Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Chúa nhật Lễ Hiện Xuống năm A ngày 31/05/2020

Chúa Nhật, 31 tháng 5, 2020

Chúa nhật Lễ Hiện Xuống năm A ngày 31/05/2020

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật Lễ Hiện Xuống năm A

31/05/2020
Phúc Âm Ga 20,19-23
Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy lãnh lấy Chúa Thánh Thần.”
CUỘC SÁNG TẠO MỚI
Suy niệm:
Tác giả sách Sáng Thế đã dùng hình ảnh Thiên Chúa thổi làn sinh khí vào nắm bụi đất để sáng tạo nên con người giống hình ảnh Ngài (x. St 2,7). Cũng làn sinh khí ấy, Đức Ki-tô phục sinh cũng thổi trên các môn đệ để ban cho họ tràn đầy Thánh Thần: “Anh em hãy lãnh lấy Thánh Thần.” Sinh khí của Thiên Chúa chính là Chúa Thánh Thần, Ngài là nguyên lý sáng tạo. Hành động này của Đức Ki-tô phục sinh khác nào một cuộc sáng tạo mới được thực hiện trong Chúa Thánh Thần. Và vì thế, Chúa Thánh Thần là nguyên lý của công cuộc sáng tạo mới.
Mời Bạn:
Từ ngày lễ Ngũ Tuần của người Do Thái, Hội Thánh Chúa Ki-tô chính thức được khai sinh. Lịch sử cứu độ lật sang một trang mới, trang của thời đại Chúa Thánh Thần, thời đại Ngài hoạt động trong Hội Thánh và trong từng người chúng ta. Mỗi người Ki-tô hữu cũng có một ngày hiện xuống của chính mình khi lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Nhờ được lãnh nhận Chúa Thánh Thần, chúng ta trở thành con người mới. Chúng ta để Ngài thực hiện công cuộc sáng tạo mới trong cuộc đời mỗi người chúng ta bằng cách xin Lời Chúa soi sáng cho chúng ta nhận biết ý muốn của Thiên Chúa và xin ơn khôn ngoan và sức mạnh của Ngài để thi hành ý Chúa trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Sống Lời Chúa:
Tôi luôn bắt đầu một ngày sống, hoặc một công việc bằng việc cầu xin ơn Chúa Thánh Thần.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con thường hát kinh Chúa Thánh Thần. Xin cho lời kinh ấy cũng là lời nhắc nhở chúng con mở lòng mình ra để cho Chúa Thánh Thần tác động và đổi mới.
Nguồn: 5 phút Lời Chúa tháng 06.2017
Xem Video clip 
Thánh Kinh bằng tiếng Việt

