Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2023

TITANIC - Sự Thật Cảm Động.

 TITANIC

- Sự Thật Cảm Động
Thuyền phó tàu Titanic tiết lộ bí mật vĩ đại giấu kín nửa đời người, phương Tây họ văn minh hơn chúng ta từ rất lâu!
Đêm ngày 14/04/1912, một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra. Con tàu mang phong hiệu “không thể chìm” có tên Titanic đã đâm sầm vào một tảng băng trôi khổng lồ. Kết quả của vụ va chạm ấy là những con số và nỗi đau mà người ta không bao giờ muốn nhắc lại.
1.514 người đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu kinh hoàng năm ấy. Nỗi đau đã khép lại hơn 100 năm, ngày nay, những gì người ta lưu lại về từ khóa “Titanic” có thể là: Vụ đắm tàu, thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại hay mối tình lãng mạn của Jack và Rose, cũng có thể là tình ca bất hủ My heart will go on qua chất giọng cao vút của Celine Dion…
Tuy nhiên, hầu như tất cả đều không nhận ra, đằng sau bức màn đen tối của những nỗi đau và mất mát ấy là một kiệt tác vĩ đại của lòng vị tha.
Charles Lightoller, khi ấy 38 tuổi, Thuyền phó thứ 2 trên con tàu Titanic, ông là người cuối cùng được kéo lên trên thuyền cứu hộ, cũng là người còn sống sót có chức vị cao nhất trên thuyền lúc đó.
Trở về từ cõi chết, sau rất nhiều năm giấu kín và im lặng, cuối cùng Charles quyết định viết 17 trang hồi ức, kể lại chi tiết vụ tai nạn kinh hoàng mà ông chứng kiến. Từng câu từng chữ của ông chưa bao giờ sống động và dồn dập đến vậy. “Chỉ cần tôi còn sống, tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng đêm đó!”
“Phụ nữ và trẻ em lên trước!”
Khi mệnh lệnh vừa vang lên, nhiều người rời thuyền cứu hộ, họ lặng lẽ bước ra phía sau châm điếu thuốc và hút. Charles không thấy bất kỳ một phụ nữ hay trẻ em có ý định bỏ lại những người đàn ông thân yêu của họ. Tất cả mọi người dường như rất bình tĩnh… trước cái chết… dù đó là một thương nhân nổi tiếng hay người hầu.
Khi chiếc thuyền cứu hộ đầu tiên được đưa xuống mặt nước, Charles đã hỏi một người phụ nữ họ Straw khi ấy đang ở trên boong tàu rằng: “Bà có muốn tôi đưa bà lên thuyền cứu hộ không?”
Người phụ nữ lắc đầu: “Không, tôi nghĩ vẫn là ở lại trên tàu thì tốt hơn”. Người chồng của bà hỏi: “Tại sao em lại không muốn đi lên thuyền cứu hộ?” Người phụ nữ mỉm cười trả lời: “Không, em vẫn muốn ở bên cạnh anh”. Cũng kể từ đây, Charles không bao giờ còn gặp lại đôi vợ chồng này lần nữa…
Astor đệ tứ (John Jacob Astor IV), một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng và là một trong những người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ. Sau khi đưa người vợ mang thai 5 tháng tuổi lên thuyền cứu hộ, một tay dắt chó, tay còn lại châm điếu xì gà rồi hét to về phía chiếc thuyền cứu hộ đang trôi dần về nơi xa: “Anh yêu hai mẹ con”.
