Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

100 CÂU THƠ VỀ LỊCH SỬ VN MÀ CHỈ CÓ HỌC SINH THỜI VNCH ĐƯỢC HỌC!

 HỌC SINH TIỂU HỌC THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ ĐƯỢC DẠY LỊCH SỬ.

100 CÂU THƠ VỀ LỊCH SỬ VN MÀ CHỈ CÓ HỌC SINH THỜI VNCH ĐƯỢC HỌC!
1. Vua nào mặt sắt đen sì?
2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?
4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?
5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?
6. Voi ai nhỏ lệ ở giòng Hóa Giang?
7. Kiếm ai trả lại rùa vàng?
8. Súng ai rền ở Vũ Quang thủa nào?
9. Còn ai đổi mặc hoàng bào?
10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai?
11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài?
12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương?
13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương?
14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?
15. Anh hùng đại thắng Đống Đa?
16. Đông du khởi xướng bôn ba những ngày?
17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây?
18. Hồng-Sơn Liệp-Hộ, triều Tây ẩn mình?
19. Vua Bà lừng lẫy uy danh?
20. Ấu nhi tập trận, cỏ tranh làm cờ?
21. Vua nào nguyên-súy hội thơ?
22. Hùng-Vương quốc-tổ đền thờ ở đâu?
23. Đại vương bẻ gẫy sừng trâu?
24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng?
25. Hại dân bán nước tên Cung?
26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch-Đằng?
27. Lý triều nổi tiếng cao tăng?
28. Bình-Ngô ai soạn bản văn lưu truyền?
29. Mười ba liệt sĩ thành Yên?
30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thủa nào?
31. Ai sinh trăm trứng đồng bào?
32. Bình-Khôi chức hiệu được trao cho người?
33. Tây-Sơn có nữ tướng tài?
34. Cần-vương chống Pháp bị đầy xứ xa?
35. Tổ ngành hát bội nước ta?
36.. Khúc ngâm Chinh-Phụ ai là tác nhân?
37. Vua nào sát hại công thần?
38. Nhà văn viết truyện Tố-Tâm trữ tình?
39. Thái-Nguyên chống Pháp dấy binh?
40. Hà-Ninh tổng đốc vị thành vong thân?
41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần?
42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền?
43. Công lao văn học Nguyễn-Thuyên?
44. Lừng danh duyên hải Dinh-Điền là ai?
45. Nhà thơ sông Vị, biệt tài?
46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa?
47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa?
48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò?
49. Mê-Linh xây dựng cơ đồ?
50. Bến Hàm-Tử bắt quân thù xâm lăng?
51. Húy danh Hoàng-Đế Gia-Long?
52. Tướng nào hương khói Lăng-Ông thủa giờ?
53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu-Cơ?
54.. Thánh Trần nay có bàn thờ ở đâu?
55. Đời nào có chức Lạc-Hầu?
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp, ở đâu bỏ mình?
57. Danh nho thường gọi Trạng Trình?
58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành?
59. Đầm Dạ-Trạch nức uy danh?
60. Sớ dâng chém nịnh không thành, từ quan?
61. Công thần vì rắn thác oan?
62. Ai mời bô lão dự bàn chiến chinh?
63. Vua nào dòng dõi Đế-Minh?
64.. Vĩnh-Long thất thủ, liều mình tiết trung?
65. Ngày nào trẩy hội Đền Hùng?
66. Ngày nào sông Hát, nhị Trưng trẫm mình?
67. Núi nào ngự trị Sơn-Tinh?
68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào?
69. Gốc nguồn hai chữ đồng bào?
70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông du?
71. Hùm Thiêng trấn đóng chiến khu?
72. Vua nào thành lập Hội Thơ Tao-Đàn?
73. Dẹp Thanh giữ vững giang san?
74. Thiết triều nằm lả khiến tàn nghiệp Lê?
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề?
76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao?
77. Móng rùa thần tặng vua nào?
78. Bình Chiêm, Dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
79. Dâng vua sách lược “Trị-Bình”?
80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen?
81. Người Tàu dựng đất Hà-Tiên?
82. Họ Lương chống Pháp, Thái-Nguyên bỏ mình?
83. Quy-Nhơn thất thủ, quyên sinh?
84. Lê Triều sử ký soạn thành họ Ngô?
85. Công thần mà bị quật mồ?
86. “Vân-Tiên” tác giả lòa mù là ai?
87. Đại-Từ nổi tiếng tú tài?
88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân?
89. Dâng vua cải cách điều trần?
90. Sánh duyên công chúa Ngọc-Hân, vua nào?
91. Thi nhân nổi loạn họ Cao?
92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai?
93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai?
94. Phòng khuya vọng tiếng thuyền chài tương tư?
95. Đông y lừng tiếng danh sư?
96. Lời thề diệt địch trên bờ Hóa-Giang?
97. Vân-Đồn ai thắng danh vang?
98. Am mây ẩn dật chẳng màng lợi danh?
99. Mùa xuân nào phá quân Thanh?
100. Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?
100 Câu Đố Lịch sử
(của Đào Hữu Dương)
Câu trả lời là
1- Mai Hắc Đế, mặt sắt đen sì
2- Lý Thái Tổ thuở hàn vi ở chùa
3- Hưng Đạo bẻ gậy phò vua