Thánh Kinh bằng tiếng Anh

THÀNH NGỮ THỜI HIỆN ĐẠI

THÀNH NGỮ THỜI HIỆN ĐẠI
Tác giả: N.V.Ph – Hội Người cao tuổi phường Tân Thanh (Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).
CỤ N V PH đã nghỉ hưu ở thành phố Thái Nguyên, gọt giũa câu chữ thành những câu thành ngữ thời hiện đại có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, khiến người đọc cảm thấy đau lòng, xót dạ!
1. DẠY CON TRẺ VẠN LỜI HAY, không bằng nửa ngày làm gương làm mẫu.
2. CHA MẸ CHỈ BIẾT CHO KHÔNG BIẾT ĐÒI, Con cái thích vòi mà không biết trả.
3. DÂU RỄ TỐT CHA MẸ ĐƯỢC ĐỀ CAO, Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột.
4. CHA MẸ DẠY ĐIỀU HAY KÊU LẮM LỜI, bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.
5. CHA NỠ COI KHINH MẸ DÁM COI THƯỜNG, bước chân ra đường không trộm thì cướp.
6. CHA MẸ NGỒI ĐẤY KHÔNG HỎI KHÔNG HAN, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.
7. CON TRAI CHÀO TRĂM CÂU, không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi.
8. KHÔN ĐỨNG CÃI NGƯỜI GÌA, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ.
9. GỌI CHA ÔNG KHỐT GỌI MẸ BÀ BÔ, ăn nói xô bồ thành người vô đạo.
10. MỖI CÂY MỖI HOA, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của.
11. CÁI GÌ CŨNG CHO CON TẤT CẢ, coi chừng ra mả mà cười.
12. ĐỒNG TIỀN TRÊN NGHĨA TRÊN TÌNH, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.
13. GIAN NHÀ HÒN ĐẤT MẤT CẢ ANH EM, mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng.
14. BỐ MẸ KHÔNG CÓ CỦA ĂN CỦA ĐỂ, con rể khinh luôn.
15. COI KHINH BÊN NGOẠI, chớ mong có rể hiền.
16. ĂN Ở MẤT CẢ HỌ HÀNG, chớ mơ có nàng dâu thảo.
17. RỄ QUÍ BỐ VỢ VÌ CÓ NHÀ MẶT PHỐ, Con trai thương bố vì chức vì quyền.
18. ĐI VỚI BỤT MẶC ÁO CÀ SA, quen sống bê tha, thân tàn ma dại.
19. NGỒI BÊN BIA RƯỢU HÀNG GIỜ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.
20. CỦI MỤT KHÓ ĐUN CHỒNG CÙN SỐNG BẬY, con cái mất dạy phí cả một đời.
21. HAY THÌ Ở DỞ RA TÒA, chia của chia nhà, con vào xóm “bụi”.
22. NGỒI CÙNG THIÊN HẠ TRĂM VIỆC KHOE HAY, Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.
23. ĐI CÓ BẠN ĐƯỜNG CHÂN KHÔNG BIẾT MỎI, còn có mẹ cha sao không hỏi khi cần.
24. NÓI GẦN NÓI XA, đừng biến mẹ già thành bà đi ở.
25. BÀI HÁT TÂY TÀU HÁT HAY MỌI LẼ, lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.
26. CON TRAI CON RỄ BÍ TỶ SAY MÈM, Nàng dâu ngồi chơi, mẹ già rửa bát.
27. KHỎE MẠNH MẸ Ở VỚI CON, đau ốm gầy còm tùy nghi di tản.
28. THẮT LƯNG BUỘC BỤNG NHỊN ĐÓI NUÔI CON, dâu rể vuông tròn, cuối đời chết rét.
29. MẸ CHẾT MỒ MÃ CHƯA YÊN, anh em xô nhau chia tiền phúng viếng.
30. KHẤN PHẬT CẦU TRỜI LỄ BÁI KHẮP NƠI, nhưng quên ngày giổ Tổ.
31. VÀO QUÁN THỊT CẦY TRĂM NGÀN COI NHẸ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng.
32. GIỖ CHA COI NHẸ NUÔI MẸ THÌ KHÔNG, cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện.
33. MỘT MIẾNG NGỌT BÙI KHI CÒN CHA MẸ, một miếng bánh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.
34. CHA MẸ CÒN, THƠM THÃO BÁT CANH RAU, đừng để mai sau xây mồ to, mã đẹp.
35. Ở ĐỜI BẤT THIỆN LÀ TẠI NHÀN CƯ, Con cháu mới hư đừng cho là hỏng.
36. BẠN BÈ TRI KỸ NÓI THẲNG NÓI NGAY, Con cháu chưa hay đừng chê đồ bỏ.
37. BẢY MƯƠI CÒN PHẢI HỌC BẢY MỐT, mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài.
38. PHONG BÌ TRAO TRƯỚC, BIA BỌT UỐNG SAU, dâu rể ngồi đâu đố ai mà biết.
39. TIẾP THỊ VÀO NHÀ BẺM MÉP, cẩn thận cảnh giác đôi dép không còn.
40.CẦU THỦ THẾ GIỚI TÊN GỌI CHI CHI, THOÁNG NHÌN TIVI ĐỌC NHƯ CHÁO CHẢY, ông Nội ngồi đấy thử hỏi tên gì?!