Thuyền phó I đã ra mệnh lệnh cho Astor đệ tứ lên thuyền, nhưng ông kiên quyết trả lời rằng: “Tôi thích cách nói cơ bản nhất (bảo vệ phái yếu)!”. Sau đó, ông nhường chỗ của mình cho một người phụ nữ ở khoang hạng 3.
Vài ngày sau, khi bình minh vươn lên trên mặt biển Đại Tây Dương, đội cứu hộ tìm thấy thi thể ông trong tình trạng đầu bị chấn thương nghiêm trọng do đập vào ống khói. Khối tài sản của ông đủ để chế tạo 10 con tàu Titanic, nhưng Astor đệ tứ đã từ chối tất cả. Ông chọn cái chết để bảo vệ người thân yêu của mình, bảo vệ “phụ nữ và trẻ em” và bảo vệ nhân cách của mình.
Ben Guggenheim, một nhà tỷ phú, một nhân vật nổi tiếng trong ngành ngân hàng. Trong giờ phút nguy nan nhất, khi tất cả mọi người đang hối hả và vội vã, ông thản nhiên thay một bộ vest dạ hội sang trọng và tuyên bố: “Tôi phải chết thật trịnh trọng, như một quý ông”.
Trong lời nhắn ông gửi cho vợ viết: “Trên con tàu này, không có bất kỳ một phụ nữ nào vì anh cướp chỗ trên thuyền cứu hộ mà bị bỏ lại trên boong tàu. Anh sẽ không chết giống như một tên khốn, anh sẽ giống như một người đàn ông chân chính”.
Một thủy thủ đề nghị với Strauss, nhà sáng lập công ty bách hóa Macy của Mỹ, cũng là người giàu thứ hai thế giới rằng: “Tôi bảo đảm sẽ không ai phản đối một người già như ngài bước lên thuyền cứu hộ đâu”. Strauss nói: “Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại”. Khi ông cố gắng khuyên giải bà Rosalie vợ của mình lên thuyền cứu hộ thì bà vẫn một mực từ chối. Bà nói: “Bao nhiêu năm qua, anh đi đâu là em theo đến đó, em sẽ cùng anh đi đến bất cứ nơi nào mà anh muốn đi”.
Sau đó, ông choàng lấy cánh tay của bà Rosalie, thong thả bước đến chiếc ghế trên boong tàu, ngồi xuống và chờ đợi giây phút cuối cùng của cuộc đời. Ngày nay, tại Bronx thành phố New York, người ta xây một tượng đài để tưởng niệm vợ chồng ông Strauss, trên đó khắc hàng chữ: “Tình yêu không thể nào nhấn chìm dù có nhiều nước biển hơn nữa”.
Một doanh nhân người Pháp tên Nahuatl đưa hai cậu con trai của mình lên thuyền cứu hộ, nhờ một vài người phụ nữ chăm sóc cho chúng, và mình thì từ chối lên thuyền. Sau khi hai đứa con trai được cứu sống, báo chí khắp nơi trên thế giới đều rầm rộ đăng hình ảnh của hai đứa trẻ này, cho đến khi mẹ của chúng từ hình ảnh nhận ra được chúng.
Trong giờ phút nguy kịch, Lydepas ôm chặt lấy người chồng mới cưới, không muốn thoát chết một mình. Vì bất đắc dĩ, chồng Lydepas phải đấm cô ngất xỉu, khi cô tỉnh lại thì đã thấy mình trên một chiếc thuyền cứu hộ đang trôi lênh đênh ngoài biển. Về sau, Lydepas cả đời không tái giá, sống độc thân để hoài niệm người chồng đã mất của mình.
Trong buổi họp mặt những người may mắn sống sót tại Lausanne nước Thụy Sĩ, bà Smith kể lại: “Lúc đó hai đứa con của tôi được bế lên thuyền cứu hộ. Vì quá tải nên tôi không thể lên thuyền nữa, một người phụ nữ ngồi trên thuyền cứu hộ khi ấy đã đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi, rồi đẩy tôi lên và hét lớn với tôi một câu: ‘Ngồi đi, những đứa trẻ không thể thiếu mẹ!’.” Bà hối tiếc vì lúc đó đã không hỏi tên người phụ nữ đó.
Những người thiệt mạng trong vụ tai nạn này còn có tỷ phú Acid, nhà báo nổi tiếng Stead, Thiếu tá pháo binh Bart, kỹ sư Robble nổi tiếng v.v.. Họ nhường chỗ của mình trên thuyền cứu hộ, cho những phụ nữ nông dân không một đồng trên người.
Hơn 50 nhân viên cấp cao trên tàu Titanic, ngoài thuyền phó thứ hai Charles Lightoller chỉ huy cứu hộ may mắn sống sót, toàn bộ đều hết mình cứu người đến chết trong cương vị của mình.
Khoảng 2h00 sáng nhân viên điện báo số 1 John Philip nhận được mệnh lệnh bỏ tàu của thuyền trưởng, mọi người tự mình cứu mình, nhưng ông vẫn ngồi trong phòng thông báo, vẫn giữ tư thế phát tín hiệu SOS liên tục cho đến phút cuối cùng.
Khi đuôi tàu bắt đầu chìm xuống nước, Charles nghe thấy vào khoảnh khắc cuối cùng, khoảnh khắc của sinh ly tử biệt, những lời yêu thương vang lên: “I love you! I love you!”
Trong bức màn đêm đen tối nhuốm đẫm đau khổ và chia ly, tinh thần quý tộc nổi lên như ngọn đuốc rực sáng, khắc họa nên một tuyệt tác vĩ đại về nhân cách và đạo đức con người. Giáo dục lối sống không chỉ là lý thuyết; mà trong những hoàn cảnh thực tế, những bài học đạo đức ăn sâu vào tâm thức trở thành kim chỉ nam cho hành động của mỗi người.
Phụ nữ và trẻ em, những con người yếu đuối cần được tôn trọng và ưu tiên. Những người đàn ông lịch lãm không chỉ là kẻ nói lời hoa mỹ và tử tế trên bàn tiệc; mà ngay cả khi đối diện với thực tế rằng dù ngày mai tất cả đều trở thành vô nghĩa thì bài học về đạo đức và nhân cách hôm nay vẫn cần được thực hành một cách tuyệt đối.
Nhân sinh như cõi mộng, dù cho người đó giàu có bao nhiêu hay nghèo kém cỡ nào, đứng trước sinh tử cũng đều chỉ là một sinh mệnh bé nhỏ. Quan trọng hơn, khi ấy người ta mới thật sự nhận ra điều quan trọng nhất của cuộc đời: Không phải vật chất, không phải quyền danh càng không phải nhận lại điều gì cho mình mà là cho người khác, là vị tha.
Vị tha hàm chứa một sức mạnh vô biên, đã biến những con người xấu số trong cơn “bão biển” kinh hoàng năm ấy trở thành biểu tượng vĩ đại của tấm lòng thiện lương cao cả.
P/S:Tôi chắc là bạn đã đọc những dòng hồi ký này rồi, nhưng vẫn gửi bạn, vì những câu chuyện được nhắc tới vẫn có thể làm bạn rơi lệ…
Sưu Tầm.
(Share từ Fb Phong Sương)
Nguồn bài viết: Thu Hương.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'TITANIC Làng mạn -Tâm Hai con người đến từ hai tắng láp khác nhau trong xà hội, họ đem lòng yêu nhau trên chuyến ra khơi đầu tiên của con tàu xâu số'
Tất cả cảm x