4- Nguyễn Trãi dùng bút, đánh lừa Vương Thông
5- Ngựa Thánh Gióng phun lửa đầy đồng
6- Voi Hưng Đạo khóc giữa dòng Hóa Giang!
7- Kiếm Lê Lợi trả rùa vàng
8- Súng Cao Thắng nổ Vũ Quang thuở nào.
9- Lê Lai cứu chúa đổi bào
10- Hai Bà Trưng sánh anh hào ra oai!
11- Cao Bá Quát lên đoạn đầu đài
12- Thoát Hoan chui ống chạy dài bắc phương.
13- Trần Bình Trọng khinh Bắc Vương
14- Mỵ Châu, lông ngỗng rắc đường hại cha!
15- Quang Trung đại thắng Đống Đa
16- Cụ Phan sang Nhật bôn ba tháng ngày! (Phan Bội Châu lập phong trào Đông Du)
17- Đào Duy Từ đắp Lũy Thầy
18- Nguyễn Du xử thế, triều Tây ẩn mình!
19- Bà Triệu lừng lẫy uy danh
20- Đinh Bộ Lĩnh lấy cỏ tranh làm cờ
21- Thánh Tông nguyên súy Hội thơ
22- Lâm Thao Nghĩa Lĩnh đền thờ Hùng Vương
23- Sừng trâu bẻ gẫy: Phùng Hưng
24- Lê Lợi khởi nghĩa, anh hùng Lam Sơn
25- Họ Hồ phản bội cha ông
26- Yết Kiêu, Dã Tượng, thần sông Bạch Đằng!
27- Vạn Hạnh, triều Lý cao tăng
28- “Bình Ngô”… Nguyễn Trãi hùng văn lưu truyền
29- Quốc Dân Đảng, (mười ba) Liệt Sĩ thành Yên
30- Từ Thức treo ấn tu tiên (động) Bích Đào.
31- Âu Cơ (sinh) trăm trứng đồng bào
32- Bình Khôi, Trưng Nhị được trao chúc này
33- Bùi Thị Xuân, nữ tướng tài
34- Hàm Nghi chống Pháp, bị đày xứ xa.
35- Đào Tấn, tổ hát bội nước ta
36- Đặng Trần Côn với khúc ca Chinh Phụ sầu…
37- Gia Long giết hại công hầu
38- Tố Tâm Ngọc Phách xiết bao trữ tình! (Hoàng Ngọc Phách tác giả tiểu thuyết Tố Tâm)
39- Đội Cấn chống Pháp, dấy binh
40- Hoàng Diệu tổng đốc, vị thành vong thân
41- Trần Cảnh mở nghiệp nhà Trần (Trần Cảnh tức Trần Thái Tông)
42- Chuyện Hiếu Văn Phức, diễn âm lưu truyền (Lý Văn Phức, tác giả Nhị Thập Tứ Hiếu diễn ca)
43- Chữ Nôm khai sáng, Nguyễn Thuyên
44- Công Trứ dựng nghiệp dinh điền chẳng sai!
45- Tú Xương thơ phú biệt tài
46- Duy Tân chống Phàp, bị đày đảo xa
47- Mùng Năm Tết, giỗ Đống Đa
48- Nam Quan, Nguyễn Trãi nghe cha dặn dò
49- Trưng Vương xây dựng cơ đồ
50- Quang Khải: Hàm Tử “cầm Hồ” hiên ngang (Trần Quan Khải: Đoạt sáo Chương Dương độ. cầm Hồ Hàm Tử quan
51- Nguyễn Ánh tên huý Gia Long
52- Tướng Lê Văn Duyệt, Lăng Ông phụng thờ
53- Lạc Long kết nghĩa Âu Cơ
54- Thánh Trần, Vạn Kiếp ngai thờ tử lâu
55- Đời Hùng: Lạc Tướng , Lạc Hầu
56- Long Hồ thủy chiến, tướng Châu bỏ mình (Châu Văn Tiếp)
57- Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức Trạng Trình
58- Tri Phương, phò mã hy sinh thủ thường (Nguyễn Tri Phương và phò mã Nguyễn Lâm)
59- Triệu Quang Phục, Dạ Trạch Vương
60- Chu thần thảo sớ chém phường nịnh gian (Chu thần tức Chu Văn An)
61- Nguyễn Trãi vì rắn thác oan
62- Nhân Tông triệu tập Diên Hồng đánh Nguyên (Trần Nhân Tông)
63- Lộc Tục dòng dõi Đế Minh (Lộc Tộc tức Kinh Dương Vương)
64- Mất thành, Thanh Giản quyên sinh cùng đường! (Cụ Phan Thanh Giản để mất thành
Vĩnh Long)
65- Mười tháng ba, Giỗ Hùng Vương
66- Tháng hai mồng sáu Nhị Trưng trầm mình
67- Tản Viên ngự trị Sơn Tinh (Tản Viên thuộc dẫy núi Ba Vì ở Hà Tây).
68- Sông Đà núi Tản bút danh thi hào
69- Trăm con một bọc : Đồng Bào
70- Phan Bội Châu khởi phong trào Đông Du
71- Hoàng Hoa Thám lập chiến khu
72- Lê Thánh Tông mở Hội Thơ Tao Đàn
73- Quang Bình giữ nước đuổi Thanh (Nguyễn Quang Bình tức Nguyễn Huệ)
74- Ngọa triều Long Đĩnh khiến tàn Tiền Lê.
75- Hoá Giang Hưng Đạo hẹn thề
76- Mười năm Lê Lợi một bề đuổi Minh
77- Thục Phán được móng rùa thiêng (Thục Phán An Dương Vương)
78- Thường Kiệt đánh Tống bình Chiêm lẫy lừng (Lý Thường Kiệt tức Ngô Tuấn)
79- Lương Đắc Bằng dâng sách “Trị Bình”
80- Đĩnh Chi tướng xấu, ví mình hoa sen (Mạc Đĩnh Chi)
81- Mạc Cửu dựng đất Hà Tiên
82- Ngọc Quyến chống Pháp, Thái Nguyên bỏ mình (Lương Ngọc Quyến)
83- Quy Nhơn, Võ Tánh hy sinh
84- Đại Việt Sử Ký, công trình họ Ngô (Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đời Lê)
85- Lê Văn Duyệt bị san mồ
86- Đồ Chiểu tác giả lòa mù “Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu)
87- Đại Từ nổi tiếng Hải Thần (Nguyễn Hải Thần,hoạt
động cách mạng chống Pháp)
88- Nhữ Học in sách, ân cần dạy dân. (Lương Nhữ Học)
89- Trường Tộ, cải cách điều trần. (Nguyễn Trường Tộ, thời vua Tự Đức)
90- Vua Quang Trung sánh Ngọc Hân chung tình
91- Cao Bá Quát chống Triều Đình
92- Duy Từ đắp lũy, đào kinh bậc thầy (Đào Duy Từ)
93- Phan Kế Toại lãnh ấn Khâm Sai
94- Trương Chi tiếng hát đọa đầy Mị Nương
95- Hải Thượng y thuật danh nhân
96- Lời thề sông Hóa thánh Trần diệt Mông (Trần Hưng Đạo)
97- Khánh Dư nổi tiếng Vân Đồn (Trần Khánh Dư)
98- Trạng Trình ẩn dât chẳng còn lợi danh
99- Mùa Xuân Kỷ Dậu đuổi Thanh
100- Dân quyền, dân chủ an lành Việt Nam.
-@Góc nhìn An-Nam
Nguyen Hien
Nguồn bài viết : Thu Hương.
Có thể là hình ảnh về con voi và văn bản cho biết 'SOẠN- GIẢ PHẠM VĂN- TRỌNG, HUỲNH VĂN ĐỒ QUỐC Sử LỚP TƯ huongmaitr BỘ QUỐC-GIA GIÁO- DỤC XUẤT-BẢN XUẤT- BẢN'
NTất cả cảm xú

