Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Ngày 1 tháng 11 Lễ Các Thánh Nam Nữ

Ngày 1 tháng 11
Lễ Các Thánh Nam Nữ
Giặt áo mình trong Máu Chiên Con (Kh 7,2-4.9-14; 1Yn 3,1-3; Mt 5,1-12a)

Phúc Âm: Mt 5, 1-12a
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. - Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.
"Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời".
Suy Niệm:
Ngày 1 Tháng 11 Lễ Các Thánh Nam Nữ
(Kh 7,2-4.9-14; 1Yn 3,1-3; Mt 5,1-12a)
Việc dùng một ngày để kính nhớ chung mọi thánh đã khởi sự từ thế kỷ IV. Dĩ nhiên thời đó người ta mới chỉ nói đến các thánh tử đạo. Thoạt đầu người ta mừng vào ngày Chúa nhật đầu tiên sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, coi đó là kết quả của việc các Tông đồ được sai đi giảng đạo. Ở Rôma ngày lễ ấy lúc đầu được cử hành vào ngày 13/5 - ngày cung hiến điện Pantheon, tức là điện chư thần của dân ngoại, thành một vương cung thánh đường - Thay vào chỗ các tượng thần của các dân tộc mà đoàn quân chiến thắng Lamã đã đem về Rôma, người ta kiệu xương các Tử đạo về đó để tôn kính. Ðiện Pantheon, trở thành nhà thờ các Tử đạo và ngày thay đổi ấy trở thành ngày lễ các Tử đạo. Về sau vì lý do hành hương muốn tạo điều kiện dễ dàng cho các khách ở xa, Rôma đã dời lễ đó vào ngày 1 tháng 11. Và thay vì kính riêng các Tử đạo, người ta mừng chung tất cả các thánh nam nữ.
Dù sao, ngày nay mừng lễ này vào khoảng cuối năm Phụng vụ cũng là điều hợp lý: các thánh không phải là kết quả của Lịch sử ơn cứu độ sao? Kế hoạch của Thiên Chúa khởi sự từ mùa Vọng phải đưa chúng ta tới thiên cung đầy các thánh, để chúng ta tham dự Tiệc cưới của Chiên Con... Và như vậy, việc chọn sách Khải huyền làm bài đọc I hôm nay cũng là điều dễ hiểu.
A. Thế Giới Của Các Thánh
Yoan được thị kiến. Ông thấy trời mở ra. Và này ông thấy bốn thần sứ đang ở tứ phương giữa bốn luồng gió lại; chờ lệnh thả ra quét sạch mặt đất. Nhưng rồi lại có một thần sứ khác hiện ra ở phương Ðông, tay cầm ấn ngọc của Thiên Chúa, bảo bốn thần sứ kia rằng: không được thả gió ra cho tới khi người đóng ấn xong vào trán các kẻ được chọn.
Bằng những lời mạc khải trên, Yoan ngụ ý muốn nói rằng: mặt đất này có ngày sẽ bị quét sạch. Nhưng trước khi ngày ấy xảy đến, thần sứ của Chúa sẽ làm việc để chọn những người được cứu độ. Người sẽ ghi ấn tích của Thiên Chúa trên trán họ như ngày xưa người ta quen đóng ấn trên trán những người nô lệ. Và như thế, những người được chọn chính là những người tôi tớ của Thiên Chúa. Còn ấn tín kia, chúng ta có thể hiểu là ấn tín của phép Rửa làm cho người ta thuộc về Thiên Chúa và trở nên Dân Thánh của Người. Thế nên, cho đến ngày chung thẩm, lịch sử loài người chỉ có một nhiệm vụ: đào tạo những tôi tớ Thiên Chúa, tập họp những kẻ được chọn hoàn thành số các thánh nam nữ ở trên trời.
Theo Yoan, con số này lớn lắm, nên phải là con số "tròn", con số lý tưởng. Ông tựa vào số 12 chi tộc Israel ngày mới thành lập nơi sa mạc. Ông nhân con số đó với 1,000 để bảo mỗi chi tộc kia phải lớn thêm mãi hầu phủ đầy mặt đất. 12 chi tộc phát triển như vậy để làm thành Dân Chúa, đến nỗi vào ngày chung thẩm, ngày có Tiệc cưới Chiên Con, không ai còn có sức đếm được nữa. Khi ấy sẽ đủ mọi dân tộc, đủ mọi tiếng nói, đủ mọi nền văn minh. Thế giới các thánh thật đông đúc, thật phong phú, thật ngoạn mục! Tất cả đều mặc áo trắng dài, áo của thầy tư tế, chứng tỏ toàn Dân Thánh của Chúa là dân tư tế, dân linh mục. Tay họ cầm cành vạn tuế. Có lẽ không phải là cành lá chiến thắng và tử đạo đâu; nhưng là cành lá của dân Do Thái khi dự lễ "Trại".
Chúng ta biết dân Israel vẫn cử hành lễ "Trại" vào mùa thu, khi gặt hái xong. Thoạt đầu đó là một lễ nông nghiệp. Người ta đóng trại bằng những cành cây ở ngoài đồng nho khi nho chín để canh giữ và làm việc. Ðời sống bất thường ấy, ở giữa một khung cảnh thiên nhiên và trong niềm hân hoan hái trái nho chính, làm cho người ta sung sướng như trong ngày lễ. Về sau, gán cho ngày ấy một ý nghĩa tôn giáo và cử hành trong đền thờ, người ta nhớ tới thời Dân Chúa đã "cắm trại" nơi sa mạc... Và thế là lễ ấy trở thành "lễ tập họp Dân"; Dân cầm lá đến, tung hô hát xướng khi kiệu nước từ suối Siloam lên đổ trên tế vật đặt trên bàn thờ. Chính Ðức Yêsu đã tham dự lễ này. Và Người tuyên bố mình có nước hằng sống của Thánh Thần để ban cho kẻ tin Người. Và câu chúc tụng trong bài Khải huyền hôm nay cũng lấy lại lời tung hô trong lễ Trại. Như vậy rõ ràng thánh Yoan muốn dùng hình ảnh lễ này để gợi lên cộng đoàn phụng vụ các thánh ở trên trời.
Các người là Dân đông đảo của Thiên Chúa. Là dân toàn thiện, phát xuất từ 12 chi tộc Israel nhưng sẽ bao trùm toàn thể mọi dân tộc. Ðó là Dân đã được đóng ấn bằng phép Rửa, và là Dân tư tế. Cộng đồng Dân thánh ấy được triệu tập đến trước tòa Chúa có Chiên Con đứng đàng trước, để cử hành phụng vụ tạ ơn, tung hô các công cuộc kỳ diệu của Thiên Chúa và của Chiên Con.