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023

Có một thứ KHO TÀNG TRÊN TRỜI

 Có một thứ KHO TÀNG TRÊN TRỜI là

chuyện rất thật.
Sống trên đời ai cũng lo làm giàu : Tiền bạc, của cải, nhà cửa, xe cộ . . . Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm. Vất vả vô cùng. Ấy là chưa nói đến những kẻ làm ăn bất lương để trở nên giàu có.
Chúa không hề chê của cải của những kẻ làm ăn lương thiện. Thánh Phaolo bảo : Ai không làm thì không đáng ăn !
Chúa Giêsu phân biệt 2 thứ Kho Tàng : Kho tàng dưới đất và Kho Tàng trên trời và đồng thời cũng dạy cho chúng ta giá trị của các kho tàng này.
“ Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát và kẻ trộm không khoét vách lấy đi “ (Mt 6,19-20)
Làm thế nào để tích trữ kho tàng trên trời ? Phúc Âm kể chuyện : Có một người thanh niên giàu có và đạo đức đến gặp Chúa Giêsu hôm đó để xin Ngài giúp anh trở nên trọn lành hơn. Ngài hỏi anh mấy câu. Khi biết anh là người đàng hoàng về luật lệ thì Ngài có cảm tình với anh. Ngài mách nước cho anh : “ Nếu anh muốn trở nên trọn lành thì hãy về bán của cải anh có, bố thí cho kẻ nghèo khó thì anh sẽ có một KHO TÀNG trên trời rồi anh đi với Tôi”
(Mt 19,16-22). Lời Chúa Giêsu nói với anh niên là một mặc khải rất quan trọng, nghĩa là ta có thể lấy của cải dưới đất do bàn tay ta làm ra mà giúp người nghèo thì của cải đó sẽ thành kho tàng trên trời cho ta. Lời Chúa Giêsu là CHÂN LÝ. Hôm đó anh thanh niên buồn rầu bỏ về vì anh ta có nhiều của, và vì anh ta tiếc của. Chắc có lẽ trong thế giới quanh ta, ta đã gặp nhiều người như thanh niên như vậy và cũng có khi là chính ta nữa. Nên nhớ Kho Tàng trên trời thì quý gấp vạn lần kho tàng dưới đất vì không ai lấy mất của mình, vì nó không thể hư nát, không bị hủy diệt.
Chuyện kể cho vui : Có một ông hà tiện, rất nhiều vàng bạc của cải, không bao giờ cho ai, một cắc một xu cũng không ! Biết mình sắp chết, ông dặn dò người nô bộc trung thành là khi ông chết thì lén bỏ vào quan tài ông rương vàng mà ông ki cóp cả đời. Sang thế giới bên kia, ông xách một rương vàng. Chui cha, thế giới sau chết đúng là một cõi tiên : Đẹp ơi là đẹp. Ai cũng xinh đẹp lại rất lịch thiệp. Ai cũng cười tươi với ông. Hàng hóa đầy dẫy còn hơn vạn lần trên thế gian ! Thích ơi là thích ! Đã đói bụng. Hỏi mua bánh mì. Trao cho cô bán hàng xinh xắn cónụ cười rất tươi, một
đồng xu vàng . Cô bán hàng trố mắt ngạc nhiên. Cô lễ phép nói : Thưa bác ở đây không xài thứ này. Ông hà tiện hùng hồn phân bua. Đây là vàng thiệt đấy cô ơi. Trên dương gian ai cũng kiếm cũng tìm . . . Cô bán hàng lễ phép trình bày: Bác phải gửi vàng này vào Ngân Hàng Thiên Quốc . Trên thế gian nơi nào cũng có ngân hàng này, tại bác không chịu để ý đó thôi ! Ông hà tiện hỏi phải làm sao để gửi vô ngân hàng đó ? Thưa : Bác giúp người nghèo thì tự nhiên là ký thác vào Ngân Hàng Thiên Quốc đấy ạ ? Ông hà tiện buồn vô cùng ! Phải chi . . . Một rương vàng mà trở nên vô dụng cho đời sau ! Uổng thật ! Tiếc thật !
Kể tiếp chuyện đã kể rồi : Một đại gia dặn con cái khắc trên phần mộ mình 3 câu như một lời di chúc cho con cái và cho bạn bè : Câu 1 : Những gì tôi có mà tôi đã tiêu xài thì bây giờ là hết rồi không còn gì. Câu 2 : Những gì tôi có mà tôi chưa kịp tiêu xài thì bây giờ là ở trong tay kẻ khác. Câu 3 : Những gì tôi có mà tôi đã giúp cho người nghèo khó thì bây giờ nó mới là của tôi thật sự. (ST)
Hãy vào hưởng hạnh phúc ngàn đời dành sẵn cho các ngươi vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn . . . ( Mt 25)
Phêrô Nguyễn Văn Đông.
Có thể là hình ảnh về 2 người và trẻ em
Tất cả cảm xú

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2023

GÓC KHUẤT ĐỜI TU SĨ

 Mái ấm Mai Tâm.