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

Nam Kỳ đi trước nhưng lại về chót bảng


Nam Kỳ đi trước nhưng lại về chót bảng
Ngẫm thế sự thấy buồn,Nam Kỳ là đất mới của lưu dân,là nơi "hợp chúng quốc" dạng mở của Miền Nam mình ,đời sống dần ổn định và rất phồn thạnh,nhưng trong bàn cờ chánh trị VN thì Nam Kỳ luôn là cái thớt nằm chót bảng
Chúa Nguyễn Ánh đã dựa vô Nam Kỳ mà trung hưng nhà Nguyễn thành công ,kinh tế của triều đình Huế dựa vô Nam Kỳ phần lớn
Nam Kỳ sau đó là đất thuộc địa Pháp ,là nơi chữ Quốc Ngữ được xài đầu tiên ở Việt Nam nên chữ Quốc Ngữ và chữ Pháp thông dụng trong xã hội Nam Kỳ lúc đó ,thành ra báo chí cũng phát triển và bành trướng rất mạnh
Chúng ta tự hào có Trương Vĩnh Ký,Trương Minh Ký,Huỳnh Tịnh Của,Trần Chánh Chiếu ...
Gia Định báo là tờ báo đầu tiên của Việt Nam phát hành ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn do một người Pháp làm chủ biên, đến tháng 9/1869 giao cho Trương Vĩnh Ký và sau là Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút đến thăm 1907
Năm 1861 nhà in đầu tiên được xây dựng ở Sài Gòn là nhà in Hoàng gia (l’Imprimerie Impériale)
Nam Kỳ là nơi có số lượng nhựt trình (báo) xuất bản nhiều nhứt VN
Dân Sài Gòn có thói quen đọc báo mỗi buổi sáng bên ly cafe .Và các kiosque bán báo xuất hiện đầu tiên cũng ở Sài Gòn ,sau này có người bán báo dạo
Đất Lục Tỉnh ta là cái nôi xuất hiện đầu tiên của chữ Quốc Ngữ,của các thể loại thơ,tiểu thuyết,văn chương và báo chí Quốc Ngữ đầu tiên ở Việt Nam
“Miền Nam vốn có một một địa vị về văn nghệ và có ảnh hưởng sâu rộng trong quảng đại quần chúng lan tràn đến cả miền Trung lẫn miền Bắc.Miền Nam đã gây phong trào tiền phong về mọi phương diện văn nghệ: báo, tạp chí, truyện ngắn, truyện dài, truyện dịch, đặc biệt là tiểu thuyết Trung Hoa, truyện phóng tác tiểu thuyết Tây, phong trào xuất bản rộng lớn các loại thơ bình dân và rất phồn thịnh…" (Khi lưu dân trở lại,tác giả Nguyễn Văn Xuân)
Dần dà trong lịch sử văn chương Việt Nam có sự "ăn hỗn" khi sau này người ta lấy văn chương kiểu Bắc của Nam Phong tạp chí làm chuẩn để nói văn chương Bắc là số 1
Học giả Nguyễn Văn Xuân viết vầy:
" ...không gì mỉa mai hơn là học Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Trọng Thuật, cả Hoàng Ngọc Phách nữa, những nhà văn mà chính phê bình gia có tiếng là Vũ Ngọc Phan nhìn nhận là kém hơn Hồ Biểu Chánh”
Thực tế Hồ Biểu Chánh với cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông “Ai làm được” ra đời năm 1912 cũng là cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở VN ta .Văn Hồ Biểu Chánh rặc Nam Kỳ ,từ dấu chấm phết,cách ăn nói tới ngọn cỏ,cơn gió cũng rặc Nam Kỳ
Những năm 1930 trước sự "xâm lăng" của kiểu văn chương hoa hòe hoa sói,đầu môi chót lưỡi từ Miền Bắc,khi các nhà văn hóa Nam Kỳ bị lai tạp ít nhiều thì Hồ Biểu Chánh (cùng Sơn Nam,Vương Hồng Sển...) vẫn cố thủ giữ rịt,kiên quyết giữ nguyên cách viết đậm đà hơi hám Nam Kỳ của mình
Hồ Biểu Chánh cùng với Sơn Nam và Vương Hồng Sển có thể nói là chuẩn mực văn chương Nam Kỳ