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

NHẠC XƯA

 NHẠC XƯA

ST
Quê em BIỂN MẶN dừa xanh
Sóng tình HOA BIỂN dổ dành người thương
KIẾP NGHÈO một nắng hai sương
LỐI VỀ XÓM NHỎ cuối đường cầu tre
Đượm nồng TÌNH THẮM DUYÊN QUÊ
Rung rinh GÁNH LÚA hẹn thề đêm trăng
NƯƠNG CHIỀU khói toả lều tranh
Vài con BƯỚM TRẮNG lượn quanh liếp cà
HƯƠNG THẦM còn mãi TÌNH XA
BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO còn ra nổi này
CON THUYỀN KHÔNG BẾN có hay
THU SẦU, CHIỀU TÍM tháng ngày đơn côi
TRĂNG MỜ BÊN SUỐI ngàn đời
Sao MÙA THU CHẾT còn rơi rớt nhiều
ĐÈN KHUYA một bóng cô liêu
MÙA THU CÒN ĐÓ tình yêu ngỡ ngàng
ĐÒ CHIỀU chưa tiễn người sang
NỔI LÒNG sao biết THIÊN ĐÀNG ÁI ÂN
TRÚC ĐÀO rụng khắp đầy sân
DUYÊN QUÊ mong gặp một lần cho vơi
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG trong đời
DẤU CHÂN KỶ NIỆM một thời học sinh
Và TRANG NHẬT KÝ riêng mình
Làm sao có được chuyện TÌNH THIÊN THU
CÔ ĐƠN nhìn GIỌT MƯA THU
Nghe như TUYẾT LẠNH âm u sao đành
Lật từng LƯU BÚT NGÀY XANH
Thấy như LỆ ĐÁ vây quanh NỖI NIỀM
SẦU ĐÔNG chẳng phải của riêng
BÓNG CHIỀU TÀ nhạt, PHỐ ĐÊM hững hờ
ĐÒ CHIỀU chở mấy LÁ THƠ
KHUNG TRỜI TUỔI MỘNG, TÌNH BƠ VƠ sầu
Ôi NHỮNG ĐÓM MẮT HỎA CHÂU
NỬA ĐÊM NGOÀI PHỐ nhuốm màu thê lương
MONG NGƯỜI CHIẾN SĨ sa trường
Vào trong CÁT BỤI gíó sương không sờn
Để ai GIẤC NGỦ CÔ ĐƠN
NGƯỜI ĐẸP YÊU DẤU, DỖI HỜN phòng the
Từng đêm TRĂNG SÁNG VƯỜN CHÈ
TRĂNG MỜ BÊN SUỐI nghe se sắt lòng
CÔ ĐƠN, TÌNH NHỚ, phòng KHÔNG
NGHÌN TRÙNG XA CÁCH nhớ mong ngập trời
NẮNG CHIỀU giăng sợi đơn côi
GIỌT MƯA TRÊN LÁ khóc đời hợp tan
Bao giờ em bước SANG NGANG
GIỌT LỆ SẦU khóc CHIỀU HOANG VẮNG người
GA CHIỀU, NHƯ GIỌT SẦU RƠI,
TẦU ĐÊM NĂM CŨ biết NGƯỜI VỂ đâu
XÓM ĐÊM, TRĂNG RỤNG XUỐNG CẦU
TÌNH BUỒN biến SẮC HOA MÀU NHỚ thương
Cho em ĐÔI BÓNG bên đường
Chung HAI LỐI MỘNG một phương trời hồng
Sá gì ẢO ẢNH, ĐÊM ĐÔNG
NỔI BUỒN GÁC TRỌ chờ mong ngày về
NGĂN CÁCH, MẤY DẬM SƠN KHÊ
ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ trăng thề còn đây
Tình yêu CHIẾC LÁ THU PHAI
LÂU ĐÀI TÌNH ÁI không xây một mình
Từ ngày XẾP ÁO THƯ SINH
ANH ĐI CHIẾN DỊCH đăng trình nặng vai
NGẬM NGÙI cửa đóng then gài
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH không phai má đào
Lỡ khi BIẾT TRẢ LỜI SAO
TÌNH CHÀNG Ý THIÊP ai sầu hơn ai
Đượm nồng TIẾNG SÁO THIÊN THAI
KHÔNG BAO GIỜ CÁCH NGĂN hai mái đầu
Một lòng ĐỪNG NÓI XA NHAU
NGƯỜI YÊU LÝ TƯỞNG trọn câu vẹn thề
Rồi MỘT MAI QUA CƠN MÊ
HAI VÌ SAO LẠC đi về BẾN MƠ
VẮNG XA vẫn mãi ĐỢI CHỜ
Để em viết tiếp BÀI THƠ CUỐI CÙNG
Có ai THƯONG VỀ MIỀN TRUNG
QUÊ NGHÈO sỏi đá khốn cùng điêu linh
Lòng như KHÚC HÁT ÂN TÌNH
Trãi dài QUÊ MẸ nắng bình minh vui
MƯA TRÊN PHỐ HUẾ sụt sùi
CHO NGƯỜI TÌNH LỠ bùi ngùi vấn vương
VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG
NƯẢ ĐÊM NGOÀI PHỐ lòng TƯƠNG TƯ sầu
Dẫu rằng HAI ĐỨA GIẬN NHAU
Vẫn không như thể QUA CẦU GIÓ BAY
Một lần TỪ GIÃ THƠ NGÂY
Là em NHƯ CÁNH VẠC BAY mất rồi
Dẫu cho CAY ĐẮNG, TÌNH ĐỜI
NGƯỜI EM SẦU MỘNG tuyệt vời yêu anh
Ân tình GẠO TRẮNG TRĂNG THANH
Làm sao NƯỚC MẮT LONG LANH cạn dòng
Bây giờ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG
NGƯỜI EM XÓM ĐẠO chỉ mong một điều
Thương em HÃYNHỚ NHAU NHIỀU
Hãy xin LÝ LUẬN TÌNH YÊU thế nào
Cũng xin đừng VẪY TAY CHÀO
TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO thật buồn
MỘT LẦN DANG DỞ đau thương
THA LA XÓM ĐẠO thánh đường bơ vơ
Hằng đêm QUÁN NHỎ ĐỢI CHỜ
Ôm SẦU LẼ BÓNG vần thơ bẽ bàng
Còn đâu HOA SỨ NHÀ NÀNG
Gặp em trở lại CÔ HÀNG XÓM xưa
Còn đâu HUYỀN THOẠI CHIỀU MƯA
NHỮNG NGÀY THƠ MỘNG đón đưa hẹn thề
Em SAO KHÔNG THẤY ANH VỀ
MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ tái tê lạnh nhiều
ĐÊM TÀN BẾN NGỰ cô liêu
AI RA XỨ HUẾ hắt hiu tháng ngày
Ôi chao THÀNH PHỐ MƯA BAY
KHÓC NGƯỜI TRINH NỬ đắng cay tình đời
HAI PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT rồi,
NGẬM NGÙI cắn chặt bờ MÔI TÍM màu
BAO GIỜ TA GẶP LẠI NHAU
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG giọt sầu ly tan
Anh XIN TRẢ LẠI THỜI GIAN
ĐƯA EM VÀO HẠ thênh thang vùng trời
THÔI thì ANH BIẾT EM ƠI
DƯ ÂM ngày MỘNG SẦU đời khó quên
CĂN NHÀ MÀU TÍM êm đềm
MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ làm nên CHUYỆN TÌNH
NÉT BUỒN THỜI CHIẾN điêu linh
Ráng đi em CHUYỆN CHÚNG MÌNH qua mau
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN địa đầu
Trao em ÁO ĐẸP NÀNG DÂU mai này
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI có hay
ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ tháng ngày héo hon
TÌNH YÊU CÁCH BIỆT mõi mòn
SAO ANH LỖI HẸN em còn đơn côi
Ngày MAI ANH ĐI XA RỒI
ĐÒ TÌNH LỠ CHUYẾN bờ môi nhạt nhoà
TÀU ĐÊM NĂM CŨ mấy toa
BIỆT LY như CHUYỆN TÌNH HOA TRẮNG tàn
NỔI LÒNG mang tận quan san
Là như vai nặng HÀNH TRANG GIÃ TỪ
Phương này VẦNG TRÁN SUY TƯ
Xem như PHÚT CUỐI, TẠ TỪ TRONG ĐÊM
Mà SAO EM NỞ ĐÀNH QUÊN
RỪNG CHƯA THAY LÁ, GỌI TÊN BỐN MÙA
Tiền đồn THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Trọn tình thương nhớ CHO VỪA LÒNG EM
Trở về MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM
VÙNG TRỜI NGÀY ĐÓ càng thêm mặn nồng
TẠ ƠN, TRĂNG SÁNG ĐỒI THÔNG
CƠN MÊ TÌNH ÁI phiêu bồng LÃNG DU
Ngõ hồn lạc lối VƯỜN THU
MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ ngục tù con tim
Ngày mai anh BIẾT ĐÂU TÌM
LINH HỒN TƯỢNG ĐÁ im lìm bơ vơ
Đắm chìm BIẾT ĐẾN BAO GIỜ
CHUYỆN NGƯỜI ĐAN ÁO đợi chờ đêm đông
Xin em ĐỪNG TRÁCH DIÊU BÔNG
BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO má hồng chưa phai
Sao em NHƯ TIẾNG THỞ DÀI
NGHẸN NGÀO đắng GIỌT LỆ ĐÀI TRANG tuôn
Để cho TỪ ĐÓ EM BUỒN
NẾU MAI ANH CHẾT chim muôn gọi đàn
TÌNH YÊU VỖ CÁNH băng ngang
GA CHIỀU PHỐ NHỎ đèn vàng xót xa
TÌNH NGHÈO mang KIẾP CẦM CA
ĐIỆU RU NƯỚC MẮT phòng trà từng đêm
THỀM TRĂNG còn đọng môi mềm
GIỌNG CA DĨ VÃNG buồn thêm nản lòng
Cho em BẢY NGÀY ĐỢI MONG
SAO ANH KHÔNG ĐẾN phòng không cuối tuần
Anh còn VỌNG GÁC ĐÊM SƯƠNG
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI còn vương giặc thù
BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT mật khu
Bên RỪNG LÁ THẤP sương mù giăng giăng
Trên đồi HOA TÍM BẰNG LĂNG
NHỚ MẦU HOA TÍM đêm trăng thuở náo
Chuyện tình HÒ HẸN trăng sao
PHÚT ĐẦU TIÊN ấy nghe xao xuyến lòng
LẶNG THẦM, HOA RỤNG VEN SÔNG
Ngập ngừng GÕ CỬA hằng mong trao nàng.
Nguồn: Quí Nguyễn.

