Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

8 cách chăm sóc thận đơn giản bất kỳ ai cũng phải nên làm

Các cụ đã có dạy: “Thận có khỏe thì sức mới bền” và đây là 8 cách chăm sóc thận đơn giản bất kỳ ai cũng phải nên làm

Đông y có câu nói nổi tiếng, thận khí đủ thì bách bệnh trừ. Ý chỉ rằng nếu thận khỏe thì người sẽ khỏe, mọi bệnh tật sẽ tự tiêu tan.

Đông y có cách chăm sóc thận đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được, không tốn kém mà hiệu quả lâu dài. Chỉ cần bạn biết bí quyết này và kiên trì thực hành đều đặn.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều người không biết cách dưỡng thận, không chăm sóc thận đúng mực dẫn đến nhiều bệnh phát sinh như sỏi thận, suy thận, thậm chí phải chạy thận, thay ghép thận mới, rất tổn hại đến sức khỏe , tài chính và tuổi thọ.
Một cặp thận đại diện cho âm và dương, thận phải tính âm, thận trái tính dương, có chức năng kiểm soát lục phủ, ngũ tạng. Do sự đặc biệt đó, các chuyên gia Đông y khuyên bạn cách dưỡng thận đơn giản nhưng rất hữu hiệu như sau.

1. Xoa bóp tai

Theo Đông y, nhìn hình thức cũng đủ nhận ra rằng tạo hóa đã tạo ra 2 quả thận có hình đôi tai. Thực tế, tai là cơ quan đại diện cho thận. Nếu thường xuyên xoa bóp hai tai có tác dụng cường thận, dưỡng thận.
Cách thực hiện xoa bóp đơn giản, 2 tay cầm nhẹ vào vành tai, chà xát đến khi tai nóng lên và tỏa nhiệt. Sau đó nắm chặt vành tai và thả lỏng. Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Cũng có thể làm ít hơn, tùy thời gian của bạn. Mục đích là tai phải nóng lên.
Liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và kiện toàn chức năng thận.

2. Chà xát thắt lưng

Thắt lưng là vị trí tương ứng với thận, bao bọc và giữ ấm cho thận. Chà xát vùng thắt lưng có thể khơi thông kinh mạch, khí huyết thông suốt, tăng cường chức năng của thận. Sau mỗi lần đại tiểu tiện, dùng hai tay chà xát thắt lưng 36 lần, sẽ cảm thấy nóng vùng thắt lưng. mang lại hiệu quả chăm sóc thận tuyệt vời.

3. Ngâm chân

Mỗi đêm dùng nước nóng ngâm chân, sau đó xoa xát nhiều lần huyệt Dũng tuyền trong lòng bàn chân. Hoặc có thể vỗ huyệt Thận du, các ngón tay chụm lại, lòng bàn tay khum thành nơi chứa khí, vỗ lên huyệt Thận Du phát ra tiếng kêu như tiếng vỗ tay, thì hiệu quả càng tốt.

Huyệt Thận du: Lấy đối xứng từ rốn ra sau lưng một vị trí, trên cột sống đó là huyệt Mệnh môn, sau đó kéo ra hai bên mỗi bên khoảng 1,5 thốn là gặp huyệt Thận du.

4. Luyện đầu ngón tay út

Ngỏn tay là điểm xuất phát của các kinh mạch, cửa ngõ của nội tạng. Đầu ngón út có nhiều dây thần kinh, đồng thời có liên kết với lục phủ ngũ tạng. Đầu ngón út tay phải có sự liên kết với thận. Đầu ngón út tay trái có liên thông với bàng quang.
Thường xuyên luyện đầu ngón út có thể cường thận. Phương pháp luyện tập phổ biến là hằng ngày dùng ngón út nâng ấm nước hoặc cốc nước 99 lần, trong sinh hoạt hàng ngày có thể ưu tiên dùng ngón út để lật sách, mở cửa hoặc làm thêm các việc khác trong khả năng thay vì “ngồi chơi”.

5. Úp tay vào lưng

Mỗi đêm trước khi ngủ lấy hai mu bàn tay tựa lên vùng thắt lưng, ở tư thế nằm ngửa trên giường. 5-10 phút sau, nhiệt sẽ từ từ lan khắp toàn thân. Lúc đầu hai tay bị thắt lưng đè lên sẽ bị tê, 3-5 ngày sau khi đã quen thì không tê nữa, hai chân sẽ cảm thấy nhẹ nhàng linh hoạt.
Dù buổi tối hay ban ngày, chỉ cần là đang nằm, hãy kiên trì dùng 2 mu bàn tay ép lên 2 thắt lưng nửa giờ, sẽ thấy được hiệu quả kì diệu.

6. Ấn huyệt Thái khê


Phương pháp này có thể dùng cho hầu hết các các trường hợp mắc bệnh thận, đặc biệt là đối với người có bệnh thận mãn tính, có biểu hiện phù. Đồng thời cũng giúp loại bỏ quầng thâm mắt, làm trắng da, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng nghe nhìn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Dùng ngón tay cái của tay phải ấn nhẹ vào huyệt Thái khê chân trái và ngược lại, dùng lực sao cho cảm thấy có cảm giác là vừa. Tùy thời gian của bạn, có thể ấn từ 3-5 phút hoặc hơn.

7. Ấn huyệt Quan nguyên

Thường xuyên dùng ngón tay ấn, xoa bóp huyệt này sẽ có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng của các tạng phủ, tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng chống tăng huyết áp, mỡ máu, táo bón, tiêu chảy, liệt dương, đái dầm, choáng đầu, mất ngủ, đau bụng kinh.

Huyệt Quan nguyên (chấm đỏ) nằm phía dưới cách rốn 4 ngón tay

8. Tập luyện khí công

Lý luận về cơ thể người trong khí công gắn liền với học thuyết Âm – Dương và ngũ hành của Đạo gia, coi thân thể người là một hệ thống được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là khí thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Khí chạy trong các kênh phải đạt được cân bằng âm dương, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng.
Nếu dòng năng lượng trong kinh lạc không được thông suốt, sẽ khiến cơ thể bị bệnh. Bộ phận nào tắc nghẽn, bộ phận đó có thể sinh viêm, đau, suy giảm chức năng, kết sỏi (sỏi thận, gan, mật…).
Các bài tập khí công có tác dụng đánh thông các dòng năng lượng để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng trong cơ thể. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương và ngũ hành. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa thì người ta sẽ đảo ngược được các vấn đề bệnh tật, bao gồm cả bệnh thận.
Ngoài ra, để giữ gìn sức khỏe cho thận, bạn cũng nên lưu ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như, không nhịn tiểu, uống đủ nước, không nên ăn quá mặn, hạn chế rượu bia, thịt đỏ, đồng thời kết hợp ngủ sớm dậy sớm. Như vậy không chỉ cường thận mà thực ra là tốt cho toàn thân.
Đông y đã hướng dẫn bạ cách chăm sóc thận vô cùng đơn giản, có thể tự làm mọi lúc mọi nơi. Vấn đề là bạn có đủ kiên trì để áp dụng hay không. Sức khỏe trong tầm tay của mỗi chúng ta, hôm nay quan tâm, ngày mai hưởng lợi lớn.
Nguồn bài viết : Thiện Lương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét