cho lực lượng quân sự Bắc Việt Nam (mà ông cho là binh lính CHMNVN) đang tiến vào Sài Gòn từ các hướng!
Nói về chuyện bức ảnh chiếc xe tăng "húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập" lại "lòi ra" một nhân vật muốn đi vào lịch sử để "xí phần" là mình đã chụp được "bức hình lịch sử" đó!
Từ trang kimanhl.blogspot.com có bài viết " Bức ảnh gây nhiều tranh cãi" mà xin trích một phần sau đây cho mọi người tham khảo:
"Phóng viên Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng Giám đốc Thông Tấn xã Việt Nam, được biết là tác giả của bức ảnh lịch sử "Xe tăng quân giải phóng húc sập cổng Dinh Độc ngày 30 tháng Tư năm 1975", khi đó ông 23 tuổi, là một trong những phóng viên miền Bắc có mặt đầu tiên tại Sài Gòn chứng kiến giây phút có giá trị lịch sử lớn lao nầy.
Ông tường thuật rằng: "Tôi đưa máy ảnh lên như một bản năng và nhãn quan của người phóng viên để kịp ghi lại một cách chân thật nhất trong trận chiến lịch sử của quân đội ta."
Vào ngày 29/04/75, Trần Mai Hưởng đẩy xe Honda qua đèo Hải Vân. Vậy bằng cách gì trưa ngày 30 tháng Tư năm 75 ông có mặt tại Sài Gòn để có thể chụp bức ảnh nầy. Với hoàn cảnh giao thông cách đây gần 50 năm (Đèo Hải Vân - Sài Gòn cách nhau 873 kí-lô-mét).
Tiếp theo, đến năm 1995, với bằng chứng đưa ra: Khoảnh khắc chiếc xe tăng húc đổ cổng chính của dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 chỉ có một người duy nhất chụp được đó là nữ nhà báo Pháp Françoise Demulder.
Hay nói cách khác: Các bức ảnh xe tăng húc sập cổng Dinh Độc Lập, tượng trưng cho chế độ Sài Gòn sụp đổ được Việt Nam công bố sau năm 75 là ảnh dàn dựng, ảnh giả.
Phần ông Trần Mai Hưởng đã "nổ" vì ông không nghĩ có một sự thật với bằng chứng đã nằm yên 20 năm mới chịu "khui" ra. " (hết trích)
Lịch sử là những sự kiện xảy ra trong quá khứ và cần lưu truyền lại cho thế hệ tương lai những điều trung thực khách quan nhất thì con cháu chúng ta mới có thể ngẩng mặt mà tự hào...
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều những tham vọng cá nhân, mắc chứng bệnh háo danh thành tích nên đã cố tình làm sai lệch lịch sử, thậm chí "đổi trắng thay đen", ngụy tạo, tự đánh bóng tên tuổi mình bằng nhiều thủ đoạn có thể là rất hèn hạ và lưu manh! Chung quy cũng chỉ vị "lợi và danh" mặc dù biết rằng "lợi bất cập hại" và "danh cũng chỉ là hư ảo"!
Sự dối trá nào rồi cũng như cây kim gói trong bọc! Lâu ngày rồi cũng sẽ lòi ra và lúc đó thì hậu quả của sự dối trá, lừa đảo, nhất là lịch sử, chắc ai cũng hiểu...
Hoài Nguyễn - 28/4/2023
*Clip kèm theo là bức hình do Nữ Phóng viên ảnh người Pháp Francoise Demulder và thước phim do Phóng viên Úc Neil Davis thực hiện vào thời khắc trưa ngày 30/4/1975.
Nguồn bài viết: Hoài Nguyễn.



Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

VỀ THĂM LỊCH SỬ

 Trần Trung Đạo

VỀ THĂM LỊCH SỬ
Anh sẽ đưa em về thăm Hà Nội
Cả đời anh chưa được một lần qua
Mộng Hồ Gươm vằng vặc bóng trăng tà
Sâu thăm thẳm như lòng anh nhớ nước
Hỡi chiếc cọc Bạch Đằng Giang thuở trước
Hãy chờ tôi đừng vội cuốn ra khơi
Những rong rêu thành quách của muôn đời
Xin cố đứng dù trời đang nổi gió
Ta sẽ tới thăm khu Trường Giảng Võ
Tìm chiếc nỏ thần lưu lạc của Thục Vương
Đâu Mỵ Châu lông ngỗng trắng ven đường
Đâu Trọng Thủy tìm người thương muôn dặm
Ta sẽ ghé bến Bình Than một bận
Nơi ngày xưa ai bóp quả cam vàng
Trần Khánh Dư xuôi ngược chiếc thuyền than
Trần Thủ Độ đầu chưa rơi xuống đất
Em sẽ nhớ bao nhiêu người đã khuất
Nhớ Chương Dương mơ Vạn Kiếp, Thiên Trường
Có phải nơi nầy Trần Bình Trọng đầu rơi
Thà làm quỉ hơn làm vương đất bắc
Ta sẽ đợi bên bờ sông Thiên Mạc
Nhìn xa xa lửa dậy đất Thăng Long
Hưng Đạo Vương vung kiếm chỉ vào sông:
"Dẫu thịt nát thây phơi ngoài nội cỏ"
Em sẽ thấy gò Đống Đa còn đó
Nấm mồ hoang của hàng vạn quân Thanh
Vua Quang Trung oai dũng tiến vào thành
Chiếc áo ngự còn vương mùi khói súng
Ta sẽ đến Lam Sơn tìm dấu chứng
Nơi ngày xưa Nguyễn Trãi viết Bình Ngô
Rừng Chí Linh ai giả mặc long bào
Để được chết thay vua và thay nước
Anh sẽ đưa em đi dọc bờ sông Hát
Nơi nào đây Trưng Trắc đã trầm thân
Vẫn thấy lòng đau dù đã mấy nghìn năm
Vẫn tha thiết như nhớ người chị cả
Anh sẽ đưa em về qua Hưng Hóa
Ghé Phong Châu quì trước điện Vua Hùng
Dẫu lạc loài nơi cuối bể đầu non
Hồn con vẫn là hồn muôn năm cũ
Mỗi chiếc lá như còn nghe hơi thở
Mỗi cành cây như có một linh hồn
Ta sẽ về sống lại một lần thôi
Em sẽ khóc như chưa hề được khóc
Ta sẽ viếng đường Cổ Ngư bóng mát
Những chuyện tình đẹp nhất khởi từ đây
Nắng dịu dàng soi mặt nước Hồ Tây
Xin một chút hong khô màu mắt biếc
Ôi Lịch sử, một vầng trăng diễm tuyệt
Sáng trong anh nét đẹp của muôn đời.
Trần Trung Đạo
Có thể là hình ảnh về lâu đài
Tất cả cảm x

