Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021

VƯƠNG QUỐC "NAM BÀN" TẠI TÂY NGUYÊN, SAU NĂM 1471?

 VƯƠNG QUỐC "NAM BÀN"

TẠI TÂY NGUYÊN, SAU NĂM 1471?
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”( ĐVSKTT ): “Sau khi Đồ Bàn bị thất thủ năm 1471, vua Lê Thánh Tông chia lãnh thổ nằm về phía nam của thủ đô này thành ba vương quốc chư hầu: vương quốc Chiêm Thành, vương quốc Hoa Anh và vương quốc Nam Bàn.”
.Vương quốc Chiêm Thành được xác định là tiểu quốc Panduranga trước đó ( Ninh Thuận và Bình Thuận hiện nay ).
.Vương quốc Hoa Anh thì được ĐVSKTT nhắc đến một lần, là vùng đất thuộc tiểu quốc Kauthara ( Phú Yên và Khánh Hoà hiện nay ).
.Vương quốc Nam Bàn chỉ được ĐVSKTT nhắc đến sau ba thế kỷ, và được các nhà sử học cho rằng là vùng đất cao nguyên Đắclắc, Gia Lai và Kon Tum.
Tại Tây nguyên, các nhà sử học cho rằng có khoản 5 sắc tộc có mối tương giao rất gần với Champa về ngôn ngữ ( Đa đảo / Chăm cổ ) và truyền thống sinh hoạt cộng đồng : Êđê, Gia Lai, Churu, Raglai và Hroi. Người ta thường nối kết 5 sắc tộc này với cư dân của vương quốc Nam Bàn sau biến cố 1471 (?)
Tuy có đề cập đến ba vương quốc này, nhưng các nguồn sử liệu hầu như không nhắc đến tên tuổi của các vị vua trị vì hai vương quốc Hoa Anh và Nam Bàn ( theo Lafont ). Tuy nhiên, tính “Chăm thuộc“ của Hoa Anh và Nam Bàn không thể chối cải, bởi sự tồn tại không ít di sản vật thể Chăm tại hai vương quốc này cho đến hôm nay.
Riêng tại Tây Nguyên, các nhà Khảo cổ đã phát hiện một số kiến trúc đền tháp gạch thuộc Chăm như tháp Yang Praong ( Đăc lăc ) và nhiều phế tích tháp Chăm: tháp Yang Mun, tháp Bang Keng ( Gia Lai )... cùng với nhiều di vật đa chất liệu thuộc Chăm ( đồ trang sức, đồ thờ cúng, đồ sinh hoạt lễ hội...).
Xin minh họa một số di sản vật thể được phát hiện tại Tây Nguyên ( từ Internet, Bảo tàng, Bst tư nhân... ), hy vọng chúng ta có thêm tư liệu cho những khám phá những gì còn là bí ẩn.
Tượng sa thạch " thần Shiva" tại phế tích tháp Yang Mun (tk 15). Rất quí hiếm.
Tượng Shiva Yang Mum hiện được trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Tượng Shiva Yang Mum hiện được trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Tượng Shiva Yang Mum hiện được trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Tượng này là tượng Siva Đại hữu ( huyện Phù Cát, tỉnh Bình định), về phong cách được xem thuộc giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Yang-mum và phong cách Po Rome (xem sách Boisselier p. 384). Trong sách Inventaire descriptif của Parmentier ( Tome I, p. 211 ) có nói về di tích Đại hữu này.





                                                      Kris đồng xưa hình con Hanuman.

                     Đầu tẩu thuốc xưa ( hình Hanuman ) bằng đất nung của cư dân Tây Nguyên.

                                                   Các lục lạc đồng xưa tại Tây Nguyên.




                                 Bùa đeo trên cổ bằng đồng ( hình Linga và Yoni cách điệu ). Cổ.

                                                                   Khuyên tai đồng xưa..

                                          Bình vôi cổ đắp nổi hoa Champa, tại vùng cao.

                                                   Đồ trang sức thủy tinh ( đồ tuỳ táng ).

                                                 Đồ trang sức nhựa thông màu ( tuỳ táng ).



                                                    Viên đá trắng có khắc hoa Chămpa.
                                                   Mặt nhẫn có khắc âm thần Balamon.
                                              Đồ đá trang sức nhiều hình dạng và màu sắc.

