Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG KONTUM

Sông Dakbla,dòng sông quê hương Kontum, chảy ngược về hướng tây. Thời Pháp thuộc đã cho xây dựng một cây cầu bắt ngang qua sông.Cầu làm bằng ván, thấp ngang mực nước. Mùa mưa nước ngập cầu, xe cộ qua cầu phải có người đi trước dò đường, gây không ít vụ lật xe.


Về mùa mưa, nước sông dâng cao, nước chảy xiết.Dòng sông Dak Bla thuộc miền cao nguyên, uốn lượn nhiều đoạn, như đoạn chảy qua TP. Kon Tum. Nhiều năm về trước, nước sông chảy nhanh gây lở bờ bên này, bồi bên kia.











 Gần đây, nhà nước quan tâm cho xây dựng bờ kè 2 bên bờ sông đoạn chảy qua TP trải dài đến đoạn sông tại làng Kon Rơ Bang (trên đường đi Phương Quý). Nhờ có đập thủy điện Yaly chắn nước, nước sông Dak Bla chảy chậm lại và dâng cao hơn.
Bờ kè về đêm
Ngày xưa chỉ có một cây cầu
Ngày nay vì lợi ích giao thông, Tỉnh đã xây dựng thêm một cây cầu bê tông nữa.

Ngoài hai cây cầu chính, còn có thêm một cầu treo ở làng Kon Klor nối sáng xã Đăk Rwa.




Chiều về trên dòng Đăk Bla







Ảnh tư liệu : Kon Tum Quê Hương Tôi.
              Kon Tum Xưa Và Nay
                     cùng một số tư liệu khác.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

THÁNH SILVESTRÊ I. (St. Sylvester I) NGÀY 31/12

THÁNH SILVESTRÊ I.
(St. Sylvester I)
NGÀY 31/12


Các thánh là những người đã sống cuộc đời của Chúa Giêsu. Các Ngài mỗi lúc mỗi gọt dũa, mỗi đục đẽo, mỗi khắc chạm để càng ngày càng giống Chúa Giêsu.

THÁNH SILVESTRÊ

Thiên Chúa chọn lựa một con người theo cái nhìn, theo con mắt, theo sự phán đoán của Người. Không ai có quyền bắt Chúa phải chọn người này hay người kia. Thiên Chúa tuyển lựa con người vì Ngài yêu mến con người, Ngài hoàn toàn tự do để chọn lựa, để tuyển chọn một con người. Thánh Silvestrê, sinh tại Roma vào năm 270. Khi vua Constantinô trở lại, Giáo Hội được an bình và tự do hoạt động, tự do loan báo Tin Mừng. Vào năm 314, quyền hành đạo, phát triển đạo được vua Constantinô chấp thuận. Thế là một giai đoạn đen tối, cấm cách, bắt bớ đạo đã chấm dứt. Giáo hội thoát khỏi cảnh lầm than, u tối của sự bách hại. Hai thế kỷ bắt đạo, giết người có đạo đã được đóng lại trên toàn nước La Mã. Năm 314, cha Silvestrê đã được bầu vào ngôi vị Giáo Hoàng với tên là Silvestrê I. Thánh nhân có cái nhìn rộng, óc cầu tiến, Ngài đã thay đổi nhiều chuyện trong Giáo Hội, tổ chức Hội thánh cho có nề nếp, qui củ. Thánh nhân sửa đổi giáo luật, luật lệ, chú ý đặc biệt tới phụng vụ và các tổ chức nghi lễ. Thánh nhân khuyến khích, động viên hàng giáo sĩ và giáo dân xây dựng nhiều thánh đường, trong số đó phải kể đến thánh đường thánh Phêrô tại Roma và thánh đường Chúa Cứu Thế tại Latran.

MỘT CUỘC ÐỜI THÁNH THIỆN VÀ THÀNH CÔNG

Thánh nhân đã điều khiển Giáo Hội suốt 22 năm ròng. Ngài đã sống một đời sống thánh thiện, luôn nhắm tới việc bảo vệ Giáo hội, củng cố lòng tin của anh em. Thánh Silvestrê I đã thành công lớn khi Ngài chống lại bè rối Ariô và bảo vệ thiên tính của Chúa Giêsu trong công đồng chung đầu tiên cho toàn thể Giáo Hội ở Nicée. Thánh Silvestrê I đã qua đời vào ngày 31/12/335. Chúa thưởng công cho Ngài và nâng Ngài lên bậc hiển thánh để toàn Giáo Hội mừng kính Ngài.
Lạy Chúa, xin nhận lời thánh Silvestrê I Giáo Hoàng khẩn nguyện mà ban ơn trợ giúp dân Chúa, và đưa từ cuộc sống chóng qua đời này đến cuộc sống bất tận đời sau( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Silvestrê I, Giáo Hoàng ).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

THÁNH TÔMA BECKÉT. (St. Thomas Backet NGÀY 29/12

THÁNH TÔMA BECKÉT.
(St. Thomas Backet
NGÀY 29/12


Nét đặc biệt trong đời sống của thánh Tôma Beckét là dám hy sinh cả mạng sống của mình vì Ðấng mà Người yêu mến, tin tưởng, cậy trông đúng như lời Thầy chí thánh Giêsu đã nói, đã thực hiện:" Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu"( Ga 15, 13 ).

THÁNH TÔMA BECKÉT

Thánh Tôma Beckét sinh ra trong một gia đình thế giá tại nước Anh vào năm 1118.Ngay từ thiếu thời, thánh nhân đã có óc thông minh đặc biệt. Ngài học đâu hiểu đó và có nhiều năng khiếu trong nhiều lãnh vực xã hội. Người ta có thể nói rằng thánh nhân học rộng, tài cao, kinh bang tế thế và có tài lãnh đạo. Chính vì tài đức, hiểu rộng và có óc phán đoán, phân định giỏi giang, biện phân rõ ràng nhiều vấn đề, vua Henri II nước Anh đã chọn Ngài làm tể tướng và còn ép nài Ngài làm Tổng Giám mục Cantorbéry. Thánh nhân đã khôn khéo từ chối . Tuy nhiên, vào năm 1162, vâng lệnh Tòa Thánh, Ngài nhận làm Tổng Giám mục Cantorbéry. Sự từ chối của thánh Tôma Beckét lúc trước quả ứng nghiệm vì khi nhận chức Tổng Giám mục Cantorbéry với tính cương nghị, thẳng thắn, dám nói lên sự thật, Ngài đã đòi nhà vua trả lại những quyền lợi chính đáng cho Giáo Hội và trả lại sự độc lập cho Hội Thánh. Ðứng trước sự cương quyết và sự cứng rắn, không nhường bước của Ngài, vua Henri II căm tức tìm đủ cách, đủ cơ hội và dịp để ám hại thánh nhân. Nên, khi Ngài đang dâng lễ vào ngày 29/12/ 1170, bốn tên đao phủ thuộc hạ của vua Henri II đã xông tới, hạ sát Ngài chết ngay dưới chân bàn thờ.