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

Miền Nam từng có một thời kỳ sáng dọi



 Miền Nam từng có một thời kỳ sáng dọi

Ý chí và nhiệt tâm kiến thiết quốc gia của người Việt từng có một giai đoạn sáng chói. Năm 1955, xuất phát điểm của miền Nam cũng gần tương tự miền Bắc. Sau khi Pháp rút, Việt Nam nói chung là một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn, công nghiệp gần như bằng không, cùng với nhiều cái “không” khác, từ hệ thống giáo dục, chăm sóc y tế đến quản trị hành chính. Miền Nam đã xây dựng tất cả từ bàn tay trắng theo đúng nghĩa đen.
Chỉ trong 5 năm, từ 1955-1960, miền Nam đã lột xác với công cuộc kiến thiết toàn diện, bằng các chính sách dinh điền, xây dựng thủy nông, lập khu kỹ nghệ, phát triển điện lực, thiết lập hệ thống giao thông, khai thác tài nguyên khoáng sản, xây dựng hệ thống ngân hàng… Đó là “5 năm vàng son” như cách nói của giáo sư Nguyễn Tiến Hưng trong “Khi đồng minh nhảy vào” (cơ sở xuất bản Hứa Chấn Minh 2016). “5 năm vàng son” đã tạo nền tảng cho sự phát triển miền Nam trong 15 năm sau đó.
Trong khi “Kế hoạch Ngũ niên I” (1957-1961) tập trung việc xây dựng canh nông (lập khu dinh điền; thu xếp nơi sinh sống cho đồng bào di cư miền Bắc…), ngư nghiệp, công kỹ nghệ, công chánh, điện lực, khoáng sản…, “Kế hoạch Ngũ niên II” (1962-1966) nhấn mạnh việc gia tăng mức sống người dân và đặc biệt chú trọng đến giáo dục, y tế, xã hội và lao động. Khu kỹ nghệ Biên Hòa được xây trong thời gian này (theo sắc lệnh ký ngày ); tiếp đó là khu kỹ nghệ Phong Dinh (1967). Ngày 1-4-1961, công trình thủy điện Đa Nhim được khởi công; nửa tháng sau, nhà máy xi măng Hà Tiên ra đời… Trong lĩnh vực công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp dệt, đồ hộp, thủy tinh, nhựa dẻo, lắp ráp cơ khí… phát triển rất mạnh. Đến năm 1968, miền Nam đã có 85 hãng dược, sản xuất 2.203 dược phẩm, chiếm 70% thị phần, với nguyên vật liệu chủ yếu trong nước.
Năm 1950, hệ thống giao thông miền Nam gần như chẳng có gì. Sài Gòn và các vùng ven đô vẫn còn nhiều con đường bụi đất mịt mù với những chiếc thổ mộ ngang dọc lọc cọc. Chỉ vài năm sau, xe đò đã có thể chạy bon bon trên đường nhựa về lục tỉnh. Ngày 7-8-1954, hơn một năm trước khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống nền Đệ nhất Cộng hòa, công cuộc tái thiết đường hỏa xa xuyên Việt (Sài Gòn-Đông Hà, 1.223 km) đã hoàn thành, chạy qua các tỉnh dọc bờ biển Trung Phần với các nhánh nối nhiều thành phố lẫn các khu kỹ nghệ (Kỳ Lâm-Nông Sơn; Diên Trì-Qui Nhơn, Tháp Chàm-Đà Lạt; Mường Mán-Phan Thiết…).
Các phương tiện giao thông khác cũng nhanh chóng phát triển. Niêm giám thống kê Việt Nam 1970 cho biết “chiều dài tổng cộng các đường xe là 20.896 cây số”; và theo Bộ Công Chánh, riêng Đô Thành Sài Gòn, có 7.400 xe taxi; 2.440 xích lô máy; 7.500 xích lô đạp; 3.100 xe lam; 464 xe ngựa; 60 xe buýt; và toàn miền Nam có khoảng 1 triệu xe gắn máy đủ loại (dưới 50 cc)… Hệ thống hải cảng và giang cảng phát triển mạnh đặc biệt thời ông Diệm, khi mà các cuộc tấn công của “cộng quân” còn yếu và hạn chế. Trong những năm trước 1963, trung bình hàng năm các giang cảng trên đồng bằng Cửu Long chuyển vận về giang cảng Sài Gòn khoảng 800.000 tấn hàng hóa (lúa gạo, trái cây, than củi, nông thủy sản…).
Trong “Hiện-tình kinh-tế Việt-Nam” (quyển hai; NXB Lửa Thiêng 1972), tác giả Nguyễn Huy (giảng viên Đại học Văn Khoa, Đà Lạt, Vạn Hạnh) cho biết: “Năm 1937, phi trường Tân-Sơn-Nhất chỉ có một đường bay duy nhất bằng đá đỏ, dài 1.500 m chiều Bắc Nam, rồi đến Đệ nhị Thế Chiến mới có thêm đường bay Đông Tây dài 1.300 m… Đến năm 1954, Nha Căn Cứ Hàng Không của chính phủ Việt-Nam phụ trách phần kiến tạo và kiện toàn hệ thống phi trường quốc gia để phục vụ cho hàng không dân sự… Việt-Nam Cộng-Hòa đã kiến tạo được một hệ thống phi trường quá đầy đủ đứng đầu Đông-Nam-Á với tổng số lối 500 phi trường lớn nhỏ; (trong đó có) 8 phi trường quốc tế có đường bay dài trên 2.500 m tiếp nhận được các loại phi cơ DC 28 trở lên” (nđd, trang 72-74). Tân Sơn Nhất trở thành bãi đáp của nhiều hãng hàng không quốc tế, từ Air France, China Airlines (Đài Loan), Pan American World Airways, đến Cathay Pacific Airways… Tháng 10-1951, Công ty Hàng Không Việt Nam được thành lập với 50% vốn Việt Nam và 50% vốn Air France. Phi đội Hàng Không Việt Nam có 22 phi cơ, từ loại nhỏ như Cessna đến loại to như Boeing 727.
