Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

THÁNH ANRÊ tông đồ (St. Andrew) Ngày 30/11

THÁNH ANRÊ tông đồ
(St. Andrew)
Ngày 30/11

Mt 4,18-22


Chúa đã chọn các tông đồ để tiếp nối sứ mạng rao giảng Tin Mừng và góp tay vào công trình cứu độ của Thiên Chúa.Chúa tuyển chọn các tông đồ thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội.Chúa chọn các tông đồ với ơn huệ nhưng không của Ngài.Chúa muốn chọn ai tùy ý Chúa.

THÁNH ANRÊ

Theo tiếng Hy Lạp,Anrê có nghĩa là trượng phu và thanh nhã.Thánh Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Anrê và một tông đồ khác với Chúa Giêsu.Thánh nhân đã đáp trả lại lời mời gọi của Chúa Giêsu:"Hãy theo Ta,Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành ngư phủ lưới người ta".Anrê và Phêrô đã bỏ mọi sự mà theo Chúa Giêsu.Thánh Anrê đã được nhắc nhớ nhiều lần trong các sách Tin Mừng của Chúa Giêsu.Chúa Giêsu đã nói tiên tri về thành thánh Giêrusalem,Anrê đã thắc mắc hỏi Chúa Giêsu khi nào thì sẽ xẩy ra như lời Chúa nói.Sau khi Chúa sống lại,các tông đồ nghe lời Chúa ở lại Giêrusalem để lãnh nhận Chúa Thánh Thần và sau đó ra đi loan báo Tin Mừng.Sử liệu ít ghi lại về công cuộc truyền giáo của các ngài nơi nhiều vùng đất,nơi nhiều nước trên thế giới.Nhưng có đoạn viết đã tường thuật về cuộc tử đạo của thánh Anrê tông đồ.Thánh nhân đã dứt khoát không chịu để cho người ta thương ngài xin quan tha chết cho ngài.Ngài đã dứt khoát chịu chết để được nên giống Chúa Giêsu.Chúa đã chấp nhận lời ngài kêu xin,Ngài đã không chịu khuất phục quan lãnh sự Akai và chấp nhận cái chết như lời Chúa Giêsu đã nói:"Khi nào Ta được giương cao khỏi đất,Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta".Thánh nhân đã được Chúa cho đội mũ triều thiên công chính.Giáo chủ thành Alexandrie năm 357 đã đem hài cốt Ngài về Constantinople.


LỜI CẦU NGUYỆN

Vì muốn nên giống Chúa Giêsu,thánh nhân đã liều mình,hy sinh chịu chết:"Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng vì người mình yêu"(Ga 15,13).Thánh nhân đã cảm nghiệm sâu xa lời:" vì Người mà tôi chịu đau khổ,tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi"( 2Tm 2,9 ).Và như thế,Ngài cảm nghiệm:Ðức Giêsu,Ðấng"chúng ta sẽ cùng hiển trị với Người,nếu Ta kiên tâm chịu đựng"( 2Tm 2,12 ).

Lạy Chúa,hôm nay chúng con mừng kính thánh Anrê,người ngư phủ đã tin Ðức Giêsu là Ðấng Mêsia và mau mắn giới thiệu cho em mình.Xin nhận lời thánh nhân cầu thay nguyện giúp mà củng cố niềm tin của chúng con để chúng con cũnng chia sẻ niềm tin của mình cho những người chúng con gặp gỡ.( Lời nguyện nhập lễ,lễ thánh Anrê,tông đồ).

Linhmục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

THÁNH CƠ-LÊ-MEN-TÊ I, giáo hoàng, tử đạo (St. Clement 1) Ngày 23/11

THÁNH CƠ-LÊ-MEN-TÊ I, giáo hoàng, tử đạo
(St. Clement 1)
Ngày 23/11

Lc 20, 27-40


Các thánh tử đạo là những người đã can trường làm chứng cho Chúa. Giáo Hội vững mạnh là được xây dựng trên dòng máu các anh hùng tử đạo. Thánh Cơ-lê-men-tê I, giáo hoàng là một nhân chứng của Chúa Giêsu Kitô vào cuối thế kỷ thứ nhất.

THÁNH CƠ-LÊ-MEN-TÊ I

Thánh nhân là vị giáo hoàng thứ 3 trong lịch sử Giáo Hội. Người ta ít biết về thời niên thiếu của thánh nhân.Thánh Cơ-lê-men-tê I sống vào cuối thế kỷ thứ nhất. Ngài là một nhà hùng biện, yêu mến Thánh Kinh và thấu suốt tư tưởng, giáo lý của Chúa Giêsu. Thánh Irênê thuật rằng: thánh Phêrô vị giáo hoàng tiên khởi đã truyền ngôi cho Linô, Anaclê kế vị Linô và sau Anaclê là thánh Cơ-lê-men-tê I. Thánh nhân đăng quang, một trong những việc làm phi thường của Ngài là giàn xếp cuộc nổi loạn của cộng đoàn tín hữu Corintô. Ðọc bức thư Ngài gửi cho cộng đoàn tín hữu Corintô,mọi người nhận ra Ngài là vị mục tử hiền từ, bác ái và khiêm nhượng. Ngài là người đã sống họa lại hình ảnh của Chúa Giêsu nhân từ, hiền hậu. Ngài đã sống trọn vẹn con người của Ngài đến nỗi ta có thể nói được như thánh Phaolô:" Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Ðức Kitô sống trong tôi ". Chính vì sống con đường của Chúa Giêsu, con đường thập giá của Ngài. Thánh nhân đã được phúc tử vì đạo dưới thời Hoàng đế Trajan. Thánh nhân đã bị bắt, bị kết án tử hình. Lý hình đã cột đá nặng vào cổ Ngài, quăng Ngài xuống biển sâu. Người ta đã vớt được xác Ngài và đưa về Lamã, dưới triều Ðức Giáo hoàng Adrianô II. Thiên Chúa và Giáo Hội đã tôn vinh Ngài.

CẦU NGUYỆN

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con khâm phục Chúa đã làm cho các thánh nên can trường. Chúa đã giúp thánh Cơ-lê-men-tê là tư tế và tử đạo của Ðức Kitô biết lấy máu đào mà minh chứng những mầu nhiệm thánh nhân cử hành,và biết nêu gương sáng để củng cố Tin Mừng người rao giảng. Hôm nay, chúng con mừng kính Người, xin cho chúng con được tràn đầy niềm phấn khởi hân hoan.( Lời nguyện nhập lễ thánh Cơ-lê-men-tê I, giáo hoàng, tử đạo).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

THÁNH XÊ-XI-LI-A, trinh nữ, tử đạo (St. Cecilia) Ngày 22/11

THÁNH XÊ-XI-LI-A, trinh nữ, tử đạo
(St. Cecilia)
Ngày 22/11

Lc19, 45-48


Giáo Hội Chúa Kitô được tô điểm bằng muôn vàn vị thánh. Các thánh là những người đã sống những nhân đức anh hùng, khiến mọi người đều phải công nhận những nét đẹp của các Ngài. Thánh Xê-xi-li-a là một trong muôn vàn thánh đã bảo vệ đức khiết tịnh của mình đến nỗi đã trở nên con người anh hùng, đã hân hoan được phúc tử vì đạo.

THÁNH XÊ-XI-LI-A

Theo sử liệu để lại, thánh xêxilia thuộc dòng dõi quí phái và có đời sống đạo đức tốt đẹp. Thánh nhân quyết sống thánh thiện, bảo vệ sự khiết tịnh để dâng hiến toàn thân, cuộc đời mình cho Chúa. Với ước nguyện sống trinh tiết để dấn thân trọn vẹn cho Chúa. Thánh nhân dù đã đính hôn với Valérien, một người thuộc gia đình giầu có, nhưng Ngài vẫn xác tín một điều là giữ trọn lời đã khấn hứa. Nhờ tinh thần đạo đức, lòng nhiệt thành sốt sắng cầu nguyện,thánh nhân đã thuyết phục được Valérien và đứa em gái của Valérien trở về với Chúa, trở về với Giáo Hội.Ðức Giáo hoàng Urbanô đã rửa tội cho Valérien và người em gái của chàng. Với ơn Chúa và do sức mạnh của Chúa Thánh Thần, họ đã khước từ mọi thú vui xác thịt để chỉ chuyên chăm việc phụng sự Chúa và tha nhân. Giáo Hội Chúa Kitô lúc đó bị cấm cách bắt bớ dã man và không khoan nhượng. Valérien và cô em gái lo chôn cất các thánh tử đạo và dứt khoát không chịu tế thần, không chịu dâng hương cho thần ngoại. Chính vì thái độ can đảm và cương quyết như thế đã khiến quan quân bực tức, kết án tử hình cho hai anh em. Sự can trường mạnh mẽ không chút sợ sệt trước cái chết, đã khiến quan Maximiô được cảm hóa và giúp nhiều tay đao phủ ăn năn hối cải. Maximiô vì theo đạo, theo Chúa Kitô, cũng bị quan quân bắt giam, tra tấn và nhốt cho tới chết.

THÁNH XÊ-XI-LI-A ÐƯỢC CHÚA YÊU THƯƠNG VÀ GIÁO HỘI CẤT NHẮC

Ðể tỏ uy quyền của mình,quan quân đã ép buộc thánh nữ dâng hương tế thần. Thánh nhân dứt khoát không chịu khuất phục trước mọi sức mạnh trần thế. Ngài thà tin Thiên chúa còn hơn được lợi lộc của thế gian. Ngài không dâng hương tế thần ngoại mà còn mạnh mẽ tuyên xưng danh Chúa Kitô khiến nhiều người được ơn quay trở về với Thiên Chúa. Tức giận và căm thù trước sự tuyên xưng mạnh mẽ của thánh nhân, Anmatiô ra lệnh đem thánh nhân đi xử tử. Ðao phủ chặt một nhát vào cổ thánh nhân, rồi để mặc thánh nhân chết dần, chết mòn. Vào năm 1599, khi khai quật mộ thánh nhân, thân xác thánh nhân vẫn còn nguyên vẹn như khi mới qua đời.Chúa đã yêu thương Ngài, cho Ngài được phúc tử vì đạo. Giáo Hội đã tôn vinh Ngài.

Lạy thánh nữ Xê-xi-li-a, xin cầu thay nguyện giúp cho chúng con để mọi người chúng con được mạnh mẽ, can đảm làm chứng cho Chúa như thánh nhân đã chứng minh cho mọi người.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

ÐỨC MẸ DÂNG MÌNH TRONG ÐỀN THỜ Ngày 21/11

ÐỨC MẸ DÂNG MÌNH TRONG ÐỀN THỜ
Ngày 21/11

Mt 12, 46-50


Mẹ Maria đã thực hiện tập tục, truyền thống của người Do Thái là dâng hiến tuổi thơ mình cho Thiên Chúa Giavê trong đền thánh. Ðây là tục lệ của người Do Thái là bất cứ trẻ nhỏ nào cũng được dâng vào đền thánh để được thánh hiến và sau đó sẽ ở lại đền thờ một thời gian để giúp việc và phục vụ các vị chủ tế. Mẹ Maria đã tuân theo truyền thống của người Do Thái.

MỘT CON NGƯỜI ÐƯỢC DÂNG HIẾN CHO THIÊN CHÚA GIAVÊ

Mẹ Maria đã được thánh Gioankim và thánh Anna đem dâng cho Thiên Chúa trong đền thánh Giêrusalem, để cuộc đời của Người được thánh hiến. Chính giây phút cha mẹ của Ðức Trinh Nữ Maria đem con mình là Maria vào đền thánh Giêrusalem để được Thiên Chúa thánh hiến. Maria đã hoàn toàn thuộc trọn về Chúa. Mẹ đã được Thiên chúa chuẩn bị để lãnh nhận sứ mạng hết sức cao cả là trở thành Mẹ Ðức Giêsu Kitô. Giây phút ấy trở thành hồng phúc vì chính Thiên Chúa đã biến cuộc đời của mẹ trở nên tinh ròng, vẹn tuyền khiến cung lòng của mẹ là đền thờ cho Ðức Giêsu Kitô ngự trị. Nơi đền thánh Giêrusalem, mẹ Maria đã thực hành biết bao hy sinh, biết bao cố gắng, biết bao gian khổ với một tâm hồn quảng đại, với con tim nhạy cảm, với con mắt yêu thương. Một quá trình xuyên suốt sống trong đền thánh, mẹ Maria đã thực hành biết bao nhiêu nhân đức, những nhân đức anh hùng trổi vượt nhất đã biến mẹ nên con người hoàn hảo nhất để dọn đường, dọn chức vụ mẹ Thiên Chúa của Ðức trinh nữ Maria. Mẹ âm thầm cầu nguyện, kết hiệp với Chúa, làm việc nội trợ, chân tay, rồi cầu nguyện, suy gẫm lời Chúa. Ðó là chương trình sống của mẹ trong ngày. Sự hy sinh, từ bỏ, kiên nhẫn đã thanh luyện mẹ và nhờ được thanh luyện mẹ trở nên ngôi đền thiêng liêng, xứng đáng cho con một Thiên Chúa là Ðức Giêsu Kitô đến cư ngụ.

DÂNG HIẾN MẸ VÀO ÐỀN THÁNH LÀ MỞ ÐẦU NHÂN ÐỨC TINH KHIẾT CỦA ÐỜI TẬN HIẾN
Mẹ Maria được dâng hiến trong đền thánh là bước đầu khai mở cuộc đời tận hiến, dẫn tới đức khiết tịnh Kitô giáo. Mẹ Maria đã biến cuộc đời mình, đã biến cái tinh hoa cao quí nhất của cuộc đời mình làm cái phúc. Chính cái phúc là con đường hướng mẹ Maria tới việc vâng phục ý Thiên Chúa. Mẹ chấp nhận tất cả với tâm hồn rộng mở, tâm hồn quảng đại, quả cảm. Mẹ là mẫu gương tuyệt vời để nhiều người noi theo. Tình yêu của mẹ đã biến đổi cái nhìn của con người. Nhờ tình yêu thanh luyện của mẹ đã có nhiều trinh nữ hiến trọn cuộc đời mình cho Thiên chúa trong cuộc đời tận hiến. Chính tình yêu mẫu tử của mẹ đã xóa nhòa mọi nỗi cay đắng khổ đau, để muôn đời mẹ vẫn là mẫu gương sáng chói, là Ðấng bảo trợ nhiệt thành và là Ðấng hướng dẫn con người, Ðấng soi chiếu mọi người trên con đường tận hiến.

Lạy mẹ Maria, xin giúp chúng con nhận ra con người chúng con để chúng con chỉ có một điều là hiến trọn thân cho Thiên Chúa.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

THÁNH AN-BE-TÔ CẢ, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh ( St. Albert the Great) Ngày 15/11

THÁNH AN-BE-TÔ CẢ, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh
( St. Albert the Great)
Ngày 15/11

Lc 17, 26-37


Các thánh là những người đã bước theo Chúa Kitô với tất cả lòng tin và đã sống hết mình. Các Ngài xứng đáng được Giáo Hội tôn vinh vì những nhân đức siêu vời của mình.

THÁNH AN-BE-TÔ CẢ

Thánh nhân sinh ở Lauingen, một làng nhỏ bên bờ sông danube miền Souabe, nước Ðức vào khoảng năm 1193. Vì tài trí thông minh, lanh lợi, sự nhạy bén trong cuộc đời, Ngài đã được gọi cái tên rất thân thương là An-be-tô Cả. Nghiên cứu lại cuộc đời của các thánh có cái gì na ná giống nhau. Có thánh được dễ dàng chấp nhận cho đi tu, có thánh gặp khó khăn do cha mẹ, họ hàng, ngăn cản không cho các Ngài dấn thân. Nhưng cuối cùng với lòng kiên nhẫn, chịu đựng, với sự cầu nguyện liên lỉ, thánh nhân đã được cha mẹ bằng lòng cho đi tu. Ngài học ở đại học Padua và xin gia nhập dòng Ðaminh. Ngài đã giữ luật thật nghiêm nhặt, trung thành với lý tưởng của dòng. Ngài có lòng sùng kính đức Trinh Nữ Maria cách đặc biệt và thương yêu các hồn. Năm 1228, thánh nhân được cho đi học ở Cologne để hoàn tất chương trình. Sau đó Ngài được mời làm giáo sư tại đại học Paris. Ngài là vị thầy rất có công hướng dẫn, tìm hiểu và soi đường cho thánh Tôma Aquinô để sau này Ngài trở thành vị tiến sĩ Hội Thánh rất nổi tiếng. Thánh nhân được mời giữ các nhiệm sở khác tại Ðức và Roma. Ngài được chọn làm giám mục Ratisbone năm 1260.

ÐỜI THÁNH RO-BE-TÔ CẢ LÀ GƯƠNG SÁNG

Tuy bận rộn nhiều với công tác mục vụ, thánh nhân đã để giờ viết rất nhiều sách có giá trị về triết học và Thần học. Thánh nhân cũng có tài về mọi vấn đề trong xã hội con người. Ngài đã sống các nhân đức anh hùng và kiên nhẫn trong nhiều vấn đề. Thánh nhân đã qua đời tại Ratisbone năm 1280. Thánh Ro-be-tô đã được Ðức thánh cha Piô XI tôn phong hiển thánh vào năm 1931. Năm 1942, Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã nâng Ngài lên danh hiệu tiến sĩ Hội Thánh vì những tư tưởng rất có giá trị về mặt đạo đức của Ngài.
Lạy thánh An-be-tô Cả, xin cầu cùng Chúa cho chúng con luôn biết đi theo đường lối Chúa.

 

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

THÁNH GIÔ-SA-PHÁT, giám mục, tử đạo (St. Josaphat) Ngày 12/11

THÁNH GIÔ-SA-PHÁT, giám mục, tử đạo
(St. Josaphat)
Ngày 12/11

Lc 17, 7-10

Ðường của Chúa thật kỳ diệu và vô cùng khác lạ: thánh Gio-sa-phát là một người đã hiểu được đường lối huyền nhiệm của Chúa. Ngài đã chấp hành ý Chúa hơn vâng lời cha mẹ trần gian.

MỘT CON ÐƯỜNG

Cứ sự thường lập gia đình là khuynh hướng tự nhiên của bất cứ người nào khi lớn lên. Vì theo tập tục, theo sự thường của con người, cha mẹ của Gio-sa-phát đã muốn con mình kết hôn để nối dõi tông đường khi thánh nhân lúc 17 tuổi xin cha mẹ đi tu, thì cha mẹ lại hướng con lập gia đình. Thánh nhân tuy yêu thương cha mẹ, nhưng vẫn nung nấu, ấp ủ việc đi tu và từ chối lập gia đình. Với lòng cương quyết, dứt khoát của thánh nhân, cha mẹ Ngài cũng chiều ý để Ngài đi tu. Năm 20 tuổi, thánh nhân gia nhập dòng thánh Basiliô ở Vilna, nước Ba Lan. Khi ấy có bè rối nổi lên chống Giáo Hội Chúa Kitô, vị bề trên tu viện cũng ngả theo bè rối và buộc Ngài phải theo bè rối. Ngài rất phân vân không biết phải làm sao, Ngài cầu nguyện và dứt khoát trung thành với Giáo Hội. Sau khi vị bề trên bị trục xuất, Ðức giám mục liền cất nhắc Ngài lên thay thế. Chỉ hai năm sau đó Ngài được phong chức linh mục, rồi Giám mục và vào năm 1617, Ngài được nâng lên chức tổng Giám mục thành Polotsk. Thánh Gio-sa-phát luôn tỏ ra mẫu mực của các nhân đức. Ngài luôn sốt sắng, nhiệt tình vận động cho sự hiệp nhất giữa Giáo Hội Hy Lạp và La Tinh. Thánh nhân đã làm cho nhiều người lạc giáo quay về với Giáo Hội. Ngài đã bị bọn lạc giáo đâm chết và ném xác xuống sông trong khi Ngài đi kinh lý mục vụ tại Vitebsk.