Lập tức các thiên thần, các trưởng lão và bốn con vật đã đứng sẵn ở chung quanh ngai tòa Thiên Chúa, liền sấp mình thờ lạy. Thánh Yoan không muốn nói dài về các chi tiết này. Người ta có thể đưa ra những ý kiến khác nhau về các nhân vật kia. Nhưng tất cả đều đồng ý rằng ở đây thánh Yoan chỉ muốn nói đến thụ tạo, tức là thế giới tạo vật có thiên thần, loài người và động vật. Và ý của người là: tuy tạo vật vẫn thờ phượng Chúa, nhưng phải chờ đến khi có phụng vụ của các thánh và của Dân thánh Chúa, thì những lời tung hô thờ lạy của tạo vật mới được hoàn toàn. Tạo vật đang chờ đợi ngày xuất hiện của con cái Thiên Chúa để niềm hân hoan của chúng được trọn vẹn. "Phụng vụ tự nhiên" phải chờ đợi phụng vụ của các thánh để được phong phú. Thế giới các thánh sẽ hoàn thành thế giới tạo vật vậy.
Nhưng làm thế nào để có thế giới các thánh đó? Các thánh đó được đào tạo từ đâu? Các người từ đâu đến? Thưa họ đều đến từ đau khổ lớn lao, từ mặt đất nhiều thử thách. Họ đã giặt áo cho trắng ở trong Máu Chiên, tức là đã phải đi qua mầu nhiệm thập giá Ðức Kitô để có áo ân sủng và tư tế. Chính cuộc sống kết hợp với Ðức Kitô đã tôi luyện họ thành những tâm hồn trong trắng thánh thiện. Và như vậy họ thật là các Tử đạo và là các thánh mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Phụng vụ không thể dùng đoạn Thánh Kinh nào thích hợp hơn để giúp chúng ta hiểu về thế giới các thánh. Nhưng khi dừng lại ở điểm nói về nguồn gốc của các ngài, phụng vụ lại muốn đưa chúng ta trở về thế giới ở mặt đất này, để xem chúng ta phải làm gì hầu mai ngày đạt tới quê hương các thánh.
B. Tin Mừng Cho Những Người Muốn Vào Nước Trời
Chúng ta không gặp khó khăn nào khi muốn biết con đường dẫn đến thế giới các thánh. Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Ðức Yêsu đang dạy dỗ những ai muốn vào Nước Trời. Người trèo lên núi để có thể đứng trên nơi cao nói với tất cả các dân tộc và các thời đại. Các môn đồ ngồi ở gần Người để cho mọi người thấy phải trở thành môn đệ. Người lên tiếng một cách trịnh trọng khi dùng lối văn khôn ngoan của thời bấy giờ, bắt đầu bằng hai chữ "phúc thay" hay "phúc cho", để nói rằng ai muốn được hạnh phúc trường cửu phải nghe theo lời Người.
Rồi theo thánh Matthêô, Người kể ra tám hạng người hạnh phúc, vì câu hạnh phúc thứ chín cũng chỉ nói về hạng người bị bắt bớ như câu thứ tám, nhưng ở thể văn cụ thể và trực tiếp hơn. Ðứng đầu tám hạng người được phúc là những người nghèo khó, mà Matthêô gọi là những người có lòng nghèo khó hoặc nghèo khó thật ở trong lòng hoặc có tinh thần nghèo khó. Người muốn chúng ta hiểu rằng: đây không phải là vấn đề nghèo khó về của cải, nhưng là nghèo khó tại lòng mình và nơi tâm hồn, thấy mình cô thế cô phương, không biết cậy dựa vào đâu trong cuộc đời đầy những thiếu thốn bất lực và hiểm nguy về mọi mặt, đến nỗi chỉ còn biết trông cậy vào ơn Chúa cứu độ. Chính họ là những người khao khát Thiên Chúa hơn hết, vì họ thấy mình nghèo nàn, hèn mọn hoàn toàn. Họ không có gì để tựa hoặc không thấy gì đáng tựa trong cuộc đời đầy phấn đấu nên đặt tất cả tin tưởng vào Chúa. Họ là những người nghèo khó ở trước mặt Chúa. Họ là "dân nghèo của Yavê" như từ ngữ Kinh Thánh thường nói.
Tổ phụ của họ là Abraham, một người đã từ bỏ tất cả những sự đáng cậy dựa ở đời này để trở thành con người vô gia cư, vô địa táng, lang thang hết nơi này qua nơi khác, gặp rất nhiều khó khăn phấn đấu, nhưng đặt tất cả niềm tin vào Lời Chúa và sống từng ngày, từng phút tựa vào sự quan phòng của Chúa. Chính ông đã được hứa ban có đất làm gia nghiệp, có xứ sở làm quê hương, thì những người nghèo khó của Yavê cũng sẽ được Nước Trời làm sản nghiệp.
Chúng ta tưởng danh từ Nước Trời không cụ thể như hứa địa đã được dành cho Abraham. Nhưng nếu chúng ta biết rằng quan niệm Nước Trời đã bắt nguồn từ quan niệm Hứa địa và đã được các thế hệ tiên tri làm thêm phong phú, thì chúng ta phải hiểu rằng trong quan niệm Nước Trời có tất cả mọi lời hứa dành cho Abraham và cho tất cả Dân Chúa trải qua mọi thời đại. Nước Trời là danh từ tổng quát gồm hết thảy mọi sự lành mà Thiên Chúa có thể ban cho loài người và cuối cùng là chính sự sống và hạnh phúc của Thiên Chúa. Nếu thế thì phúc thật thứ I này đã bao hàm 7 mối phúc thật sau, khiến chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như thế này:
* Con người hiền lành ở phúc thứ II là con người khó nghèo bình tĩnh trước lối sống phù vân của người khác vì vẫn tin tưởng vào Chúa. Họ nghèo nhưng vẫn êm ái đang khi kẻ giàu lại hay nổi nóng. Họ được hứa sẽ có đất làm cơ nghiệp. Như vậy họ thật là người nghèo khó.
* Con người ưu phiền khóc lóc cũng vậy. Họ được hứa sẽ được an ủi, khiến chúng ta phải khẳng định họ là thành phần những người đang chờ đợi sự "an ủi của Israel". Ðó là những người nghèo bị bóc lột trong dân, những người thấp cổ bé họng bị oan ức, là toàn Dân Chúa trong cảnh lưu đày, là những người đang trông chờ ơn cứu độ. Nói tắt họ cũng là những người nghèo của Ðức Yavê.
* Con người đói khát mà Ðức Yêsu bảo sẽ được no đầy, thoạt tiên là con người thiếu ăn thiếu mặc. Họ sẽ được no đầy ở trong bàn tiệc Nước Trời. Và như vậy họ cũng là những con người nghèo khó. Nhưng khi thánh Matthêô viết bản Phúc Âm này, người thấy Chúa Yêsu đã mở tiệc trong Hội Thánh rồi. Kẻ muốn được no đầy trong bàn tiệc của Chúa phải có sự thánh thiện, công chính. Do đó thánh Matthêô đã thêm hai chữ "công chính" vào sau chữ "đói khát" để hàm ý rằng người nghèo của Ðức Yavê là người phải lấy việc đói khát sự công chính thánh thiện làm cơ sở. Nhưng dù đói khát thứ gì người ta cũng là thành phần nghèo khó.
* Và khi có kinh nghiệm về nếp sống khó nghèo, người ta mới dễ có lòng thương xót; và có xót thương kẻ khác người ta mới được Chúa xót thương. Phúc thật thứ V vì thế cũng chỉ dành cho người có căn bản nghèo khó.
* Chúng ta biết Do thái giáo ngày xưa chú trọng nhiều đến vấn đề sạch và không sạch. Nhưng ai chú trọng đến vấn đề ấy, nếu không phải là hạng giàu sang, trưởng giả; như tục ngữ viết: phú quý sinh lễ nghĩa. Các tiên tri cực lực phản đối thứ lễ nghĩa này và hô hào phải có sự trong sạch đạo đức trong lòng mới được xem thấy Chúa, tức là được vào Ðền thờ để xem thấy Người, tức là được vào Nước Chúa vậy. Do đó câu phúc thật thứ VI cũng phản đối kẻ giàu sang, và đề cao kẻ khó nghèo.
* Người nghèo khó lại là người hay bị bóc lội, bắt bớ; nên phúc thật thứ VIII cũng dành cho họ. Thánh Matthêô trong cả bài Tin Mừng hôm nay muốn nhấn mạnh đến tính cách tinh thần đạo đức của người nghèo khó, nên ở đây người cũng nói đến kẻ bị bắt bớ vì sự công chính, tức là vì Chúa, vì Ðức Kitô và giáo lý của Người. Nhưng ai bị bóc lột một cách bất công mà không phải là nạn nhân của sức mạnh thù địch với Thiên Chúa là Ðấng công chính? Họ trở nên nghèo khó; và như vậy họ được hứa ban Nước Trời.
C. Nối Liền Ðất Với Trời
Chúng ta hết thảy đều là những thành phần nghèo khó. Chúa Yêsu đã rao giảng Tin Mừng của Người cho chúng ta. Người hứa ban các phúc thật cho chúng ta. Chúng ta cứ ngồi yên như thế này rồi sẽ được hạnh phúc sao?
Chắc chắn không thể như vậy! Thế nên thánh Matthêô đã muốn giúp đỡ các tín hữu là những thành phần khó nghèo biết sống thân phận của mình thế nào cho được phúc. Người thêm chữ "tinh thần" vào câu "phúc cho người nghèo khó" và viết: "phúc cho người có tinh thần (hay có lòng) nghèo khó" để nhấn mạnh rằng người ta phải có tinh thần những người nghèo của Ðức Yavê. Ðó là tinh thần của những người thiếu thốn, đau khổ, bị bắt bớ mà vẫn không mất niềm tin, không trở nên gây hấn, không bớt tình người. Ngược lại, vì tin tưởng ở Chúa và tuân giữ Lời Người, họ luôn hòa dịu, xót thương và gieo rắc bình an. Thái độ nhân đạo hoàn toàn của họ tựa vào niềm tin đạo đức sâu xa. Nó đòi hỏi một nhân cách mạnh mẽ. Và vì thế nó cũng chỉ có thể gặp được ở nơi những tâm hồn cương nghị, không bao giờ chịu khuất phục trước bất công bóc lột.
Cứ xem các tiên tri của Chúa thì rõ. Các ngài thuộc thành phần những người nghèo của Ðức Yavê hơn ai hết. Nhưng ai mạnh mẽ chống bất công bóc lột bằng các ngài. Ngay lúc chết, và chính cái chết của các ngài cũng còn nói lên tinh thần ấy. Và đó là tinh thần của những người nghèo của Ðức Yavê, tinh thần của những người đã thấm đầy Thần trí của Thiên Chúa. Cương quyết tiêu diệt sự dữ cho đến cùng, mặc dầu biết mình yếu đuối nhưng hoàn toàn tin tưởng vào Chúa, đó là tinh thần nghèo khó Phúc Âm. Ði vào con đường ấy là giặt áo mình trong Máu Chiên Con, tức là phó sự sống mình trong mầu nhiệm phấn đấu của Chúa Kitô, và như vậy sẽ đạt tới thế giới các thánh mà chúng ta mừng lễ hôm nay.
Sống cuộc đời như chúng ta vừa nói có thể không xuất sắc. Nhưng lời thư Yoan hôm nay viết khi nào đến lúc tỏ hiện thì bấy giờ mới rõ được hết nếp sống của con cái Chúa. Bấy giờ mới thấy hàng ngũ những người nghèo của Ðức Yavê như là hàng ngũ những chiến sĩ vô danh. Hôm nay Hội Thánh tưởng niệm họ và kêu gọi chúng ta hãy nối liền đất với trời bằng nếp sống theo tinh thần nghèo khó Phúc Âm.
Chúng ta hãy tham dự thánh lễ này như được vây quanh bởi hàng ngũ đông đảo các thánh. Các ngài không những hiện diện với chúng ta hôm nay ở nơi bàn thờ này, nhưng còn muốn ở bên chúng ta hầu thôi thúc chúng ta hãy cùng với các ngài tham dự vào Tiệc của Chiên Con. Các ngài đã giặt áo mình trong Máu Chiên Con, tức là đã đi vào đường lối của Ðức Kitô tử nạn - phục sinh, thể hiện hình ảnh người tôi tớ khó nghèo của Thiên Chúa. Các ngài khuyến khích chúng ta luôn giữ tinh thần nghèo khó nhưng phải phấn đấu không ngừng chống sự dữ nơi đời sống của mình. Có như vậy áo của chúng ta mới được giặt trong Máu Chiên Con và trở nên trắng sạch hầu được nhập đoàn cùng các thánh nam nữ trong Nước Trời vinh phúc.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)