TRIỀU THIÊN NƯỚC TRỜI DÀNH CHO THÁNH TÔMA BECKÉT

Lời của thánh Tôma Beckét trả lời với vua Henri II:" Nếu Thiên Chúa muốn hạ thần làm Tổng Giám Mục Cantorbéry, hạ thần sẽ mất hết ơn nghĩa với Hoàng Thượng dành cho hạ thần trước đây, sẽ biến thành sự thù ghét ".Lời nói đó quả đã thành hiện thực khi thánh Tôma Beckét trở thành Tổng Giám mục Cantorbéry. Cái chết dành cho người mục tử tốt lành đã được vua Henri II tính toán theo lẽ tinh ranh của loài người. Thánh nhân đã có lần nói:" Tôi sẽ hạnh phúc biết bao nếu nhờ cái chết của tôi mà Giáo Hội được tự do và an bình". Chúa đã thưởng công Ngài và ban tặng mũ triều thiên nước trời cho Ngài.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh Giám mục Tôma một tâm hồn quảng đại dám hy sinh tính mạng vì công lý. Xin nhận lời thánh nhân chuyển cầu mà cho chúng con biết liều mất mạng sống ở đời này vì Ðức Kitô, để tìm lại được ở trên trời( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Tôma Beckét ).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

CÁC THÁNH ANH HÀI, tử đạo Ngày 28/12

CÁC THÁNH ANH HÀI, tử đạo
Ngày 28/12

Mt 2, 13-18


Ngay ca nhập lễ của ngày lễ kính các Thánh Anh Hài, tử đạo đã có những lời:" Các hài nhi vô tội, xưa bị giết vì Ðức Kitô. Nay được theo Người là Chiên con tinh tuyền. Miệng chẳng ngớt tung hô:" Lạy Chúa, vinh danh Chúa ".

CÁC THÁNH ANH HÀI

Hêrôđê là một ông vua độc ác, vô tài, bất tướng. Nhưng, Hêrôđê lúc nào cũng tham quyền cố vị. Ông luôn luôn sợ bị lật đổ, sợ mất quyền, mất chức. Chính vì thế, khi nghe bất cứ một tin nào mà ông cho rằng sẽ nguy hại cho ngai vàng của Ông. Hêrôđê đều kiếm cách để phá đổ, để tiêu diệt hầu có thể bảo vệ ngai vua của mình. Ðiều này, quả thực rất phù hợp với biến cố các Thánh Anh Hài bị tàn sát. Biến cố ấy xẩy ra thế này:" Khi Ðức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Ðông đến Giêrusalem, và hỏi:" Ðức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Ðông, nên chúng tôi đến bái lạy Người ". Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao "( Mt 2,1-3 ). Tin Mừng thánh Matthêu chương 2 trong các đoạn kế tiếp thuật lại rằng vua Hêrôđê ác độc tìm cách biết nơi rõ ràng để thủ tiêu Giêsu. Nhưng, được mộng báo các nhà chiêm tinh sau khi đã gặp Hài Ðồng Giêsu tại Bêlem thì họ đã không trở lại gặp Hêrôđê nữa, mà đã đi lối khác mà về lại xứ của họ ( Mt 2, 7-12 ). Tin Mừng thánh Matthêu chương hai viết tiếp:" Thánh Giuse được sứ thần Chúa hiện ra báo tin, nên Ông đang đêm đã đưa Mẹ Maria� và Chúa Giêsu trốn qua Ai Cập cho đến khi Hêrôđê băng hà"( Mt 2,13-15 ). Hêrôđê thấy mình bị đánh lừa, nên đùng đùng nổi giận, sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi cận kẽ các nhà chiêm tinh( Mt 2, 16-17).

CÁC THÁNH ANH HÀI TỬ ÐẠO ỨNG NGHIỆM LỜI NGÔN SỨ GIÊRÊMIA

�Ở Ra-ma, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ:tiếng bà Rakhen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa. Các thánh Anh Hài dù còn thơ bé, nhưng Chúa đã cho các Ngài góp tay vào công việc cứu thế của Ngài. Máu của các Ngài đổ ra để minh chứng cho Chúa Giêsu hoàn toàn vô tội.
Lạy Chúa, các thánh Anh Hài chưa biết dùng lời nói để tuyên xưng đức tin, nhưng đã được Chúa ban tặng vinh quang nhờ Con Chúa giáng sinh làm người. Trong ngày Hội Thánh tưởng niệm các vị tử đạo đầu tiên của kitô giáo, xin cho tiệc thánh chúng con vừa chia sẻ đem lại cho chúng con ơn thánh dồi dào để chúng con can đảm làm chứng về Chúa cho anh em ( Lời nguyện hiệp lễ, lễ các thánh Anh Hài).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

THÁNH GIOAN TÔNG ÐỒ, tác giả sách Tin Mừng (St. John) Ngày 27/12

THÁNH GIOAN TÔNG ÐỒ, tác giả sách Tin Mừng
(St. John)
Ngày 27/12

Ga 20, 2-8


Một trong những vị tông đồ đã nói về tình yêu nhiều nhất là Gioan, thánh sử. Vị tông đồ trẻ,� được Chúa Giêsu yêu thương đặc biệt vì đời sống trinh nguyên, thánh thiện đã để lại cuốn Phúc Âm� thứ tư thuật lại tất cả đời sống của Chúa Giêsu. Thánh nhân đã được Giáo Hội mở đầu ca nhập lễ bằng những lời này:" Thánh Gioan ngả đầu vào ngực Chúa trong bữa tiệc ly. Hạnh phúc thay vị Tông Ðồ, đã được tỏ cho biết các mầu nhiệm trên trời, và đã phổ biến lời hằng sống trên khắp thế gian ( Hc 15, 5 ).

THÁNH GIOAN TÔNG ÐỒ

Thánh Gioan quê ở Bethsaiđa, xứ Galilêa. Thánh Gioan như nhiều Tông đồ khác, trước khi được Chúa mời gọi, đã làm nhiều nghề khác nhau trong xã hội Do Thái lúc đó. Có vị làm nghề lao động chân tay, làm vườn, có vị làm nghề thu thuế và hầu hết các Tông đồ trước kia làm nghề chài lưới. Thánh Gioan đã cùng cha của mình là Giêbêđê và anh là Giacôbê làm nghề chài lưới. Tin Mừng có đoạn đã thuật lại việc hai ông Giacôbê và Gioan có lẽ đã xúi mẹ mình tới xin xỏ với Chúa Giêsu: một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Chúa Giêsu trong nước của Chúa ( Mt 20, 21 ). Gioan là một trong số mười hai Tông đồ được Chúa Giêsu yêu thương nhất vì rằng Gioan và Phêrô đã được chứng kiến phép lạ Chúa làm cho con gái ông Zairô sống lại. Thánh Gioan, Giacôbê và Phêrô đã từng được hưởng giờ phút ngây ngất trên núi Tabôrê khi Chúa biến hình( Mt 16, 1-8; Mc 9,2-8; Lc 9, 28-36 ) và các Ngài cũng được thông chia, hiệp thông giây phút đau khổ nhất của Chúa Giêsu trong vườn cây dầu ( Mt 26, 36- 42 ). Thánh Gioan cũng được hạnh phúc tựa đầu vào ngực Chúa trong bữa tiệc ly và dưới chân Thập Giá, thánh Gioan đã được hạnh phúc lớn lao, Chúa Giêsu trối Ðức Mẹ cho Người và ngược lại:" Ðây là Mẹ của con "( Ga 20, 27 ).Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. Thánh Gioan còn được hân hạnh thông báo cho thánh Phêrô biết Chúa đã phục sinh trong buổi sáng Chúa Giêsu sống lại ( Ga 20, 1-10 ).

THÁNH GIOAN CON NGƯỜI QUÁ ÐẶC BIỆT

Suốt cuộc đời của thánh Gioan từ khi Chúa kêu gọi ông, cho tới khi Ông nhắm mắt lìa đời, lúc nào thánh Gioan cũng được ở gần bên Chúa và lúc nào Ông cũng được chứng kiến những việc Chúa làm. Vì được Chúa yêu như thánh Gioan tự giới thiệu:" người môn đệ mà Chúa Giêsu yêu mến"( Ga 13, 23; 19, 26; 20, 2.). Thánh Gioan đã làm chứng rằng Ngài sống bên Chúa, cùng ăn, cùng phục vụ với Chúa(Ga 21, 13 ). Thánh Gioan là một trong vài người đã thấy ngôi mộ trống và là một nhân chứng cho biến cố phục sinh. Ðời sống của thánh Gioan quả thật đặc biệt, thánh Augustinô đã nói:" Từ trong lồng ngực Chúa, Gioan đã tìm thấy nguồn suối ban cho chúng ta thứ nước không còn khát và sự hiểu biết". Origênê kết luận:" Chỉ có con người được dựa vào ngực Chúa và được Chúa trao cho Mẹ Maria mới có thể hiểu" mọi bí nhiệm của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, Chúa đã dùng thánh Gioan Tông đồ để mạc khải mầu nhiệm Ngôi Lời cho chúng con. Xin Chúa thương mở lòng soi trí để chúng con thấu hiểu những chân lý cao siêu thánh nhân đã truyền lại( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Gioan Tông đồ ).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

THÁNH STÊPHANÔ, tử đạo tiên khởi (St. Stephen) Ngày 26/12

THÁNH STÊPHANÔ, tử đạo tiên khởi
(St. Stephen)
Ngày 26/12

Mt 10, 17-22


Ca nhập lễ thánh Stêphanô đã viết rằng:" Cửa trời đã mở ra đón thánh tê-pha-nô vào. Người là vị tử đạo tiên khởi, đã lãnh triều thiên chiến thắng trên trời ". Và ca hiệp lễ mượn sách công vụ thuật lại:" Họ ném đá Ông Tê-pha-nô, đang lúc Ông cầu xin :" Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con "( Cv 7, 59 ).

THÁNH TÊ-PHA-NÔ VỊ TỬ ÐẠO TIÊN KHỞI

Sách Công Vụ Tông Ðồ kể rằng:".Thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần khí và khôn ngoan.Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa. Ðề nghị trên được mọi người tán thành. Họ chọn Ông Tê-pha-nô, một người đầy lòng tin và đầy Thánh thần, cùng với các Ông phi-líp-phê, pơ-rô-khơ-rô, Ni-ca-no, ti-môn, Pác-mê-na và ông Ni-cô-la, một người ngoại quê An-ti-ô-khi-a đã theo đạo Do Thái. Họ đưa các Ông ra trước mặt các Tông Ðồ. Sau khi cầu nguyện, các Tông Ðồ đặt tay trên các Ông(Cv 6, 3- 6 ). Ðó là việc chọn lựa bảy phó tế tiên khởi giúp việc các Tông Ðồ, trong đó có Tê-pha-nô.Thánh Tê-pha-nô là một người đầy Thánh Thầnn và khôn ngoan, đã không ngừng rao giang về Ðức Giêsu phục sinh. Thiên Chúa qua việc đặt tay của các Tông Ðồ đã tuyển chọn Tê-pha-nô làm phó tế, sách Công Vụ Tông Ðồ viết tiếp:" Ông Tê-pha-nô được đầy ân sủng và quyền năng, đã làm những điềm thiêng dấu lạ lớn lao trong dân"( Cv 6, 8 ). Vì ghen ghét Tê-pha-nô, không tranh luận được với Ông, nên nhiều phe nhóm đã xúi dân vu khống Tê-pha-nô khiến cho Ông bị bắt. Tuy nhiên, Tê-pha-nô là người của Chúa, nên toàn thể cử tọa trong Thượng Hội Ðồng đều nhìn thẳng vào Ông Tê-pha-nô, và họ thấy mặt Ông giống như mặt thiên sứ( Cv 6, 15 ). Ðược đầy Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn trời, thấy vinh quang Thiên chúa, và thấy Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên chúa. Ông nói:" Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa."( Cv 7, 55-56 ). Họ lôi Ông ra ngoài thành mà ném đá.

THÁNH TÊ-PHA-NÔ THA THỨ CHO NHỮNG KẺ GIẾT CHẾT MÌNH

Cảm nghiệm sâu xa Lời Chúa:".đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn", thánh Tê-pha-nô đã chấp nhận sự vu khống của những kẻ ghen tỵ, thù hằn Ngài, Ngài đã làm một cử chỉ rất đẹp, rất thánh thiện:" Họ ném đá Ông Tê-pha-nô, đang lúc Ông cầu xin rằng: " Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con "( Cv 7, 59 ). Rồi Ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng:" Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này". Nói thế rồi, Ông an nghỉ ( Cv 7, 60 ).
Lạy Chúa, thánh Tê-pha-nô, vị tử đạo đầu tiên đã biết cầu nguyện cho những kẻ bách hại mình như Chúa Kitô dạy. Hôm nay, mừng thánh nhân được rước về trời, chúng con nài xin Chúa ban ơn để chúng con hằng noi gương thánh nhân để lại mà yêu thương ngay cả địch thù ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Tê-pha-nô ).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

THÁNH GIOAN KENTY,linh mục (St. John of Kanty) Ngày 23/12

THÁNH GIOAN KENTY,linh mục
(St. John of Kanty)
Ngày 23/12

Lc 1, 57-66


Mỗi vị thánh đều nổi bật về một nhân đức nào đó, chẳng hạn có thánh làm gương về sự trong sạch, có vị thánh về sự khó nghèo hay vâng phục. Tựu trung các vị thánh tuy có nổi bật về một vài nhân đức nào đó, họ vẫn có chung một mẫu số là sống càng giống Chúa Giêsu Kitô bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

