Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

TẠI SAO IPHONE LUÔN ĐƯỢC LẮP RÁP Ở TQ

 Phỏng dịch : Ánh Dương

1) TẠI SAO IPHONE LUÔN ĐƯỢC LẮP RÁP Ở TQ
Vì sao iPhone luôn có dòng chữ Lắp ráp ở Trung Quốc mà không phải ở Mỹ?
Đơn giản là ở Mỹ, làm được 1 chiếc iPhone không hề dễ dàng.
Nhìn ra đằng sau mặt lưng chiếc iPhone của bạn hay bất kỳ ai đó, để ý một chút là sẽ thấy ngay dòng chữ “Designed by Apple in California. Assembled in China” (tạm dịch: Thiết kế bởi Apple tại California. Lắp ráp tại Trung Quốc). Đúng rồi đó, nếu có đang bất chợt nảy lên một thắc mắc trong đầu thì đừng lo, còn có rất nhiều người cũng cùng nghĩ như bạn thôi.
Trước kia, ngay cả Tổng thống Obama cũng từng tự hỏi như thế, về việc tại sao Apple phải lặn lội đến tận Trung Quốc xa xôi để hoàn thiện hàng triệu chiếc iPhone. Trong một cuộc gặp mặt cấp cao, khi đến buổi ăn tối, ông Obama đã thẳng thắn hỏi Steve Jobs – khi đó còn đương nhiệm ở Apple – rằng cớ gì mà không cho ra lò iPhone ở ngay tại Mỹ. Thật bất ngờ, Steve Jobs trả lời bình tĩnh: “Điều đó là không thể.”
Nguyên nhân ẩn giấu đằng sau
Tại sao lại không thể? Tại sao chỉ làm những công đoạn thiết kế và thống nhất ở Mỹ, còn hầu hết sản lượng iPhone lại phải nhờ đến nhà máy ở Trung Quốc làm ra, thậm chí cả iPad và hàng tá thiết bị khác cũng thế? Hay là công nghệ ở Mỹ không tiên tiến bằng Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu sản xuất?
Thời báo The New York Times từng tò mò tới mức muốn làm cho ra nhẽ thắc mắc này, và họ cho người bỏ công đi phỏng vấn rất nhiều nhân viên cấp cao của Apple. Cuối cùng, câu trả lời nhận được lại vô cùng đơn giản: Tỷ lệ lao động và quy mô cơ sở hạ tầng tại Mỹ không đáp ứng được yêu cầu của Apple, và cũng không thể sánh được với Trung Quốc.
Cảnh tượng đông nghịt tại một cơ sở lắp ráp iPhone.
Không phải là công nghệ ở Mỹ lỗi thời hơn Trung Quốc, mà nhà máy tại Trung Quốc được Apple dựa vào để sản xuất iPhone hiện nay có nguồn nhân lực tối đa vào khoảng 230.000 công nhân. Ở Mỹ, việc huy động được từng đó con người trong một thành phố, đi tới một địa điểm nhà máy hàng ngày liên tục chỉ để lắp ráp iPhone là bất khả thi. Ngay ở yếu tố số lượng con người, Mỹ đã khó mà đáp ứng đủ được như Trung Quốc rồi.
Hầu hết các nhà máy trọng yếu hợp tác với Apple tại Trung Quốc là của Foxconn. Với con số 230.000 kia, có khoảng 1/4 trong số họ sống luôn ở khu ký túc xá gần sát, đồng nghĩa với việc khoảng 60.000 người vừa sống và làm việc tại đó luôn. Một ngày làm 12 tiếng, làm việc 6 ngày/tuần và lương trả thuộc mức rẻ mạt hơn rất nhiều – ở Mỹ có thể coi là bóc lột, nhưng tại Trung Quốc, đó lại là mức sống được nhiều người săn đón.
Những con số gây sốc
Trên kia mới chỉ là vài thông tin khái quát cho việc tại sao Apple đưa ra quyết định như vậy mà thôi. Giờ mới đến phần thú vị hơn: Có khoảng hơn 8.000 kỹ sư được Apple tìm kiếm và đang làm việc trong các nhà máy đó. Tại Mỹ, để gọi được kỹ sư đủ tiêu chuẩn với số lượng lớn như vậy phải mất 9 tháng. Còn ở Trung Quốc, họ chỉ mất… 15 ngày.
Công nhân tại nhà máy Foxconn – Trung Quốc.
Dĩ nhiên, lợi ích lớn nhất khiến Apple hứng thú vẫn là tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí. Ở Mỹ, tiền xây nhà máy cao hơn, tiền lương phải trả cao hơn, rồi bảo hiểm, thuế má, phụ chi cũng vượt mặt. Còn tại Trung Quốc, mọi thứ đều ở một mức “dễ thở” ngay từ bước đầu tiên là tìm nhân công. Hơn nữa, Apple luôn tìm kiếm một nơi “có thể làm được nhiều iPhone nhất trong thời gian ngắn nhất” – và không gì thích hợp hơn là Trung Quốc.
Có tổng số khoảng 40.000 người làm việc cho Apple ở Mỹ, đó là bao gồm cả các nhân viên lãnh đạo cấp cao và mọi chức vụ, vậy mà vẫn ít hơn 1/5 số người làm việc cho họ ở một nhà máy Trung Quốc. Thế mới thấy muốn bỏ chữ “China” trên vỏ chiếc iPhone mà bạn đang dùng chưa bao giờ là dễ, đến Apple cũng không chắc có dám làm thế không nữa.
2) TẠI SAO CÓ TÊN XE TESLA ?
NIKOLA TESLA, THIÊN TÀI KHOA HỌC ĐÃ TRỞ LẠI TỪ QUÊN LÃNG
Có nhiều người cho rằng trong lịch sử nhân loại chỉ có đúng 2 thiên tài vĩ đại, 2 cá nhân kiệt xuất với tầm nhìn vượt quá xa thời của họ. Theo thuyết âm mưu, nhiều người cho rằng 2 người đó có thể là người ngoài hành tinh.
-Người thứ nhất là Leonardo da Vinci, được biết đến với những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, những phác thảo về máy bay, về giải phẫu sinh lý người ở … thế kỷ XVI. -Người thứ hai là một nhà khoa học với những phát minh, những ý tưởng mà chúng ta mới được sử dụng gần đây (mạng Internet)
NGƯỜI ĐÓ LÀ NIKOLA TESLA
Ông bị coi là nhà BÁC HỌC ĐIÊN RỒ LẬP DỊ với những ý tưởng bị coi là điên rồ thời đó. Vì mọi người không hiểu chỉ mỗi ông hiểu thôi. Người đàn ông SINH NĂM 1856 này đã từng đề xuất ý tưởng về :
-những tên lửa
-ngư lôi
-thiết bị bay điều khiển bằng vô tuyến
-máy bay phản lực
-tàu có đệm không khí từ những năm cuối thế kỷ XIX. Vì ý tưởng VƯỢT THỜI ĐẠI quá xa, còn công nghệ thì không theo kịp, ông bị coi là nhà bác học điên.