Nhưng Sơn Nam có đôi khi không đi sâu phương diện tả thực hơn Hồ Biểu Chánh ,văn Vương Hồng Sển thì đôi lúc tỉ mỉ tẳn mẳn kiểu léo téo,thành ra Hồ Biểu Chánh là dễ hiểu nhứt
Nam Kỳ là đất mà nữ giới có tiếng nói ,có quyền đầu tiên ở VN
Người đàn bà Nam Kỳ xưa vốn đã có tư tưởng rất mở và cá tánh nhiều nếu so với đàn bà Trung và Bắc
“Đi đâu cho thiếp theo cùng
Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam
Ví dầu tình có dở dang
Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp dzìa “
Ta nhớ tới bà Lê Thị Điền vợ của Đồ Chiểu.Chồng mù lòa,bà tay xách tay mang,tay dắt chồng tay ôm con chạy giặc ,rồi bà nuôi dạy con cái ,tối còn ngồi chép thơ cho chồng
Cô con gái của bà là Nguyễn Thị Khuê tức Sương Nguyệt Anh là người đàn bà lập ra tờ báo đầu tiên của phụ nữ ở VN ,tờ”Nữ giới chung” năm 1919 ở Sài Gòn
Rồi sau đó ở Nam Kỳ lại có tờ”Phụ nữ tân văn “ được cho là tờ báo phụ nữ thứ hai xuất hiện tại Việt Nam thời đó
Nam Kỳ có đội đá banh toàn đàn bà đầu tiên VN vào khoảng năm 1933 của ông Phan Khắc Sửu (Sau này là quốc trưởng VNCH) tại Cái Vồn Vĩnh Long
Tại Cái Vồn nơi cát cứ của tướng Hòa Hảo Năm Lửa,có đội nữ binh của bà vợ ông này-bà Lê Thị Gấm,bà Gấm có biệt danh là nữ tướng Phàn Lê Huê
Cái Vồn vốn là tên con rạch nối từ sông Hậu đến ngã ba sông Mỹ Thuận và kinh Chà Và.
Cái Vồn nửa thuần Việt nửa Khmer.Người Khmer gọi Srôk Tà Von “xứ ông Von”,người Việt hay gọi sông là Cái nên từ đó có Cái Vồn
Tên Hán tự của Cái Vồn là Bồn Giang.Vì thế thời Nguyễn ở hai kên con rạch còn có xứ Đông Bồn ,xứ Kim Bồn
Cái Vồn nằm ở một đầu bắc Cần Thơ ,xưa người Nam Kỳ gọi cầu bắc phía Vĩnh Long là “bắc Cái Vồn”
Ông Phan vốn là kỹ sư nông học nên năm 1933 đã đứng ra lập đội đá banh nữ đầu tiên ở Đông Dương,đội banh nữ Cái Vồn
Nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam là cô Henriette Bùi Quang Chiêu, sanh ngày 8/9/1906, là con gái thứ trong một gia đình điền chủ Bến Tre ở Mỏ Cày mang quốc tịch Pháp ở Nam Kỳ
Mẹ Henriette là Vương Thị Y người gốc Hoa.Cha của Henriette là Nghị viên Bùi Quang Chiêu, sau là thủ lãnh đảng Lập Hiến ở Nam Kỳ thời Pháp
Năm 1926, Henriette tốt nghiệp trung học tại Lycée Fenelon Paris theo học Đại học Y khoa Paris vào năm 1927.Henriette Bùi Quang Chiêu bảo vệ luận án xuất sắc vào năm 1934
Đầu năm 1935 bà nhậm làm ở bịnh viện Chợ Lớn rời Chợ Rẫy
Năm năm 1945 thì gia đình ông Bùi Quang Chiêu bị ác nạn
Ông Bùi Quang Chiêu cùng với ba người anh em trai của Henriette Bùi Quang Chiêu bị Việt Minh bắt và giết chết
Đến năm 1961, Henriette Bùi Quang Chiêu sang Pháp và mở ở đây một phòng mạch
Bà Henriette Bùi Quang Chiêu qua đời lúc 8 giờ 30 phút ngày 27/04/2012 tại Paris – Pháp
Nam Kỳ là nơi có sân bay đầu tiên ở VN .Sân bay Tân Sơn Nhứt mang tên làng Tân Sơn Nhứt vì nó lấy gần như toàn bộ đất của làng này
Thôn Tân Sơn Nhứt được lập năm 1749 thuộc quận Bình Dương, phủ Tân Bình, thành Gia Định.
Trong làng này có mộ cha cả Bá Đa Lộc và Tả dinh Đô Thống chế Lê Văn Phong (bào đệ của Đức Tả quân-Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt)