Đáng nói nhất của một thời “sáng dội miền Nam” (lấy theo tên một tạp chí nổi tiếng trước 1975) là chính sách giáo dục. Về đầu tư cơ sở giáo dục, năm 1957, Viện Đại học Sài Gòn được thành lập (trước 1954, miền Nam không có đại học; muốn học cử nhân phải ra Hà Nội), với 8 phân khoa (văn khoa, luật khoa, y khoa, dược khoa, nha khoa, khoa học, sư phạm và kiến trúc). Viện Đại học Sài Gòn có hai ký túc xá (đại học xá Minh Mạng cho nam sinh viên và đại học xá Trần Quý Cáp cho nữ). Các vị khoa trưởng không do Bộ giáo dục bổ nhiệm mà được bầu từ các giáo sư hội đồng khoa. Các giáo sư Viện Đại học Sài Gòn đều là những tên tuổi lớn: Cao Văn Chiểu, Trần Quang Đệ, Lê Xuân Khoa, Vũ Văn Mẫu… Ngoài ra còn có Viện Đại học Huế (1957), nơi in bóng linh mục Cao Văn Luận; hoặc Viện Đại học Vạn Hạnh (1965), nơi tập trung những nhà triết học trí tuệ vô song (Thích Minh Châu, Phạm Công Thiện, Trí Hải, Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ…).
Việc “dựng người” được chú trọng từ cấp tiểu học. Trẻ được dạy cách khiêm tốn, trung thực, lễ phép và tôn kính (thậm chí cúi chào một anh học trò học “cao” hơn chỉ một lớp). Chủ trương giáo dục hoàn thiện nhân cách bên cạnh việc dạy chữ có thể thấy rõ ở chính sách giáo dục cộng đồng. Nghị định 2463-GD/PC/NĐ ngày 25-1-1969 của Bộ giáo dục đã yêu cầu “tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc” (VNCH), kể từ niên khóa 1969-1970, phải áp dụng chương trình cộng đồng hóa. Trong quyển “Giáo dục cộng đồng” (Bộ giáo dục và Trung tâm học liệu xuất bản 1971), nhóm soạn thảo viết:
“Trường Cộng-đồng vừa giáo-dục học-sinh vừa hướng-dẫn dân-chúng công-cuộc giáo-dục của học-đường chỉ có thể đạt được kết-quả tốt đẹp nếu học-sinh, khi bước chân ra khỏi trường không thấy những điều trái ngược với lời Thầy giảng-dạy. Cho nên việc giáo-dục ở nhà trường phải đi đôi với việc cải-tạo hoàn-cảnh ở bên ngoài… Trường Cộng-đồng hướng-dẫn học-sinh tự tìm tòi, học-hỏi đồng-thời phát-triển tinh-thần học tập-thể và dân-chủ: để tránh lối học từ-chương nhồi sọ, học-sinh trường Cộng-đồng luôn luôn được hướng-dẫn quan-sát địa-phương để tự tìm hiểu những vấn-đề liên-quan đến chủ-điểm giáo-dục” (nđd, trang 25). Ban soạn thảo cũng nhấn mạnh đây là phương pháp giáo dục “đặt trên căn bản 3 nguyên tắc chính: dân tộc, nhân bản và khai phóng”.
Miền Nam trong suốt 1955-1975 chưa bao giờ bình yên. Làng quê lẫn đô thị liên tục xảy ra những vụ “một xe Lambretta ba bánh bị trúng mìn trên hương lộ 10, Long An: 13 hành khách chết, 2 bị thương” (11-3-1965); hoặc “lựu đạn giấu trong ổ bánh mì, nổ tại đường Ngô Quyền, Sài Gòn: 2 quân-nhân Mỹ và 6 người Việt bị thương” (19-3-1965) – như được thuật trong “Việc từng ngày-1965” của Đoàn Thêm. Nhưng khói lửa chiến tranh và những giọt nước mắt “khóc người tiền phương” vẫn không làm mất đi sự tươi đẹp của làng quê, sự lạc quan của dân chúng và sự an bình trong xã hội lẫn gia đình. Điều đó thể hiện trong các sáng tác văn học, thi ca, và âm nhạc. Không chỉ thịnh vượng ở vật chất, con người cũng giàu lòng nhân ái và dạt dào tình yêu quê hương.
“Năm 1960, Đài Loan còn là Formosa, Singapore chưa ra đời, sản xuất chính của Thái Lan chỉ có gạo, những mái nhà ở Đại Hàn toàn màu đỏ vì người dân phơi đầy ớt để làm kim chi” – tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nhắc lại (trong “Khi đồng minh nhảy vào”). Đó là thời điểm mà Mao đang đưa Trung Quốc trở về “thời kỳ đồ đá” bằng kế hoạch “Đại nhảy vọt”. Miền Nam VNCH đã đi trước và tạo khoảng cách rất xa với các nước khu vực. Điều đó cho thấy rằng, việc kiến thiết quốc gia không dễ nhưng không phải quá khó. Kiến thiết quốc gia không dùng sức mạnh của sự tàn phá ngu dốt. Nó dùng năng lượng kết tụ của trí tuệ và sự nhiệt tâm.
*Mạnh Kim - Nhà báo tự do
Kèm theo là cuốn video clip những hình ảnh về một Sài Gòn trước năm 1975.



Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

CHUYỆN TÌNH SAU 2 PHẦN MỘ TRONG NHÀ THỜ

 CHUYỆN TÌNH SAU 2 PHẦN MỘ TRONG NHÀ THỜ


HAI PHO TƯỢNG, VỢ TRƯỚC MỘ CHỒNG VÀ CHỒNG TRƯỚC MỘ VỢ
Hai bên hông thánh đường nhà thờ Hạnh Thông Tây (Gò Vấp, SG) nổi bật lên trước mắt mọi người những pho tượng đầy giá trị nghệ thuật và vô cùng sống động.
Từ ngoài vào, phía bên trái là bức tượng người phụ nữ quỳ trên gối, hai tay cầm 2 bó hoa huệ ôm choàng lấy tấm bia mộ. Đầu bà để trần, tóc búi cao, đầu hơi chếch hướng vào ngôi mộ phía sau.
Chiếc áo dài trên người bà bình dị. Trên cổ bà đeo sợi dây chuyền có mặt ngọc, dưới chân mang dép mũi hài…
Tượng trông như người thật khiến tôi ngẩn ngơ. “Anh có biết pho tượng này là ai không?”. Tôi quay người nhìn lại, đó là một cụ già.
Cụ cho biết, người phụ nữ ôm tấm bia là bà Trần Thị Thơ. Bà Thơ là vợ ông Lê Phát An – người nằm trong ngôi mộ phía sau. Từ đây nhìn thẳng sang phía đối diện, một người đàn ông đầu đội khăn đóng, mặc áo dài quỳ trên gối.
Trước gối quỳ có đặt bó hoa. Ông có ria mép và đôi mày rậm. Hai bàn tay ông không chấp lại mà lại đan vào nhau. Nét mặt ông thành kính, đôi mắt nhìn vào tấm bia như muốn thì thầm trò chuyện.
Người đàn ông ấy là ông Lê Phát An và người trong nấm mộ chính là vợ ông, bà Trần Thị Thơ. Cả hai pho tượng đều được làm bằng đá cẩm thạch trắng và mộ bằng đá hoa cương.
Tác giả của 2 ngôi mộ và 2 pho tượng này là hai nhà kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng người Pháp là A.Contenay và Paul Ducuing. Hai ông đã thể hiện đầy đủ nét đặc trưng miền Nam qua chân dung của ông bà Lê Phát An.
Hai pho tượng, vợ trước mộ chồng và chồng trước mộ vợ đã nói lên tình cảm của 2 người lúc sinh thời. Trước mộ ông Lê Phát An có tượng bà mặc áo dài quỳ gối dâng bó hoa và cầu nguyện cho ông. Bên mộ bà Trần Thị Thơ thì có tượng của ông mặc áo dài quỳ phục dâng bó hoa và cầu nguyện cho bà.
Với nét tạc tượng điêu luyện, hai pho tượng nhìn vào rất sống động và toát lên được những tình cảm mà người thực hiện muốn phục dựng. Qua những dòng chữ khắc trên bia mộ chúng ta có thể nhẩm tính ra ông hơn bà 4 tuổi nhưng lại mất sau bà đến 14 năm.
GẢ CHÁU GÁI CHO VUA
Sinh ra trong gia đình giàu có nhất Đông Dương, ông Lê Phát An (1868-1946) là một phú hộ nổi tiếng thập niên 1930-1940 ở miền Nam. Cha ông là Lê Phát Đạt, còn gọi là Huyện Sĩ, là người đứng đầu của 4 người giàu nhất trong câu “Nhất Sĩ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Bưởi”.
Ông Huyện Sĩ có cách giáo dục con cái rất nghiêm. Những người con của ông dù trai hay gái đều là những người thông minh, hiểu biết và biết phát huy tiềm lực kinh tế của gia đình.
Ông Lê Phát An từng được gia đình cho du học bên Pháp. Sau khi về nước, ông đã cùng vợ chồng người em là Lê Thị Bính lên Đà Lạt mở đồn điền trồng trà và cà phê. Người em này có một cô con gái vừa xinh đẹp vừa giỏi giang.
Theo nhiều tài liệu còn ghi lại, trong thời gian ở Đà Lạt, ông nhận được giấy mời của Đốc lý thành phố Đà Lạt là ông Darle. Darle mời ông An và cô cháu gái xinh đẹp đến dự dạ tiệc ở khách sạn Palace. Đặc biệt trong buổi dạ tiệc này có vua Bảo Đại tham dự.
Cháu gái ông – Nguyễn Hữu Thị Lan – không muốn dự nhưng được ông thuyết phục cũng đã miễn cưỡng đồng ý đến. Cô trang điểm nhẹ và mặc chiếc áo bình thường bằng lụa đen đến dự tiệc.
Nhờ được học qua các lễ nghi, cô Lan đã đến trước mặt hoàng thượng và hành lễ. Vua chào lại. Cũng vừa lúc ấy điệu nhạc tango vang lên. Vua mời cô cùng nhảy. Mối quan hệ bắt đầu nẩy nở từ đó cho đến năm 1934, Nguyễn Hữu Thị Lan trở thành Hoàng hậu Nam Phương.
Ngày cưới – cậu của hoàng hậu – ông An đã gởi đến cháu món quà mừng một triệu đồng bạc Đông Dương. Số tiền này tương đương với 20.000 lượng vàng.
Sau đó, Vua Bảo Đại đã phong tước An Định Vương, tước hiệu cao quý nhất của triều đình và chỉ phong cho một người duy nhất ở miền Nam thuộc hàng dân dã cho ông Lê Phát An.
Tuy có tước hiệu của triều đình nhưng ông An vẫn là một điền chủ. Ông được cha giao cho cai quản một khu đất rộng lớn ngày nay thuộc quận Gò Vấp, SG.
Nhờ biết làm ăn, ông đã đưa vùng đất này phát triển đến mức cực thịnh. Những việc làm của ông luôn được người dân đồng tình và ủng hộ. Vì là người có tước hiệu cao nhất trong triều đình, ông gặp nhiều thuận lợi trong việc thực hiện các chính sách đổi mới nhằm đưa mức sống của người dân lên cao.
Năm 1921, ông bỏ tiền ra thuê nhà thầu Baader và nhà thầu Lamorte xây dựng nhà thờ Hạnh Thông Tây trong 3 năm mới hoàn thành. Ngày 18/1/1932 bà Trần Thị Thơ mất. 14 năm sau, ngày 17/9/1946, ông Lê Phát An qua đời.
Để ghi lại công ơn của đôi vợ chồng trong việc xây dựng ngôi nhà thờ, ông bà được an táng ngay bên trong thánh đường với những pho tượng tuyệt đẹp…
Theo Vietnamnet
Share từ Fb Tuấn Mai SG
Nguồn bài viết: Thu Hương.
......................
Chú thích ảnh:
1. Thì thầm bên vợ.
2. Âu yếm bên mộ chồng.

Tất cả cảm 

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

NGHỀ LÀM VỢ

 NGHỀ LÀM VỢ

ST
Có một nghề chẳng ai đặt thành tên
Nhưng tôi gọi đó là nghề "Làm vợ"!
Đến với nhau bởi tình yêu duyên nợ
Đỡ đần nhau đi suốt cả cuộc đời.
Là cái nghề không chế độ nghỉ ngơi
Không hưu trí, chẳng thưởng khen mà vẫn miệt mài cần mẫn
Vun vén lo toan trong ngoài tất bật
Từ việc cơ quan cho đến việc ở nhà!
Là cái nghề không thất nghiệp dẫu già
Chỉ lên chức là: làm bà, làm mẹ
Là cái nghề mà quanh năm lặng lẽ
Cống hiến hết mình, nhẫn nại đức hy sinh!
Là cái nghề mà sai đúng cũng lặng thinh
Bởi đơn giản vì mình đang LÀM VỢ!
Chép miệng thở dài "đành thôi duyên nợ"
Người đau khổ nhọc nhằn, người hạnh phúc thăng hoa!
Là cái nghề dẫu chẳng được ngợi ca
Chẳng được vinh danh ngoài câu " sang vì vợ"
Là cái nghề chẳng cần ai nâng đỡ
Chỉ cần được yêu thương là hăm hở hết mình!
Là cái nghề tốt nghiệp bởi chữ TÌNH
Và kinh nghiệm được xây bằng chữ NGHĨA
Là cái nghề ai cũng mong tròn trịa:
CHUNG THUỶ, DỊU DÀNG, HIẾU HẠNH, ĐẢM ĐANG
Là cái nghề bắt đầu từ lúc bước sang ngang!
Nguồn: Quí Nguyễn.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