BÀI ĐỌC LỄ CẦU CHO CÁC TIN HỮU ĐÃ QUA ĐỜ

Bài Đọc Lễ Cầu Cho Các Tin Hữu Đã Qua Đời

Lễ Nhất

BÀI ĐỌC I: Rm 6, 3-9
“Chúng ta phải sống đời sống mới”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tất cả chúng ta đã chịu phép rửa trong Đức Giêsu Kitô, tức là đã chịu phép rửa trong sự chết của Người. Và chúng ta đã cùng chịu mai táng với Người, bởi được thanh tẩy trong sự chết của Người, để như Đức Kitô nhờ vinh hiển của Chúa Cha mà sống lại từ cõi chết thế nào, thì cả chúng ta cũng phải sống đời sống mới như thế. Vì nếu chúng ta được liên kết với Người trong cùng một cái chết, giống như cái chết của Người, thì chúng ta cũng được hợp nhất với Người, trong sự sống lại giống như vậy.
Nên biết điều này: con người cũ của chúng ta đã cùng chịu đóng đinh khổ giá, để xác thịt tội lỗi bị huỷ đi, hầu cho chúng ta không còn làm nô lệ tội lỗi nữa, vì con người đã chết, tức là được giải thoát khỏi tội lỗi. Mà nếu chúng ta đã chết với Đức Kitô, chúng ta tin rằng chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người, vì biết rằng Đức Kitô một khi từ cõi chết sống lại, Người không chết nữa, sự chết không còn làm chủ được Người nữa.
ĐÁP CA: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6
Đáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi (c. 5).
Hoặc đọc: Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con (c. 4a).
1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.
2) Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. – Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con.
3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa.
4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.
ALLELUIA: Ga 11, 25-26
Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ”. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 6, 51-59
“Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”. Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: “Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?”
Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: “Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Đấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Đây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời”.