Năm 1920 Pháp giải tỏa gần hết cái làng Tân Sơn Nhứt, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định làm sân bay, phần đất còn lại không đủ tiêu chuẩn lập làng riêng, nên hiệp với làng Chí Hòa thành làng Tân Sơn Hòa
Cái thuở đó tên sân bay tiếng Pháp là aérodrome. Tân Sơn Nhứt là sân bay duy nhứt và đầu tiên ở Việt Nam và Đông Dương thời đó
Người Nam Kỳ mình gọi tên tục là “sân bay” và “máy bay”.Cái gì vù lên trời là bay hết,thí dụ chim bay
Do người Tàu kêu sân bay là 機場 (cơ trường) nên người Nam Kỳ khai sanh chánh thức sân bay là phi trường ,máy bay là phi cơ
Sân bay Tân Sơn Nhứt trước 1975 rộng 3.600ha, gấp ba lần quỹ đất sân bay Changi ở Singapore.
Sau 1975 Bắc Kỳ CS vô chia chác đất cất nhà,táp 2100 ha đất sân bay làm nhà riêng.Hiện sân bay chỉ còn khoảng 1.500 ha, trong đó 850 ha dân dụng, phần còn lại do Bộ Quốc phòng quản lý.Trong đất quân đội này có 160 ha để làm sân golf và dịch vụ
Nam Kỳ còn có phi công đầu tiên lái máy bay
Đó là con trai Tổng đốc Phương,ông Đỗ Hữu Vị là con trai thứ năm trong 11 người con của ông Đỗ Hữu Phương.Năm 1904, ông Vị đăng ký học Trường võ bị Saint-Cyr.Năm 1911 ông được cấp bằng lái máy bay của Aéroclub de France ,Đỗ Hữu Vị là phi công Việt đầu tiên bay vòng quanh nước Pháp.Sau đó trong thế chiến thứ nhứt ông bị rớt máy bay và tử trận
Người Việt đầu tiên mua và lái xe hơi là thầy Năm Tú ở Mỹ Tho
Ông Châu Văn Tú tức Pierre Tú, là người sắm xe hơi đầu tiên ở Nam Kỳ năm 1907.Ông là người ở Mỹ Tho tiên khởi lập gánh hát cải lương mang tên “Ban hát Thầy Năm Tú – Mỹ Tho”
Chiếc xe hơi VN sản xuất đầu tiên tên là La Dalat do công ty Citroën thông qua công ty con tại Sài Gòn sản xuất có bộ phận nội địa hóa đạt 40%, nên mọi người coi La Dalat là xe hơi của VN
Nam Kỳ có trường trung học đầu tiên ở VN là Trường Trung học Mỹ Tho (Collège de Mytho) được mở năm 1879,ba năm sau (1881) đổi tên thành Trường Le Myre de Vilers .Sau 1954 thành trường Nguyễn Đình Chiểu tới nay
Nam Kỳ có đường xe lửa đầu tiên là đường của xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho hồi,đây là tuyến đường xe lửa đầu tiên của Đông Dương có từ năm 1885 ,tồn tại 73 năm,bị ông Ngô Đình Diệm dẹp năm 1958
Ga xe lửa Sài Gòn thời Pháp nằm ở vị trí ngay đầu công viên 23/9 đoạn bùng binh chợ Bến Thành ngày nay
"Mười giờ tàu đến Bến Thành
Súp lê vội thổi bộ hành lao xao"
Từ Sài Gòn đi Mỹ Tho có 15 ga dọc các con lộ . Ga thứ nhứt gọi là Ga An Đông (Hoặc Ga Chợ Lớn Mới) nằm bên hông phía sau lưng chợ An Đông ở khúc Hùng Vương ngày nay
Xe lửa chạy men theo đường Hùng Vương băng qua công viên Văn Lang chạy thẳng ra Hồng Bàng về Mỹ Tho
Nam Kỳ có cảng biển đầu tiên là cảng Sài Gòn từ 1862 .Thương cảng Sài Gòn là một cảng công lập, đầu tiên và lớn nhứt Ðông Dương
Nam Kỳ là xứ có đèn đường đốt sáng ban đêm đầu tiên ở Việt Nam
Đọc nè:
"Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ"
Và:
“Đèn nào cao bằng đèn Cầu Lộ
Gái nào ngộ bằng gái Vĩnh Long