ĐỨC MẸ LA VANG CỨU SỐNG BA TÔI

 ĐỨC MẸ LA VANG CỨU SỐNG BA TÔI

(Chuyện có thật)
Qua lời kể của tiến sĩ Lê Tín Hương
Con gái của một Bác Sĩ Quân Y
"Gia đình tôi là một tri thức được thụ hưởng nền giáo dục vô thần, chúng tôi không tin có thần thánh, kiếp sau, nhưng Tôi và GĐ tôi ngàn lần tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ La Vang đã làm Phép Lạ cứu Ba tôi- đặc biệt là ban ơn Đức Tin cho GĐ Tôi, đây mới là món quà cao quý không kể xiết".
* Sau đây là tường thuật của cô Tín Hương:
Ngồi liên tưởng đến Thánh Lễ Đại Trào Khai mạc năm Toàn xá, kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La vang và kỷ niệm 10 năm Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Tôi hồi tưởng về một khung trời ấu thơ xa xưa với một biến cố trọng đại đến với gia đình tôi cách đây 40 năm về trước, vào một ngày cũng mưa gió như hôm nay.
Năm 1958, ba tôi làm việc tại Bệnh viện Trung Ương thành phố Huế. Mỗi tháng ông cùng các bác sĩ đi thanh tra các Bệnh viện nhỏ trong vùng một lần.
Hôm ấy ông sửa soạn đi thăm bệnh viện Quảng Trị, cách thành phố Huế khoảng 65 cây số về phía Tây Bắc.
Tôi còn nhớ rõ hôm đó trời mưa lạnh, mưa rả rích suốt ngày. Ba tôi chuẩn bị lên đường. Ba tôi mặc chiếc Jacket bằng da và dặn dò mẹ tôi một vài điều gì đó rồi vội vã ra xe.
Bước xuống mấy bậc thềm, ông gặp ngay cha Cao văn Luận, người cùng quê quán với cha tôi. Ngài rất thương yêu gia đình tôi và niềm mong mỏi của ngài là được thấy gia đình tôi theo Đạo.
Điều mà đối với cha mẹ tôi là một trở ngại rất lớn, không thể nào thực hiện được. Họ hàng cả hai bên đều không có ai theo Đạo Công Giáo, vả mẹ tôi ĐÃ QUY Y pháp danh là Nguyên Kha. Mẹ tôi cũng ĐÃ XÂY CHÙA cho làng ngoại tôi ở Huế.
Cả một đời mẹ hy sinh cho hạnh phúc của chồng con, nhưng trong vấn đề tín ngường bà rất là cương quyết, vì thế ba tôi cũng rất tôn trọng mẹ tôi, mặc dù ông rất mến cha Luận.
Cha Luận gặp ba tôi, ngài đưa cho ông một tấm ảnh và bảo:
-"Tôi mới đi kiệu ngoài Lavang về. Đức Mẹ đã làm nhiều phép lạ và rất linh thiêng, ông hãy giữ lấy mà cầu nguyện”.
Ba tôi cười cười, nói cám ơn cha, rồi thuận tay ông nhét tấm ảnh vào túi trong của áo Jacket: -"Con phải đi ngay cha ạ, mọi người đang chờ con ở ngoài kia”.
Vừa nói ông vừa chào từ giã rồi đi ra xe.
Buổi chiều trong khi người làm dọn cơm, chúng tôi ngồi nghe mẹ kể chuyện. Mẹ đang kể một đoạn trong câu chuyện “những kẻ khốn cùng” của văn hào Victor Hugo, thì chúng tôi nhận được hung tin.
Chiếc xe chở ba tôi và bốn người nữa bị lật tại cầu Giồng Quảng Trị chìm xuống sông rồi. Tất cả đều tử nạn. Bệnh viện báo tin và yêu cầu gia đình đến ngay để nhận xác về mai táng. Trước biến cố bất ngờ, mẹ tôi như người bị sét đánh, sững sờ ôm lấy chị em chúng tôi. Làm sao tôi có thể diễn tả hết nỗi đau đớn trong lòng mẹ tôi lúc này…
Mẹ tôi và chị em tôi theo xe bệnh viện ra Quảng Trị lấy xác cha. Đến nơi, tại trạm gác nhỏ nằm cuối chân cầu, xác của ba ông : Bác sĩ và nhân viên bệnh viện đã được vớt lên, còn thi hài ba tôi chưa tìm thấy.
Người ta chưa vớt được, nhưng họ QUẢ QUYẾT rằng ông cũng cùng một số phận với những tử thi đang nằm đó, vì ông ở dưới nước quá lâu.
Thân nhân của các nạn nhân đã có mặt đông đủ, họ kêu gào khóc lóc rất não lòng. Em tôi còn nhỏ chưa hiểu lắm, nép trong vòng tay mẹ ngơ ngác nhìn quanh: “Ba đâu, ba đâu mẹ!”. Mẹ tôi chưa kịp dỗ dành thì bỗng có tiếng người la lớn: “Đây rồi, vớt được xác cuối cùng rồi”.
Là ba tôi đó. Mẹ tôi nhào tới. Người ta khiêng xác ba tôi đặt lên chiếc băng ca. Lại có tiếng la lên: -"Trời ơi, ông ta hình như chưa chết. Còn thở, hơi thở yếu lắm.Làm hô hấp cho ông ta ngay đi”.
Và ba tôi quả còn sống thật. Mẹ tôi quỳ xuống lạy trời, lạy đất.
Cám ơn Trời-Phật đã cứu sống ba tôi. Nước mắt mẹ tôi một lần nữa tuôn trào, nhưng lần này là dòng nước mặt hạnh phúc không ngờ. Chúng tôi quỳ xung quanh băng ca. Ba tôi tỉnh lại hẳn.
Ông nói bằng một giọng thật yếu ớt, câu nói đầu tiên tôi không bao giờ quên được: “
-"Hãy xin cha rửa tội, rửa tội cho cả nhà. Đức Mẹ Lavang đã cứu ba”.
Nói xong, ông đưa tay vào túi áo lục lọi kiếm tìm, ông rút ra một tấm ảnh Đức Mẹ Lavang, tấm ảnh mà Cha Luận đã cho ông trước chuyến đi định mệnh. Ba tôi nói tiếp:
-"Đây, chính Bà này đã cứu ba. Ba bị mắc kẹt trong gầm xa không sao ra được. Bà đã đến lôi ba ra. Ra khỏi cửa xe, Bà đẩy ba nổi lên mặt nước"
Bà nói:
-"Ta là Mẹ Lavang, Ta đến cứu con."
Tôi chợt nghĩ lại:
-Nếu ngày hôm ấy ba tôi không vội vàng ra đi và có thời giờ tiếp chuyện cha Luận, thì có lẽ bức ảnh Đức Mẹ Lavang đã bị bỏ quên trong ngăn kéo cùng với sự hững hờ của ba mẹ tôi rồi.
Sau biến cố đó, gia đình tôi gồm ba mẹ và 7 anh chị em được rửa tội trong SỰ TỰ NGUYỆN rất hoan hỉcủa mẹ tôi.
Ba vị Linh mục thân thiết nhất của gia đình là cha Cao văn Luận, cha Ngô văn Trọng, cha Vũ minh Nghiễm dạy giáo lý cho gia đình, đã dâng Thánh Lễ và ban phép Rửa Tội cho chúng tôi tại Thánh Đường Đức Mẹ Lavang Quảng Trị.