Lễ Nhì

BÀI ĐỌC I: Kn 3, 1-9
“Chúa chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu”.
Trích sách Khôn Ngoan.
Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Đối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài đã chịu khổ hình, lòng cậy trông của các ngài cũng không chết. Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao: vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.
Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu tỏ ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét xử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời. Các ngài đã tin tưởng ở Chúa, thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với Chúa trong tình yêu, vì ơn Chúa và bình an sẽ dành cho những người Chúa chọn.
ĐÁP CA: Tv 24, 6-7bc. 17-18. 20-21
Đáp: Lạy Chúa, con vươn linh hồn con lên tới Chúa (c. 1b).
Hoặc đọc: Lạy Chúa, phàm ai trông cậy Chúa, ắt chẳng hổ ngươi (c. 3b).
1) Lạy Chúa, xin nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn có. Xin hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa.
2) Xin cho lòng con được nhẹ bớt lo âu, và giải thoát con khỏi cảnh ưu tư phiền muộn. Xin Chúa coi cảnh lầm than khốn khổ của con, và tha thứ hết mọi điều tội lỗi.
3) Xin gìn giữ mạng sống con và giải thoát con, đừng để con bẽ bàng vì đã tìm nương tựa Chúa. Nguyện cho lòng con vô tội và trung thứ bảo vệ con, vì con trông cậy vào Ngài, thân lạy Chúa.
ALLELUIA: 2 Tm 2, 11-12a
Alleluia, alleluia! – Nếu chúng ta cùng chết với Chúa Kitô, thì chúng ta cùng sống với Người; nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng thống trị với Người. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 23, 33. 39-43
“Hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi đã đến nơi gọi là Núi Sọ, chúng đóng đinh Người vào thập giá cùng với hai tên trộm cướp, một đứa bên hữu một đứa bên tả Người. Bấy giờ Chúa Giêsu than thở rằng: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”. Rồi chúng rút thăm mà chia nhau áo Người. Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục người rằng: “Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa”.
Đối lại, tên kia mắng nó rằng: “Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao? Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu xứng với việc chúng ta làm, còn ông này, ông có làm gì xấu đâu?” Và anh ta thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi”. Chúa Giêsu đáp: “Quả thật, Ta bảo ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.

Lễ Ba

BÀI ĐỌC I: Rm 5, 5-11
“Chúng ta đã nên công chính trong Máu của Người, và nhờ Người chúng ta được cứu khỏi cơn thịnh nộ”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tình yêu của Thiên Chúa tuôn đổ trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần đã ban cho chúng ta. Chúa Kitô theo kỳ hẹn mà chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Ít có ai chết thay cho người công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta.
Vậy phương chi bây giờ, chúng ta đã nên công chính trong máu của Người, và nhờ Người chúng ta sẽ được cứu khỏi cơn thịnh nộ. Bởi chưng nếu khi chúng ta còn là thù nghịch, mà chúng ta đã được giao hoà cùng Thiên Chúa nhờ cái chết của Con Ngài, thì huống chi khi đã được giao hoà, ắt chúng ta sẽ được cứu độ trong sự sống của chính Chúa Kitô. Và không những thế, chúng ta còn được vinh hiển trong Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người mà bây giờ chúng ta được lãnh ơn giao hoà.
ĐÁP CA: Tv 26, 1. 4. 7 và 8b và 9a. 13-14
Đáp: Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi (c. 1a).
Hoặc đọc: Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh (c. 13).
1) Chúa là sự sáng, là Đấng cứu độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Đấng phù trợ đời tôi, tôi sợ gì ai?
2) Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm tìm, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui hưởng sự êm đềm của Chúa, và chiêm ngưỡng thánh điện của Người.
3) Lạy Chúa, xin nghe con kêu cầu, xin thương xót và nhậm lời con. Và lạy Chúa, con tìm ra mắt Chúa. Xin Chúa đừng ẩn mặt xa con.
4) Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy trông đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và trông đợi Chúa.
ALLELUIA: Ga 6, 39
Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Ý của Cha là hễ sự gì Người đã ban cho Ta, Ta chẳng để mất, nhưng ngày sau hết Ta sẽ cho nó sống lại”. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 17, 24-26
“Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, (Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng:) “Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng Con biết Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đã sai Con. Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa”.
Nguồn: Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật XXX Thường niên năm A

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật XXX Thường niên năm A

Ngày 29 tháng 10 năm 2017
Phúc Âm Mt 22,34-40
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.”

CHỈ MỘT GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG
Suy niệm:
Nếu đã tin Đức Chúa là Thiên Chúa thì cũng dễ chấp nhận rằng yêu mến Người trên hết mọi sự là điều phải lẽ. Mặt khác, đạo lý “thương người như thể thương thân” không xa lạ gì với đạo làm người, cách riêng đối với dân tộc Việt Nam. Chúa Giê-su cũng dạy như thế. Nhưng điểm đặc biệt nơi giáo huấn của Ngài là Ngài đã nhập hai điều răn ấy thành một: hễ mến Chúa thì cũng phải yêu người, nếu không chỉ là nói dối (x. 1 Ga 4,20-21).
Mời Bạn:
Phải chăng, để làm môn đệ chân chính của Thầy Giê-su, đây là thách đố lớn nhất cho chúng ta? Làm sao có thể nhìn thấy Chúa nơi người khác để yêu thương khi họ thật khó thương? Khi họ đang gây ra cho mình biết bao điều khó chịu? Khi họ khinh bỉ, cư xử lạnh nhạt với mình? Khi họ vu khống, mạ lỵ, áp bức mình cách bất công? Bạn ơi, bí quyết để yêu người như chính mình là yêu người như Chúa yêu ta: Nếu như Chúa Cha yêu thương chúng ta khi Ngài nhìn chúng ta qua khuôn mặt Người Con Chí Ái chịu khổ nạn, thì chúng ta cũng phải nhìn người khác để yêu thương họ nơi dung mạo đau khổ của Đức Kitô chịu đóng đinh.
Sống Lời Chúa:
Tìm ra một điểm đáng yêu, một lý do để yêu thương nơi người mà bạn cảm thấy khó thương nhất.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giê-su đáng mến, trên thập giá, Chúa đã tiêu diệt sự thù ghét. Xin cho con biết yêu thương mọi người ngay cả kẻ thù khi con chiêm ngắm Chúa chịu đóng đinh vì yêu họ.
Nguồn: 5 phút Lời Chúa tháng 10.2017
Xem videoclip
Thánh Kinh bằng tiếng Việt
Thánh Kinh bằng tiếng Anh

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Thánh Lễ Đặt Viên Đá Đầu Viên Xây Dựng Nhà Thờ Kính Đức Mẹ Măng Đen


Bao nhiêu ngày tháng hay nói đúng hơn là năm mong đợi, hôm nay, 21 tháng 10 năm 2017 phải nói là ngày vui, ngày hồng phúc mà Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Măng Đen đã ban cho Giáo Phận Kontum. Hôm nay, cả giáo phận Kontum, hướng về Măng Đen để cùng nhau dâng Thánh Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên TTHH Đức Mẹ Măng Đen.
Từ nhiều ngày qua, công việc chuẩn bị cho Đại Lễ hôm nay được Cha Quản Nhiệm Bartholomeo Nguyễn Đức Thịnh và cộng sự viên lo hết tâm tình, lo hết sức mình cho ngày Lễ hôm nay.
 
a
a
a

8 g 30, Đức Cha Aloisio phát biểu với cộng đoàn, có lời chào mừng quý chính quyền, tôn giáo bạn ...
 
Sau lời Đức Cha là tiết mục múa dân tộc được trình diễn.
 
9 giờ kém, Cha Gioan Baotixita Hồ Quang Huyên cùng hát Kinh Chúa Thánh Thần và đọc kinh Mân Côi với cộng đoàn.
 
Sau lời kinh Mân Côi, cộng đoàn cùng nghe người dẫn Lễ ngỏ đôi lời trước khi vào Thánh Lễ :
 
Kính thưa cộng đoàn, ngày hôm nay, chúng ta họp nhau nơi đây để dâng Thánh Lễ tạ ơn, đồng thời cử hành nghi thức làm phép và đặt viên đá đầu tiên xây dựng Đền Thánh kính Đức Mẹ sầu bi Măng Đen này.
 
Kính thưa cộng đoàn, đã từ lâu chúng ta mong ước có nơi xứng hợp để cử hành việc phụng tự tôn vinh Thiên Chúa tại nơi này.
 
a
a

Đền Thờ này nhắc nhở mỗi người cũng phải trở nên Đền Thờ của Chúa và mỗi khi đến hành hương chúng ta xác tín về niềm tin của chúng ta đã được xây dựng trên nền tảng các tông đồ mà viên đá góc chính là Chúa Giêsu Kitô. Ngõ hầu đức tin của chúng ta ngày càng vững chắc hơn. Từ nơi đây, chúng ta đón nhận ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria và noi gương Mẹ, chúng ta chia sẻ ơn Chúa cho người khác. Cách riêng bằng gương sáng và bằng việc thực thi bác ái, nhất là những anh chị em nghèo khổ bất hạnh. Và cũng từ nơi đây chúng ta trông đợi Chúa lại đến trong vinh quang. Với niềm hy vọng cùng hưởng hồng phúc với Mẹ Maria và các Thánh trong Nước Trời mai sau
 
Kính thưa cộng đoàn, hồng ân nối tiếp hồng ân.Sau một thời gian dài chờ đợi, hôm nay Giáo Phận Kotum chúng ta đón nhận hồng ân ơn dạt dào từ lòng thương xót của Thiên Chúa. Và niềm vui của ngày Lễ đặt viên đá đầu tiên được bao bọc trong bầu khí thánh thiện của Năm Thánh mừng 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.
 
Thật vui mừng khôn tả, hòa chung niềm vui đầy ắp thánh thiện, chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời tri ân Thiên Chúa cảm tạ và nài xin Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Măng Đen chúc lành và cho công việc xây dựng cách tốt đẹp theo thánh ý Chúa, theo sự quan phòng của Thiên Chúa.
 
9 g 15, cộng đoàn đón đoàn đồng tế từ phía cuối Lễ Đài. Ca đoàn đã cất lên bài hát Nhập Lễ quen thuộc : “Từ muôn phương ta về đây ...”
 
a
a
a

Đi đầu đoàn rước là Thánh giá đèn hầu, thiếu nữ dân tộc, cồng chiên, quý Cha và sau cùng là Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung – nguyên giám mục Giáo phận Kontum và Đức Cha Aloisio. Đi cạnh Đức cha Aloisio là Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông và Cha Bartholomeo Nguyễn Đức Thịnh – quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen.
 
Cùng đồng tế với quý Đức Cha, Cha Tổng, Cha Quản Nhiệm là quý Cha trong cũng như ngoài Giáo Phận Kontum.
 
Ngỏ lời vào Thánh Lễ hôm nay, Đức Cha nói :
 
Trọng Kính Đức Cha Phêrô, kính thưa Cha Tổng Đại Diện, quý Cha đồng tế, các cấp chính quyền Kontum, quý đại diện các tôn giáo bạn, quý ân nhân quý khách và toàn thể anh chị em. Hôm nay, tất cả chúng ta vui mừng đến đây dâng Thánh lễ cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho công việc xây dựng khu vực hành hương Đức Mẹ Măng Đen với nghi thức đặt viên đá đầu tiên.
 
