Thánh Kinh bằng hình Chúa nhật XX Thường niên năm C
Ngày 18 tháng 08 năm 2019
Chúa Nhật XX Mùa Thường Niên Năm C
PHÚC ÂM: Lc 12, 49-53
“Thầy không đến để đem bình an, nhưng đem sự chia rẽ”.
Chúa Nhật XX Mùa Thường Niên Năm C
PHÚC ÂM: Lc 12, 49-53
“Thầy không đến để đem bình an, nhưng đem sự chia rẽ”.
Suy niệm
Năm 1976, Đức Hồng Y Karol Wojtyla đã giảng Tĩnh tâm cho Giáo triều Roma với 22 bài, được thu thập trong cuốn sách nhan đề “Dấu hiệu chống đối”, trong đó trình bày: cuộc đời của Chúa Giêsu và sau này là đời sống của Giáo Hội luôn bị xem như dấu hiệu chống đối. Khi Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu vào đến thờ, ông già Simêon đã tiên báo: “Trẻ này rồi sẽ trở nên dấu hiệu chống đối”. Khi rao giảng Tin Mừng, loan báo về Cha trên trời, về lối sống Giao ước mới, về cách phụng thờ trong chân lý và tự do…, Chúa Giêsu dường như đi ngược lại với giáo thuyết truyền thống của người Do Thái. Ngài đã “nên cớ vấp phạm” cho giới lãnh đạo tôn giáo và những người đương thời. Cái mới trong Giáo lý của Chúa Giêsu như ánh sáng đối lại với bóng tối tham – sân – si mà con người thích ẩn núp trong đó.
Ngày hôm nay, Tin Mừng của Chúa Giêsu vẫn tiếp tục là “dấu hiệu chống đối”, chống lại những quan niệm sống chạy theo vật chất, những tâm địa tham lam độc ác, chạy theo lợi nhuận không ngại chà đạp nhân phẩm và quyền lợi của người khác.
Năm 1976, Đức Hồng Y Karol Wojtyla đã giảng Tĩnh tâm cho Giáo triều Roma với 22 bài, được thu thập trong cuốn sách nhan đề “Dấu hiệu chống đối”, trong đó trình bày: cuộc đời của Chúa Giêsu và sau này là đời sống của Giáo Hội luôn bị xem như dấu hiệu chống đối. Khi Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu vào đến thờ, ông già Simêon đã tiên báo: “Trẻ này rồi sẽ trở nên dấu hiệu chống đối”. Khi rao giảng Tin Mừng, loan báo về Cha trên trời, về lối sống Giao ước mới, về cách phụng thờ trong chân lý và tự do…, Chúa Giêsu dường như đi ngược lại với giáo thuyết truyền thống của người Do Thái. Ngài đã “nên cớ vấp phạm” cho giới lãnh đạo tôn giáo và những người đương thời. Cái mới trong Giáo lý của Chúa Giêsu như ánh sáng đối lại với bóng tối tham – sân – si mà con người thích ẩn núp trong đó.
Ngày hôm nay, Tin Mừng của Chúa Giêsu vẫn tiếp tục là “dấu hiệu chống đối”, chống lại những quan niệm sống chạy theo vật chất, những tâm địa tham lam độc ác, chạy theo lợi nhuận không ngại chà đạp nhân phẩm và quyền lợi của người khác.
Sứ điệp
Kitô giáo chúng ta không dạy ăn ngay ở lành như một số người suy nghĩ, nhưng đời sống ăn ngay ở lành của Kitô hữu là hệ quả nảy sinh từ đời sống yêu thương mà chúng ta hằng ngày để Tin Mừng biến đổi. Khi đặt sự hơn thiệt lên bàn cân, không ít lần lối sống Tin Mừng buộc bạn phải chịu thiệt thòi, đôi khi còn trở nên “dấu hiệu” chống đối lại kiểu sống của con người hôm nay. Nhưng bạn an tâm, Chúa Giêsu đã luôn là dấu hiệu chống đối, và khi bạn sống như Chúa Giêsu dạy, bạn làm cho người ta nhận ra sự hiện diện của Chúa Kitô Phục Sinh, mặt trời soi sáng thế giới.
Nguồn: Tin Mừng Chúa nhật số 09 (08.2016)
Xem Video clip
Kitô giáo chúng ta không dạy ăn ngay ở lành như một số người suy nghĩ, nhưng đời sống ăn ngay ở lành của Kitô hữu là hệ quả nảy sinh từ đời sống yêu thương mà chúng ta hằng ngày để Tin Mừng biến đổi. Khi đặt sự hơn thiệt lên bàn cân, không ít lần lối sống Tin Mừng buộc bạn phải chịu thiệt thòi, đôi khi còn trở nên “dấu hiệu” chống đối lại kiểu sống của con người hôm nay. Nhưng bạn an tâm, Chúa Giêsu đã luôn là dấu hiệu chống đối, và khi bạn sống như Chúa Giêsu dạy, bạn làm cho người ta nhận ra sự hiện diện của Chúa Kitô Phục Sinh, mặt trời soi sáng thế giới.
Nguồn: Tin Mừng Chúa nhật số 09 (08.2016)
Xem Video clip
Thánh Kinh bằng tiếng Việt
Thánh Kinh bằng tiếng Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét