Thứ Tư, 25 tháng 9, 2024

BÀI THƠ LÊN SÁU - TẢN ĐÀ

Đây là bài thơ giáo khoa do TẢN ĐÀ làm cho trẻ em lên sáu tuổi, viết năm 1919. Bài thơ đã 100 năm tròn, nhưng vẫn còn nguyên ý nghĩa về sự giáo dục con người.
Trước khi dạy trẻ yêu nước, yêu đồng bào. Hãy dạy trẻ hiếu thuận với cha mẹ, kính quý thầy cô. Thì tất cả những cái "yêu" còn lại sẽ hình thành tốt đẹp.
LÊN SÁU
Sách quốc ngữ - Chữ nước ta,
Con cái nhà - Đều phải học.
Miệng thì đọc- Tai thì nghe
Đừng ngủ nhè -Chớ láu táu
Con lên sáu - Đang vỡ lòng
Học cho thông - Thầy khỏi mắng.
.
Trong trời đất - Nhất là người
Ở trên đời - Hơn giống vật
Con bé thật - Chưa biết gì
Còn ngu si - Phải dạy bảo
Cho biết đạo - Mới nên thân
Sau lớn dần - Con sẽ khá
.
Ai đẻ ta - Cha cùng mẹ
Bồng lại bế - Thương và yêu
Ơn nhường bao - Con phải ngẫm
Áo mặc ấm - Mẹ may cho
Cơm ăn no - Cha kiếm hộ
Cha mẹ đó - Là hai thân
.
Hai thân là - Là thân nhất
Trong trời đất - Không ai hơn
Con biết ơn - Nên phải hiếu
Nghĩa chữ hiếu - Đạo làm con
Con còn non - Nên học trước
Đi một bước - Nhớ hai thân
.
Con còn nhỏ - Có mẹ cha
Lúc vào ra - Được vui vẻ
Con còn bé - Mẹ hay chiều
Thấy mẹ yêu - Chớ làm nũng
Đã đi học - Phải cho ngoan
Hay quấy càn - Là chẳng hiếu.
.
Con còn bé - Mẹ hay lo
Ăn muốn cho - Lại sợ độc
Con ốm nhọc - Mẹ lo thương
Tìm thuốc thang - Che nắng gió
Con nghĩ đó - Sao cho ngoan
Hay ăn càn - Là chẳng hiếu
.
Anh em ruột - Một mẹ cha
Mẹ đẻ ra - Trước sau đó
Cùng máu mủ - Như tay chân
Nên yêu thân - Chớ ganh tị
Em coi chị - Cũng như anh
Trước là tình - Sau có lễ
.
Người trong họ - Tổ sinh ra
Ông đến cha - Bác cùng chú
Họ nội đó - Là tông chi
Cậu và dì - Về họ mẹ
Con còn bé - Nên dạy qua
Còn họ xa - Sau mới biết
.
Người trong họ - Có bề trên
Lạ hay quen - Đều phải kính
Có khách đến - Không được đùa
Ai cho quà - Đừng lấy vội
Ông bà gọi - Phải dạ thưa
Phàm người nhà - Không được hỗn
.
Con bé dại - Mãi vui chơi
Muốn ra người - Phải chăm học
Miệng đang đọc - Đừng trông ngang
Học dở dang - Đừng có chán
Học có bạn - Con dễ hay
Mến trọng thầy - Học chóng biết
.
Dạy con biết - Phép vệ sinh
Ăn quả xanh - Khó tiêu hoá
Uống nước lã - Có nhiều sâu
Áo mặc lâu - Sinh ghẻ lở
Mặt không rửa - Sinh u mê
Đang mùa hè - Càng phải giữ
.
Các giống vật - Thật là nhiều.
Như con hươu - Ở rừng cỏ
Như con chó - Nuôi giữ nhà
Con ba ba - Loài máu lạnh
Loài có cánh - Như chim câu
Còn loài sâu - Như bọ róm
.
Cây và cỏ - Có khác loài
Trông bề ngoài - Cũng dễ biết
Như cây mít - Có nhiều cành
Lúa,. cỏ gianh - Có từng đốt
Còn trong ruột - Lại khác nhau.
Vài năm sau - Con biết kỹ
.
Đá bờ sông - Không sống chết
Không có biết - Không có ăn
Không người lăn - Cứ nằm đây
Như đá cuội - Như đá xanh
Như mảnh sành - Như đất thó
Các vật đó - Theo loài kim
.
Các loài kim - Tìm ở đất
Nhất là sắt - Nhì là đồng
Làm đồ dùng - Khắp trong nước
Như vàng bạc - Càng quý hơn
Đúc làm tiền - Để mua bán.
Ai có vạn - Là người giàu.
.
Vốn xưa là - Nhà Hồng Lạc
Nay tên nước - Gọi Việt Nam
Bốn nghìn năm - Ngày mở rộng
Nam và Bắc - Ấy hai miền
Tuy khác tên - Đất vẫn một
Lào, Miên, Việt - Là Đông Dương
.
Đầu trị nước - Đức Kinh dương
Truyển Hùng Vương - Mười tám chúa
Qua mấy họ - Quân Tàu sang
Vua Đinh hoàng - Khai nghiệp đế
Trải Đinh, Lý - Đến Trần, Lê
Nay nước ta - Là nước Việt
.
Chữ nước ta - Ta phải học
Cho trí óc - Ngày mở mang
Muốn vẻ vang - Phải làm lụng
Đừng lêu lổng - Mà hư thân
Nước đang cần - Người tài giỏi
Cố học hỏi - Để tiến nhanh
.
Vừa ích mình - Vừa lợi nước
Chớ lùi bước - Là kẻ hèn
(Nghiêm Hàm ấn quán xuất bản, 1924)


Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2024

CN 25 TN B: CHÚA NHẬT KHIÊM NHƯỜNG VÀ PHỤC VỤ

 CN 25 TN B: CHÚA NHẬT KHIÊM NHƯỜNG VÀ PHỤC VỤ

Kn 2,12-17: Chúng ta hãy vây bắt người công chính
Gc 3,16-4,3: Khôn ngoan trên trời phát sinh quả tốt lành và sự bình an
Mc 9,30-37: Ai muốn làm lớn thì hãy thành kẻ rốt hết
1/ Cảnh tréo ngoe: có mấy người hè nhau vây bắt người công chính. Bình thường,người ta bắt trộm,không ai bắt người lành…bởi vì người đời hành xử theo kiểu thế gian: tranh giành,ghen ăn tức ở, trái ngược với lời của thánh Giacobe: (3,16-4,37) “sự khôn ngoan trên trời phát sinh quả tốt lành và sự bình an”.
+Sự khôn ngoan theo kiểu thế gian thì có tính toán,làm sao để có lợi cho mình,quy về mình (egocentrique),phục vụ lợi ích của mình hay của nhóm…và từ đó sinh ra tranh giành quyền lực,cãi cọ,thậm chí giết nhau. Người ta quên mất rằng: "Quyền lực tuyệt đối thì thối nát tuyệt đối, tham nhũng tuyệt đối - Absolute power, CORRUPTS absolutely" (Lord Acton 1834-1902), ngoài xã hội cũng như trong Giáo Hội.
+Các Tông đồ cũng vậy. Các ngài theo Chúa lâu rồi mà vẫn chưa thấm tinh thần của Chúa: tinh thần phục vụ,khiêm hạ, vẫn tranh giành nhau địa vị cao thấp,cãi nhau xem ai sẽ làm lớn.
+Khi Chúa nói lên Gierusalem để bị nộp và bị giết chết thì các Tông Đồ run sợ,làm thinh,”câm như hến” vì đang cãi nhau ai xứng đáng làm ÔNG LỚN. Và Chúa nói ngay: Hãy phục vụ và hãy làm người rốt hết,đón nhận người rốt hết.
2/ Theo Chúa thì sống tinh thần của Chúa
Theo thế gian thì sống chết với thế gian: khôn ranh! Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi!
+Thánh Augustino nói: “Chúng ta có hai thành đô, hai thành phố:
Thành đô trên trời được xây bằng lòng mến rồi khinh chê mình
Thành đô ở đưới đất thì xây bằng lòng tự ái đến nỗi khinh chê cả Chúa”
+Thánh Giacobe nói: “Đức khôn ngoan của Chúa thì làm cho con người trở nên HIẾU HÒA…từ bi…không giả hình…không chiến tranh xung đột…không ghen tương tranh chấp…không gây chiến chém giết”. TRANH GIÀNH và GHEN TƯƠNG là nguồn gốc mọi tai họa. Thánh Augustino nói: “ Con muốn xây ngôi nhà thiêng liêng tận trời cao ư? Hãy xây MÓNG KHIÊM NHƯỢNG”.
+Đúng vậy:
-Thế gian bảo: nhiều tiền, nhiều tình là sướng
-Chúa bảo: phúc cho ai nghèo khó vì Nước Trời
-Thế gian bảo: hãy ăn đi,mặc đi,say xỉn đi,xả láng đi thì hạnh phúc
-Chúa bảo: hãy sống như con cái Chúa, xác trần ai, lòng thiên thai
-Thế gian bảo: hãy phấn đấu làm ông to bà lớn thống trị thiên hạ
-Chúa bảo: hãy trở nên người RỐT HẾT và PHỤC VỤ, rửa chân cho nhau
+Đừng tưởng là dại khi sống ôn hòa
+Đừng tưởng là khờ khi sống bao dung
+Đừng tưởng là yếu khi sống nhu mì
+Đừng tưởng là ngu khi sống lương thiện
+Đừng tưởng là thiệt khi sống thật thà
+Đừng tưởng lép vế khi sống nhường nhịn
3/ Người công chính thường bị ghét bỏ,bị bắt bớ
+Vua Nero từng tuyên bố: “non licet esse christianum – không được theo đạo kito”
+Thậm chí Dioclitiano còn cho đúc đồng tiền in chữ “kỷ niệm ngày tàn kito giáo – deleto christiano”
+Rồi ở ta, thời bắt đạo, Kito hữu bị khắc trên má chữ: Gia tô tả đạo”. Ba thế kỷ máu chảy đầu rơi.
+Thời Cựu Ước người xưa nói: “chúng ta hãy bắt người công chính” (Kn 2,12-17)
+Và chính Đức Kito cũng bị bách hại: “Con Người sẽ bị nộp và bị giết chết” (Mc 9,30-37)
Người đời đánh giá ai thì dựa tiêu chuẩn sang hèn,giàu nghèo,địa vị,chức tước
Tiêu chuẩn đánh giá của Chúa thì khác hẳn: Hãy trở nên nghèo,hãy sống đơn sơ dễ thương như em bé
4/ Ai là người lớn? Chúa Giesu là người lớn,đầy quyền năng, là Thiên Chúa...nhưng tự hủy (kenosis)
Ai là người bé nhỏ? “Kẻ nghèo thì được Chúa yêu” (Thánh Lorenso phó tế). "Người nghèo là ngân hàng của Chúa (Thánh Gioan Kim Ngôn). Chúa Giesu là người bé nhỏ,hạ mình,phục vụ cho đến chết
+Chúa Giesu nói: “Dọc đường,anh em xầm xì chuyện gì? Cãi nhau xem ai sẽ làm lớn hả? Muốn làm lớn thì phải làm rốt hết và trở thành người phục vụ. Hãy đón tiếp em bé, tức là đón tiếp những người bé mọn, người nghèo, người thấp cổ bé miệng không tiếng nói.
5/ Câu chuyện: Bọ gậy lột xác thành muỗi con. Đủ lông đủ cánh muỗi con xin mẹ bay khắp nơi để phám phá và tự đánh giá mình.Về nhà muỗi con phấn kích báo cáo: Mẹ ơi, con quả là vĩ đại. Đi đến đâu người ta cũng VỖ TAY râm ran tung hô chào đón con, không ai lớn hơn con, uy quyền bằng con. Muỗi mẹ bảo: lầm rồi con ơi, không phải vỗ tay chúc mừng đâu, họ đánh con mà may con không chết đấy! tqt30