CHÚA THƯỞNG CÔNG

Thánh nhân sinh tại Vladimir nước Balan vào khoảng năm 1580. Ngài đã chết khi mới có 43 tuổi đời với việc đánh đập tàn nhẫn và một nhát đâm thấu qua tim. Thiên Chúa đã thưởng công Ngài. Thánh nhân đã can đảm nhận "tôi đây" khi bọn lạc giáo quá khích đòi giết Ngài. Ngài đã biến giây phút đó làm giây phút vinh quang vì được kết hiệp với cái chết của Chúa Giêsu trên khổ giá. Ðức Thánh Cha Urbanô VIII đã phong chân phước cho Ngài. Ðức Giáo Hoàng Piô IX đã tôn phong Ngài lên bậc hiển thánh vào năm 1867 với tước hiệu" Ðấng bảo vệ sự thống nhất Giáo Hội". Ngài là vị thánh Ðông phương đầu tiên được phong tước hiệu quí hóa này.

Lạy thánh Gio-sa-phát, giám mục, tử đạo xin cầu thay nguyện giúp cho chúng con để chúng con luôn cổ võ cho sự hiệp nhất của mọi thành phần dân Chúa.

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT

THÁNH MAC-TI-NÔ, giám mục (St. Martin of Tours) Ngày 11/11

THÁNH MAC-TI-NÔ, giám mục
(St. Martin of Tours)
Ngày 11/11

Lc 17,1-6

Tìm hiểu xem Chúa Giêsu là ai mà các bạn bè sinh viên của thánh Mac-ti-nô đang hằng ngày đề cập tới là nỗi khát khao của thánh nhân.

MÁC-TI-NÔ LÀ AI� ?
Mac-ti-nô sinh vào khoảng thế kỷ thứ IV tại Sabaria miền Pannônia, nay thuộc nước Hung Gia Lợi. Năm 20 tuổi, Mác-ti-nô được gửi học tại Ý Ðại Lợi. Mặc dầu là người ngoại giáo, hằng ngày thánh nhân nghe nói về một tên Giêsu. Ngài tự nghĩ Giêsu là ai ? Ngài bắt đầu tìm hiểu về con người hết sức lạ lùng này. Dủ cha mẹ ngăn cản nhưng với ơn Chúa thúc đẩy, Thánh Thần Chúa tác động, thánh nhân hết sức học hỏi và tin theo con người mà bạn bè sinh viên luôn nói là Giêsu. Ngài tin Giêsu, nhưng chỉ ít lâu sau đó Ngài bị động viên. Ðời sống quân ngũ bắt buộc nhiều chuyện, nhưng Ngài vẫn ước mong được trở thành một kitô hữu. Một hôm bên vệ đường, thánh nhân đã cắt một phần tư chiếc áo choàng trao cho kẻ khó, Ngài cảm thấy có một sức mạnh bên trong khi Chúa Giêsu hiện ra với Ngài và Ngài đã xin rửa tội. Vào năm 350, khi thánh nhân được xuất ngũ, Ngài xin làm đệ tử của thánh Hilariô, Giám mục thành Poitiers. Ðức Cha Hilariô vì nhận thấy Mác-ti-nô là người có học thức, có lòng đạo đức thánh thiện, nên đã gọi Ngài lãnh nhận các chức thánh. Năm 350, Ðức cha Hilariô bị bè rối Ariô bắt giam vì đã dám chống lại họ. Mác-ti-nô cũng bị Giám mục Milan, Người bênh đỡ bè Ariô trục xuất ra khỏi địa phận và buộc sống trên một hòn đảo với một linh mục khác. Sau khi thánh Hilariô được tha, Mác-ti-nô trở về Poachi và lập một dòng tu tại Liguygé. Ngài được bầu làm Giám mục thành Tours vào năm 370. Người ta không tiếc lời ca ngợi Ngài như là nhà truyền giáo lỗi lạc nhất trong thời kỳ này. Ngài từ trần vào năm 379 khi đến Cadet để giải hòa mối bất bình giữa một số linh mục và tu sĩ.