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2023

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2023

CN 29 TN A KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO

 CN 29 TN A KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO

TRUYỀN GIÁO: Chuyện dài hơi…Chuyện hơi dài!
1/ Ai cũng thuộc nằm lòng: Truyền giáo là LỆNH CỦA CHÚA (LG 5; Mc 16,15). Không làm là có lỗi
+Truyền giáo là thể hiện ý muốn của Chúa “cứu độ hết mọi người”.
+ Truyền giáo là bổn phận, không làm không được!
+ Truyền giáo là “thước đo niềm tin” chứ không phải đọc kinh nhiều
+ Càng truyền giáo niềm tin càng sâu sắc. Không truyền giáo niềm tin bì phu,hời hợt
+ “Giáo hội tự bản tính là ĐƯỢC SAI ĐI”. (Vat II,1965, Ad Gentes 2, HĐGMVN, UB GLĐT 2012)
+ Kito hữu không truyền giáo thì không còn là mình…chỉ là “ BÙ NHÌN” TỜ GIẤY BÌA!
+ Giảm truyền giáo là giảm đức tin.
2/ Nhưng Truyền giáo như thế nào?
+Truyền giáo không phải là tuyên truyền,không phải quảng cáo marketing!
+TG trước hết là “ngồi dưới chân Chúa Giesu” (Lc 10,39), tức là đời sống cầu nguyện
+Rồi mở rộng ra “vùng ngoại biên”.”Hãy mở rộng nơi con cắm trại,căng rộng lều,đừng cuốn lại”(Is54,2)
+Chỉ là nhà truyền giáo đích thực khi họ dấn thân SỐNG TỐT LÀNH THÁNH THIỆN.: tôn trọng, yêu thương
+Người ta có thể là nhà truyền giáo chân chính và mang lại hiệu quả hữu hiệu nhất:
-ngay trong 4 bức tường gia đình mình,vợ chồng con cái cháu chắt
-nơi mình làm việc,trường học,công sở,chợ búa…
-nơi giường bệnh viện với bệnh nan y
-nội vi tu viện.
Điều cần thiết là có được một quả tim nồng cháy tình yêu Chúa.và chỉ có tình yêu mới BIẾN ĐỔI những đau khổ thể xác và tinh thần và NỔI KHỔ NHỌC ĐƠN ĐIỆU mỗi ngày thành ÁNH SÁNG NIỀM VUI…để có thể “quẳnh gánh ra đi mà vui sống”. NIỀM VUI luôn mới mẻ và niềm vui được chia sẻ:
+Một Hội Thánh đi ra khỏi nhà,lên đường,dấn thân,đồng hành và mang lại hoa trái Tin Mừng bằng một trái tim rộng mở của NGƯỜI MẸ. “Phận vụ chính của giáo dân , nam cũng như nữ là làm chứng bằng cách sống cũng như bằng lời nói trong gia đình, trong đoàn thể, trong môi trường nghề nghiệp…gắn bó với người chung quanh bằng TÌNH BÁC ÁI CHÂN THÀNH” (AG 21)
+Nhưng “Giáo Hội cũng NGHIÊM CẤM việc ép buộc hoặc dùng những cách thế bất chính để dụ dỗ lôi kéo người khác tin đạo…hoặc ngược đãi để buộc người khác rời bỏ niềm tin” (AG 13)
3/ Thế giới hôm nay đang KHỦNG HOẢNG VỀ ĐỨC TIN:
+Người ta sống KHÔNG CẦN THIÊN CHÚA!
+Người ta muốn quét Chúa ra khỏi trái đất,sống vô cảm đối với Chúa và với nhau
VÌ THẾ: chúng ta phải truyền giáo
4/ Đức Giáo Hoàng Phaolo VI đề nghị:
“Vợ chồng thương nhau, con cái cười vui, tổ ấm an bình đó là thứ TRUYỀN GIÁO, rao giảng KHÔNG LỜI nhưng có sức thuyết phục lạ thường”
4/ Nói thật mất lòng!
+ “Việt nam không truyền giáo”! Có lần cha Nguyễn Ngọc Sơn thư ký HĐGM VN báo cáo thế!
+ “Việt nam không truyền giáo”! Có lần Vị Đại diện Tòa Thánh Leopoldo Girelli nói thế!
+ “Công giáo không truyền giáo”! Có lần ông Nguyễn Văn Xuân,tôn giáo vụ, 30 năm đặc trách tôn giáo phát biểu: “Quý vị (công giáo) không có lửa truyền giáo…Quý vị có tài xây dựng và tổ chức lễ hội hoành tráng chứ không có lửa truyền giáo.Người Tin Lành có lửa truyền giáo”