Mẹ tôi vui mừng hân hoan và tin tưởng, bà lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày. Cho đến ngày nhắm mắt, bà vẫn là một tín đồ sốt sắng, sùng kính Đức Mẹ tuyệt đối. Đây là hình ảnh cuối đời của mẹ tôi.
Tôi còn nhớ, sau ngày gia đình chịu PHÉP RỬA TỘI, Mẹ tôi đã phải chịu đựng biết bao lời ra tiếng vào của họ hàng và những người quen biết….
Mỗi lần than vãn với Mẹ thì mẹ tôi lại khuyên:
-"Ba là cột trụ, là nguồn sống của gia đình. Đức Mẹ đã cứu sống ba là cứu sống cả gia đình chúng ta. Vì thế dù cho phải chịu bao nhiêu thử thách, khó khăn cũng phải chấp nhận, để cảm tạ ân sủng đó. Tình yêu luôn luôn có cái giá phải trả, và cái giá đó có nghĩa gì đâu với ân huệ mà Đức Mẹ đã ban cho gia đình chúng ta."
Mẹ tôi nói đúng, ƠN LẠ mà Mẹ Lavang đã ban là một biến cố lớn trong đời sống tâm linh của gia đình, cùng là một biến cố trong lịch sử gia tộc. Ba tôi năm nay đã gần 90 tuổi.
Ông vẫn còn GIỮ VÀ KÍNH tấm ảnh năm xưa đã cứu mạng ông. Tấm ảnh ngày nay đã mờ nhạt theo thời gian, nhưng mỗi ngày ông vẫn ngồi bên Mẹ, đọc kinh, cầu nguyện, truyện vãn với Mẹ một cách thân tình.
Câu chuyện này, vẫn thường được tôi kể lại cho các cháu nghe, như một chuyện thần thoại nhưng có thực, chuyện xẩy đến từ một phép lạ của Đức Mẹ Lavang đối với gia đình tôi nói riêng và nhiều gia đình khác nói chung.
Ngày đại lễ khai mạc Năm Thánh hôm nay trời mưa nhiều. Tôi lái xe đi trong cơn mưa như trút, nhưng lòng tôi HẠNH PHÚC vô cùng vì tôi được có Chúa, có ánh sáng niềm tin của Ngài chiếu rọi tâm hồn tôi. Tôi có tình yêu bao la rộng mở của Đức Mẹ đã đến với gia đình tôi từ thuở tôi mới lên 10…
Ngày nay tôi cũng vẫn cảm thấy mình may mắn, đã được hưởng một ân huệ quá đặc biệt đến từ tình yêu bao la không bờ bến của Đức Mẹ….
Tôi lắng nghe những lời huấn từ của Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận. Bằng giọng nói rõ ràng trầm ấm, Ngài nhắc lại lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam từ những ngày đầu tiên. Qua biết bao nhiêu thăng trầm gian khổ có máu, có nước mắt và ngày nay đã được thăng hoa với 117 Vị Thánh Tử Ðạo.
Gia đình ngài cũng đã theo Chúa cách đây 300 năm, với những thử thách cùng với nhiều ân sủng của Chúa, của Ðức Mẹ, đặc biệt là Mẹ Lavang. Ngài cũng kể lại những phép lạ mà Ðức Mẹ đã ban, trong đó có phép lạ chữa lành bệnh cho cha cố Trọng, cha Linh Hướng của gia đình tôi.
Trong cái lạnh của mùa Ðông, lòng tôi bỗng nhiên ấm cúng. Tôi thấy tâm hồn như nở hoa. Ðóa hoa Yêu Thương trong vườn hoa rực rỡ của niềm Tin. Tôi hy vọng sẽ mãi mãi là đóa hoa đầy hương sắc, không bao giờ héo rũ úa tàn. Tôi thầm cám ơn Chúa, cám ơn Mẹ, cúi đầu để che dấu dòng lệ cảm xúc đang âm thầm rơi.
Dòng lệ của hơn bốn mươi năm trước kể từ khi gia đình tôi được ƠN LẠ của Ðức Mẹ Lavang, trải qua biết bao sóng gió bể dâu… Có lúc đã ngưng đọng, có lúc tưởng chừng bị lãng quên, hôm nay lại từng giọt chảy dài… Những giọt lệ vui mừng.
Những giọt lệ bồi hồi nhắc nhở tôi niềm hạnh phúc được nương náu trong Tình Yêu và Ân Sủng của Chúa, của Mẹ Maria.
Con gái nhỏ của Mẹ Maria Tín Hương
Đời đời tạ ơn Đức Mẹ La Vang.
California, Chúa Nhật ngày 22 tháng 2 năm 1998.
💚💚💚💚💚
Tình cờ đọc trên mạng về ÂN PHƯỚC của ĐỨC MẸ LAVANG, tôi nhớ lại cơ duyên của chính mình được làm con của ĐỨC MẸ; nay đã gần cuối đời (sinh năm 1934, Giáp Tuất; năm nay 2023, Quý Mão: 89 tuổi, tuổi ta là 90)
Chuyện Thật ghi lại, lưu cho con cháu và chia sẻ với bà con bạn bè thân hữu đôi điều về ĐỜI TÔI.
Hè năm 1947, khi học xong lớp Nhứt Trường Tỉnh Vĩnh Long, tôi không có phương tiện để lên Saigon tiếp tục vào Trung học, Ba Má tôi kẹt ở quê Tam Bình. Vùng này VC còn kiểm soát, nên không gởi tiền cho tôi được.Tôi chưa biết tính sao!!!
Một hôm có người quen đem thơ của Má tôi gởi cho tôi cho biết gia đình bình yên và kèm theo một lá thơ khác, dặn tôi đem đến giao tận tay Cha Tỏ : Viện Trưởng Chủng Viện Vĩnh Long.
Khi Cha Chủng Viện coi thơ xong, Ông bảo tôi:
-"Cha gởi con vào Chủng Viện, vậy ngày ...(quên rồi!) con đến đây, Cha sẽ sắp đặt cho con.
Thật hoàn toàn bất ngờ. Thì ra Cha Tỏ - Cha Sở Nhà Thờ Tam Bình gởi tôi vào Chủng Viện.
Cha Tỏ quen với Ba Má tôi, vì Ông Nội tôi hiến đất cất Nhà Thờ Tam Bình - mặc dầu Gia Đình tôi mấy đời thờ Phật. Ba má tôi có ruộng đất gần Nhà Thờ, thường đến thăm đất và tiếp tế cho Cha những lúc khó khăn.
Sau này Má tôi kể lại: khi nghe tôi không đi Saigon học được, Cha Tỏ nói với Ba tôi:
-"Tình hình không biết ra sao? Nhưng việc học hành của con cái không thể bỏ dở được. Ông sẽ giúp tôi vào Chủng Viện Vĩnh Long, tiếp tục việc học."
Ở Chủng Viện được vài tháng, Tam Bình được bình định, giao thông phục hồi, Má tôi lên tỉnh VL dắt tôi lên Saigon, trước là thăm Cô Dượng 5 của tôi là Bác Sĩ Trần Quang Diệu (Tổng Trưởng Y Tế thời Thủ Tướng Trần Văn Hương, ĐỆ Nhị Cộng Hòa), sau là lo việc học cho tôi.