GÓC KHUẤT ĐỜI TU SĨ
(st)
Ngày hăm hở vào dòng tu, hẳn các thầy không nghĩ tới cảnh hấp tấp chở bà bầu đi đẻ, toát mồ hôi moi băng vệ sinh kẹt dưới bồn cầu hay bò xuống sàn lau phân của con lỡ rơi ra nền trung tâm thương mại sáng loáng…
++++
Camillo là dòng tu có tôn chỉ """chăm sóc bệnh nhân nghèo khổ""". “với tình yêu của một bà mẹ chăm sóc đứa con duy nhất của mình trong lúc đau ốm ”. Chính vì vậy, có lẽ bất kỳ một thanh niên nào khi bước chân vào cánh cửa nhà dòng này đã có ý nguyện phục vụ người nghèo và người bệnh.
Nhưng thực tế đôi khi có hình hài khác lạ lắm so với bức tranh lý tưởng.
Dấn thân phục vụ mái ấm Mai Tâm, ngôi nhà của những đứa trẻ và bà mẹ HIV không nơi nương tựa, thầy Thắng lúc đó chỉ mới ngoài 30. Một thanh niên trẻ tràn đầy sức sống và lý tưởng. Lúc đó, mái ấm Mai Tâm còn chưa thành hình, chỉ là một nhóm các trẻ HIV và các bà bầu HIV được cưu mang trong ngôi nhà thuê chật chội tại một căn hẻm nhỏ trên đường Phan Xích Long (Sài Gòn).
Các bà mẹ đa phần dân quê. Họ là những người bị xã hội ruồng bỏ ở khắp nơi phiêu bạt tụ về, tìm một chốn sinh con.
Trời mưa, cống nhà vệ sinh nghẹt, đùn nước lên hôi thối khắp nhà. Móc cống là chuyện của cánh đàn ông. Sau nhiều giờ vật lộn giữa đống nước bẩn ấy, thầy Thắng moi lên thủ phạm: một cái băng vệ sinh. Không phải chuyện hiếm ở ngôi nhà này!
Lý tưởng phục vụ bệnh nhân đôi khi có hình hài khó tưởng tượng như thế…
+++
Hay cảnh các ông thầy, ông cha nhẵn mặt ở các bệnh viện phụ sản, bị các cô bác sĩ, y tá chọc đỏ mặt: “Ủa thầy, mới mấy ngày trước thấy thầy chở bà kia đi đẻ, hôm nay chở bà khác rồi. Sao thầy nhiều vợ vậy!”
Có sản phụ với con HIV trong mình đã ra vào Hùng Vương vài lần, khi được hỏi tên cha đứa trẻ để ghi vào hồ sơ, chị tỉnh queo: “Phương Đình Toại” (cha giám đốc mái ấm Mai Tâm). Báo hại ông cha trẻ không biết trả lời sao khi bị cô y tá quen gọi điện thoại chọc: “Cha, vô bệnh viện chở con về kìa, vợ đẻ!”
Mà trong rất nhiều trường hợp, ông cha tất tả chạy vô bệnh viện bế con về thật sau khi bà mẹ trốn mất, để lại đứa con với virut HIV trong mình. Chị sản phụ kia đã không nói sai: cha Toại đã đứng tên cha trong khai sinh cho hàng chục đứa trẻ vì cha đẻ, mẹ đẻ vẫn cứ biệt tăm.
Thực tế đời tu Camilo đôi khi nghĩ không ra!
+++
Có lần, mái ấm tiếp nhận một em AIDS đã yếu lắm rồi, chỉ còn da bọc xương. Cha biết không còn bao nhiêu thời gian nữa nên chìu em nhiều hơn mấy chục đứa con khác một chút. Em bảo muốn đi siêu thị.
Cha ẵm em đi ngay, tranh thủ đưa thêm nhiều đứa con khác đi theo để được thêm một lần lạc vào thế giới thần tiên thơm tho lộng lẫy nhất thời đó: Diamond Plaza. AIDS giai đoạn cuối, đủ biến chứng kèm theo, đi không nổi. Đã có đôi tay vững chãi của cha!
Em tiêu chảy, cái tả mỏng không đỡ hết. Ra sàn trung tâm thương mại sáng loáng. Cha quỳ xuống sàn lau. Không hết. Tất tả chạy đi mua giấy, mua khăn. Lau con và lau sàn.
Rồi lết thết bế con về giữa bao nhiêu ánh mắt đang chòng chọc xoáy vào cha - lúc đó là một thanh niên mới ba mấy tuổi điển trai vừa chịu chức linh mục xong.
Đời tu Camillo không ít lúc phải đắp mặt dày mày dạn như thế vì đàn con thân yêu.
+++
Lần khác, V. - đứa con đã vài lần bỏ nhà ra ngoài phiêu bạt, khi đến cuối đời chỉ còn một ước nguyện cháy bỏng: trở về nhà. Chị Phương, một nhân viên gắn bó lâu năm với Mai Tâm nhớ lại: Lúc đó không ít người cản vì V. bị lao phổi và nhiều bệnh cơ hội khác, sợ không an toàn cho các em nhỏ ở Mai Tâm.
Nhưng cha đã đón em về chăm sóc những ngày cuối đời với tình yêu, nỗi thấp thỏm, âu lo, đau đớn của một người cha.
Chị Phương kể: V. nằm ở khu nhà nữ, nơi đương nhiên chỉ dành cho nữ vào ban đêm. Nhưng những ngày cuối đời của em, cha Toại mang mền lên trải nằm ở phòng học bên cạnh, mỗi đêm tất tả chạy qua chạy lại khi nghe tiếng em ho, em mệt, ở bên V. và chăm sóc cho đến khi em trút hơi thở cuối cùng…
Đời tu Camillo cho cha ân sủng làm cha như thế….
./.
Source: Fb Lê Bảo Nhi
Share từ Fb:Thai NC
Có thể là hình ảnh về 2 người, trẻ em và bệnh viện
Tất cả cảm xú

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2023

“HẠT BỤI NÀO HOÁ KIẾP THÂN TÔI ?”

 “HẠT BỤI NÀO HOÁ KIẾP THÂN TÔI ?”

1. TCS : “ Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy. Ôi ! Cát bụi tuyệt vời . . . Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. . . “
Ngày Lễ Tro, để bước vào mùa Chay của đạo công giáo, người tín hữu cúi đầu nhận chút tro trên đầu và cũng nghe linh mục đọc cho mình câu : “ Hỡi người, hãy nhớ mình là tro bụi và một mai người sẽ trở về bụi tro !”(St 3,18.27).
HOÁ KIẾP : Hoá là thay đổi; kiếp là số phận. Hóa kiếp là hóa thành người khác, vật khác để sống một kiếp khác. Vậy là gặp nhau trong tư tưởng ! TCS không phải là tín đồ công giáo.
2. Những “Hoá Kiếp” chung quanh ta :
* Con nòng nọc và con ếch : Hình dáng hoàn toàn khác nhau. Kiếp sau của con nòng nọc là con ếch. Kiếp trước của con ếch là con nòng nọc ! Hóa kiếp như thế nào thì phải hỏi Đấng Tạo Dựng !
* Con nhộng ve và con ve : Hình dáng hoàn toàn khác nhau. Có hàng ngàn loại ve khác nhau trên cả thế giới này. Có loại nhộng ve “ngủ” 17 năm dưới đất, khi lên tới mặt đất, kêu ve ve báo cho học sinh biết sắp nghỉ hè thì cuộc sống lại rất ngắn ngủi ! Tính tháng chứ không được tính năm ! Nó “hóa kiếp” như thế nào? Đố ai làm được ?
* Con sâu ai cũng sợ, nhất là con sâu róm, nhưng mình lại thích bắt bướm ngắm chơi vì nó rất đẹp. Hồi nhỏ mình không hề biết mọi con sâu “dễ sợ” đều trở thành những con bướm rất “dễ thương” ! Ai vẽ nên những cánh bướm đẹp tuyệt vời từ những thân con sâu dễ sợ đó ? Đấng Tạo Hoá sắp đặt đâu ra đó cả rồi. Ai không thấy điều đó thì quả thật người đó là kẻ vô tâm.
Và chung quanh ta biết bao nhiêu chuyện “hóa kiếp” lạ lùng mà chúng ta không hề để ý đến để mà bái phục Đấng Sáng Tạo tài tình. Bạn hãy nghĩ thử xem mình nói có đúng không ?
3. Chúa Giêsu Kito và chuyện “Hoá Kiếp “.
Chúa Giêsu , đấng sáng lập Kito giáo khẳng định rằng con người sẽ “sống lại” ! Kinh Tin Kính của Công Giáo có câu, như điều khoản đức tin : “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại “. Con người chết thì thân xác sẽ thành đất, thành cát bụi . . . Vậy mà sẽ sống lại và thành một tạo vật mới ! Ngoại trừ Chúa ra , đố ai làm được chuyện này ?! Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai vươn hình hài lớn dậy ! TCS có ý nghĩ rất. . . Công giáo !
4. Luật Nhân Quả :
Trong Thiên Nhiên, không có luật Nhân Quả. Tất cả đều được xếp đặt trước. Gieo hạt nào ra qủa đó ! Gieo lúa thì gặt lúa, gieo nếp thì gặt nếp. Tất cả mọi con loài vật cũng không có luật Nhân Quả. Người ta chỉ nói con bò mập hay ốm, không ai nói con bò làm điều thiện hay điều ác. Con bò không có “trách nhiệm” việc nó làm vì nó không có trí khôn ! Con người phải chịu trách nhiệm về việc mình làm vì Chúa ban cho con người trí khôn và biết việc mình làm là tốt hay không tốt.
Trở lại chuyện “hóa kiếp”. Nếu bạn muốn có kiếp sau tốt thì dứt khoát kiếp này bạn phải sống tốt.
Các tôn giáo đều tin có kiếp khác sau khi chết.
Lời cầu nguyện : Xin cho con luôn biết sống tốt để con được Hạnh Phúc trên Thiên Đàng. Amen.
Nguồn: Lm. Phêrô Nguyễn Văn Đông.
Có thể là hình ảnh về hoa Lewisia
Tất cả cảm xúc