KHẢ NĂNG TIÊN TRI của NIKOLA TESLA
Tesla là một người có trí tuệ phi thường, nắm vững 8 ngoại ngữ và rất am hiểu thơ ca, âm nhạc.
Nhà Văn Julian Koffman từng nhận xét:
-"Năng lượng tâm lý của NIKOLA TESLA thật đáng sợ. Nó dường như ngân lên trông về xa xôi. Ông ấy có đôi mắt nhìn thấu tương lai. Những người gần gũi với ông biết rất rõ tài tiên tri của ông”.
NĂM 1900, NIKOLA TESLA đã ngăn cản bạn bè của mình đừng ra về trên một chuyến tàu hỏa, vì ông cảm nhận chuyến tàu đó sẽ có chuyện chẳng lành. Quả thật, chuyến tàu hôm ấy đã bị tai nạn, và bạn bè ông đã thoát nạn.
NĂM 1912, NIKOLA TESLA đã thuyết phục hai người bạn của ông từ bỏ chuyến du lịch trên con TÀU TETANIC vượt đại dương.
-Người thứ nhất là John Timman Morgan. Ông này tuyệt đối tin tưởng vào linh cảm của Tesla nên đã trả lại vé và thoát chết.
-Người thứ hai là John Jeff Baxter, một nhà bảo trợ và bạn lâu năm của Tesla. Ông này không nghe lời khuyên nên đã chết trong vụ đắm tàu đó.
Trước đó vài năm NIKOLA TESLA tiên đoán:
-Đại Chiến Thế giới lần thứ I sẽ bùng nổ 1914, kéo dài 4 năm và kết thúc vào Tháng 12/1918.
Thực tế đã diễn ra đúng như thế, chỉ sai lệch thời điểm kết thúc Thế Chiến I khoảng 5, 6 ngày.
Sau khi Thế Chiến I kết thúc, Tesla tiên đoán :
-Hòa bình sẽ kéo dài 20 năm
-sau đó sẽ xảy ra Đại Chiến Thế giới lần thứ II. Thực tế cũng diễn ra đúng dự đoán.
KHẢ NĂNG THÂM NHẬP VÀO THẾ GIỚI KHÁC CỦA
NIKOLA TESLA
Cuộc đời của NIKOLA TESLA cho đến lúc nhắm mắt là :
-sống với các ý tưởng tràn ra như thác đổ.
-Hơn 300 phát minh, đa phần là đi TRƯỚC THỜI ĐẠI nhưng tên tuổi của ông mới chỉ được cả thế giới ghi nhận trong vòng 20 năm trở lại đây.
Vậy làm thế nào mà NIKOLA TESLA có thể dễ dàng có được một số lượng khổng lồ những ý tưởng phát minh độc đáo như vậy. Vậy mà ông lại nói:
-"Tôi không phải tác giả của những ý tưởng đó"
điều này làm cho mọi người thực sự bị sốc!
Trong cuốn phim NIKOLA TESLA của Đài truyền hình Nga RTR, đã được dịch ra tiếng Việt và phát trên kênh VTV2 của Đài truyền hình Việt Nam
NIKOLA TESLA đã kể lại:
-"...Một trạng thái hạnh phúc tuyệt đối. Các ý nghĩ cứ tràn ra như một dòng chảy khiến tôi phải cố gắng lắm mới kịp ghi lại chúng…”
NIKOLA TESLA đã dần dần học làm quen với trạng thái đó. Từ thế giới ấy, ông đã có thể đưa ra các mô hình phát minh của mình mà :
KHÔNG XỬ DỤNG đến các kiến thức về toán học, không cần đến các phương trình.
Giáo sư Tiến sĩ Y khoa Nina Sviderskaia nói:
-"Chính bằng cách đó, khi ở trong trạng thái bị biến đổi của nhận thức, NIKOLA TESLA có thể thu nhận được những tri thức mà ở trong trạng thái bình thường không thể có được.
Nhờ vào khả năng dễ dàng trở lại trạng thái bình thường, ông có thể ghi lại tất cả và truyền đạt lại cho những người khác”.
Hoàn toàn không thể giải thích nổi nguồn kiến thức của NIKOLA TESLA về những hiện tượng lạ lùng chưa được ai nghiên cứu.
ĐIỀU QUAN TRỌNG ĐƯỢC TIẾT LỘ
NIKOLA TESLA nói:
-"Bộ não của tôi chỉ là một cỗ máy TIẾP NHẬN.
Trong vũ trụ có một TRUNG TÂM CỐT LÕI
Mà từ đó chúng ta NHẬN ĐƯỢC tri thức, sức mạnh và niềm cảm hứng. Tôi chưa thâm nhập được vào những bí mật của trung tâm này, nhưng tôi biết nó tồn tại”
TRUNG TÂM CỐT LÕI : ĐẤNG SÁNG TẠO
💚 Dmitrii Strelkov, Tiến sĩ Khoa học, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, nói:
-"Nhiều người tin vào một Đấng Tối Thượng.
Đối với một số người thì đó là Chúa Jesus, hay đại loại như vậy.
Đối với một số khác thì đó là một trí tuệ, một sức mạnh siêu nhiên nào đó mà
-BIẾT TẤT CẢ MỌI ĐIỀU
-HIỂU TẤT CẢ MỌI SỰ
-Giúp cho những người cố gắng sống trong công bằng, -Giúp đỡ họ trong những tình huống khó khăn
-Và giúp đỡ trong khoa học”.
💚 Yuri Mayurin, Tiến sĩ Toán-Lý của Nga nói:
-"Phương pháp sáng tạo của NIKOLA TESLA buộc chúng ta phải nghĩ rằng :
-có tồn tại một ngân hàng số liệu toàn cầu nào đó
-mà bây giờ được gọi là trường năng lượng thông tin vũ trụ.
-Và Tesla biết cách mở nguồn đó, rút ra từ nơi đó những thông tin cần thiết
-và ông luôn mơ ước để mọi người đều có thể tiếp cận được với nó…”
NIKOLA TESLA tin rằng :
-Khi con người chết đi, thể chất LINH HỒN của người đó không chết
-thậm chí ông còn chế tạo ra một thiết bị đặc biệt cho việc này.
💚 Hiện vẫn còn lưu giữ những bức thư của một người bạn thân của NIKOLA TESLA, nhà vật lý nổi tiếng người Anh, ngài William Crookes.
Trong một bức thư, Crooked cảm ơn NIKOLA TESLA vì đã tặng cho mình :
-cuộn nam châm ĐIỆN TẦN SỐ CAO
Việc này đã tạo điều kiện cho những người GỌI HỒN tiếp xúc dễ dàng hơn với các linh hồn
cũng như cho phép điều chỉnh cân bằng trạng thái tâm lý của những người gọi hồn sau những cuộc gọi hồn đó.