Vì là nơi hành hương nên Nhà Thờ này gọi là Đền Thánh Đức Mẹ Sầu Bi Măng Đen. Chúng ta cùng cảm tạ Thiên Chúa đã an bài cho Giáo Phận chúng ta có Măng Đen làm trung tâm hành hương tôn kính Đức Mẹ.
 
a
a

Các anh chị em có lòng tin và yêu mến đức Mẹ dù là lương, là giáo hay bất cứ tôn giáo nào từ các nơi về đây hoặc thường xuyên lui tới nơi đây chắc chắn không phải vì thích đi du lịch. Đó là đi hành hương theo ý nghĩa tôn giáo. Quả thực, nhiều anh chị em làm chứng cho việc chuyển cầu của Đức Mẹ Măng Đen ban cho họ nhiều ơn : ơn phần hồn, ơn phần xác. Chúng ta tiếp tục cầu xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót ban cho những kẻ xin có những ơn trong cuộc sống, nhất là cần thiết cho ơn cứu độ và việc làm phép lát nữa đây sẽ thay cho nghi thức sám hối. Giờ đây chúng ta dâng lời cầu nguyện.
 
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Aloisio chia sẻ với cộng đoàn :
 
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ, hôm nay, là lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Đền Thánh Đức Mẹ sầu Bi Măng Đen.
 
Việc xây nhà đương nhiên có liên quan đến các yếu tố xi măng, gạch, đá ... các bài sách Thánh hôm nay cũng đặc biệt nhắc đến yếu tố đá. Bài đọc 1 nói đến Đức Kitô là tảng đá mà trong Cựu Ước Môse đã làm cho nước vọt ra cho dân Do Thái uống trong sa mạc. Đức Kitô là tảng đá nói lên là sự vững chắc, Đức. Từ tảng đá vọt ra nước điều này muốn nói Đức Kito là nguồn mạch sự sống. Kinh Thánh nói Chúa là núi đá cho ta ẩn mình. Hãy đến với Chúa Giêsu để được che chở, hãy đến với Chúa Giêsu để được sống dồi dào. Vậy chúng ta hãy xây dựng đời mình trên Đức Kitô để để được ơn cứu độ bảo đảm nhất.
 
a
a
a

Trong bài Tin Mừng anh chị em vừa nghe, sau khi Phêrô tuyên xưng đức tin, Chúa Giêsu đã đặt Phêrô làm tảng đá và trao cho Phê rô chìa khóa Nước Trời cho ông. Trên tảng đó Chúa sẽ xây dựng Hội Thánh của Ngài. Hội Thánh của Chúa là dân Thiên Chúa. Hội Thánh của Chúa được xây dựng trên nền tảng các tông đồ, đặc biệt trên tảng đá Phêrô. Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói cho Phêrô sứ mạng đó. Theo tiếng nước ngoài như là tiếng Latin, Anh, Pháp ... Hội Thánh và Nhà Thờ dùng chung 1 chữ. Khi viết hoa hiểu là Hội Thánh, khi viết thường thì chỉ là nhà thờ.
 
Nếu nhà thờ có thể xây nên bằng đá thì các Kitô hữu là những viên đá sống động để xây nên nhà thờ thiêng liêng là Hội Thánh trong đó Chúa Kitô là viên đá góc tường lLàm cho tòa nhà đứng vững. Như vậy, chúng ta thấy có sự liên quan mật thiết giữa Nhà Thờ và Hội Thánh. Nói cách khác, Nhà Thờ là sự hiện diện hữu hình của Đền Thánh Giêrusalem trên Trời.
 
Nhà thờ có tầm quan trọng như thế nào ? Đối với người Kitô hữu, Nhà thờ có tầm quan trọng hết sức lớn lao. Nhà thờ sau khi được thánh hiến hay làm phép được gọi là Nhà của Thiên Chúa vì nơi đó có sự hiện diện của Thiên Chúa khi cộng đoàn tụ họp lại để cầu nguyện, khi công bố Lời Chúa và nhất là khi cử hành Thánh lễ, có Mình Thánh Chúa. Đồng thời, nhà thờ cũng là nhà của dân Chúa khi dân Chúa góp sức xây dựng lên. Vì là nhà của dân Chúa nên có thể nói cả cuộc đời của người Kitô hữu gắn liền với Nhà Thờ qua việc sinh hoạt tôn giáo và qua việc lãnh nhận các bí tích.
 
a

Đối với người tín hữu, khi con chào đời cha mẹ nào cũng muốn đem con đến Nhà Thờ để được lãnh nhận Bí Tích rửa rội. Và khi gia nhập Hội Thánh, người dự tòng được mời đi vào trong Nhà Thờ vì Nhà Thờ tượng trưng cho Hội Thánh. Lớn lên đến tuổi khôn các em đến nhà thờ nhận phép Hòa Giải và bó tích Thánh Thể mà chúng ta hay gọi là xưng tội rước Lễ lần đầu. Sau đó thì cứ sự thường, các em và các tín hữu sinh hoạt tại nhà thờ, các em sẽ nhận bí tích Thêm Sức tại nhà thờ. Đến tuổi thành hôn, các đôi bạn trẻ cũng được lãnh nhận Bí tích hôn phối trong nhà Chúa. Và đến khi nhắm mắt, người tín hữu nào cũng muốn được hiện diện lần cuối cùng trong Ngôi Nhà Thờ Giáo xứ trong Thánh Lễ an táng
 
Như vậy, Nhà thờ là Trái Tim của Giáo xứ, nơi quy tụ giáo dân để sinh hoạt của giáo dân để biểu lộ đức tin qua các lễ nghi tôn giáo. Vì thế người tín hữu dù đi đâu hay ở đâu thì hình ảnh Nhà Thờ giáo xứ vẫn ghi dấu đậm nét.
 
a
a

Nơi Măng Đen này, Ngôi Nhà Thờ mang ý nghĩa khác nữa. Vì là nơi dân chúng thường xuyên lui tới không phải du lịch nhưng để thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Hoặc cầu nguyện hay cảm tạ ơn nào đó đã lãnh nhận. Cho nên Đền Thánh Mẹ Măng Đen này quả là một Trung Tâm hành Hương cho mọi người khắp nơi như các trung tâm hành hương kính Đức Mẹ khác trên cả nước.
 