ĐAU ! QUÁ ĐAU! HẾT SỨC ĐAU!
“Rằng hay thì thật là hay
Nghe sao đăng đắng cay cay thế nào”!
Vâng: Truyền giáo là chuyện dài hơi…chuyện hơi dài…và chuyện ĐÁNG THỞ DÀI! Tqt29
5/ HỌC GIÁO LÝ với Đức Thánh Cha Phanxico (ngày 18.10.2023 tại quảng trường thánh Phero)
THÁNH CHARLES FOUCAULD LÀ MẪU GƯƠNG LOAN BÁO TIN MỪNG BẰNG SỰ HIỀN LÀNH
“Đối với thánh C.Foucauld, đời sống Thánh Thể là khởi đầu cho sứ mạng LBTM. Ngài cầu nguyện mỗi ngày nhiều giờ trước nhà tạm Thánh Thể. Ngài nói: “Tôi đã SAY MÊ CHÚA GIESU NAZARETH”. Vậy, bước đầu tiên để LBTM là đặt Chúa Giesu ở trong trái tim mình, đó là “ ĐIÊN VÌ YÊU GIESU”, yêu Chúa Giesu như điên. Nếu không có điều này, chúng ta không thể trình bày Chúa Giesu cho người khác, thay vì đó, chúng ta có nguy cơ trình bày bản thân ta, nhóm của ta, về luân lý, hay tệ hơn nữa là về một bộ quy tắc, linh đạo…nhưng không phải là Chúa Giesu, không phải về tình yêu và lòng thương xót của Người…Họ nói đủ thứ nhưng họ không biết nói về Chúa Giesu.
Chúng ta tự hỏi: Tôi có đặt Chúa Giesu trong tâm của tôi không? Tôi có HƠI ĐIÊN về Chúa Giesu không? Thánh Foucauld thì có… “Toàn bộ cuộc sống của chúng ta là phải LBTM”. Thánh nhân lên đường đến sa mạc Sahara mang theo SỰ HIỀN LÀNH CỦA CHÚA CHÚA GIESU THÁNH THỂ…Chúa Giesu là nhà truyền giáo đầu tiên, vì thế thánh Foucauld ở trước Nhà Tạm Thánh Thể hàng chục giờ mỗi ngày và tìm sức mạnh ở đó…
Chúng ta tự hỏi: Chúng ta có tin vào sức mạnh của Bí Tích Thánh Thể không? Coi chừng chúng ta mất ý thức về sức mạnh của việc CHẦU THÁNH THỂ. Các Giám mục, linh mục, tu sĩ, nữ tu, người sống đời thánh hiến HÃY MẤT THỜI GIAN trước Nhà Tạm Thánh Thể, hãy tìm lại ý nghĩa của việc Chầu Thánh Thể.
Mỗi Kito hữu là một tông đồ, vậy cần có GIÁO DÂN gần gủi các linh mục. Những giáo dân nhìn thấy những gì LINH MỤC KHÔNG THẤY, những người LBTM bằng sự GẦN GỦI, LÒNG BÁC ÁI, NHÂN HẬU. Những giáo dân thánh thiện, không phải những người tìm kiếm địa vị mà là những GIÁO DÂN YÊU MẾN CHÚA GIESU, sẽ giúp linh mục hiểu rằng các Vị KHÔNG PHẢI LÀ MỘT QUAN CHỨC, mà là một người TRUNG GIAN. Các linh mục cần biết bao những giáo dân như thế này GẦN GỦI…Họ CHỈ ĐƯỜNG cho các linh mục.
Và tất cả chúng ta hãy quỳ gối xuống đón nhận Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho chúng ta những cách làm mới mẻ để THAM GIA, GẶP GỠ, LẮNG NGHE và đối thoại, luôn hợp tác và tin tưởng hiệp thông với Giáo Hội và với các mục tử. Đừng quên rằng phong cách của Thiên Chúa gồm 3 từ ngữ: GẦN GỦI, CẢM THÔNG, DỊU DÀNG
Vậy chứng tá Kito giáo phải đi qua ba con đường này…Lòng tốt rất đơn giản và đòi hỏi chúng ta phải là NHỮNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN, không ngại MỈM CƯỜI bằng nụ cười đơn giản… Thánh Foucauld đã làm chứng và không bao giờ chiêu dụ tín đồ.
Cuối cùng chúng ta tự hỏi: Liệu chúng ta có mang lại niềm vui, hiền dịu, dịu dàng, cảm thông và gần gủi của Kito giáo cho mình và cho những người khác không?
Nguồn bài viết: Lm. Trần Truyền Quang.