💚 Nicolai Never Skii, Tiến sĩ Toán-Lý, Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói:
-"Ngày nay đã xác định được rằng các hạt cơ bản có thể TUÂN THEO sự chỉ dẫn trong ý thức của con người.
Điều đó không được ghi trong các định luật vật lý đã biết, nhưng đã được chứng minh bằng khá nhiều thực nghiệm”.
💚 Từ lâu Max Planck, cha đẻ của Thuyết lượng tử, cũng khẳng định KHÔNG THỂ giải thích được Ý THỨC. Ông nói: -"Tôi coi ý thức là nền tảng căn bản… Chúng ta không thể biết được những gì đằng sau ý thức. Mọi thứ chúng ta bàn đến, mọi thứ mà ta coi là đang tồn tại, ĐỀU DO Ý THỨC mặc nhận”.
Elon Musk KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ cho cái tên
NIKOLA TESLA
Khi Internet ra đời
-công nghệ vô tuyến phát triển
-công nghệ không dây đang đi đến thời đại 5G.
Bây giờ loài người mới sửng sốt phát hiện ra rằng cách đây 100 năm
-Đã có một người là NIKOLA TESLA nói về những điều này
-Và kẻ đó bị coi là người điên.
Trong hối hận, họ đi đòi công bằng cho ông, nhằm đưa tên tuổi NIKOLA TESLA trở lại với công chúng và sống mãi với nhân loại.
ELON MUSK đã quyết định đầu tư vào Tesla Motors 6,35 triệu đô la trong lần rót vốn đầu tiên, cuối cùng ông đã thành công và biến cái tên NIKOLA TESLA trở thành bất tử.
NĂM 2003 THÁNG 7 NGÀY 1 tại thung lũng Silicon huyền thoại
có hai người đàn ông tên là
-Eberhard và Tarpenning
-cùng một người bạn thứ 3 là hàng xóm Ian Wright
đã thành lập một công ty. Họ thống nhất đặt cho nó cái tên là Tesla Motors.
Họ chọn cái tên đó là để mục đích vinh danh nhà khoa học bị lãng quên vừa tìm lại được chỗ đứng trong lịch sử: NIKOLA TESLA theo Business Insider.
Và cũng như Tesla, những gì họ có trong tay chỉ là những ý tưởng, bản phác thảo.
NĂM 2004 THÁNG 4 một ngày định mệnh có một triệu phú trẻ gốc Nam Phi với tầm nhìn cũng ĐIÊN KHÔNG KÉM NIKOLA TESLA đã quyết định đầu tư vào :
Tesla Motors 6,35 triệu đô la trong lần rót vốn đầu tiên.
Người đàn ông đó đã nắm lấy con thuyền non trẻ này. Với vị trí CEO, anh đổ mồ hôi, công sức, và rót cả tài sản bản thân nhằm đưa con thuyền ấy vượt qua giông tố, TỪNG BƯỚC, TỪNG BƯỚC ĐI qua :
-chướng ngại công nghệ
-đến chướng ngại con người
-chính phủ.
Cuối cùng cũng đến hồi chiến thắng. Cùng với Tesla, ông trở thành người giàu nhất thế giới.
Tên người đàn ông đó là ELON MUSK
NĂM 2018 THÁNG 2 NGÀY 6
Hãng SpaceX của Elon Musk phóng thành công tên lửa Heavy Falcon cùng chiếc xe điện mang tên Tesla ra ngoài vũ trụ với ước mơ về cuộc sống trên sao Hỏa.
Hẳn NIKOLA TESLA đã rất vui mừng khi hoài bão của mình đã được thế hệ sau thừa hưởng và phát triển.
Một ý tưởng về việc ra ngoài vũ trụ được coi là “điên rồ” vào thế kỷ XIX, giờ đây đã trở thành một bước tiến lớn của nhân loại cũng như làm hiện thực hóa ý tưởng và đem tên tuổi của NIKOLA TESLA trở lại với thế kỷ XXI
78 năm sau ngày Nikola Tesla MẤT TRONG TỦI NHỤC
-sự xa lánh
-và sự nghèo đói
Những hậu bối thần tượng ông giờ :
-đã đòi lại cho ông
-sự công bằng
-sự tự tôn
-lòng thành kính.
Từ đêm dài lãng quên
Giờ đây họ đã biến tên NIKOLA TESLA trở thành bất tử.
Nguồn : Quý Nguyễn.

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

CHIẾC MÁY BAY BỊ SÉT ĐÁNH

 CHIẾC MÁY BAY BỊ SÉT ĐÁNH

Chuyện ly kỳ như phim về cô gái rơi thẳng từ máy bay độ cao 3000m xuống đất, 10 ngày sau được tìm thấy trong bộ dạng không thể tin được. Điều kỳ diệu vẫn xảy ra sau khi chiếc máy bay bị sét đánh, lao xuống đất, vỡ tan tành, tưởng chẳng có ai sống sót.
Đêm Giáng sinh "nhớ đời"
Vào đêm Giáng sinh năm 1971, chỉ vài giờ sau khi dự lễ tốt nghiệp trung học, cô gái tên Juliane Koepcke (17 tuổi) và mẹ là bà Maria đã đáp chuyến bay từ thủ đô Lima (Peru) đến thành phố Pucallpa (Peru). 2 mẹ con dự định đến đoàn tụ với cha của Juliane, ông Hans-Wilhelm, một nhà động vật học nổi tiếng người Đức đang làm việc tại một trạm nghiên cứu xa xôi trong rừng nhiệt đới.
Bay được khoảng 30 phút, máy bay đi vào đám mây đen, rất dày. “Những đám mây càng lúc càng đen khiến hành khách trên chuyến bay trở nên hỗn loạn hơn. Sau đó, chúng tôi đang ở giữa những đám mây đen như mực và một cơn bão kèm theo sấm sét”, Juliane nói. “Xung quanh chúng tôi tối đen như mực và có sấm chớp liên tục. Sau đó, tôi thấy một ánh sáng lấp lánh ở cánh phải… Động cơ máy bay bị sét đánh trúng”.
Chuyện máy bay bị sét đánh không phải là kỳ lạ nhưng thường thì không có vấn đề nào quá nghiêm trọng xảy ra. Vậy mà, lần này, có một vấn đề lớn.
"Ngay sau khi phần cánh bị sét đánh, chiếc máy bay đã bị xé toạc, phần lớn là do chiếc máy bay loại Electra mà chúng ngồi trên đó không được chế tạo để bay trong vùng nhiễu động nặng, do đặc điểm đôi cánh của nó", Juliane cho biết.
Trái ngược với thông tin được đăng tải trên truyền thông, Juliane khẳng định rằng cánh máy bay "chắc chắn không phát nổ". Đúng hơn thì chiếc máy bay chỉ đơn giản là bị vỡ một miếng sau khi cánh rơi ra.
Những lời cuối cùng mà Juliane nghe từ mẹ mình là khi sét đánh vào cánh. Sau đó, Juliane bị đẩy ra khỏi máy bay và rơi ở độ cao khoảng hơn 3.000 mét xuống khu rừng nhiệt đới rậm rạp của Peru, trong tình trạng vẫn được dây an toàn siết chặt vào ghế.