Trưởng Nam của Cô Dượng tôi là em V... đang học 6eme ở Taberd, nên Ông dắt tôi vào Taberd gặp TCF Directeur VENANT, người Pháp, xin nhập học. Ông này nhìn Livret de notes của tôi, thấy học ở Chủng viện nên chỉ khảo thí sơ sơ Pháp Văn và Toán, rồi cho tôi vô Nội trú, học lớp 6eme C.
Vì học trễ gần 2~3 tháng, các môn khác tôi theo kịp, chỉ môn Anh Văn là không biết gì hết, cho nên mỗi ngày, sau giờ học, TCF Maximin, giáo sư Anh Văn nhờ một học sinh giỏi cùng lớp hướng dẫn tôi: "Anglais vivant".
Anh "Bông" dẫn tôi đến Phòng hợp Hội Thánh Mẫu, có chỗ ngồi học... lần lần tôi quen với nhiều bạn ở đây, xin và được nhập hội.
8 Dec.1948, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Hội Thánh Mẫu chọn 3 học sinh hiến dâng trọn đời mình làm: "CON ĐỨC MẸ", Nguyện làm theo Thánh Ý của MẸ suốt đời.
Ba học sinh được chọn là:
- Anh Francois Trần Thái Trung.
- Anh Pierre Nguyễn Văn Tường
- và tôi: Antoine Lưu-Vĩnh-Lữ
Anh Trung và Anh Tường là Đạo Dòng, còn tôi lúc đó còn" ngoại đạo"
Nhưng vì sống trong Chủng viện nên thuộc hết các kinh, Giáo Lý và " theo thói quen" mỗi sáng đều dự Thánh Lễ. Sau Lễ, TCF Maximin cho tôi một tấm hình "ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP";
Tôi bọc plastic và giữ đến bây giờ .
Ngày thường tôi để Hình trên bàn viết.
Khi đi đâu thì để trong túi áo.
Lúc nào cũng có ĐỨC MẸ bên mình
Trong suốt cuộc đời.
Nhờ vậy mà tai qua nạn khỏi.
THOÁT NẠN KHI Ở TRONG QUÂN NGŨ
Tôi ở TRƯỜNG VÕ BỊ SĨ QUAN ĐÀ LẠT đi công vụ với Trung Úy Đát đến TRƯỜNG HẢI QUÂN NHA TRANG. Tôi đưa Nhà Tôi và con gái cùng đi cho biết Nha Trang.
Đến ngày về, tình cờ Cậu 11 của Nhà tôi đi du lịch miền Trung với chiếc xe DS 19, mới mua, ghé Nha Trang, nên chở Nhà Tôi và con tôi về Dalat.
Còn Tôi đi quân xa Dodge 4. Ba người ngồi băng trước: Tài xế, tôi, Trung Úy Đát. Xe chạy bon bon, gió hiu hiu, tôi lim dim ngủ lúc nào không hay...
Chợt giựt mình tỉnh giấc, trời đất âm u. Tôi mới biết mình đang nằm trong lòng xe lật úp. Đưa tay sờ đầu, sờ cổ, toàn thân, tay chân, không nghe đau đớn gì, liền bò ra thì nhận thấy xe đã bị lật úp dưới Hố. Tài xế văng ra nằm bất tỉnh, Trung Úy Đát bị kẹt bên hông xe. Tôi trèo lên sườn núi, đến mặt đường, đón xe ngừng lại, kêu cứu, nhờ người phụ giúp đẩy lật xe lại và khiêng Tr. Úy Đát ra, rồi nhờ xe đưa dùm 3 người chúng tôi đến Quân Y Viện. Trên xe, tôi sờ túi, lấy HÌNH ĐỨC MẸ ra hun :
💚"Tạ Ơn Mẹ che chở cho con."
Bác Sĩ Quân Y khám tới, khám lui, mấy lần , thật kỹ... Ông nhìn tôi nói:
-"Thiệt lạ, 3 người lật xe, 2 người bị thương nặng, trung úy không sao hết, một vết bầm nhỏ cũng không. Tôi chưa hề thấy, mừng cho trung úy."
Có phải là ĐỨC MẸ đã ân khiến cho Cậu 11 đến Nha Trang, chở Nhà tôi và con gái tôi, đi xe riêng về Dalat, thoát nạn... Còn nếu đi xe chung với tôi, chưa biết ra sao? và ĐỨC MẸ che chở cho tôi an toàn khi xe lật xuống hố.
-"CON TẠ ƠN MẸ !"
Vào năm đó, tôi hướng dẫn TRƯỜNG VÕ BỊ SINH VIÊN SĨ QUAN bài tập: " Dọn Bãi nhận thả Dù tiếp tế". Đại Tá Lâm Quang Thơ, Chỉ huy trưởng đến thăm lớp học. Sau khi trình bày xong, tôi mời Ông di chuyển sang mé rừng bên kia, để tiện quan sát hơn. Riêng Anh Sinh Viên mang máy Truyền Tin không đi theo...
Dù thả... có một dù không mở, rơi thẳng xuống, chỗ tôi đứng lúc nãy, trúng ngay anh SV, tử vong !
Nếu tôi không mời Đại Tá CHT sang bên kia, thì cả 3 người cùng đứng chỗ đó chắc đều sang bên kia thế giới rồi!
Tôi lấy hình ĐỨC MẸ ra hun:
💚"CON TẠ ƠN ĐỨC MẸ"
Có phải ĐỨC MẸ dạy tôi, mời Đại Tá CHỈ HUY TRƯỞNG đi qua bên kia, nên cả hai cùng thoát nạn?
Năm 1970, Tôi là Giám Đốc Nha Báo Chí, nên ngày nào khoảng 5~7 giờ chiều đều phải có mặt tại văn phòng để ký duyệt các ấn bản
-23 nhựt báo Việt văn
-13 báo Hoa Văn
-2 báo Pháp văn
-1 báo Anh Văn
Cho kịp in trong đêm, để phát hành vào sáng hôm sau.
5 giờ chiều mùng 3 TẾT, tôi ra xe với cả gia đình đi xuống Sở, cách nhà khoảng 20 phút, để duyệt ký xong là cùng nhau đi ăn cơm chiều. (Các con tôi cũng rất thích lên văn phòng tôi để xem sách báo nhi đồng, tuổi hoa... nên thường xuyên cả gia đình đều lên văn phòng tôi hết.)
Vừa lên xe, điện thoại reo, tôi phải trở vô nghe điện thoại, thì ra Ông Đại Sứ Đài Loan và Ông Tùy Viên Báo Chí muốn đến thăm tôi, chúc Tết.
Tôi trở vô chuẩn bị để tiếp khách, đến hơn 6 giờ khách về
Tôi mới tiếp tục đi xuống Sở. Khi đến đường Tự Do thì nghe một tiếng nổ rất lớn, tôi nói :
-"Chà chuyện gì ? ở đâu ? mà nổ lớn dữ vậy!"
Đến gần Nha Báo Chí, thấy cảnh sát đầy đường, và sau đó thì tôi được báo cáo là VC đặt chất nổ ở Nha Báo Chí. Văn Phòng của tôi, bàn ghế, tủ, nát như cám, chỉ có một việc mà không ai hiểu được: 2 bức hình
-Một chụp chung với Đức Giáo Hoàng khi Phái Đoàn ngoại giao thăm viếng Ý
-và chân dung Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ký tặng cho tôi, là còn nguyên vẹn, không bể kiếng, trầy truột gì hết.