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2023

MÓN QUÀ

 MÓN QUÀ

Hồi đó, khi còn là cậu bé nghèo khổ chỉ mong được ăn no, ông đã được một người tốt bụng đưa về nhà nuôi nấng và cho ăn học.
Ông thường kể lại chuyện này cho con cái nghe nhưng các con ông cười cho rằng đây chỉ là một trong những bài học đạo đức của ông mà thôi.
Rất bận rộn nhưng tuần nào cũng vậy, ông dành ra một buổi tối ăn mặc như một người lao động bình thường và đi dạo. Nói là đi dạo nhưng thật ra là ông tìm gặp những ai cần giúp đỡ, ngay cả kẻ trộm cắp ông cũng không từ chối vì nghĩ rằng biết đâu sự giúp đỡ của mình sẽ là một cơ hội cho kẻ muốn hoàn lương.
Một tối mùa đông, như thường lệ ông đi trên đường. Ngang qua công viên ông dừng lại vì chợt thấy dáng vẻ của một chàng trai sao mà thiểu não quá. Cùng với bộ áo quần tỏ rõ sự nghèo nàn là nỗi tuyệt vọng lồ lộ.
- Chào cháu, có chuyện gì vậy?
Câu hỏi êm ái của ông khiến chàng trai rùng mình. Cái rùng mình trong bóng tối của đêm đông khiến trái tim nhân hậu của ông đau nhói. Ông rất biết giới hạn của mình. Tiền bạc, ông không thiếu. Một công việc, ông sẵn sàng mở rộng cửa các nhà máy của mình cho bất kỳ ai cần một công việc. Nhưng nếu là một căn bệnh hiểm nghèo thì... Ông đã từng cho người ta tiền không phải để có cuộc sống mong ước mà là để mua một cái quan tài.
- Cháu không thể nói gì với ta sao?
Giọng chàng trai đẫm nước mắt:
- Cháu yêu...
A, ông có thể hiểu được. Đôi trẻ thiết tha yêu thương nhưng mẹ cha nhất định ngăn cản bằng cách thách chàng trai một đám cưới linh đình? Ông mỉm cười:
- Ta sẽ tặng cháu tất cả những gì nhà gái muốn.
- Không... Không ai có thể - Giọng chàng trai tuyệt vọng.
- Ta có thể.
Câu trả lời tự tin và quả quyết của ông chỉ khiến chàng trai lún sâu thêm trong cay đắng:
- Ông trời cũng không thể làm được gì. Tối nay, cháu và nàng hẹn gặp nhau lần cuối tại đây. Rồi sau đó...
Giờ thì đến phiên ông rùng mình - rồi sau đó...
- Nhưng cái gì là không thể? - Ông gặng hỏi.
- Cha mẹ nàng chẳng đòi hỏi gì cả ngoài việc cháu phải đưa cha mẹ đến thăm nhà gái.
- Ơ, một thách cưới thật khắt khe. Như ta đây, nếu nhà gái đòi con trai ta phải đưa mẹ nó đến thì ta biết làm sao khi mẹ nó đã qua đời từ lâu.
- Không phải vậy - chàng trai kêu lên - cháu không biết cha mẹ mình là ai. Tự nhiên mà lớn lên... Tự nhiên mà có trên đời... Làm sao họ dám gả con gái cho một kẻ chẳng có gốc tích?
Ông đặt tay lên vai chàng trai và cảm nhận được toàn bộ sức nặng của cuộc sống trĩu trên đôi vai non tơ này. Có tiếng chân rón rén bước đến gần và một cô gái xuất hiện. Dù cô đang mặc một cái áo dày sụ của mùa đông và cái mũ len trùm xuống che khuất cả nửa khuôn mặt, ông vẫn nhận ra cô thật xinh xắn và đang đau khổ đến nhường nào. Ông nhìn thấy rõ vẻ ngạc nhiên trên mặt cô dù trời tối. Một ý nghĩ thoáng qua đầu... Ông mỉm cười:
- Chào con.
Cô gái đưa tay lên miệng để che một tiếng kêu kinh ngạc, còn chàng trai thì sửng sốt. Ông thấy mình còn xúc động hơn cả đôi trai gái:
- Nếu hai con không chê có một người cha như ta.
*****
Đám cưới diễn ra vô cùng vui vẻ. Cha mẹ cô dâu càng lúc càng quí chú rể bởi vì cha chàng không những thật lịch sự mà còn rất hiểu biết, ông nói chuyện về công việc lao động chân tay như một người cả đời gắn bó với nó vậy.
Nhưng điều đáng nói là những chuyện sau đám cưới. Một người khách đến dự tiệc rồi về là chuyện thường, còn đây là cha của chú rể. Nhìn những điều không dám thốt thành lời trong mắt đôi trai gái đang tràn trề hạnh phúc, ông chẳng thể làm gì khác hơn là đóng trọn vai diễn của mình. Thăm họ hàng và cùng nhau ra biển lưới cá... Con trai ông không phải dân biển nên rất vụng về, nhưng điều đó không khiến niềm vui giảm đi.
Mất một tuần ông không đến văn phòng làm việc.
Rồi mọi chuyện cũng kết thúc êm đẹp. Đôi vợ chồng mới cưới lưu luyến tiễn ông từ làng chài ra đến thị trấn và từ đây ông sẽ lên tàu. Lúc này không có ai, chỉ có ba người với nhau, không cần phải đóng kịch. Nhưng làm sao có thể xưng hô khác được nữa?
- Chúng con chào cha.
- Chào hai con.
Sự trở về của ông làm cả công ty nháo nhác. Người thì tưởng ông gặp tai nạn mất xác, người tưởng ông bị bắt cóc và đang đợi cú điện thoại đòi tiền chuộc. Có người còn thì thầm rằng các con ông đang tìm kiếm di chúc...
*****
Ông vẫn mỗi tuần một buổi đi trên đường để tìm kiếm và chia sẻ với người không may. Khi là một tấm chăn bông ấm áp cho kẻ đang run rẩy, khi thì tháo chiếc nhẫn trên tay tặng người cơ khổ...
Một năm trôi qua, mùa đông lại đến. Một tối khi ngang qua công viên, ông chợt nghe tiếng gọi vui mừng:
- Con chào cha!
Ông nhận ra ngay là chàng trai hôm nào. Dù không thể nhớ mặt tất cả những người ông đã giúp nhưng chàng trai này là một kỷ niệm đặc biệt: chưa có ai cầu xin ông một điều tương tự vậy.
- Chào con.
- Mấy hôm nay ngày nào con cũng đến đây. Con mong được gặp cha.
- Để làm gì?
- Vợ con mới sinh em bé. Ông bà ngoại mời ông nội đến ăn mừng mẹ tròn con vuông.
Giọng chàng trai đầy hi vọng đồng thời cũng rất ngập ngừng. Quả là chàng mong muốn nơi một ông già gặp gỡ tình cờ một điều hơi quá đáng! Nói xong, nhìn thấy đôi mắt nhướng lên vì kinh ngạc của ông thì chàng trai vội vàng tiếp ngay:
- Con cũng định là nếu không gặp được cha thì sẽ nói với ông bà ngoại là ông nội đang bệnh nặng.
- Chẳng ai muốn mình là người đang bị bệnh nặng cả, con trai - ông nói với một nụ cười tươi tắn trên môi - Biết tặng cháu nội món quà gì đây?