                                                    Hạt trang sức hổ phách ( già và non ) .
                                                                Hạt chuỗi thủy tinh...
                                    Các hạt trang sức: Lạt ma, mã não, thủy tinh màu đa sắc...

                                                       Hạt trang sức đá xâu thành chuỗi.
                                                            Vòng tay bạc và đồng...
Khuyên tai bạc...
                                                     Vòng tay bạc mạ vàng chạm hoa văn.
                                                                        Vòng tay bạc.
                                                      Vòng tay đồng có hoa văn nhũ...
                                                Tổng hợp khuyên tai, nhẫn,...bạc và đồng.
                                                                Nhẫn đồng hai nhũ .
                                               Nhẫn đồng và bạc có đính hạt đá , thủy tinh...
                                                Vòng tay vàng, bạc, mạ vàng, mạ bạc...
                                              Choé "mẹ bồng con" cực quí hiếm ( 60x 48).
                                Choé men hoàng đế ( 60x 38 ), hoa văn dưới men. Hiếm.
                                                Choé cổ tam long, men nâu cốt đỏ. Hiếm.
                                                                Choé Lái Thiêu xưa.

                                                                    Hạt cườm cổ.

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật Phục Sinh năm B

 

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật Phục Sinh năm B

Chúa nhật, ngày 04 tháng 04 năm 2021

Phúc Âm Ga 20, 1-9

 “Ông đã thấy và đã tin” 

Khi hai môn đệ Chúa là ông Phê-rô và Gio-an nghe bà Ma-ri-a kể lại và chạy đến mộ, hai ông đã nhận ra những dấu vết cho thấy đã xảy ra chuyện gì bất thường.  Các băng vải quấn xác người chết được vứt lại ở đó, còn tấm khăn che mặt người chết thì được cuốn lại và để riêng ra một chỗ.  Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải là những gì các ông thấy trước mắt, mà là một thực tại siêu nhiên các ông sẽ khám phá được ở đằng sau những dấu vết ấy.  Thánh sử Gio-an đã mô tả việc khám phá thực tại này bằng một câu thật ngắn gọn, nhưng cũng vô cùng sâu sắc và phong phú.  Ngài viết:  “Ông đã thấy và đã tin.” 

Ông Gio-an đã di chuyển từ chỗ ông không biết và nghi ngờ đến chỗ ông hiểu biết và tin.  Vậy thì bước nhảy vọt của đức tin ấy nảy sinh từ đâu?  Chính là do lòng mến của ông đối với Chúa Giê-su.  Lòng mến đã giúp cho ông Gio-an chấp nhận những gì Chúa Giê-su nói trước kia và bây giờ ông nhớ lại.  Chúa đã giảng cho ông và các bạn nghe về hình ảnh hạt lúa rơi xuống đất phải thối đi mới nảy mầm và sinh được nhiều hạt khác.  Chúa đã nói với ông và các bạn:  “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống.”  Rồi sau biến cố cho La-da-rô sống lại, Chúa đã tuyên bố:  “Thầy là sự sống lại và là sự sống.  Ai tin vào Thầy thì sẽ được sống muôn đời.”   Vậy động lực của lòng yêu mến đã giúp cho bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na không sợ hãi đi đến mộ từ sáng sớm, đã giúp cho ông Phê-rô bước thẳng vào trong mộ mà không ngần ngại, và nhất là đã giúp cho ông Gio-an nhớ lại cũng như chấp nhận tất cả những lời giảng của Chúa Giê-su để nhờ đó ông khám phá ra thực tại Phục Sinh.

Tin vào sự Sống lại của Chúa không chỉ là điều trân trọng giữ cho riêng mình mà thôi, nhưng phải được đem đi chia sẻ cho người khác, phải biến người môn đệ Chúa thành những người làm chứng cho sự Sống lại ấy.  Ông Phê-rô và các tông đồ đã rao giảng Chúa sống lại.  Ông Phao-lô đã vượt hằng ngàn dặm để công bố Tin Mừng Phục Sinh cho dân ngoại.

Lm. Ðaminh Trần Ðình Nhi

Thánh Kinh bằng tiếng Việt


































































































Thánh Kinh bằng tiếng Anh