THÁNH GIOAN KENTY

Thánh nhân sinh vào năm 1390 tại miền Krakow nước Ba Lan ở Kenty. Thánh nhân có óc thông minh, khôn khéo, học hành giỏi giang, trổi vượt các bạn bè. Ngài sống suốt cuộc đời tại miền Krakow, sau khi mãn trường ở đây, Ngài trở thành giáo sư văn chương, khoa trưởng triết học năm 1432 và� Ngài cũng là giáo sư thần học vào năm 1443. Ngài được bổ nhiệm làm cha sở Olkusz, một họ đạo nhỏ bé ở gần Krakow. Với chức vụ nào, Ngài cũng tỏ ra là một người nổi tiếng, xuất sắc không chỉ vì kiến thức sâu rộng, mà còn bởi đức bác ái, lòng thương xót, cảm thông đối với mọi người, đặc biệt là những con người nghèo khó, bơ vơ, vất vưởng. Ngài có tấm lòng hoán cải rất đặc biệt. Thiên Chúa luôn có con đường của Ngài. Thánh nhân luôn sẵn sàng bảo vệ đức tin, luôn gắn chặt lấy Ðức Kitô cho dù chiến tranh lúc đó lan tràn và thảm khốc trên khắp nước Ba Lan. Thánh nhân có tâm hồn thống hối và ý thức việc hành hương Giêrusalem như một phương thế để đền tội, đồng thời cầu nguyện cho các linh hồn. Thánh nhân đã hành hương đất thánh Giêrusalem, viếng mộ Chúa Giêsu nhiều lần và đi Roma viếng mộ hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ bốn lần.

THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG NGÀI

Với tuổi đời 83, thánh nhân già yếu. Thiên Chúa đã kêu mời Ngài về với Chúa vào áp ngày lễ Noen năm 1473. Thánh nhân đã làm hết sức mình, đã sống đời sống kết hợp mật thiết Thiên Chúa và hoàn thành một cách xuất sắc nhất mọi công việc bề trên trao phó cho Ngài. Ðó là nét rất đặc biệt nơi cuộc sống Ngài. Chúa đã thưởng công Ngài và Giáo Hội đã nâng Ngài lên bậc hiển thánh.
Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin giúp chúng con ngày càng tiến bước trên con đường tìm hiểu Chúa theo gương thánh Gioan linh mục. Xin cho chúng con cũng biết cư xử bác ái với mọi người hầu đáng được Chúa nhân từ tha thứ ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Gioan Kenty ).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

THÁNH PHÊRÔ CANISIÔ, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh (St. Peter Canisius) Ngày 21/12

THÁNH PHÊRÔ CANISIÔ, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh
(St. Peter Canisius)
Ngày 21/12

Lc 1, 39-45


Một con người đã có nhiều cống hiến cho Giáo Hội qua cung cách, thái độ và đóng góp của mình để Hội Thánh luôn được tô điểm bằng những dáng vẻ cao quí của mình và để Giáo Hội luôn hãnh diện vì những tư tưởng thánh của mình qua lời nói, sách vở để lại : Con người đó không ai khác là thánh Phêrô Canisiô.

THÁNH PHÊRÔ CANISIÔ

Tại đất nước Hòa Lan vào năm 1521, có một người tên là Phêrô Canisiô được sinh ra ở Nimègue, miền Geldria. Thánh nhân tuy mang quốc tịch Hòa Lan ,nhưng lại sống hầu như trọn cuộc đời ở nước Ðức. Thánh nhân có óc thông minh, tài phán đoán, nhờ học hành giỏi giang, thánh nhân mau nổi tiếng là người uyên bác. Năm 1543, thánh Phêrô Canisiô xin vào dòng Tên tại Cologne và mau chóng trở nên uyên bác trong nhiều lãnh vực. Thánh nhân rất nổi tiếng về đàng học vấn và được nhiều người kính phục, nể vì . Thánh Phêrô Canisiô đã nắm giữ rất nhiều trọng trách quan trọng như làm giáo sư, thuyết giảng, dạy giáo lý, sứ gỉa của Ðức Giáo hoàng, Bề trên nhà dòng, Giám tỉnh tại Ðức và Áo. Ngài đã thiết lập nhiều chủng viện và học viện. Thánh nhân có tài viết văn, Ngài đã viết rất nhiều, các bài của Ngài được phổ biến khắp nơi trong số đó cuốn " Tổng luận về Giáo lý Công giáo" viết năm 1555 và cuốn " Giáo lý " viết năm 1556 được hoan nghênh khắp nơi và rất nổi tiếng. Thánh nhân dù thuyết giảng, viết hay trò chuyện, tiếp xúc, hoặc qua những hoạt động chỉ nhắm một mục đích duy nhất là " Phục vụ Giáo Hội, làm vinh danh Chúa và chống lại học thuyết của Luthêrô lúc đó đang hoành hành, phát triển mạnh tại nước Ðức. Thánh Phêrô có công rất lớn vào thế kỷ XVI tại Ðức vì Ngài đã dùng tư tưởng đạo đức, chân chính theo Giáo lý của các tông đồ làm cho một số đông tại nước Ðức còn trung thành với Hội Thánh Chúa Kitô. Thánh nhân đã sống những năm tháng còn lại cuộc đời tại thế ở nước Thụy Sĩ miền Fribourg.

THÁNH NHÂN ÐƯỢC GIÁO HỘI VINH THĂNG

Với những công lao to lớn đóng góp cho Giáo Hội với chỉ một mục đích duy nhất là làm vinh danh Chúa Kitô. Thánh nhân đã cống hiến biết bao sinh lực, công sức, tài năng qua các bài giảng thuyết, các sách vở đạo đức mang tính thần học sâu xa và chính thống. Thánh nhân đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 21/12/1597. Ngài thọ được 76 tuổi. Giáo Hội đã tưởng thưởng công lao của Ngài� vì những nhân đức và tư tưởng sâu sắc của Ngài về Thiên Chúa Ba Ngôi, về Tin Mừng cứu độ là Chúa Giêsu Kitô, Ðấng Thiên Sai. Năm 1925 vì những công lao to lớn và tư tưởng sâu sắc, chân chính của Ngài, Ðức Giáo hoàng Piô XI đã phong Ngài lên bậc hiển thánh và ban cho Ngài tước hiệu tiến sĩ Hội Thánh.