Juliane kể lại giây phút Tử thần cận kề: "Tôi nghe thấy tiếng động cơ cực kỳ lớn và mọi người la hét và sau đó máy bay rơi rất nhanh. Và sau đó là không khí yên tĩnh - cực kỳ tĩnh lặng so với tiếng ồn ào trước đó. Tôi chỉ nghe thấy tiếng gió bên tai. Tôi vẫn còn ngồi trên chiếc ghế. Mẹ tôi và người đàn ông ngồi cạnh lối đi trên máy bay đều bị đẩy ra khỏi chỗ ngồi. Tôi đã rơi tự do, đó là những gì tôi nhớ rất rõ. Tôi thậm chí còn đủ tỉnh táo để nhận ra bên dưới là khu rừng - sau này tôi mô tả nó giống như cây súp lơ xanh. Sau đó, tôi bất tỉnh và tới ngày hôm sau thì tỉnh lại".
Điều kỳ diệu không tưởng
Juliane trở thành người sống sót duy nhất trong chuyến bay mang số hiệu Lansa 508 khi ấy, tất cả 91 hành khách khác và phi hành đoàn thiệt mạng. Không biết chính xác yếu tố nào đã giúp Juliane sống sót nhưng một số người suy đoán rằng chiếc ghế khiến Juliane xoay như một chiếc trực thăng, và sau đó giúp cô hạ cánh nhẹ nhàng nhờ rơi vào khu rừng rậm nhiều tán cây. Trên thực tế, bản thân đệm ngồi của chiếc ghế cũng có thể đóng một vai trò nhỏ.
Dù là gì đi nữa, trong khoảng hơn 19 giờ tiếp theo, Juliane mất dần ý thức và tại một thời điểm nào đó mà cô không biết, cô đã cố gắng tháo dây ra khỏi ghế và chui xuống gầm ghế, cô nghĩ đó là một phản ứng với mưa.
Cuối cùng, vào lúc 9 giờ sáng, cô bắt đầu tỉnh táo và có phần bàng hoàng khi nhận ra tình hình của mình. Juliane nằm trên mặt đất, chỉ mặc một chiếc váy ngắn không tay và cũng chẳng có dép hay cặp kính.
Khi ấy, Juliane không nhận ra tất cả vết thương của mình nhưng quả thực cô đã sống sót một cách thần kỳ sau cú ngã với một xương quai xanh bị gãy; chấn thương đứt dây chằng chéo trước; một bên mắt sưng húp nhắm nghiền; mao mạch trong mắt bị bung ra (do sự giảm áp nhanh chóng từ máy bay); một đốt sống cổ của cô ấy bị ảnh hưởng; một phần ống chân bị gãy; và một số vết thương sâu trên tay và chân.
Bản năng sinh tồn mãnh liệt
Juliane đã mất nửa ngày để có thể đứng mà không bị choáng váng, nhưng cuối cùng cô đã xoay xở được và việc đầu tiên cô làm là bắt đầu tìm kiếm mẹ rồi sau đó bỏ cuộc. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm mẹ, Juliane đã tìm thấy một túi kẹo, đó là thức ăn duy nhất mà cô có trong suốt cuộc hành trình của mình, và quan trọng hơn là có một con suối. Cha của Juliane đã từng cho cô một lời khuyên rất hữu ích rằng nếu cô bị lạc trong khu rừng nhiệt đới và bắt gặp một con suối hoặc con sông, cô nên đi theo nó về phía hạ lưu; bởi vì mọi người có xu hướng sinh sống ở gần khu vực có nước.
Nghĩ vậy, Juliane lên đường. Juliane hiểu rõ rằng rắn đặc biệt thích nằm ngụy trang dưới những chiếc lá khô, vì vậy khi đi qua đoạn không có nước, cô dùng chiếc giày ném về phía trước để kiểm tra xem có rắn hoặc các vật cản trở khác không (Juliane không thể nhìn rõ do thiếu kính). Juliane nghĩ lội dưới nước càng nhiều càng tốt, vì nó dễ đi hơn là đi qua những tán lá rậm rạp. Tất nhiên, vẫn có mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Trong vòng vài ngày, Juliane bắt đầu nghe thấy tiếng kền kền vua xung quanh mình, âm thanh mà cô nhận ra khi sống tại trạm nghiên cứu của cha mẹ mình một năm rưỡi trước đó, chỉ cách nơi máy bay rơi khoảng 48km. Bởi vì kền kền vua thường chỉ hạ cánh khi có xác chết xung quanh, cô ấy đoán rằng chắc chắn phải có xác chết. Vào ngày thứ 4, Juliane cuối cùng đã phát hiện ra 3 hành khách khác đã tử vong trong tư thế đầu cúi xuống đất, tay vẫn nắm chặt vào ghế.
"Mắt tôi lúc đó mờ lắm nên không nhìn thấy rõ. Tôi chỉ nhìn thấy bàn chân của họ chổng ngược lên. Tôi dùng một cây gậy chọc vào họ, tôi không dám chạm tay vào. Tôi không ngửi thấy mùi xác chết phân hủy. Ý tôi là, chắc chắn, sự phân hủy hẳn đã bắt đầu, nhưng tôi không thể ngửi thấy. Tôi có thể biết đó là một phụ nữ bởi vì cô ấy có móng chân bóng bẩy và 2 người còn lại chắc hẳn là hai người đàn ông, dựa vào đặc điểm quần và giày của họ. Sau đó tôi bước tiếp, nhưng trong giây phút đầu tiên khi tìm thấy họ, tôi giống như bị tê liệt", Juliane kể.
Trong quá trình di chuyển, một số vết thương của Juliane bị nhiễm trùng và một vết thương lớn trên cánh tay phải của cô bắt đầu xuất hiện giòi. Đây là điều mà cô đã từng chứng kiến xảy ra với con chó của mình trước đây, và cả kết cục đau đớn thảm hại của nó. Dù cố gắng hết sức, Juliane vẫn không thể lấy được giòi ra ngoài vì chúng đã nằm quá sâu trong vết thương.
Vào ngày thứ 10, Juliane tình cờ gặp một chiếc thuyền, mà lúc này, cô vẫn nghĩ đó là một ảo ảnh cho đến khi cô đến gần và chạm vào nó. Bên cạnh chiếc thuyền là một con đường, cô đã bò lên (lúc này rất yếu nên việc đi lên con đường hơi khó khăn). Cuối con đường là một túp lều nhỏ có một thợ săn đang sống ở đó. Nhưng lúc đó thợ săn đi vắng, Juliane tìm thấy một động cơ và một ít nhiên liệu diesel trong cái thùng.
Juliane dùng một cái ống để hút một ít nhiên liệu trong thùng ra và đắp lên vết thương bị giòi bọ của mình, điều mà cha cô đã làm với con chó của cô, mặc dù bằng dầu hỏa. Mặc dù cực kỳ đau đớn, nhưng nó thực sự hiệu quả và hầu hết những con giòi, ban đầu cố gắng chui sâu hơn vào cánh tay của cô, cuối cùng đã nổi lên bề mặt và cô có thể gắp chúng ra.
Sau đó, Juliane nằm ngủ trong túp lều, nhưng thấy nền đất quá cứng nên cô quay trở lại bờ sông và nằm trên cát. Ngày hôm sau, Juliane thức dậy và nghe thấy tiếng ếch nhái xung quanh mình, cô cố gắng bắt một số con để ăn. May mắn cho Juliane là cô đã không bắt được con nào vì chúng là những con ếch phi tiêu độc. Tại thời điểm này, Juliane đang phân vân về việc có nên đi thuyền hay không, điều mà cô không muốn làm như ăn trộm, nhưng cuối cùng cô quyết định qua đêm tại túp lều.
Nhưng cuối cùng thì Juliane cũng không phải ngủ một mình. 3 người đàn ông vừa ra khỏi rừng thì nhìn thấy cô gái. Ban đầu, họ còn tưởng cô là “Yemanjá”, một loại thủy thần tóc vàng, da nhợt nhạt.
Juliane giải thích những gì đã xảy ra, cách cô đến được đó, và may mắn là họ cũng đã nghe nói về vụ tai nạn máy bay, vì vậy đã chấp nhận câu chuyện của cô gái. Sau đó, họ cho Juliane ăn và chăm sóc vết thương cho cô tốt nhất có thể và đưa cô về phía hạ lưu trong khoảng bảy giờ đi thuyền.
Khi đến đó, một phi công địa phương biết một số nhà truyền giáo gần đó đang điều hành một bệnh viện ở Pucuallpa. Phi công đã đưa Juliane đi viện sau 15 phút bay. Chỉ 1 sau khi được giải cứu, cô đã được đoàn tụ với cha mình.
Sau đó, Juliane đã giúp lực lượng chức năng tìm kiếm xác định vị trí xảy ra vụ tai nạn. Vào ngày 12 tháng 1, họ cuối cùng đã phát hiện ra thi thể của mẹ cô. Giống như Juliane, mẹ của cô dường như đã sống sót sau cú ngã. Tuy nhiên, những vết thương của bà khiến bà không thể di chuyển rồi tử vong vài ngày sau đó.
Juliane giờ đây được biết đến với cái tên Juliane Diller, đã có bằng Tiến sĩ về Động vật học và là thủ thư tại Bộ sưu tập Động vật học Bang Bacarian ở Munich.
Cuốn tự truyện của cô mang tên “When I Fell From The Sky” (“Als ich vom Himmel fiel”) được phát hành vào ngày 10 tháng 3 năm 2011 và cô đã nhận được Giải thưởng Văn học Corine.

Nguồn : Quý nguyễn.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2022

CON GÁI VIẾT CHO BỐ (Happy Father's Day)

 Happy Father's Day

CON GÁI VIẾT CHO BỐ
Bố tôi đến dịch vụ làm hồ sơ xuất cảnh diện HO. Cầm theo những giấy tờ cần thiết như giấy khai sanh, giấy ra trại, tờ hộ khẩu… Chỉ vỏn vẹn có hai Bố con, trước con mắt tò mò của nhiều người.
Thế rồi “Cha già con cọc”dắt díu nhau lên máy bay qua Mỹ, năm tôi tròn bảy tuổi. Đầu mùa thu năm 1993, Bố xin cho tôi vào học lớp hai tại trường Willmore School, ở đường Goldenwest, thành phố Westminster.
Mỗi lần họp phụ huynh xong, cô giáo mời cha mẹ học sinh đến viếng lớp học và ký tên, nhưng tôi không có ai đi họp và cũng chẳng có ai ký tên, vì Bố bận đi làm, Mẹ tôi còn ở Việt Nam. Khi cha hoặc mẹ các bạn tôi ký tên gần hết, tôi vẫn đứng tựa cửa lớp, dõi mắt ra cổng đợi Bố đến như lời hẹn. Nhưng chắc Bố đang mắc làm trong hãng nhiều hàng gấp, chờ đợi mỏi mòn chẳng thấy bóng dáng Bố đâu!
May sao mẹ của một người bạn ở gần nhà, biết hoàn cảnh cha con đơn chiếc đã đến hỏi thăm, và tôi xin cô giáo để bà ký tên thay cho Bố. Cô nhận lời và nói tôi thông dịch cho bà trước khi ký tên, cô chỉ lên bảng dán những bức hình tôi vẽ trong giấy cứng, cô khen tôi học chăm chỉ và rất giỏi.
Bây giờ chỉ còn bốn tháng nữa là tôi đủ ba mươi hai tuổi. Như vậy là tôi đã sống ở Mỹ một thời gian khá dài. Từ một con bé còm cõi, nay tôi đã có gia đình và là mẹ của hai đứa con, trai ba tuổi và gái mới đầy năm.
Từ khi còn rất nhỏ, nhiều người vẫn hỏi tôi: Tại sao Mẹ còn ở Việt Nam? Sao chỉ có hai Bố con đi Mỹ thôi? Còn nhiều câu hỏi khác, mà hồi nhỏ tôi có hiểu gì đâu mà trả lời, chỉ cười trừ, nhưng bây giờ lớn tới đâu là hiểu tới đó.
Cuối năm 1982. Bố tôi đi tù về, tá túc ở nhà bà nội tôi tại xứ Thánh Mẫu, Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Bồ về chiều hôm trước, ngay sáng hôm sau, Sáu Sẹo, Công an khu vực đã ghé nhà hỏi thăm sức khỏe, rồi nhắc nhở: “Vì vợ con anh đã đi theo đế quốc Mỹ, mà lại không có hộ khẩu ở đây, anh phải đi kinh tế mới”.
Bao nhiêu năm tù đày, ngày được thả về, Bố tôi thấy bạn bè háo hức, nôn nóng mong xum họp với vợ con, mà thấy tủi thân!
Sau mấy năm tù đầy, người vợ “đầu gối tay ấp” đến thăm Bố lần cuối, yêu cầu bố ký vào tờ giấy ly dị, để bà dẫn hai đứa con trai đi Mỹ, theo diện đoàn tụ ODP, vì cha mẹ bà di tản năm 1975 gửi giấy tờ bảo lãnh về. Nhưng khi làm hồ sơ ra đi, họ đòi phải có giấy ly dị của ông chồng sĩ quan ngụy đang cải tạo mới chịu. Thấy Bố chần chờ, bà nói: “Ông phải nghĩ đến tương lai các con, tôi đưa chúng nó đi để ăn học, chứ ở mãi xứ này mà chết chùm à!” Bố tôi đành ký tên vào tờ giấy ly dị.
Sau khi tới Mỹ, thời gian đầu bà cũng gửi tiền về nhờ người em còn ở Saigon đi thăm nuôi Bố tôi. Nhưng chỉ được vài lần, rồi vì “Người khôn của khó” không ai kiên nhẫn đi thăm nuôi NGƯỜI TÙ KHÔNG ÁN.
Sau đó Bố mất liên lạc với vợ con luôn. Từ dạo ấy Bố là “con bà Sơ” trong tù, nhưng Trời thương nhờ vóc dáng cao lớn, nên Bố còn cầm cự được giữa sóng gió tù đày…
Bị công an đuổi đi kinh tế mới, bố tôi cũng tìm được đất sống. Đó là khu kinh tế mới Sông Ray, cách Long Khánh khoảng ba mươi cây số. Khu mới khai khẩn, chỉ lưa thưa vài chục nóc nhà, Bố tôi sang rẻ lại của người quen miếng đất ngay đầu lối, cất lên một căn nhà nhỏ như cái chòi. Nhờ có hai người bạn cùng cảnh ngộ đến phụ giúp, chẳng mấy chốc Bố đã có chỗ che nắng che mưa, lại yên thân không bị công an khu vực dòm ngó! Xung quanh nhà Bố tôi trồng đủ thứ, nào bắp, khoai lang, củ mì, bầu, bí….. là những thứ mau thu hoạch. Đó là “thành tích” sau bảy tám năm Bố tôi học được trong các “trại tù cải tạo”.
Để kiếm thêm thu nhập, Bố tôi cùng vài người bạn rủ nhau đi sâu vào trong rừng gần chân núi, khai hoang thêm mấy mẫu đất nữa, cặm cụi trồng trọt tiếp.
Sống trong vùng kinh tế mới này cũng hơn nửa năm, Bố cứ âm thầm lặng lẽ, cuốc cuốc, xới xới suốt ngày không để ý đến ai. Hoa mầu trồng được thì đã có người đến tận vườn thu mua giá rẻ, nhưng khỏi mất công gánh ra chợ.
Khu xóm kính tế mới nhà này cách nhà kia bằng những hàng rào gỗ lưa thưa, xa xa nhìn không rõ mặt. Một ngày mưa nghỉ làm, khi xế trưa mưa tạnh, bố tôi có dịp sang thăm hàng xóm, một căn nhà tranh vách đất cách một con đường đất đỏ.
Chủ nhà hàng xóm là một thiếu phụ tuổi ngoài ba mươi, tuy sống đời cực nhọc tại vùng kinh tế mới nhưng vẫn còn nét thanh lịch của dân Sài gòn cũ, cho biết ông chồng sĩ quan đã mất sau những năm đi “học tập cải tạo”.
Trên bàn thờ kê giữa nhà, dưới chân cây thánh giá là hình người đàn ông trạc ngoài bốn mươi, nhìn quen quen mà Bố chưa nhớ ra, đến lúc hỏi tên tuổi, thì ra là Tính, Ngô Xuân Tính. Nhìn kỹ khuôn hình thờ, chợt ký ức hiện về, Tính một người bạn hiền lành và tốt bụng, hai người sống cùng đội trong trại tù ở núi rừng Việt Bắc. Đầu năm 1977, bố tôi bị chuyển trại vào một đêm khuya, từ đó hoàn toàn mất liên lạc, nào ngờ…
Bà vợ góa của người bạn tù xấu số cho biết Tính bị bệnh sơ gan ngay trong tù, không thuốc men, bụng chướng to như người đeo ba lô ngược. Thấy đã hết đường sống, trại tù cộng sản thả cho về nhà chờ hết. Mặc dù chị đã đã tận lực cố chạy chữa cho anh, nhưng cũng không chống chỏi được bao lâu.
Sau khi lo ma chay cho chồng, chị bồng con về nhà cha mẹ chồng ở Bảo Toàn nương nhờ. Nhưng cha mẹ già yếu, nhà lại đông con. Nhờ sự giúp đỡ của anh em nhà chồng, chị và ba con có được căn nhà nhỏ ở vùng kinh tế mới này, sống qua ngày.
Đứa con trai lớn nhất mười bốn tuổi, đã biết chở than mướn kiếm tiền về cho mẹ đong gạo, mà hôm nay trời mưa chưa thấy về, còn hai đứa con gái một đứa mười hai và một đứa mười tuổi, mặt mũi xanh xao, cũng biết vác cuốc ra rẫy làm cỏ với mẹ.
Nghe chuyện người góa phụ trẻ, nhìn lên bàn thờ, Bố tôi thấy thương người, thương mình. Từ đó thường lui tới giúp đỡ. Thấy nhà cửa dột nát, Bố đưa thằng con lớn vào rừng cắt tranh, dặm lại máI nhà. Nhìn đàn con chị đói rách, bữa gạo bữa bo bo, Bố chia lại cho mẹ con chị một nửa khu đất đã khai khẩn được, rồi chỉ cách trồng trọt, chăm bón, và nhặt ống lon buộc quanh rẫy để gây tiếng động, cất lều ở canh thú rừng. Chẳng mấy chốc cuộc sống mẹ con đỡ chật vật, những đứa nhỏ được đi học trở lại.
Sớm hôm lui tới, có nhau khi tối lửa tắt đèn giữa vùng kinh tế mới heo hút, Bố trở thành người đàn ông duy nhất trong nhà bà mẹ góa. Tôi được sanh ra trong hoàn cảnh đó, thành đứa con thứ tư của Má.
Sau thời gian bị đói kém, nhà nước cộng sản mở cửa để cứu nguy chế độ, đời sống dân chúng dần dà dễ thở hơn. Bà nội đã già yếu, nên chạy hộ khẩu cho Bố tôi về thị xã sống với bà, đem theo tôi về lúc vừa thôi nôi. Tôi xa Má từ dạo ấy. Bà nội và Bố tôi lên “rước Má về dinh”, nhưng Má tôi không đi vì còn bổn phận với các anh chị tôi. Thỉnh thoảng Bố đưa tôi lên thăm Má.
Đầu năm 1989, bắt đầu có chương trình HO., đưa các cựu tù nhân chính trị sang Mỹ. Sau nhiều năm bặt tin, bà vợ cũ của Bố mà tôi gọi là Mẹ cả trở về Việt nam thăm Bố tôi, nói có thể bảo lãnh Bố khi đến Mỹ. Bên gia đình nhà nội tôi chia làm hai phe, người thì trách Mẹ cả bạc tình bạc nghĩa. Kẻ thì khuyên bố trở về hàn gắn gia đình, vì còn vướng phép hôn phối.
Bố tôi chần chờ mãi. Đầu năm 1990 người HO đầu tiên đã lên đường, Bố mới bắt đầu đi làm hồ sơ cho Má và các anh chị tôi đi theo. Nhưng “Người dưng khác họ” khác hộ khẩu không được chấp nhận. Bố tôi đã lên tận Bộ Tư Pháp của Cộng Sản Việt Nam khiếu nại, nhưng chỉ một mình Má tôi đi được. Cuối cùng Má quyết định ở lại nuôi đàn con nhỏ, và ký giấy tờ, bằng lòng để Bố tôi được quyền đưa tôi đi theo. Cuộc tình của Bố và Má tôi chia ly từ đây.
Tuy nộp hồ sơ xin xuất cảnh muộn, nhưng nhờ sau này có chương trình ưu tiên cho những tù nhân trên bảy năm, nên hồ sơ Bố tôi được đôn lên đi trước.
Vì không muốn đi theo diện “đầu trọc” để nhà thờ Tin Lành bảo lãnh về tiểu bang lạnh, Bố tôi nhờ Mẹ cả bảo trợ, và đón Bố con tôi từ Phi trường LAX về nhà ở Thành phố Santa Ana.
Những ngày đầu gia đình cũng hạnh phúc, người con trai lớn đang học trường Berkeley ở Bắc Cali fornia cũng về đón Bố. Mẹ cả thì tỏ ra lo lắng cho Bố, nào chở bố đi làm giấy tờ, chở đi thăm bạn bè quen biết, dẫn cả tôi đi shopping mua quần áo mới…
Căn Mobile home của Mẹ cả, có ba phòng rộng rãi. Trước nhà trồng hoa hồng rất đẹp, còn vườn sau có nhiều cây ăn trái, tôi thích nhất là cây ổi đào trái chín vàng thơm phức, cao bằng cây ổi nhà nội bên Việt Nam. Thấy tôi trèo thoăn thoắt như con khỉ để hái trái, Mẹ cả liền la lên vì sợ tôi té rồi mang họa.
Tôi biết thân biết phận không dám nhõng nhẽo Bố như ở Việt Nam.
Anh lớn tên là Peter ở chơi với Bố được vài ngày lại đi học tiếp
nhà chỉ còn lại anh Mike đi học về là vào phòng đóng cửa, ít nói chuyện.
Mẹ cả và anh Mike, nhìn tôi với ánh mắt không mấy thiện cảm. Tôi có cảm giác mình là cái gai trước mắt họ, nên luôn tìm cách lẩn tránh.
Nhiều lần thu mình trong góc phòng, tôi nghe tiếng Bố và Mẹ Cả cãi nhau nho nhỏ. Rồi một buổi tối định mệnh, tôi đang học bài trong phòng, nghe Mẹ cả lớn tiếng với bố ngoài phòng khách: “Một là ông chọn con bé, hai là ông chọn gia đình này…” Tôi hồi hộp lắng nghe. Tiếng Mẹ cả lại chì chiết, “ông còn giấu tôi gửi thư về cho Mẹ nó. Tôi không chịu được cảnh một chốn đôi quê, ông dứt khoát đi!”
Không bao lâu sau, Bố con tôi khăn gói ra đi bắt đầu lại cuộc đời mới nơi đất khách.
Khu Apartment Bố thuê gần trường tôi học, có hai tầng lầu khoảng hơn mười units, thì chín nhà là Việt Nam, đâu hai ba gia đình người mễ, coi như thiểu số ở xóm này. Ở đây mọi người coi nhau như người nhà, thấy gia đình có hai cha con côi cút tội nghiệp, đến hỏi thăm xem có cần giúp đỡ chi không. Kế bên nhà tôi là một gia đình sống tại đây lâu rồi, có bốn người, một bà ngoại ngót bảy mươi, hai vợ chồng trẻ và một đứa con gái kém tôi một tuổi.
ITừ đó mỗi lần Bố đi đâu vắng là dắt tôi qua gửi bà ngoại để tôi chơi với cháu bà. Bà ngoại thấy tôi nói tiếng Việt rành rẽ thì thích lắm, hỏi chuyện miết: Nhà có hai Bố con thôi sao? Má mày đâu? Sao ở lại Việt Nam? Bố mày xin được Housing chưa? Chắc mày còn nhỏ có medical, được ăn Welfare. Có xin được Food stamp không? Bà ngoại hỏi dồn dập, tôi nghe không hiểu mấy cái danh từ bằng tiếng Anh lạ hoắc, làm sao mà trả lời, tôi chỉ lắc đầu cười, rồi bà cũng cười. Hai bà cháu cứ vậy, nên bà thương tôi lắm. Ngoài lúc đi học, về đến nhà là tôi chạy qua bắt chước cháu bà gọi ngoại ơi! Ngoại à! Ngon ơ.
Nhân dịp Fathers Day sắp đến con xin phép được thưa với Bố đôi điều.
Kính thưa Bố.
Khi con ngồi viết những dòng chữ này, dư âm của bữa tiệc Sum họp quanh Bố tối hôm trước, có sự hiện diện của gia đình anh Peter và anh Mike. Để chúng con nói lên lời cảm tạ và chúc mừng sinh nhật thứ tám mươi của Bố, như còn đọng mãi trong con. Cũng là lúc sức khỏe Bố đã mỏi mòn, đi đứng phải dựa vào chiếc gậy cầm tay. Vì ảnh hưởng lần Bố bị stroke năm trước.
Con chạnh nhớ lại cách đây hơn hai mươi năm, ngày Bố con mình đến phi trường Los Angles, con bị chóng mặt vì say máy bay, nên Bố phải cõng con trên lưng bước xuống cầu thang, để đặt những bước chân đầu tiên nặng nề trên đất Mỹ.
Rồi ở tuổi sắp nghỉ ngơi, nhưng vì con mà Bố phải khổ cực, không một tiếng than van, Bố đã âm thầm
một lặng hai nín cũng vì con.
Những tưởng cuộc đời được tạm ổn trên quê hương thứ hai, nhưng kiếp tha hương vẫn còn nhiều gian truân, Bố phải tranh đấu gay go với cuộc sống mới, về tinh thần cũng như thể xác. Giữa mùa đông rét mướt, Bố phải đi làm ca đêm nên bị ốm, con đã khóc vì thương Bố, nhưng Bố nói :
-không sao đâu con, suốt mấy năm trời tù đày, Bố đã quen với cái lạnh thấu xương nơi núi rừng Yên Bái Bắc Việt.
Sau lần bị đau nặng, hãng chuyển qua cho Bố làm ca ban ngày. Mỗi buổi sáng Bố ra khỏi nhà để đi làm, con cũng bắt đầu đi học. Chiều về hai Bố con lủi thủi trong căn nhà chật hẹp trên lầu hai của chung cư, mỗi lần thấy Bố leo cầu thang mệt nhọc, con đã tự nhủ mình phải cố gắng học hành, mai sau lớn lên làm việc thật nhiều để có tiền, sẽ mua một căn nhà khang trang đẹp đẽ, để tuổi già Bố được an nhàn hơn.
Khi con ra trường High School, Bố đã dành dụm mua cho con từ chiếc xe, rồi đóng tiền insurance, để con yên trí bước lên bậc đại học. Bốn năm qua nhanh ở trường Cal State University Fullerton, con đã hoàn tất cử nhân sinh học (Biology major) và chương trình dự bị y dược.
Con đã nộp đơn xin vào vài trường Dược Khoa nhưng bị từ chối. Thấy con buồn Bố đã an ủi con. Nghỉ một năm ở nhà ôn bài và đi làm thiện nguyện. Sau con apply vào trường University of Roseman Pharmacy School in Nevada, và được nhận. Con đã hoàn tất chương trình Pharm D trong vòng ba năm.
Sau ba năm vất vả, vừa đi học vừa đi làm kiếm thêm tiền chi tiêu, vừa phải đi thực tập. Con đã chuẩn bị kiến thức đầy đủ để trở thành một Dược Sĩ. Để được nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt khắc khổ của Bố. Khi trở về Cali, con phải thi bằng Dược sĩ của tiểu bang California. Để được việc làm tại đây, và được sống cạnh Bố.
Bố thương yêu!
Con đã lớn lên trong vòng tay của Bố. Bố là chỗ dựa tinh thần vững chãi của con. Bố không để con kém cạnh bạn bè, Bố thương con trong tình thương người cha, trong tình yêu của mẹ.
Rồi một ngày con đưa về nhà giới thiệu với Bố ý trung nhân của con, anh là người cùng quê và học hơn con nhiều lớp, nên đã hướng dẫn cho con vào cùng ngành. Và giới thiệu để con có được việc làm tốt hiện nay. Bố vui mừng biết dường nào. Bố đã khen anh hiền lành và chững chạc. Rồi ngày vu quy của con Bố đã chúc cho chúng con thật nhiều hạnh phúc.
Hạnh phúc hơn, khi những đứa cháu kháu khỉnh lần lượt ra đời. Bây giờ Bố con mình đã có một gia đình đông vui. Có tiếng khóc, tiếng cười, tiếng nói líu lo của các cháu nhõng nhẽo ông ngoại. Mai sau các cháu lớn lên được ông ngoại dậy nói, dậy viết tiếng Việt, để chúng con an tâm đi làm. Những tình thương yêu Bố dành cho chúng con cả đời này làm sao quên được. Chúng con cầu xin ơn trên ban cho Bố được khỏe mạnh, sống lâu, để chúng con được phụng dưỡng Bố mãi mãi, bù lại những ngày tháng Bố âm thầm hy sinh cho chúng con.
Tất cả những gì con có được ngày hôm nay, là nhờ Bố không nỡ bỏ con, Bố đã đánh đổi hạnh phúc cuối đời để ở bên con, khuyến khích nâng đỡ để con cố gắng vươn lên, giữa muôn vàn khó khăn của cuộc đời.
“Bố ơi! Bố thương yêu của chúng con! Với chúng con, thì ngày nào cũng là Fathers Day.
Năng Khiếu
Có thể là hình ảnh đen trắng về trẻ em
Nguồn : Quí Nguyễn.

Ngày của cha.

 Ba….

Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.
Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:
- "Có dư đồng nào không con?".
Tôi đáp:
- "Còn dư bốn ngàn ba ạ".
Ba nói tiếp:
- "Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa".
Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng.
Viết cho cha
Con xin tiền đóng học phí học bằng B Anh văn. Cha nói: "Để cha tính".
Một lần sau giờ học, lũ bạn rủ con đi uống nước.
Ngồi trong quán, con giật mình khi thấy dáng một người rất quen - cha của con. Cha chạy honda ôm sau giờ làm việc. Con trách mình sao quá vô tâm.
hình ảnh người cha
1. Có một người cha giữ hai cuốn nhật ký viết về con gái. Trong đó có một cuốn anh viết khi con đang còn trong bụng mẹ. Chín tháng mười ngày trải dài trong 100 trang viết khắc khoải mong chờ đứa con đầu lòng.
2. Có một người cha giữ một kỷ vật trong hộp đồ nữ trang gia bảo. Đó là một miếng kẽm hình tròn có đục lỗ đeo dây. Trên cả hai mặt đều ghi chữ số 34. Ít ai biết vật này có giá trị gì mà anh sợ mất nó hơn bất cứ món nữ trang quý giá nào.
Những ngày đầu con gái chào đời là những ngày anh phấp phỏng "lẻn" vào phòng sơ sinh mỗi ngày chục bận, để âu lo dòm vào đứa bé mỏng mảnh đang nằm trong lồng kính và chưa chịu mở mắt. Đứa bé mang số 34. Và những lần cô hộ lý đưa con anh đi tắm là một lần anh mong ngóng hồi hộp nhìn con số 34 để biết chắc rằng con anh không bị "lạc". Ngày đón con từ bệnh viện về, khi thay áo cho con gái, anh mừng rú lên khi thấy người ta bỏ quên "vật báu" 34 vẫn còn đeo ở cánh tay con. Anh biết đó sẽ là vật quí còn theo anh mãi mãi.
3. Có một người cha khắc những vết khắc lên cột, vạch những vạch vôi lên tường để đo con gái lớn dần trong niềm vui và nỗi lo. Những vết khắc, vạch vôi là những bức tranh nhân bản đẹp tuyệt vời trong bất cứ ngôi nhà nào.
4. Có một người cha cứ trồng thêm một cây khi con thêm một tuổi. Và vườn cây cho con gái cứ nhiều lên trong hạnh phúc đớn đau của người cha khi nghĩ về cái ngày con lên xe hoa về nhà người khác.
5. Tất cả những việc tưởng chừng như "ngớ ngẩn" của người cha dành cho con, để làm gì?
Để một ngày kia con về cùng hạnh phúc
Ba đôi lúc nhìn quanh cho đỡ nhớ nhà mình
Đó là câu thơ của một nhà thơ, anh đã giải thích hộ cho mọi người cha yêu con gái. Rằng đối với cha, con gái có ý nghĩa thân thiết ngự trị vào tất cả là gia đình, là ngôi nhà. Đến mức nếu không còn có con trong ngôi nhà này thì có nghĩa là ngôi nhà cũng không còn, đã xa lạ như nhà của người khác mất rồi. May mắn sao những kỷ vật kia, những vạch vôi, vết khắc kia, "vườn cây-con gái" kia là hiện thân của con qua năm tháng, vẫn còn ở lại. Và thế là cha nhìn quanh, nhìn lên những "hiện thân" ấy để gặp lại một chút nhà mình, cho đỡ nhớ nhà mình.
6. Một ngày nọ vào bệnh viện, thấy một cô bạn gái đang đút cháo cho bố ăn, tôi chợt thấy thảng thốt với câu nói của nhà thơ Thanh Tịnh "Bố cho con ăn, con cười, bố cười. Con cho bố ăn, bố khóc, con khóc". Mới thấy vòng đời ngắn ngủi làm sao!
Mỗi người đều lưu giữ trong tim hình ảnh một người cha. Hình ảnh thứ 7, thứ 8, xin dành cho bạn, cho những ai được may mắn sinh ra trên Trái Đất này.
Chiều nay đưa tiễn thân phụ một người bạn về bên kia dương gian, chợt thấy mọi thứ tình yêu đều cần phải vội vàng, đâu cứ chỉ tình
Nguồn : St trên internet