Nhưng Khi đề cập đến ngôi nhà thờ vật chất, dù dựng nên bằng bất cứ vật liệu gì, chúng ta không được quên ngôi nhà thờ Thiêng Liêng là chính mỗi người chúng ta. Nếu linh hồn chúng ta là Đền Thờ Chúa Ba Ngôi thì theo Thánh Phaolô : thân xác chúng ta cũng là Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Đối với Ngôi nhà thờ vật chất ai cũng muốn kiên cố và đẹp đẽ, người tín hữu chúng ta được mời gọi biết trang trí cho ngôi nhà thờ thiêng liêng bằng các nhân đức thánh thiện và đạo đức
 

Hôm nay, toàn thể Giáo Phận vui mừng vì đặt móng ngôi nhà thờ mới. Giáo Phận có nơi thờ phượng Chúa và kính Mẹ xứng đáng hơn trên vùng đất Măng Đen này. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở việc vui mừng một công trình vật chất dù to lớn đẹp đẽ đến đâu mà đòi hỏi chúng ta nhìn nhận giá trị bản thân mỗi người là Đền Thờ của Thiên Chúa. Chính vì thế mà tất cảchúng ta phải canh tân chính mình, chúng ta là những viên đá, viên gạch tốt để xây nên Ngôi Đền Thờ Thiêng Liêng là Hội Thánh Chúa. Xin Đức Mẹ Măng Đen chuyển cầu cho chúng ta.
 
a
a

Sau bài chia sẻ của Đức cha, Cha Tổng Đại Diện công bố văn thư xây dựng Trung Tâm Hành Hương Măng Đen.
 
Sau khi Cha Tổng công bố, Đức Cha Aloisio làm phép diện tích đất Đền Thánh kính Đức Mẹ, làm phép viên đá.
 
Lời nguyện hiệp Lễ kết thúc, Đức Cha Aloisio ngỏ lời cảm ơn quý Cha, các cấp chính quyền và cộng đoàn dân Chúa. Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng nhau xây dựng và bảo quản công trình.
 
“Lạy Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh ...”đã khép lại Thánh Lễ đặt viên đá xây dựng Đền Thánh Đức Mẹ sầu bi Măng Đen.
 
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Măng Đen ban cho công trình xây dựng được sớm hoàn tất để con cái của Mẹ có nơi thờ phượng Chúa và kính mến Mẹ một cách tốt nhất. Xin Chúa trả công bội hậu cho những ai đã góp công, góp của, góp lời cầu nguyện cho Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen này. 

 
a
a
a
a
a
a
a
a
a

Hình ảnh : Mai Tự Cường
Tác giả bài viết: Người Giồng Trôm 

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật XXIX Thường niên năm A

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật XXIX Thường niên năm A

Ngày 22 tháng 10 năm 2017 
Khánh Nhật Truyền Giáo
Phúc Âm Mt 22,15-21

“Những người Pha-ri-sêu... sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê đến nói với Đức Giê-su rằng: “Xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không?”
MUỐN TRUYỀN GIÁO PHẢI RA ĐI
Suy niệm:

“Có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không?” là câu hỏi được đặt ra để bẫy Đức Giê-su. Không chỉ nhóm Pha-ri-sêu, phe Hê-rô-đê mà cả phái Xa-đốc cũng giăng bẫy để hại Ngài, như trường hợp họ chất vấn Ngài về người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (Ga 8,1-11), hay câu hỏi “Có được phép rẫy vợ vì bất cứ lý do gì không?” (Mt 19,3)... Mặc dù những “đối thủ” luôn tìm cách gây hại, nhưng Đức Giê-su vẫn tỏ ra kiên nhẫn, và không e ngại tiếp xúc với họ, thậm chí còn tìm đến để đồng bàn (Lc 7,36-50; Lc 11,37-41...). Đúng như những gì họ nhận định về Ngài: “Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta” (c. 16).
Mời Bạn:
Chúa Giê-su chẳng ngại đi bất cứ nơi đâu, kể cả những nơi  - theo tâm lý bình thường - người ta muốn né tránh như nhà người tội lỗi, gặp gỡ những kẻ chống đối hoặc tiếp xúc với những người mang bệnh truyền nhiễm... Ý thức vai trò người môn đệ Chúa Ki-tô, Đức giáo hoàng Phan-xi-cô, trong Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo, đã khuyến cáo chúng ta: “đi ra khỏi vùng an toàn của mình để đến tất cả các vùng ngoại vi đang cần ánh sáng Tin Mừng" (EG, 20).
Sống Lời Chúa:
Mạnh dạn theo tiếng gọi của Chúa Thánh Thần để đến những nơi Ngài muốn ta xuất hiện.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, nầy con đây, xin hãy sai con. Amen.
Nguồn: 5 phút Lời Chúa tháng 10.2017
Xem video clip
Thánh Kinh bằng tiếng Việt
Thánh Kinh bằng tiếng Anh