Lạy Chúa để bảo vệ đức tin của Hội Thánh công giáo.Chúa đã cho xuất hiện một linh mục đầy lòng dũng cảm và trí thông minh là thánh Phêrô Canisiô. Vì lời thánh nhân chuyển cầu, xin cho những ai đang tìm kiếm chân lý được phúc nhận biết Chúa là Thiên Chúa, và xin cho cộng đoàn tín hữu chúng con được trung thành giữ vững đức tin( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Phêrô Canisiô ).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh ( St. John of The Cross) Ngày 14/12

THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh
( St. John of The Cross)
Ngày 14/12

Mt 11,16-19


Mỗi thánh đều đã sống cuộc đời họa lại hình ảnh Ðức Kitô, càng giống Chúa bao nhiêu, thánh nhân đó càng làm nổi bật chân tính của Thầy Chí Thánh Giêsu. Thánh Gioan Thánh Giá đã sống trọn lành đến nỗi các nhân đức của Người đã trở nên anh hùng.

MỘT VỊ THÁNH CẢI TỔ DÒNG CARMÊLÔ

Thánh nhân sinh tại nước Tây Ban Nha miền Fontibéros vào năm 1542 trong một gia đình nghèo. Chính vì thế, Ngài đã trải qua tuổi niên thiếu lao đao, vất vả vì thánh nhân phải làm lụng, lao động cực nhọc. Năm 1563, thánh nhân tận hiến cho Chúa trong dòng kín Carmêlô. Thiên Chúa đã dùng Ngài vào công việc mở mang, cải tổ dòng carmêlô. Vì thế trước ngày lãnh sứ vụ linh mục vào năm 1567, Chúa đã xếp đặt cho Ngài gặp gỡ thánh Têrêsa cả, một cuộc gặp gỡ thánh, cuộc gặp gỡ kỳ diệu, quyết định cả hướng đi cho cuộc đời mục vụ của Ngài sau này. Thánh Gioan Thánh Giá đã cộng tác với thánh Têrêsa cả trong công cuộc cải cách dòng Carmêlô, đưa dòng về tuân giữ những qui chế đầu tiên của vị sáng lập dòng Carmêlô. Ngài đã cùng thánh nữ Têrêsa đưa dòng Carmêlô tới chỗ hoàn thiện mỗi ngày một hơn cho tới khi thánh nữ Têrêsa cả qua đời vào năm 1582. Thánh Gioan Thánh Giá đã cùng hai người bạn cùng lý tưởng tìm đến và sống trong túp lều tồi tàn, không ra gì tại Duruelo nước Tây Ban Nha. Mọi người trong nhà dòng đều chống đối cuộc cải cách của các Ngài. Thánh nhân bị giam tại một căn phòng tại Tolède vào năm 1577, chỉ chín tháng sau đó, thánh nhân đã trốn thoát khỏi nơi Ngài bị giam cầm. Thời gian này với ơn Chúa, với sự tác động của Chúa Thánh Thần, thánh nhân đã sáng tác nhiều bài thơ thần bí rất có giá trị. Tuy nhiên, Chúa luôn có con đường của Ngài, ý của Ngài khác với sự suy nghĩ của con người.Cuộc cải cách của thánh nhân và các bạn được chấp thuận, thánh Gioan thánh giá được trao cho nhiều chức vụ quan trọng trong dòng. Cuộc đời của Ngài tràn lửa tình yêu, soi chiếu cho dòng Carmêlô. Ngài đã sống tình yêu và khích lệ mọi tu sĩ trong dòng hãy sống tình yêu như Chúa đã sống. Ngài hưởng thọ 49 tuổi sau một cơn bệnh trầm trọng đã kéo Ngài về với Chúa vào năm 1591. Năm 1926, Ðức Thánh Cha Piô XI đã nâng Ngài lên với danh hiệu"tiến sĩ Hội Thánh" do các tư tưởng sâu sắc và nền linh đạo quí giá Ngài để lại cho dòng Carmêlô và Giáo Hội.

LỜI CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh Gioan linh mục lòng nhiệt thành yêu mến thánh giá và hoàn toàn từ bỏ chính mình. Xin cho chúng con hằng biết noi gương sáng của người để mai sau được chiêm ngưỡng Thánh Nhan vinh hiển( Lời nguyện nhập lễ thánh Gioan thánh giá, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh ).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

THÁNH LU-XI-A,trinh nữ, tử đạo ( St. Lucy) Ngày 13/12

THÁNH LU-XI-A,trinh nữ, tử đạo
( St. Lucy)
Ngày 13/12

Mt 11,11-15


Một vị thánh đã được Chúa làm phép lạ để tỏ rõ uy quyền của Chúa và để chỉ cho mọi người thấy vị thánh này đã được Chúa tuyển chọn ngay trong những trạng huống khó khăn nhất . Vị thánh này tên là Lucia.

LUCIA, NGƯỜI LÀ AI ?
Thánh nữ Lucia mồ côi cha ngay từ lúc còn nhỏ tuổi. Người sinh ra tại Syracusas nước ý. Ngay từ nhỏ, thánh nữ Lucia đã quyết dành riêng cho Chúa, hiến toàn thân mình cho Giavê Thiên Chúa làm như của lễ toàn thiêu dâng lên Ngài. Tuy nhiên, con đường của thánh nữ có chỗ quẹo, chỗ ngoằn ngoèo. Mẹ thánh nữ đã quyết tâm ép buộc Người lập gia đình. Thiên Chúa có chương trình của Ngài. Nhờ lời cầu nguyện của Lucia, Chúa đã nhậm lời thánh nữ cho mẹ Người khỏi lập tức cơn bệnh loạn huyết hiểm nghèo, bà đã mắc phải từ lâu. Ðược Chúa yêu thương, làm phép lạ và tỏ ra cho thánh nữ biết, Ngài tuyển chọn thánh nữ. Nên sau biến cố Chúa tỏ mình, chữa lành, thánh nữ đã từ khước cuộc hôn nhân này, bán tất cả gia tài Người có để làm của hồi môn, rồi phân phát cho kẻ nghèo khó như lời Chúa truyền cho chàng thanh niên giầu có. Vì bị từ chối kết hôn, chàng trai đáng lẽ là chồng của Lucia đã đang tâm tố cáo với Hoàng đế Lucia có đạo, thánh nữ đã bị bắt và giải tới trước mặt quan Paschase. Quan Paschase đã dùng hết lời lẽ dụ dỗ thánh nữ và dùng đủ mọi cực hình để bắt thánh nữ dâng hương tế thần nhưng quan hoàn toàn thất vọng vì sự quả cảm và lòng tin sắt đá của thánh nữ đối với Chúa. Quan cho dẫn thánh nữ tới� nơi tội lỗi nhất hầu hủy hoại sự trinh tiết của thánh nữ.Nhưng Chúa đã gìn giữ Người, cho thân xác Người trở nên nặng nề như núi đá khiến không ai có thể kéo nổi. Chúa lại một lần nữa gìn giữ thân xác trinh nữ vì rằng khi quan Paschase quá nóng giận đã cho quân lính tẩm dầu vào thân xác trinh nữ hầu hủy hoại thân xác của người, Chúa đã gìn giữ thân xác Người vẹn toàn giữa lửa hồng rực rỡ. Chúa đã dọn chỗ cho trinh nữ Lucia và cho Người được phúc tử đạo vào năm 304 dưới thời bắt đạo của Ðiôclêtianô. Thánh nữ đã tiên báo Giáo Hội sẽ được hưởng bình an, thơ thới. Xác thánh nữ được chôn cất ngay trên quê hương của Người.