CHÚA YÊU THƯƠNG NGÀI

Một con người hy sinh, từ bỏ, dấn thân vì Chúa. Chúa luôn yêu thương Ngài. Người ta có thể coi cuộc đời Ngài là một cuộc đời truân chuyên, gặp nhiều vất vả, khó khăn, đau khổ vì bị anh em bội bạc. Nhưng Ngài vẫn một niềm xác tín cậy trông, Ngài coi mọi sự là rác rến, thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là biết Ðức Kitô. Ðể bảo vệ đức tin và bác ái, Ngài luôn cầu nguyện;" Lạy Chúa, nếu dân Chúa còn cần đến con, con sẽ không chối từ bất cứ việc gì". Thánh nhân đã hăng say, giữ vững đức tin và củng cố đức tin để mong cho nhiều người nhận biết Chúa.
Lạy thánh Mác-ti-nô, giám mục xin giúp chúng con biết yêu thương người nghèo như thánh nhân.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT


CUNG HIẾN THÁNH ÐƯỜNG LATÊRANÔ, lễ kính (The Lateran Basilica in Rome) Ngày 09/11

CUNG HIẾN THÁNH ÐƯỜNG LATÊRANÔ, lễ kính
(The Lateran Basilica in Rome)
Ngày 09/11

Ga 2,13-22


Thánh đường là nơi qui tụ dân Chúa, là nơi các tín hữu tới cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích. Thánh đường là nơi Chúa ngự, là nơi Mình Máu Thánh Chúa luôn hiện diện, là nơi dân Chúa lãnh nhận muôn vàn ơn huệ, muôn vàn hồng ân của Chúa.

ÐỀN THỜ LATÊRANÔ

Ðền thờ Latêranô là nhà thờ chánh toà của Ðức Giáo Hoàng. Ðức Thánh Cha với tư cách là Giám Mục Roma, cũng đặt ngai tòa của mình tại nhà thờ chánh tòa. Ðền thờ này được xây dựng vào năm 320 khi Giáo Hội Chúa Kitô, tượng trưng cho Tòa Thánh Roma vừa thoát qua khỏi một thời kỳ cấm cách, bắt bớ khủng khiếp . Ðền thờ này do công của Hoàng đế Constantinô xây dựng để tôn vinh danh Chúa và để dân Chúa có nơi tụ tập, đọc kinh cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích . Ðền thờ này đã được cung hiến vào khoảng thời gian nói trên.Lịch sử thuật lại rằng khi hoàn tất ngôi thánh đường này, nhiều đoàn người khắp trong thành phố Roma đã tuôn đến để dự lễ khánh thành và hiệp ý trong nghi lễ cung hiến ngôi thánh đường dùng đặt ngai tòa của Ðức giáo hoàng, với tư cách là Giám Mục Roma. Ngôi đền thờ Latêranô đã trải qua biết bao nhiêu biến cố, biết bao nhiêu thăng trầm của đạo giáo, biết bao nhiêu thử thách, khó khăn của các thời Hoàng đế Roma trị vì. Biết bao nhiêu người đã tới thánh đường Latêranô để xin rửa tội, gia nhập dân thánh Chúa trong những đêm phục sinh và mừng lễ vượt qua tại đây.

ÐỀN THỜ LATÊRANÔ NGÀY NAY
Ngày nay, đền thờ Latêranô vẫn vút cao, vẫn đứng sững như muốn nói với mọi người Thiên Chúa luôn yêu thương dân người. Ngày nay, vẫn có đoàn đoàn lớp người tới dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Hàng năm, ngày thứ năm tuần thánh Ðức Thánh Cha vẫn tới cử hành lễ với hàng linh mục Roma, với các Hồng y, Giám mục và Ngài diễn tả lại hành động, cử chỉ của Chúa Giêsu xưa nơi nhà tiệc ly là rửa chân cho các tông đồ.��

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết kính yêu Ðức Giáo Hoàng, cầu nguyện cho Ngài và cho Giáo Hội luôn trung tín với sứ mạng rao giảng Tin Mừng.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Mẹo vặt chữa bệnh

46 cách chữa BỆNH bằng MẸO ,Quý Vị nhớ giữ kỹ ,kẻo mất uổng lắm ...

Mẹo vặt chữa bệnh

Cơ thể người là một bộ máy sinh học vô cùng huyền diệu, có khả năng tự điều chỉnh rất cao. Nắm được cơ chế của nó qua các đồ hình và sinh huyệt sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh mỗi khi bị trục trặc. Diện chẩn điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu sẽ tặng bạn “chiếc đũa thần” nhằm giúp bạn tự hóa giải mỗi khi “ngọc thể” bất an.

01. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:

Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
02. Mắt nhắm không khít:
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.
03. Mũi nghẹt cứng:
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán - từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
Ư
04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
05. Bong gân, trật khớp cổ tay:
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác - huyệt 100 - phản chiếu đúng cổ tay).
06. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.
07. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút):
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.
08. Gai gót chân:
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.
09. Đầu gối đau nhức:
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.
10. Bị táo bón lâu ngày:
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút - khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!
11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.
12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn - đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.
13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!
14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!
15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:

a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).

b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!

c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!

16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:

a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.

17. Đau tử cung:
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.

18. Đau đầu dương vật:

Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.

19. Đau khớp háng:
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.

20. Đau gót chân:

Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.

21. Đau bụng kinh:

Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.

22. Ho ngứa cổ:

a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.

b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.

23. Huyết áo cao:

Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.

24. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.

25. Huyết trắng:

Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.

26. Bế kinh:

Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

27. Lẹo mắt (lên chắp)

Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.

28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)

Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.

a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.

b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.

29. Mắt không di động được

Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.

30. Đắng miệng

Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!

31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)

Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.

32. Hắt hơi liên tục

Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).

33. Ho khan lâu ngày

Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.

34. Hóc (hột trái cây, xương)

Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.

35. Các khớp ngón tay khó co duỗi

Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.

36. Mắt quầng thâm

Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.

37. Buồn ngủ nhíu mắt lại

Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.

38. Nhảy mũi

Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!

40. Quai bị

Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.

41. Nhức răng

Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.

42. Mắt đỏ

Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.

43. Mắt nhức

Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.

44. Mắt nháy (giật)

Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.

45. Tê lưỡi, cứng lưỡi

a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.

b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.

46. Khan tiếng

a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.

b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày

SƯU TẦM

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

THÁNH CARÔLÔ BORRÊMÊÔ, giám mục (St. Charles of Borromeo) Ngày 04/11

THÁNH CARÔLÔ BORRÊMÊÔ, giám mục
(St. Charles of Borromeo)
Ngày 04/11

Lc 14, 12-14

Mỗi vị thánh lại có một nét đặc biệt. Có thánh nổi bật về sự khó nghèo, có thánh lưu tâm hơn về sự vâng phục, có thánh lại say mê việc truyền giáo. Tất cả các thánh đều là những người đã sống những nhân đức anh hùng, đến nỗi các Ngài trở thành những đóa hoa đẹp tô điểm cho vườn hoa Giáo Hội.


THÁNH CARÔLÔ BORRÊMÊÔ

Vào ngày 02 tháng 10 năm 1538 tại Milan, nước Ý, cậu bé Carôlô Borrêmêô đã chào đời trong một gia đình đạo đức, thánh thiện. Với bầu khí thanh tao, đạo đức của gia đình, một gia đình luôn có dáng dấp của gia đình thánh gia : Chúa Giêsu, mẹ Maria và thánh Giuse. Carôlô Borrêmêô được hun đúc, được giáo dục thật hoàn hảo để tiến thân trên đường nhân đức. Mới có 12 tuổi, thánh nhân đã tận hiến cuộc đời mình cho Chúa và gia nhập hàng giáo sĩ. Với trí thông minh sẵn có, với óc cầu tiến, với tinh thần vươn cao, thánh nhân đã đã đậu hai bằng tiến sĩ giáo luật và dân luật vào năm 21 tuổi. Ơn Chúa trợ giúp và Thánh Thần tác động, Ðức giáo hoàng lúc đó đã triệu vời Ngài về giáo triều, phong cho Ngài chức Hồng Y và đặt Ngài làm tổng giám mục Milan.

MỘT VỊ THÁNH ÐÃ CÓ CÔNG RẤT LỚN VỚI GIÁO HỘI

Thánh Carôlô Borrêmêô vì� luôn có tấm lòng muốn nên hoàn thiện. Ngài đã bỏ rất nhiều công sức để giúp Giáo Hội thăng tiến. Ngài đã có công rất nhiều trong việc điều hành công đồng Triđentinô. Thánh nhân yêu thương người nghèo, người neo đơn, mồ côi, góa bụa. Hồi đó, bệnh dịch lan tràn khắp nơi, gây tang thương chết chóc cho nhiều người. Thánh nhân đã bán hết tài sản để phân phát cho người nghèo khó, chính Ngài đã đích thân thăm viếng bệnh nhân và ban bí tích cho họ. Thánh nhân đã cố gắng, bỏ nhiều thời gian để viết sách, những sách của Ngài rất có giá trị về mặt mục vụ của các Giám Mục và việc dạy giáo lý của các Cha quản xứ. Ngài đã lập một Dòng riêng cho địa phận mang tên thánh Ambrôsiô. Thánh nhân cũng xây cất nhiều cơ sở công giáo và chủng viện. Bất cứ làm công việc gì, bất hoàn cảnh nào, bất cứ ở địa vị nào, chức vụ nào, thánh nhân cũng luôn làm vì vinh quang Chúa Kitô.

CHÚA THƯỞNG CÔNG CHO THÁNH NHÂN

Với đức tính hiền lành và khiêm nhượng, với lòng nhiệt thành phụng sự Chúa và các linh hồn. Với nhiều sức lực và óc vươn tiến, thánh nhân đã luôn cảm nghiệm lời Chúa phán dạy:" Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu"( Ga 15, 13 ). Thánh nhân đã phục vụ hết mình, đã hy sinh hết mình tất cả cho Chúa và vì phần rỗi các linh hồn. Với 47 tuổi đời, Ngài đã nhắm mắt lìa đời vào ngày 03/11/1584 tại Milan trong khi đang hết mình dấn thân phục vụ cho những con người khó nghèo, bệnh hoạn, rách nát. Với những công nghiệp lớn lao và những nhân đức hết sức anh hùng của Ngài. Chúa đã thưởng công cho Ngài. Ðức Thánh Cha Phaolô V đã nâng Ngài lên bậc hiển thánh vào năm 1610.

Lạy Thánh Carôlô Borrêmêô, xin giúp chúng con luôn biết yêu thương người nghèo và những người cô thân, cô thế, những người bệnh hoạn, tật nguyền.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

THÁNH MARTINÔ DE PORRÈS, tu sĩ (St. Martin of Porres) Ngày 3/11

THÁNH MARTINÔ DE PORRÈS, tu sĩ
(St. Martin of Porres)
Ngày 3/11

Mt 23, 1-12

Dáng dấp của thánh Martinô de Porrès giống hình hài của một tên nô lệ da đen chẳng ra gì ! Nhưng cái thế gian cho là điên dại, là dại khờ, không ra gì lại trở nên tốt đẹp và ấn tượng trước mặt Thiên Chúa. Ðiều này quả thực không xa lạ với thánh Martinô da Porrès mà Giáo Hội mừng lễ hôm nay.


MỘT CON NGƯỜI BỊ MANG TIẾNG XẤU

Ðọc tiểu sử của thánh nhân, nhiều người không khỏi ngạc nhiên, thánh nhân bị mang tiếng xấu vì Ngài là kết quả của cuộc hôn nhân không chính thức. Vì thế, Ngài bị gán cho cái tên con ngoại hôn, con ngoại tình.Mang trên người dòng máu của cha mẹ da đen. Thánh nhân cũng mang dáng dấp của một cậu trai có nước da đen, xấu xí. Thánh nhân được liệt vào nô lệ da đen, nghĩa là được gán cho một tên không lấy gì làm hãnh diện lắm, một hạng người cùng đinh, rốt bét trong xã hội lúc đó. Nhưng cái xấu xa xã hội dán nhãn hiệu cho thánh nhân lại càng làm cho thánh nhân cảm thấy hạnh phúc. Ngài đã chọn ngay sự xấu xa, hèn hạ mà xã hội gán cho Ngài, trở thành đường tiến đức và dẫn Ngài trên con đường thánh thiện.

THÁNH NHÂN ÐÃ BIẾN MỌI SỰ NÊN TỐT

Bị người đương thời khinh bỉ, nhạo báng, thánh Martinô de Porrès đã biến tất cả trở thành hồng phúc cho Ngài và qua Ngài nhiều người được lãnh nhận ơn Chúa. Quả Thiên Chúa có cách nhìn của Ngài. Thiên Chúa chọn ai là do ý Ngài. Ngài có cái nhìn của Ngài, Ngài có lối đi của Ngài. Thánh nhân đã xin vào dòng Daminh vào năm Ngài tròn 22 tuổi với tư cách làm người giúp việc cho nhà dòng. Tuy nhiên, cuộc đời của thánh nhân là cả một sự kỳ diệu. Thánh Martinô đã được bề trên nhận vào bậc trợ sĩ và dần dà được khấn vĩnh viễn trong nhà Dòng.Ngài có lòng thương người nghèo, bệnh hoạn tật nguyền, nhất là những người thuộc hàng nô lệ da đen. Thánh nhân cũng cho nhân loại thấy rằng Thiên Chúa là Ðấng chí công sẽ không để ai phải thất vọng. Ngài chỉ cho mọi người biết tất cả đều là anh em với nhau không phân biệt mầu da, tiếng nói, sắc tộc. Trong Chúa tất cả đều như nhau, bình đẳng và đều được thiên Chúa yêu thương. Thánh nhân ngay từ nhỏ đã được nhiều ơn rất đặc biệt như nói tiên tri, làm phép lạ, ngây ngất trước Chúa, ngất trí và được nhiều ơn lạ lùng khác. Ngài có óc thông minh và khôn ngoan phi thường.

MỘT CUỘC ÐỜI TẬN TỤY ÐƯỢC CHÚA THƯỞNG CÔNG

Với địa vị khiêm tốn làm trợ sĩ trong Dòng Ðaminh, thánh Martinô đã sống hết mình, phục vụ Chúa hết mình qua những người anh em sống xung quanh. Thánh nhân đã cảm nghiệm sau xa lời Chúa: " Ta đói, các ngươi đã cho Ta ăn, khát cho uống, rách rưới cho Ta ăn mặc". Dưới dáng dấp của một tên nô lệ vô dụng, Thiên Chúa đã nâng Ngài lên. Ngài đã biến mọi khoảng khắc trong cuộc đời của mình trở thành niềm vui và hạnh phúc. Chính vì thế, sau những ngày, những năm tháng làm việc tận tụy, thánh nhân đã an nghỉ trong Chúa. Ðức Giáo Hoàng Grêgoriô XVI đã tôn phong chân phước cho Ngài vào năm 1836. Ðức Thánh Cha Gioan XXIII đã tôn vinh Ngài lên bậc hiển thánh năm 1962.
Lạy Chúa Giêsu,xin cho chúng con luôn biết noi gương thánh Martinô làm chứng cho Chúa và biết biến những sự xấu nên tốt để tiến đức.
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT