MỘT BÀI GIẢNG “ BIẾT ĐI”. MỤC VỤ THĂM VIẾNG. MỤC VỤ CHỮA LÀNH
Cần gì giúp nấy, nhỏ bé thôi nhưng đong đầy tình thương
1/ Một ngày Chúa làm việc: Việc gì? Việc cầu nguyện,việc loan báo Tin mừng,việc trừ quỷ,việc chữa bệnh
Một ngày Gióp làm việc: Than thở và cầu nguyện
Một ngày Phaolo làm việc: “Khốn cho tôi nếu không loan báo Tin Mừng”
Một ngày tôi làm việc? Chỉ lo cho tôi, gia đình tôi, chủ nghĩa “Mackeno – Mặc Kệ Nó”
2/ Gióp làm việc…nhưng ông “càm ràm” và coi đó là việc “khổ sai” chung thân!
Phaolo làm việc: Ông cất bước ra đi 4 lần vòng quanh đế quốc Roma. Người ta ước tính hơn 100.000 Km! Kinh khủng! Không xe pháo,không phương tiện hiện đại,không labtob,không điện thoại thông minh!
Tôi thì “gà què ăn quẩn cối xay” nhà mình! Chỉ loanh quanh nhà. Mà có đi thì karaoke thâu đêm,vắng nhà bữa ăn tối với gia đình.
Phaolo đi để phục vụ Tin Mừng. Không phải vì thích phiêu lưu,thích du lịch,thích danh vọng. Ngài nói: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không loan báo Tin Mừng”
Ngài đem Tin Mừng biếu không
Ngài đành làm nô lệ mọi người
Ngài đã trở nên mọi sự để mọi người được cứu rỗi
Tôi khác Phaolo: Tôi thích đi du lịch,đi khám phá,đi nhiều cho “oách”…và chẳng mấy quan tâm đến phần rỗi anh em!
3/ Thánh Marco cô đọng lại một ngày làm việc của Chúa tại Capharnaum:
+Từ sáng tinh mơ: Chúa cầu nguyện. Ta thì ngủ nướng!Đi lễ “xóm chiếu”!
+Cho đến lúc mặt trời lặn, Chúa loan báo Tin Mừng,chữa bệnh
Đức Giesu đỡ tay bà nhạc mẫu của Phero, chữa lành bệnh,và bà phục vụ
Chúa Giesu cũng nâng đỡ ta để ta trở thành người phục vụ
Đức Giesu rất tốt bụng,rất tử tế.
Chả lẽ ta cứ xấu bụng mãi,và sống lạnh lùng?
+Đức Giesu chữa bệnh. Ngài chiến thắng ma quỷ.
4/ Ma quỷ tuyên xưng đức tin: “Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Tertuliano,contra Marcion,liber 4)
+Nó tuyên xưng …nhưng nó không yêu.Không phải nó tin nhưng nó sợ
+Công bố Đức Kito là Đấng Mesia,Đấng Cứu thế…mà lại không tin rằng Ngài đã chết và đã sống lại thì kẻ ấy kể như có nói mà không biết mình nói gì,thậm chí chối bỏ Đức Kito!
5/Từ sáng tinh mơ,khi môn đệ con ngủ,Đức Kito đã dậy,dù sau một ngày vất vả,để cầu nguyện,sống quan hệ thân mật với Chúa Cha
6/ Tản mạn suy tư: Chúa Giê-su chữa lành bệnh sốt cho mẹ vợ (belle-mère) của Phero. Bệnh sốt là bệnh không nan y, chỉ cần Paracetamol, Tylenol là khỏi. Nhưng Chúa dùng quyền năng để chữa khỏi. Chúa rất dễ thương, Chúa CẦM TAY NÂNG DẬY. Đức Giê-su chạm đến nỗi khổ của nhân loại, đến từng chi tiết nhỏ nhất. Ngài Hiệp thông, THAM GIA, chia sẻ, làm vơi đi mọi nỗi đau: Ngài thân thiện, thân tình, thân ái, thân thương, thân bằng, thân hữu, thân yêu, thân mến, thân mật, thân cận...kính thưa các loại THÂN.
Nhưng cuối cùng Ngài không quên CẦU NGUYỆN sau một ngày vất vả. Ngài riêng tư cầu nguyện với Chúa Cha “Solus cum Solo”: “Một mối tình RIÊNG Chúa với Cha. Với ta cũng vậy: “ một mối tình riêng ta với Chúa”. “Sự cầu nguyện đưa Chúa Giê-su đến với Chúa Cha, hoạt động đưa Chúa Giê-su đến với con người” (Lm Nguyễn Cao Siêu). Ta cũng hãy bắt chước như thế: Cầu nguyện đưa ta đến với Chúa; hoạt động bác ái đưa ta đến với anh chị em. Cả một thế giới đau khổ mênh mông “trái đất như GIỌT LỆ giữa không trung” (Nam Cao), và cần những “bàn tay” lau sạch. Có những bàn tay đang chìa về phía chúng ta. Chúng ta đang sống trên “GIƯỜNG BỆNH” cuộc đời. Hãy chìa tay ra khỏi giường tội lỗi, giường tệ nạn, giường chán nản...bằng sự CẦU NGUYỆN để nắm lấy bàn tay của Chúa, và lập tức được khỏi bệnh: được SỐNG VUI, vui như TẾT. tqt29
7/ ĐỀ NGHỊ MỘT NGÀY SỐNG
1. Thức dậy: Một kinh vắn tắt dâng ngày. Đi Lễ nếu có điều kiện
2. Ăn sáng: Nghĩ đến vai trò, bổn phận, việc sắp làm và quyết tâm làm tốt nhất
3. Đi học, đi làm: Chỉ làm điều hợp ý Chúa và điều Chúa muốn
4. Cơm trưa: Cảm ơn Chúa, cầu nguyện, chia sẻ cho người đau khổ
5. Đi học, đi làm: Vừa làm việc vừa tận hưởng niềm vui Tin Mừng, vui với mọi người
6. Cơm tối: Vui vẻ cả nhà, ngon miệng, cơm gia đình, “quá khen nhau” một tí
7. Sau cơm: Kinh tối, vắn tắt thôi nhưng tâm tình, xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau
8. Ngủ: Giấc ngủ an lành. “Dù tôi ngủ, nhưng lòng vẫn thức”
9. Sáng tinh mơ: Một ngày mới đầy năng lượng, để THAM GIA việc đời việc đạo
Nguồn : Lm. Trần Quang Truyền.