LỜI CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, hôm nay chúng con mừng kỷ niệm ngày thánh nữ Lucia đồng trinh, tử đạo, vinh hiển bước vào trời. Xin Chúa nhận lời người cầu thay nguyện giúp mà khơi lửa yêu mến trong lòng chúng con để mai sau chúng con được chiêm ngưỡng Chúa vô cùng vinh hiển( Lời nguyện ca nhập lễ, lễ thánh Lucia, trinh nữ, tử đạo).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

TINH THẦN THÁNH SIMON PHAN ĐẮC HÒA và PHILIPPHÊ PHAN VĂM MINH

TINH THẦN THÁNH SIMON PHAN ĐẮC HÒA
PHILIPPHÊ  PHAN VĂM MINH


Simon Phan Đắc Hòa sinh tại Huế, tên cũ là Phan đắc Thu. Cha là Phan đắc Thục làm Lại Bộ Thượng Thư trong triều vua; Mẹ là Đóa, vợ lẽ của quan thượng thư. Sau khi cha chết, gia đình trở nên nghèo túng, nên mẹ Ngài phải dẫn hai chị em về ở với bà ngoại tại Lương Kim Quảng Trị. Sau đó lại rời chỗ về làng Nhu Lý nương nhờ một gia đình Công Giáo đạo hạnh giúp đỡ. Trong thời gian này cậu Hòa được dạy giáo lý và được rửa tội năm 12 tuổi.
Cậu Hòa khá thông minh và có tư cách nên được Cha Nhân gửi vào chủng viện An Ninh. Nhưng về sau bề trên cậu là con vợ hai, tức là có ngăn trở không làm linh mục được, nên đã cho về. Bỏ chủng viện về lúc đã 30 tuổi, Phan đắc Hòa ở trọ học thuốc tại nhà y sĩ Phương, và về sau lập gia đình với cô Yên con gái ông Phương, và cũng trở thành thày thuốc.
Ông Bà Phan Đắc Hòa có tất cả 12 người con, trong đó có ba người làm nữ tu. Ông thường dẫn con cái đi lễ và xưng tội. Ban tối Ông đọc sách đạo cho cả nhà nghe. Ông rất thương người nghèo, thường nhường cả phần ăn cho họ nữa. Với lòng đạo đức và nhiệt thành, Ông được cử làm thủ chỉ làng Nhu Lý, và làm chánh trương xứ đạo.
Khi vua Minh Mạng ra lệnh bắt tất cả các giáo sĩ ngoại quốc, Ông Hòa đã chẳng sợ nguy hiểm mà tìm cách giúp đỡ giấu ẩn. Ông xây tường có hai lớp để các cha ẩn trốn trong nhà. Cha Y (De la Motte) đã trốn ở nhà Ngài một thời gian, nhưng rồi dân chúng nghe biết đồn thổi, khiến ông phải xếp đặt đưa cha Y sang ẩn trốn tại làng An Ninh. Nhưng trên đường đi thì Ngài và cha Y bị chận bắt.
Trong khi bị giam tù con cái thường lui tới viếng thăm và được Ngài khuyên:
"Chúng con hãy về giúp đỡ mẹ, chị em giúp đỡ lẫn nhau. Còn số phận Cha chắc không tránh khỏi cái chết. Các con hãy vâng lời mẹ, săn sóc cửa nhà tử tế, vì cha không thể lo lắng gì hơn được nữa".
Khi làm nghề thuốc và dạy thuốc, Ngài được các học trò rất thương mến, và Ngài cũng coi họ như con vậy.
Các quan đưa đòn tâm lý nói về chuyện thương vợ con cho Ngài mủi lòng mà bỏ đạo. Nhưng Ngài quả quyết:
"Dầu tôi phải mất vợ mất con, mất hết của cải và mạng sống nữa, tôi cũng không bao giờ bỏ Chúa tôi thờ".
Ngài đã bị tra tấn 3 lần, mỗi lần 40 roi, và bị kìm kẹp nữa.
Một hôm bà Hòa bế con đến thăm, Ông nói:
"Hãy can đảm, đừng buồn vì số phận tôi phải chịu. Cái chết của tôi làm vinh danh Chúa. Hãy khuyên bảo con cái biết sống theo ý Chúa".
Sau nhiều lần tra tấn mà không lay chuyển được Ngài, các quan đã làm cho Ngài phải chém đầu và bêu ba ngày cho người khác khiếp sợ, vì tội chứa chấp đạo trưởng ngoại quốc.
Ngày 12.12.1840 Ngài bị chém đầu, tên lý hình tung đầu Ngài lên cho mọi người thấy và giao cho làng Đốc Sơ ngoại đạo bêu đầu ba ngày. Xác Ngài được giáo dân đưa về an táng tại Nhu Lý Quảng Trị.

THÁNH PHILIPPHÊ PHAN VĂN MINH.