Sao em lớn tuổi ở vậy chưa chồng
Anh đây muốn làm phò mã nhưng ngại lòng quá đi”
Nam Kỳ ăn bánh mì,uống sữa bò đầu tiên ở Việt Nam
Trong các loại bánh của Nam Kỳ mình thì bánh mì không phải của bổn địa,nó là bánh của người Pháp mang theo vào sau 1859
Trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc " của Đồ Chiểu năm 1861, ta thấy ông đồ lên án cá"'tội" ngoại lai ăn bánh mì của giặc có hai câu như sau:
"Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn
Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ."
Kinh tế Nam Kỳ phồn thạnh,xuất khẩu lúa gạo vang danh ,tiền thuế thâu vô dư dả lo cho xứ sở .Và tình trạng mâu thuẩn thuế má của Nam Kỳ đã có từ thời Pháp chứ không phải chỉ có từ sau 1975 tới nay
Xin nhắc tới điền chủ trồng tiêu của xứ Nam Kỳ Charles Paul Blanchy (1837-1901). có vợ người Nam Kỳ ,là hội trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ ,đô trưởng Sài Gòn 1895-1901 được bầu trực tiếp từ các cử tri đầu tiên
Ông Paul Blanchy suốt đời bênh vực cho quyền lợi của xứ Nam Kỳ mà đối đầu với ông quan toàn quyền Paul Doumer (1857-1932)-toàn quyền Đông Dương giai đoạn 1897-1902
Paul Doumer tăng thuế trực thu ,đem ngân sách Sài Gòn cho xứ Bắc Kỳ . Paul Blanchy cầm đầu nhóm vận động Nam Kỳ giữ tiền lại, rồi tiến tới độc lập
Paul Doumer chửi rằng ông Paul Blanchy không có đầu óc tổ chức, vô chánh phủ ,thiếu kỷ luật.
Paul Doumer trong hồi ký có viết chửi rằng “một người có quyền bính và để tâm phụng sự cho công chúng chắc chắn sẽ là rác rưởi nếu không gạt ra được ông Blanchy”
Rốt cuộc Paul Blanchy bị thất thế,mất ở tại Sài Gòn năm 1901, thọ 64 tuổi
Khi Blanchy chết, ông toàn quyền Doumer có mặt ở Sài Gòn nhưng không đến dự đám tang, cũng không cử người thay mặt đến viếng
Paul Blanchy chết được chôn trong nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi ,con đường Hai Bà Trưng khi đó đặt tên là Rue Paul Blanchy
Trong thời kỳ làm đô trưởng Sài Gòn ông Paul Blanchy xây rất nhiều công trình, tòa thị sảnh thành phố Hôtel de Ville cũng xây dưới thời ông
Ông Paul Blanchy là người Pháp mà khi làm đô trưởng ông ta còn biết giành giựt từng cắc tiền thuế,ngân sách giữ lại cho Sài Gòn đặng phát triển
Huống hồ là người Sài Gòn,người Nam...!
Trong lịch sử Sài Gòn phải nhớ tới Paul Blanchy
Nam Kỳ chúng ta là đất mới ,có những con người luôn tìm cái mới,nhìn ra tương lai,xứ sở này là một xứ cởi mở và phồn thạnh trong tư duy.Của cải không phải tự trên trời rớt xuống,dân Nam Kỳ cũng làm chết cha chết mẹ và đỏi hỏi đồng tiền phải được sử dụng hợp lý đặng đầu tư cho nó ,một cái cây cho trái sau thâu hoạch thì phải bón phân,tưới nước cho nó,nếu không nó sẽ chết khô
Xin nhắc nhớ và gợi lòng trắc ẩn,sự ý thức của những người Nam Kỳ đang còn sống trên mảnh đất này
Hãy bỏ cái áp đặt "Nam Kỳ đi trước lại về chót"
Rõ ràng:
“Đồng Nai chim đậu đất lành
Cửu Long trù phú dân tình ấm no
Phương Nam khai phóng cõi bờ
Con đường nhân bản tự do đời đời”.
Bài viết của tác giả Nguyen Gia Viet
đăng 28 tháng 4 lúc 12:29

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 6 Phục Sinh năm A


Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 6 Phục Sinh năm A


Chúa nhật, 17 tháng 05 năm 2020
Phúc Âm Ga 14, 15-21
“Thầy sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác”
Người Ki-tô hữu là người có Ðức Ki-tô nhờ theo Ngài và yêu mến Ngài. Khi yêu mến Ngài, chúng ta sẽ sống trong Ðức Ki-tô, và được Ðức Ki-tô sống trong ta. Ðức Giê-su hứa ban Thánh Thần cho những ai giữ các điều răn của Ngài là yêu thương tha nhân. Thánh Thần là Thần Khí sự thật. Ai yêu sự thật, muốn biết rõ sự thật, ắt hẳn sẽ thấy Thần Khí sự thật này rất cần thiết cho mình và xã hội, hay thế giới. Nhưng vì thế gian không yêu sự chân thật, nên Ðức Giê-su mới nói Thánh Thần là Ðấng mà thế gian không thể đón nhận.
Thánh Thần là sức sống, là tình yêu, sức mạnh, là sự khôn ngoan, thánh thiện của Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã ban Thánh Thần của Ngài cho Giáo Hội, cho chúng ta, nhất là cho những ai yêu mến Thiên Chúa hay Ðức Giê-su, được thể hiện qua việc yêu thương tha nhân.
Theo lời Ðức Giê-su hứa, nếu ta tuân giữ các giới răn của Ngài, cụ thể là yêu thương tha nhân như chính Ngài đã yêu thương ta và yêu thương họ, thì ta sẽ nhận được Thánh Thần. Nhờ đó, đời sống của ta sẽ được biến đổi một cách kỳ diệu và phi thường. Và chắc chắn ta sẽ đạt được sự sống vĩnh cửu, vì kết quả của Thần Khí là sự sống đời đời (Gl 6:8). Vậy muốn được tràn đầy Thánh Thần, ta phải yêu thương tha nhân.
Joan Nguyễn Chính Kết
Thánh Kinh bằng tiếng Việt
Thánh Kinh bằng tiếng Anh

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

DUYÊN NỢ VỚI "BỒ", HAY THIỆT LÀ HAY! ###

DUYÊN NỢ VỚI "BỒ", HAY THIỆT LÀ HAY! ###
("Bồ" đây không phải bồ tèo, bồ bịch, mà là ... Bồ Đào Nha)
Lai rai chữ nghĩa để thêm yêu CHỮ QUỐC NGỮ & TIẾNG VIỆT.
I/ Ta nói trong chữ Hán, tỉ như 父 (âm Việt đọc là "phụ"), 母 (âm Việt đọc là "mẫu"), "phụ mẫu" là ba mẹ đó đa. Nhưng, nếu muốn nói thẽ thọt, thương ơi là thương: "mẹ ui", "ba ui" thì trong chữ Hán không có âm nào đọc lên là "mẹ", là "ba" hết trơn! Buồn còn hơn chấu cắn. Thành thử tiền nhân người Việt mới sáng tạo ra chữ NÔM, để quốc âm (tiếng nói Việt) có được một bộ chữ chứa lấy.
Chữ Nôm được cấu tạo dựa trên chữ Hán, với nhiều cách thức lắt léo (cái này trong chuyên ngành ngôn ngữ học, đây không bàn đến), người Tàu nhìn vô chữ Nôm có cái họ hiểu và có những cái không hiểu, bù trất luôn.
Chữ Nôm viết 爸 , đọc là "ba" (trong "ba mẹ"); chữ Nôm viết 媄, đọc là "mẹ". Đó, đọc lên nghe tiếng "ba", tiếng "mẹ", ngọt ngào biết mấy, chớ không cần phải trịnh trọng "phụ mẫu 父 母".
II/ Chữ Nôm viết 爸, đọc là "BA" (trong "ba mẹ").
Chữ Nôm viết 婆, đọc là "BÀ" (trong "bà cụ già").
Chữ Nôm viết 伯, đọc là "BÁ" (trong "bá tước").
Chữ Nôm viết 𩨜 , đọc là "BẢ" (trong "bả vai").
Chữ Nôm viết 粑, đọc là "BÃ" (trong "bã rượu").
Chữ Nôm viết 把, đọc là "BẠ" (trong "bậy bạ").
Thấy gì?
BA - BÀ - BÁ - BẢ - BÃ - BẠ => chỉ khác nhau bởi 6 thanh điệu "ngang", "huyền", "sắc", "hỏi", "ngã", "nặng" mà tạo ra 6 nghĩa khác nhau! Đây là đặc trưng thú vị, là sự độc đáo của tiếng Việt.
Khi viết bằng chữ Nôm, cũng theo tuần tự:
爸 - 婆 - 伯 - 𩨜 - 粑 - 把 => chúng ta phải viết bằng 6 mặt chữ Nôm không giống nhau gì hết, trong khi - phát âm tiếng Việt - kỳ thực chỉ khác nhau về thanh điệu mà thôi ("ba", "bà", "bá", "bả", "bã", "bạ").
III/ Giáo sĩ người Bồ Đào Nhà, Francisco de Pina, đến Hội An vào năm 1617 để truyền đạo Công giáo. Ngài là một người rất giỏi về ngành ngữ âm học, nhờ vậy ngài phân tích đâu là nguyên âm, đâu là phụ âm trong tiếng Việt (vì trong chữ Hán, chữ Nôm bao đời học chữ nào thì chỉ biết đọc chữ đó, hoàn toàn không có ý niệm về nguyên âm, phụ âm...). Chẳng hạn, với 6 mặt chữ Nôm dẫn trên, Francisco de Pina nhận ra "cùng vần" mà chỉ khác nhau về thanh điệu ("giọng": accents).
Trong những bức thư gởi cho bề trên Dòng Tên, Francisco de Pina nhận xét: "Việc học hỏi các thanh điệu là rất quan trọng, vì nếu thiếu chúng, chúng ta khó có thể hiểu được ngôn ngữ của người dân An Nam";
"Các thanh điệu dường như là hồn cốt trong ngôn ngữ An Nam, vì vậy, cần phải hết sức chú tâm để hiểu cho bằng được".
IV/ Ta nói tiếng Pháp, tiếng Anh là những ngôn ngữ KHÔNG có thanh điệu, tức là nếu lên bổng hoặc xuống trầm của một chữ (word) thì không làm thay đổi nghĩa của chữ. Trong khi tiếng Việt xuống trầm (tỉ như "dấu huyền", "dấu nặng"), hoặc nói lên cao (tỉ như "dấu sắc", "dấu hỏi"), nghĩa của chữ trở nên khác nhau.
Người Pháp, người Anh học tiếng Việt gặp khó nhứt là thanh điệu.
Nếu những thế hệ giáo sĩ đầu tiên là người Pháp chẳng hạn, họ sẽ không thể nghĩ ra cách ký âm tiếng Việt bằng hệ chữ Latin mà CÓ THANH ĐIỆU.
Trong khi đó, tiếng Bồ Đào Nha thì không xa lạ cho lắm với những ngôn ngữ CÓ thanh điệu (dù không gồm đủ 6 thanh điệu như tiếng Việt), vì tiếng Bồ cũng có dấu "sắc", dấu "ngã" (như Água: nước, Coracão: trái tim), rồi cả dấu "mũ" (như Lâmpada: bóng đèn)...
Phải nói đây là cơ duyên kỳ ngộ!
Giáo sĩ Francisco de Pina đã dùng khuôn nhạc để phân tích sự lên bổng xuống trầm giữa các chữ "ba", "bà", "bá", "bả", "bã", "bạ". Đây là tiến trình để hình thành những ký hiệu về dấu thanh điệu sau đó (dấu nặng, dấu hỏi, dấu sắc.v.v...).
Sự tương cận về ngữ âm giữa tiếng Việt với tiếng Bồ (so với những ngôn ngữ châu Âu khác) đã giúp các giáo sĩ Bồ Đào Nha chỉ tới năm 1619-1620 đã thành hình được Bộ chữ ký âm cơ bản cho tiếng Việt. Đây là một KỲ TÍCH.
Bởi vì việc xây dựng nên một hệ thống văn tự là rất khó, lâu dài thậm chí hàng mấy trăm năm mới có được bộ chữ mới.
Giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) sau đó cũng học bộ chữ ký âm tiếng Việt sơ khởi từ giáo sĩ Francisco de Pina; soạn tự điển cũng dựa trên tiếng Bồ (không dựa tiếng Pháp).
TẠM THAY LỜI KẾT
"Tạm" thôi, vì chưa vội kết luận ngay, còn phải ghi chú lai rai nhiều điều xung quanh chữ Quốc ngữ nữa! - đặng giải trừ những ngộ nhận do vô tình (vì nhiều người chưa tìm hiểu kỹ lịch sử);
hoặc do cố ý xuyên tạc, kêu bằng là "thiếu lương thiện trong tri thức".
---------------------------------------------------------
(Ký âm các thanh điệu trên khuôn nhạc, của Francisco de Pina)