*****
Ông bà ngoại tíu tít mừng vui khi ông đến. Còn phải nói, làng chài nhỏ bé mấy khi có khách xa về. Không phải chỉ ông bà ngoại mừng mà như là cả họ mừng vui. Hôm nay nhà này mời ông ăn một bữa, ngày mai nhà khác mời... Cứ như vậy nhà nào cũng kéo ông đến. Lần thứ nhất là sau tiệc cưới, và đây là lần thứ hai ông được bao nhiêu người mời mọc mà không phải là để nhờ cậy một điều gì. Họ nấu những con cá con tôm tươi hiếm hoi trong mùa đông và rất sung sướng khi thấy ông ngon miệng; để mừng cháu nội ông kháu khỉnh, mừng con dâu ông khỏe mạnh, mừng con trai ông đáng mặt nam nhi làng chài, vậy thôi. Họ không biết ông là ai nên không dạ thưa, không cố gắng làm ông hài lòng, không điệu bộ, không kín đáo quan sát đợi ông cau mày là vội dọn thay món khác, không chuẩn bị trước đến lúc này thì thế này và tí nữa thì thế kia... Tất cả thật giản dị như vốn là như vậy. Ông ăn và uống rượu chiết từ một cái can nhựa thật to được mua về cho tất cả mọi người cùng uống.
Ông hít thật sâu làn không khí mằn mặn của biển, thấy lòng dâng một niềm vui khó tả, và ông thấy hãnh diện khi nhìn thấy ánh mắt mọi người nhìn con trai của mình lúc nói về anh. Chỉ một năm thôi mà anh đã trở thành một trong những người đi biển giỏi nhất làng chài này. Có một đứa con trai đáng mặt nam nhi thật không dễ, ông hiểu sâu sắc điều này.
- Rảnh rỗi ông lại về thăm cháu nhé.
Câu nói và những cái vẫy tay lưu luyến khiến ông xúc động. Ông chợt thấy có lỗi khi lừa dối những con người hồn hậu chân thành như vậy. Nhưng biết làm sao đây? Nhất là khi tất cả đang rất hạnh phúc. Tất cả, đúng vậy! Đêm, nằm trong ngôi biệt thự tiện nghi của mình, ông chợt nhớ ra các món cá hơi mặn, dân chài thường ăn mặn. Bác sĩ nói quả thận của ông sẽ gặp phiền toái nếu ông ăn mặn, nhưng tại sao lúc đó ông không hề thấy đau nhức như lẽ ra? Làm sao mà ông đã ăn hết tất cả một cách ngon lành?
*****
Cho đến một ngày... bé Bi vòng đôi tay nhỏ xíu qua cổ ông, miệng bập bẹ gọi “Ông ội ơi...” thì ông nhận ra mình đến đây không chỉ vì chàng trai, không phải vì trách nhiệm tình cờ số phận sắp đặt. Ông đến đây vì bản thân mình muốn. Mỗi lần chìa má cho bé Bi hôn, ông thấy lòng trào lên niềm xúc động lạ lùng. Bước chập chững vấp vào ngưỡng cửa, bé òa khóc giơ hai tay về phía ông tin cậy.
-Ông muốn cho bé tất cả những tiện nghi mà cháu nội của ông được hưởng nhưng rồi ông không dám mang tới làng chài gì khác ngoài túi bánh qui, cái khăn len, hộp sữa...
-Ông sợ. Phải, ông sợ...
Nếu biết ông là tỉ phú thì chuyện gì sẽ xảy ra? Một khoảng cách mênh mông đẩy những con người hồn hậu của làng chài ra xa tít tắp, mình ông cô đơn bên này với bao qui tắc, có qui tắc ông phải chấp nhận và có qui tắc do chính ông đề ra. Hơn vậy nữa, họ sẽ biết những đứa con của ông là như thế nào. Và... sẽ giống như những nơi ngày ngày ông đi qua, rập khuôn những lời nói, những kiểu dáng cung kính và những tính toán lợi lộc. Tệ nhất là con trai và con dâu của ông sẽ thay đổi, tiền bạc và quyền hành sẽ làm biến đổi tất cả, ông quá rõ như vậy.
Không, để có những phút giây êm đềm ở làng chài này, để có gia đình êm ấm này, ông vẫn hãy là ông nội thôi. Ông cảm thấy bứt rứt trước những món quà đẹp muốn cho bé Bi mà đành phải thôi. Nhìn bé chơi với những viên sỏi, những vỏ ốc, những cái nắp hộp bằng thiếc... ông quyết định khi bé đến tuổi đi học sẽ nói thật và đưa bé vào một trường danh tiếng nhất.
*****
Chưa kịp thực hiện thì ông ngã bệnh. Nguy kịch đến nỗi báo chí và truyền hình ngày nào cũng đưa tin và tung ra những dự đoán cho tương lai của cơ nghiệp mà ông dày công xây đắp.
Quanh ông là những hàng rào người: bảo vệ, các cộng sự, bác sĩ, luật sư, phóng viên, những kẻ thừa kế hàng thứ nhất, họ hàng xa, họ hàng gần...
Giờ khắc tỉnh táo hiếm hoi, ông bình tĩnh truyền đạt những gì cần thiết và điều cuối cùng là gọi gia đình nhỏ của làng chài. Lệnh ban ra xong, ông cầu trời cho cuộc sống của mình đừng kết thúc trước khi kịp gặp. Nhưng ông không phải đợi một giây nào cả. Ngay lập tức họ xuất hiện trên ngưỡng cửa. Nghĩa là họ đã ở cạnh ông từ lâu lắm rồi. Làm cách nào vào được ngôi biệt thự của ông trong giờ khắc này? Không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu người ta thiết tha muốn thì luôn có một cách nào đó. Ông thấy lòng ấm áp. Nghĩa là họ đã nhận ra ông! Còn ông thì...
- Các con biết từ bao giờ? - Ông yếu ớt hỏi.
- Ngày đám cưới đã có người nhận ra... bác. Bác nổi tiếng như vậy, đặc biệt như vậy...
- Hãy gọi bằng cha như con vẫn thường gọi.
Ông nói và cảm thấy hạnh phúc. Đúng vậy, hạnh phúc. Và tiếc nuối.
- Cha chưa làm được gì cho các con và bé Bi - giọng ông chỉ còn là tiếng thầm thì - Nhưng ta có một món quà...
- Cha đã cho con rất nhiều rồi - chàng trai nghẹn ngào.
- Ta đã làm gì đâu... - giọng ông yếu ớt và tràn đầy hối tiếc - Nếu ta biết con nhận ra ta là ai, hẳn ta đã...
- Cha đã cho con một người vợ hiền, cha đã cho con của con những kỷ niệm về ông nội, cha đã cho con một làng chài làm quê nhà... - chàng trai bật khóc - Cha đã cho con một cuộc đời.
Khuôn mặt người sắp chết ánh lên nét ngỡ ngàng. Ông muốn nói gì đó nhưng không kịp... Chàng trai áp khuôn mặt đầm đìa nước mắt vào lòng bàn tay của người đã thay đổi đời anh từ một tối mùa đông. Sau lưng anh, bé Bi trên tay mẹ mở to đôi mắt tròn xoe, kỷ niệm cuối cùng của bé về ông nội là trên khuôn mặt khép lại xanh xao hé nở một nụ cười.
Gia Nguyễn chia sẻ từ trang Saigon pony club
Nguồn bài viết: Thu Hương.
Có thể là hình ảnh về chim biển, đại dương và bãi biển
Tất cả cảm xú