Philipphê Phan Văn Minh sinh năm 1815 tại Cái Mơn tỉnh Vĩnh Long, con Ông Đaminh Phan văn Đức và Bà Anna Tiếu. ông Bà Đức làm trùm họ và có tất cả 14 người con. Phan văn Minh là con thứ 12. Cha mẹ chết sớm nên cậu Minh phải ở với chị cả. Năm 13 tuổi cậu được Đức Cha Taberd gửi vào chủng viện Lái Thiêu. Rồi khi lên Đại Chủng Viện thì được gửi sang Penang là chủng viện của vùng Đông Nam Á thời đó. Thầy về nước và chịu chức linh mục tại Huế năm 1846 lúc 31 tuổi. Ngài là một linh mục thông minh. Tên tuổi Ngài gắn liền với cuốn tự điển Việt-Latinh cùng với Đức Cha Taberd.
Trong thời kỳ bắt đạo, Đức Cha phải trốn ẩn nên đã ủy thác cho cha Minh được quyền ban phép Thêm Sức. Ngài đã phải vất vả đi nhiều họ đạo giúp giáo dân thêm mạnh mẽ trong đức tin. Cha Minh có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt, và luôn cổ võ ơn gọi đi tu tiếp nối công việc tông đồ của Chúa. Cha nuôi con thiêng liêng cho đi tu và khuyên phải siêng năng cầu nguyện cùng Đức Mẹ và ra sức luyện tập các nhân đức hầu đáng được Chúa gọi: "Hãy siêng năng cầu nguyện cùng Đức Mẹ và ra sức luyện tập các nhân đức hầu Chúa gọi nối tiếp công việc của cha."
Vào cuối năm 1852, lệnh cấm đạo trở nên gắt gao, ngài phải vâng lệnh Bề Trên, đến trú ẩn tại họ Mặc Bắc, nhưng lại được lãnh triều thiên tử đạo. Nguyên lúc ấy, có bếp Nhẫn say mê cờ bạc rượu chè, vì hy vọng tiền thưởng, nên đã đi báo quan đem quân về bắt cha Phêrô Lựu, chánh sở Mặc Bắc. Không gặp cha Phêrô Lựu nhưng quan quân lại bắt được cha Minh trong đêm 25/02/1853, cùng với chủ nhà cho trú ẩn là ông trùm Giuse Lựu, và một số giáo dân nữa. Tất cả bị điệu về Vĩnh Long.
Trong ngục, ngài luôn hãnh diện vì là linh mục và đầy lòng thương mến các bạn tù, dù chịu nhiều hình khổ và nhiều điều xỉ nhục. Vì không lay chuyển nổi đức tin sắt đá của ngài, các quan đã lên án "phát lưu ra Bắc" và đệ án vào kinh xin châu phê. Vua Tự Ðức không nghe, truyền phải xử tử.
Ngày 03/7/1853, Cha Minh bị điệu ra pháp trường, mặc áo dài và cầm tràng hạt trong tay vừa đi vừa làn chuỗi. Cha xin được nửa giờ cầu nguyện, rồi trối lại cỗ tràng hạt cho ông Phương đang theo giúp Cha. Ngài cầu nguyện lớn tiếng: “Lạy Mẹ, xin cầu cho con trong giờ lâm chung nguy hiểm này. Lạy Chúa xin thương đến con cùng. Xin Chúa ban cho con mạnh sức chịu cho sáng danh Chúa”.
Vị chủ chăn trước khi lìa đoàn chiên đã không trối lại kho vàng kho bạc nào, cũng không cấp bằng ân thưởng chi cả, mà trao lại chính người Mẹ đã cả đời yêu thương săn sóc. Cũng như Chúa Giêsu lúc trước khi tắt thở trên Thánh Giá đã trao cho môn đệ Gioan: “Này là Mẹ của con”, Ngài đã trối lại cho con chiên báu vật ngài quí trọng trên đời là tràng chuỗi Mân Côi, là 15 bí quyết của người Mẹ đã bước đi trên cuộc hành trình đức tin qua 15 chặng để đạt nguồn sung mãn đầy ơn phúc của Chúa. …
Đáng lẽ theo bản án thì đầu cha phải bị vất xuống sông, nhưng sau khi chém xong, ông Phương đã xin chuộc đầu Cha khâu lại với xác và rước về táng tại Cái Mơn trong nền nhà thờ cũ. Chúa đã cho vị tử đạo làm nhiều dấu lạ là những đồ vật liên quan đến Ngài bỗng dưng tỏa sáng.
Cha Thánh Minh tử đạo lúc 38 tuổi, là vị tiên khởi tử đạo xuất thân từ chủng viện Penang. Tại sân trường và trong nhà nguyện vẫn còn tượng Ngài.
THÁNH ÐAMASÔ I, giáo hoàng
( St. Damasus I )
Ngày 11/12

Mt 18,12-14



Thánh là người được ánh sáng soi chiếu mọi ngõ ngách của cuộc đời, của con người khiến mọi nét trong con người vị thánh được sáng lên với những nhân đức trở nên anh hùng. Thánh Ðamasô I, giáo hoàng cũng đã được chính Chúa Giêsu Kitô chiếu dọi, đến nỗi bản thân của Ngài đã nên một với Ðức Kitô.

VỊ THÁNH CỦA VIỆC CẢI TỔ

Thánh Ðamasô I sinh tại Roma vào khoảng năm 305. Thánh nhân đã được Chúa tuyển chọn một cách rất đặc biệt số là vào năm 366, sau khi Ðức Giáo hoàng Libêriô qua đời, Hội Thánh Chúa gặp khủng hoảng trầm trọng do tình thế lúc đó gây nên, tạo ảnh hưởng không ổn định sâu rộng trong xã hội và tôn giáo. Tuy nhiên, Chúa có đường lối của Chúa, phó tế Ðamasô được bầu vào chức vị Giáo hoàng ngay trong hoàn cảnh bất ổn đó. Ðường đi của Chúa quả là huyền diệu. Con đường đức tin quả thật diệu kỳ. Thánh nhân vừa lên ngôi Giáo hoàng đã đem hết tài lực, tâm trí ra lèo lái con thuyền của Giáo Hội. Việc đầu tiên của Ngài là ổn định Giáo Hội đang hoang mang giữa trăm ngàn nguy khó, giữa muôn vàn thử thách do các bè rối gây nên. Thánh nhân đã đặc biệt lưu tâm tới việc cổ võ mọi người học hỏi lời Chúa qua các sách Tin Mừng. Ngài giao cho thánh Hiêrônimô nhiệm vụ dịch Sách Thánh ra tiếng La ngữ. Thánh nhân lưu ý tới phụng vụ thánh, phổ biến và khuyến khích đọc thánh vịnh trong toàn Giáo Hội. Ngài cổ võ lòng sùng kính và học hỏi về gương các thánh tử vì đạo. Ngài và Hội thánh phải đương đầu với các bè rối, nhất là bè rối Ariô. Ngài tỏ ra đại lượng, giầu lòng nhân từ như chính mẫu gương của Chúa Giêsu, khiến cho nhiều người thuộc các bè rối được ơn ăn năn quay trở lại với Hội Thánh. Ngài có công rất lớn đối với công đồng Constantinople và trở thành lũy vững chắc cho công đồng, cho Giáo Hội vì tính can đảm, cương quyết đối với các bè rối. Thánh Ðamasô I, giáo hoàng qua đời về với Chúa vào năm 384, hưởng thọ 80 tuổi.

LỜI CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, thánh Ðamasô, giáo hoàng đã phục hưng và cổ võ lòng tôn sùng các thánh tử đạo. Xin cho chúng con cũng biết noi gương Người mà luôn luôn tưởng nhớ công ơn của các chứng nhân anh dũng đã đổ máu mình vì đức tin ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Ðamasô I, giáo hoàng ).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
Lc 1,26-38
( ngày 8/12)

NÉT ĐẸP TUYỆT VỜI CỦA MẸ MARIA

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT


Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ Chúa Giêsu và là mẹ nhân loại, chính vì thế, Thiên Chúa đã ban cho mẹ nhiều đặc ân mà trên trần thế không ai được như mẹ. Mẹ được ơn trinh thai, một ân huệ đặc biệt chỉ mình mẹ mới có. Thiên Chúa còn cho mẹ ơn vô nhiễm nguyên tội nghĩa là Thiên Chúa đã gìn giữ linh hồn Đức Mẹ không vướng phải vết nhơ tội nguyên tổ. Và sau khi mẹ qua đời, Thiên Chúa lại đưa cả hồn lẫn xác mẹ về trời.

NÉT ĐẸP TUYỆT VỜI CỦA NGƯỜI NỮ TỬ SION CÓ TÊN MARIA:

Ađam và Evà đã phản nghịch cùng Chúa:hai ông bà đã ăn trái cấm,nghịch lại lệnh của Chúa. Quả thực, trái cây mà hai ông bà tổ tiên đã ăn chẳng đáng gì, nhưng sở dĩ hai ông bà nguyên tổ bị Chúa giáng phạt vì họ đã không vâng lời Chúa. Đây là tội phản bội.Tội này đã mang sự chết vào trần gian và tội tổ tông đã truyền cho con cái qua muôn thế hệ. Tuy nhiên, chỉ riêng mình mẹ Maria vì được Thiên Chúa chọn để làmm mẹ Đấng Cứu Thế, nên mẹ đã được Thiên Chúa gìn giữ cách riêng không mắc tội tổ tông truyền. Vì vậy, không một giây phút nào trong cuộc đời của mẹ phải lệ thuộc ma quỉ, lệ thuộc tà thần hung ác. Đức mẹ ngay từ lúc mang thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, linh hồn Đức mẹ đã được tràn đầy thánh sủng, và các nhân đức siêu nhiên, đầy ân huệ của Chúa Thánh Thần. Cho nên, khi thiên thần Gabrien đến truyền tin cho Đức mẹ, thiên thần đã cất tiếng:” Kính chào trinh nữ đầy ơn phước”(Lc 1,28). Đức mẹ được đặc ân vô nhiễm nguyên tội vì mẹ là mẹ Đấng Cứu Thế. Mẹ là mẹ Đấng cứu chuộc, nên Mẹ phải trong trắng vẹn tuyền, không vương tì ố của tội nguyên tổ và tội riêng mình làm. Đây là nét đẹp tuyệt vời của người nữ tử Sion có tên là Maria. Một tên gọi dịu dàng, nhưng mang ý nghĩa cao vời. Tên Maria gói trọn tất cả. Trong tên gọi của Người đã gồm tóm cả nhân loại và đem lại cho từng người, cho nhân loại, cho lịch sử cứu độ niềm hạnh phúc vô biên. Hạnh phúc chỉ có thể có nơi thập giá sau này của Con mẹ sẽ sinh ra cho trần gian. Mẹ Maria đã sống trọn nét đẹp sâu xa nhất Thiên Chúa dành để cho mẹ. Với những nét đẹp tuyệt diệu nhất Thiên Chúa chỉ để cho mẹ. Tên Maria quả là cuốn sách chứa đựng toàn những điều quí hóa nhất. Đó là bình sành quí giá tuyệt vời Thiên Chúa đã dành cho mẹ.

MẸ MARIA LÀ MỘT TRONG NHỮNG ANAWIM CỦA THIÊN CHÚA:

Nếu đoạn sách khởi nguyên 3, 9-15.20 cho biết tại sao lại có tội và rằng Thiên Chúa không chịu khuất phục sự tội, Ngài quyết tuyên chiến với sự ác, sự tội và Ngài đã dự liệu để chiến thắng tội lỗi. Dân chúa chọn quả có nhiều người phản nghịch với Chúa, nhưng bên cạnh ấy còn có nhiều người không chịu cúi đầu lệ thuộc sự tội, nhưng họ  đang đẩy lui sự tội, đạp dập đầu con rắn là ma quỉ. Những con người quí hiếm ấy là các ngôn sứ, các người đạo đức, biết nghe và tuân giữ lời Chúa, những người nghèo khao khát Chúa. Mẹ Maria là một người trong nhóm người nghèo của Giavê Thiên Chúa. Mẹ đơn sơ, khiêm nhượng, đạo hạnh, vì vậy đoạn Tin Mừng trích đọc hôm nay Thiên sứ Gabrien gọi mẹ là đầy ơn huệ, đầy ơn phước của Chúa. Mẹ là nữ tử Sion đầy cảm kích Thiên Chúa để ý và tuyển chọn giữa muôn vàn người nữ. Mẹ là Anawim của Thiên Chúa vì cả cuộc đời của mẹ đã luôn nói lời xin vâng cảm phục Thiên Chúa và tuân theo ý Chúa. Vì cả đời mẹ là lời xin vâng, cho nên ơn vô nhiễm nguyên tội mà Thiên Chúa ban cho mẹ ngay lúc mẹ còn ở cung lòng bà Anna luôn còn nguyên vẹn. Mẹ là mẫu mực cho toàn nhân loại vì con người được Thiên Chúa tiền định để hưởng ơn cứu độ và trở nên con cái của Người. Đồng thời, nhân loại cũng được sinh ra như lời thánh Phaolô viết là nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô Con của Mẹ.

Mừng lễ mẹ vô nhiễm nguyên tội trùng với Mùa Vọng, chúng ta hãy nhớ tới ơn huệ tuyệt hảo Thiên Chúa dành cho mỗi người là có mẹ vô nhiễm, do đó chúng ta phải có lòng sám hối, ăn năn để sống xứng đáng là Con của Mẹ Maria vô nhiễm. Lạy Chúa, Chúa đã dọn sẵn một cung điện xứng đáng cho Con Chúa giáng trần khi làm cho Đức Trinh Nữ Maria khỏi mắc tội tổ tông ngay từ trong lòng mẹ. Chúa cũng gìn giữ Người khỏi mọi vết nhơ tội lỗi nhờ công nghiệp Con Chúa sẽ chịu chết sau này vì lời Đức Trinh Nữ nguyện giúp cầu thay, xin Chúa cũng ban cho chúng con, được trở nên công chính thánh thiện mà đón rước Con Chúa”( lời nguyện nhập lễ, lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội).


Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Thánh Nữ Juliana 19.06


Juliana Falconieri was born of wealthy Florentine family in 1270. When she was very young her father died, and thus she was raised by mother and an uncle named Alexis who was one of the founders of the Servites. At the age of fifteen Juliana refused her family's plan for marriage. She became a Servite Tertiary a year later, although she continued to live at home until 1304 when her mother died. Immediately thereafter Juliana gathered together a group of women dedicated to prayer and good works. Later she drew up a rule of life and was appointed superioress of the group. Since her rule was approved by PopeMartin V one hundred and twenty years later, she is considered to be the foundress of the Servite nuns. She died in 1341 at the age of seventy-one and was canonized by Pope Clement XII in 1737.
Feastday: June 19
Patron of bodily ills, sick people, sickness
Birth: 1270
Death: 1341