Ngày 14 tháng 04 năm 2019
Chúa nhật Lễ Lá năm C
Phúc Âm Lc 23, 1-49
“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.”
Chúa nhật Lễ Lá năm C
Phúc Âm Lc 23, 1-49
“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.”
Bài Thương Khó theo Thánh Luca trình bày một Đức Kitô đầy lòng thương xót và tha thứ ngay cả với những kẻ hành hình Người. Hệ quả tất yếu của đường khổ nạn là Đức Giêsu chịu chết, nhưng cái chết này như là dấu chỉ sự vâng phục và phó thác hoàn toàn theo thánh ý Chúa Cha. Cái chết của Đức Giêsu không phải là dấu chấm hết, mà bắt đầu khai mở một giai đoạn mới: thời kỳ cứu độ.
Suy tư và thực hành
1. Tôi có sẵn sàng liên kết những đau khổ thể xác cũng như tinh thần với cuộc thương khó của Đức Giêsu để tìm thấy ý nghĩa của nó: đau khổ có sức thanh luyện bản thân, là con đường dẫn đến phục sinh và đem lại niềm vui cứu độ cho người khác hay không?
2. Thường hay bị cám dỗ muốn nâng mình lên, tôi học được điều gì nơi Đức Giêsu, mẫu gương khiêm nhường tự hạ?
3. Cuộc Thương khó của Đức Giêsu là thời điểm để thấy rõ gương mặt thật của mỗi người trước Đức Giêsu: tôi là Giuđa hay Philatô, Pharisêu hay đám đông cứng lòng? Và đối với tôi, Đức Giêsu là ai? Điều đó có dẫn tôi tới một thái độ đúng đắn và một chọn lựa thay đổi tận căn trong đời sống không?
2. Thường hay bị cám dỗ muốn nâng mình lên, tôi học được điều gì nơi Đức Giêsu, mẫu gương khiêm nhường tự hạ?
3. Cuộc Thương khó của Đức Giêsu là thời điểm để thấy rõ gương mặt thật của mỗi người trước Đức Giêsu: tôi là Giuđa hay Philatô, Pharisêu hay đám đông cứng lòng? Và đối với tôi, Đức Giêsu là ai? Điều đó có dẫn tôi tới một thái độ đúng đắn và một chọn lựa thay đổi tận căn trong đời sống không?
Thánh Kinh bằng tiếng Việt