💚Một ƠN PHƯỚC hết sức lớn
Nếu hôm đó, Ông Đại Sứ không đến thăm, thì giờ đó tôi và cả gia đình tôi cùng với khoảng 70~80 nhân viên kiểm báo đều có mặt ở đó, thì không biết bao nhiêu người bị thương hay tử vong?.
Vì là Tết, sau khi kiểm báo xong, không thấy tôi đến, anh chị em rủ nhau xuống các quán nhậu trong EDEN ăn Tết, kể cả anh tùy phái cũng đi theo luôn..., vì vậy mà tất cả thoát nạn.
Cả gia đình tôi, hôm đó nếu ở đó, chắc giờ này không có mặt trên đất Mỹ này?
Ông Đại Sứ Đài Loan giao hẹn với tôi:
-"Mỗi năm , chiều mùng 3 TẾT là cụng ly kỷ niệm ... "
Có phải ĐỨC MẸ khiến Ông Đại Sứ đến thăm tôi, để tôi đến trễ, cả gia đình tôi và nhân viên Nha Báo Chí thoát nạn.
💚"CON TẠ ƠN ĐỨC MẸ!"
Chạy giặc năm 75, tính đủ thứ: nào là sắp thuyền chạy ra Phú Quốc, nào là ghi danh ở Tòa Đại Sứ Mỹ, hẹn trực thăng, v. v...cuối cùng một Bạn học, ,mà tôi không hề tính trước, đưa gia đình tôi đi yên lành.
Có phải ĐỨC MẸ sắp xếp để Ông B M. giờ chót nhớ đến tôi và đưa Gia đình tôi đi tị nạn an toàn không?
💚"CON TẠ ƠN ĐỨC MẸ!"
Cuộc đời tị nạn của tôi đã viết trong " tị nạn, làm lại cuộc đời."
Giờ đây tôi lược qua ƠN PHƯỚC mà ĐỨC MẸ ban cho tôi quá rỏ ràng.
Năm đó vì xách vali nặng, nên trẹo vai tay mặt, không cử động được; mỗi lần thay áo phải có người giúp. Con tôi tìm thầy " Đông Y châm cứu, Võ thuật trị trật tay, gân ..." ở Hong Kong, China, nghe ở đâu có thầy giỏi là mời đến trị cho tôi. Đỡ một chút, thầy về vài hôm là đau lại. Cả hai năm khổ sở như vậy, tôi thôi, không tìm Thầy nữa, mà cam chịu số phận "trẹo vai".
Tháng 5 năm 2002 vợ chồng tôi sang Pháp dự Hôn Lễ của Nhã, con trai anh chị Trung. Anh Trung đề nghị:
-"Anh Em mình đã được ĐỨC MẸ ban ơn, vui buồn, khó khăn gì cũng chạy đến cầu xin MẸ, sao mình không cùng nhau đi Lourdes để TẠ ƠN MẸ"
Thế là mấy anh chị em cùng đi Lourdes.
Khi lễ rước kiệu đèn xong, xếp hàng vào viếng HANG ĐÁ, tôi thấy nhiều nạng gỗ treo ở đó, là của nhiều người được ĐỨC MẸ chữa cho lành bịnh, họ ra về, treo nạng lại TẠ ƠN.
Nhớ đến cánh tay của mình, tôi khấn:
-"Lạy MẸ, MẸ đã ban ơn cho con nhiều rồi, con không dám cầu xin gì hết, duy chỉ cái vai tay mặt của con đau quá, xin MẸ chửa cho con hết đau... mỗi năm con sẽ đến viếng Lourdes, con xin Tạ Ơn MẸ".
Khi về Hotel, tôi chợt nghĩ lại:
-" mình bận rộn quá, làm sao mỗi năm có thể đi Lourdes được ?. Hứa mà không làm được thì không nên; cho nên tôi xin anh chị em ở lại thêm một ngày nữa, để tôi cầu xin lại:" hai năm sẽ đến một lần".
Sáng hôm sau, chúng tôi đến bãi biển Biarritz, gần đó hưởng không khí trong lành, ấm áp của miền Nam Nước Pháp. Góp thêm phần vui, anh em đề nghị " massage".
Hotel Resort nào cũng có nhiều chuyên viên massage giỏi... tôi nhường cho quý anh chị chọn trước loại massage nào thích, như kiểu Thái, mô sâu, Thụy điển, v.v... , vì ở Hong kong đi massage đối với tôi quá thường.
Cuối cùng, anh massage cho tôi là một người thường thôi: massage thư giãn. Anh hỏi tôi
-"Muốn massage chỗ nào?
- Tôi trẹo vai và cánh tay mặt!
Anh bóp, nắn sơ sơ rồi sờ vào sườn tôi hỏi:
-Có nghe đau không?
- hơi hơi!
Bất thình lình anh nhấn mạnh vào sườn tôi, đau điếng, rồi nói:
-Ông giơ tay lên coi.
Tôi nghiêng người qua, giơ tay mặt lên... lạ quá... không đau gì hết, bình thường như chưa hề đau.
Tôi ngồi dậy, giơ tay thử quay vài vòng:
-Bình thường... không đau gì hết ! Hết trẹo vai rồi. Và tôi thưởng anh này rất hậu.
Mấy anh chị nghe chuyện, mừng cho tôi và xin phone của anh này, hầu sau này có ai bị trẹo cổ, trặt chân v.v.... cần sẽ đến.
Thời gian sau, có nhiều người trẹo cổ, trặt chân tìm đến anh thầy nầy nhờ chữa trị nhưng không hết. Các bạn tôi đồng ý:
Đây là PHÉP LÀNH, ÂN PHƯỚC ĐỨC MẸ ban cho tôi, chớ không phải tài giỏi gì của anh massager này.
💚"CON TẠ ƠN MẸ..."
Năm sau 2003, Anh Chị Trung, Anh Chị Tường, Chú Nam, vợ chồng tôi cùng nhau đi Fatima rồi về Lourdes mà anh Trung diễn tả:
Huy hoàng , tốt đẹp, vui sướng, không thể quên được. Sau đó hằng 2 năm tôi đều cùng anh Chị Trung, và các Gia Đình Bạn Taberd đến Lourdes; có khi đi luôn đến FATIMA để cùng nhau cầu nguyện:
💚"CON TẠ ƠN ĐỨC MẸ"
chỉ mấy năm gần đây vì COVID không đi THĂM MẸ được. Cầu xin MẸ thương xót... tha thứ...
Đến tháng 6 này - 6/2023 - , Anh TRUNG tổ chức Lễ "Mừng Cửu Tuần" ở Iles-sur la Sordes.
Tôi và con gái tôi sẽ qua Pháp tham dự; sau đó cùng Gia Đình anh chị Trung, anh chị Tường và nhiều Bạn Taberd cùng đi Lourdes:
💚"-CON TẠ ƠN ĐỨC MẸ."
Trọn đời tôi, được làm "CON CỦA ĐỨC MẸ", một ÂN PHƯỚC tuyệt vời, được MẸ che chở, phù hộ, cho nên chỉ biết: Vì MẸ... Luôn Luôn.
Lưu-Vĩnh-Lữ
Nguyên Hội Trưởng Hội Thánh Mẫu Taberd - 1950 ~ 1955.
Chủ Tịch Hội Phụ Huynh Học Sinh Taberd - 1970 ~ 1975.
Sáng Lập Viên Đại Học LASAN - 1973 ~ 1975.
Hình Dưới: ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP
Nguồn: Quí Nguyễn.
Có thể là hình ảnh về 1 người
Tất cả cảm xú